KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu từ năm 2008 đến 2011,
tại vùng đất ngập nước Búng Bình Thiên đã thu
thập và xác định được 111 loài cá thuộc 27 họ,
10 bộ. Trong đó bộ cá Chép (Cypriniformes) có
số lượng nhiều nhất với 44 loài, chiếm 44,39%;
bộ cá Nheo (Siluriformes) với 29 loài, chiếm
26,23%; bộ cá Vược (Perciformes) với 19 loài,
chiếm 19,17%; bộ Mang liền
(Synbranchiformes) với 7 loài, chiếm 7,6%; các
bộ còn lại có số lượng ít từ 1 đến 3 loài với tỷ lệ
1,1-3,3%. Có 6 loài cá quý hiếm bị đe dọa với
các cấp độ khác nhau, những loài cá này rất có ý
nghĩa về mặt khoa học, cần được bảo vệ nhằm
bảo tồn tính đa dạng không chỉ cho khu vực
Búng Bình Thiên mà còn có ý nghĩa trong bảo
tồn đa dạng sinh học của hệ thống sông
Mê Kông.
Lời cảm ơn: Chương trình nghiên cứu này được
thực hiện từ nguồn kinh phí tài trợ bởi
DANIDA, Đan Mạch. Chúng tôi trân trọng cảm
ơn Lãnh đạo Hợp phần SCAFI, Sở Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn/BQL dự án thủy sản
tỉnh An Giang, UBND các huyện, xã, cộng
đồng và bà con ngư dân tại khu vực triển khai
dự án, đã giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho
chúng tôi trong suốt thời gian thực hiện
nghiên cứu
9 trang |
Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 554 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu sự đa dạng sinh học khu hệ cá ở vùng đất ngập nước búng Bình Thiên, tỉnh An Giang - Thái Ngọc Trí, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ SINH HỌC, 2012, 34(3SE): 21-29
21
NGHIÊN CỨU SỰ ĐA DẠNG SINH HỌC KHU HỆ CÁ
Ở VÙNG ĐẤT NGẬP NƯỚC BÚNG BÌNH THIÊN, TỈNH AN GIANG
Thái Ngọc Trí*, Hoàng Đức Đạt, Nguyễn Văn Sang
Viện Sinh học nhiệt đới, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, (*)trifishecoitb@yahoo.com
TÓM TẮT: Búng Bình Thiên là vùng đất ngập nước thuộc huyện An Phú, tỉnh An Giang. Kết quả nghiên
cứu trong 3 năm (2008-2011), đã thu thập và xác định được 111 loài cá thuộc 27 họ, 10 bộ. Trong đó, bộ
cá chép (Cypriniformes) có số lượng nhiều nhất với 44 loài, chiếm tỷ lệ 44,39%; bộ cá nheo
(Siluriformes) với 29 loài, chiếm tỷ lệ 26,23%; bộ cá vược (Perciformes) với 19 loài, chiếm tỷ lệ 19,17%;
bộ mang liền (Synbranchiformes) với 7 loài, chiếm tỷ lệ 7,6%; các bộ còn lại có số lượng ít từ 1 đến 3 loài
với tỷ lệ 1,1-3,3%. Có 6 loài cá quý hiếm được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam 2007 và Danh lục đỏ của
IUCN ở các cấp bị đe dọa khác nhau. Đã xây dựng mô hình đồng quản lý nghề cá cho vùng đất ngập nước
Búng Bình Thiên nhằm quản lý, khai thác, sử dụng và phát triển bền vững nguồn lợi cá thích ứng với sự
tác động của biến đổi khí hậu.
Từ khóa: Đa dạng sinh học, đồng quản lý nghề cá, khu hệ cá, Búng Bình Thiên.
MỞ ĐẦU
Búng Bình Thiên (BBT) là một vùng đất
ngập nước, có diện tích khoảng hơn 200 ha vào
mùa khô và được mở rộng lên đến 800 ha vào
mùa lũ. Búng Bình Thiên là nơi cư trú thích hợp
cho nhiều loài thủy sinh vật, trong đó có nhiều
loài thủy sản đặc trưng của đồng bằng sông Cửu
Long di cư vào sinh sống ở khu vực này. Tuy
nhiên, trong những năm gần đây do sự liên hệ
của BBT với sông ngày càng hạn chế: phần
Búng ở phía sông Bình Di thu hẹp, cạn dần,
giảm khả năng trao đổi nước giữa Búng với
sông, chất thải sinh hoạt của dân cư, các hoạt
động khai thác thủy sản chưa hợp lý cùng với sự
tác động cực đoan của điều kiện khí hậu. Vì
vậy, nghiên cứu đa dạng sinh học khu hệ cá và
xây dựng mô hình đồng quản lý nghề cá ở vùng
đất ngập nước Búng Bình Thiên, nhằm bảo tồn
tính đa dạng sinh học nguồn lợi thủy sản cùng
với việc ổn định sinh kế, nâng cao đời sống
của cộng đồng. Điều này còn giúp nâng cao vai
trò và năng lực của cộng đồng trong việc tham
gia bảo vệ đa dạng sinh học và phát triển bền
vững nghề cá thích ứng với sự biến đổi khí hậu.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Khảo sát thực địa
Thực hiện 8 đợt khảo sát nghiên cứu khu hệ
cá và hoạt động nghề cá ở Búng Bình Thiên
từ 2008-2011. Sử dụng GPS xác định tọa độ các
vị trí được nghiên cứu, khảo sát.
Sử dụng các loại ngư cụ khác nhau để
nghiên cứu thu thập thành phần loài, như: lưới
(gồm nhiều loại kích cỡ khác nhau), chài quăng,
câu, đụm, đăng dớn, lợp.
Kết hợp với ngư dân trong quá trình thu
thập mẫu, khảo sát điểm bán cá tại chỗ trong
khu vực của Búng (tại đầu Búng Bình Thiên
gần cầu C3, cá đánh bắt được đưa lên bán từ 14
giờ đến 15 giờ 30’ hàng ngày).
Tất cả mẫu vật thu thập được chụp hình và
xử lý, định hình bằng formalin 10%, đối với
những cá thể có kích thước lớn được tiêm
formalin 40% trực tiếp vào xoang bụng, đưa về
phòng thí nghiệm phân tích, định loại và lưu giữ.
Sử dụng phiếu điều tra, tổ chức các hội thảo,
phỏng vấn các hộ ngư dân chuyên nghiệp
và không chuyên nghiệp ở khu vực Búng Bình
Thiên, thuộc ấp Sa Tô xã Khánh Bình, ấp
Búng lớn xã Nhơn Hội, ấp Búng Bình Thiên, xã
Quốc Thái.
Tiếp xúc và thu thập thông tin từ cán bộ
quản lý huyện An Phú, UBND các xã Nhơn
Hội, Khánh Bình, Quốc Thái, các cán bộ
Trưởng, Phó ấp ở trong khu vực Búng Bình
Thiên. Tất cả dữ liệu sơ cấp thu thập ngoài thực
địa được ghi chép vào sổ nhật ký thực địa.
Thai Ngoc Tri , Hoang Duc Dat, Nguyen Van Sang
22
Hình 1. Búng Bình Thiên và các khu vực thu mẫu ()
Bảng 1. Ký hiệu và tọa độ các điểm khảo sát
STT Ký hiệu điểm khảo sát và thu mẫu Tọa độ Vĩ độ Bắc (N) Kinh độ Đông (E)
1 BT1 10°55'22.08" 105° 5'5.42"
2 BT2 10°55'30.00" 105° 5'5.89"
3 BT3 10°55'9.48" 105° 4'34.61"
4 BT4 10°55'10.92" 105° 4'21.90"
5 BT5 10°55'13.44" 105° 4'6.35"
6 BT6 10°55'1.92" 105° 3'36.79"
Xử lý và phân tích mẫu trong phòng
thí nghiệm
Tất cả mẫu vật thu thập được xử lý, phân
tích xác định tên khoa học và sắp xếp các bậc
phân loại bộ, họ, giống, loài theo hệ thống phân
loại của Eschmeyer (1998) [4]. Tham khảo các
tài liệu chính về các khu hệ cá vùng lân cận:
Rainboth (1996) [100]; Smith (1945) [101];
Kawamoto et al. (1972) [9]; Mai Đình Yên và
nnk. (1992) [13]; Trương Thủ Khoa và nnk.
(1993) [8]; Nguyễn Tấn Trịnh (1996) [2];
Nguyễn Văn Hảo & Ngô Sỹ Vân [7]; Sách Đỏ
Việt Nam (2007) [1]; Fishbase (2012) [5].
Sử dụng phần mềm EXCEL, SPSS và
EVIEWS để cập nhật và phân tích dữ liệu từ
phiếu điều tra. Các phương pháp thống kê mô tả
và các kỹ thuật phân tích định tính khác được áp
dụng để phân tích dữ liệu. Chỉ số định lượng,
thang điểm được áp dụng phân tích nhận thức
của người dân về quản lý tài nguyên và những
vấn đề liên quan.
Mẫu vật sau khi phân tích, được bảo quản
trong hóa chất formalin 10%. Các mẫu vật được
lưu giữ tại phòng thí nghiệm Viện Sinh học
nhiệt đới, Viện Khoa học và Công nghệ
Việt Nam.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Thành phần loài khu hệ cá ở vùng đất ngập
nước Búng Bình Thiên
Kết quả nghiên cứu từ năm 2008 đến 2011,
đã thu thập và xác định được 111 loài cá thuộc
27 họ, 10 bộ. Trong đó, bộ cá Chép
(Cypriniformes) có số lượng nhiều nhất, với 44
loài, chiếm 44,39%; kế đến là bộ cá Nheo
(Siluriformes) với 29 loài, chiếm 26,23%; bộ cá
Vược (Perciformes) với 19 loài, chiếm 19,17%;
bộ Mang liền (Synbranchiformes) với 7 loài,
chiếm 7,6%; các bộ còn lại có số lượng ít từ 1
đến 3 loài với tỷ lệ 1,1-3,3%.
Kết quả khảo sát qua các năm cho thấy, bộ
cá Chép (Cypriniformes) vẫn chiếm ưu thế về
TẠP CHÍ SINH HỌC, 2012, 34(3SE): 21-29
23
thành phần loài, năm 2008 có 37 loài, năm 2009
có 43 loài và năm 2011 có 44 loài; bộ cá Nheo
(Siluriformes) năm 2008 có 23 loài, năm 2009
có 26 loài và năm 2011 có 29 loài. Các bộ còn
lại có sự biến động về thành phần loài không
đáng kể (hình 2).
Hình 2. Biến động về thành phần loài qua các năm khảo sát (2008-2011)
Kết quả của các đợt điều tra và giám sát khu
hệ cá ở BBT từ năm 2008-2011 cũng cho thấy,
khu hệ cá BBT chủ yếu các loài di cư từ sông
vào và chiếm số lượng ưu thế và phụ thuộc vào
mức độ lũ hàng năm. Số lượng loài cá thu thập
được trong một đơn vị diện tích không lớn
(khoảng 300 ha vào mùa khô và 800 ha vào
mùa lũ) cho thấy, mức độ quan trọng đáng kể
của BBT về mặt kinh tế cũng như khoa học.
Bảng 2. Thành phần loài cá ở vùng đất ngập nước Búng Bình Thiên, tỉnh An Giang
STT Tên khoa học Tên Việt Nam
OSTEOGLOSSIFORMES BỘ CÁ THÁT LÁT
Notopteridae Họ cá Thát lát
1 Notopterus notopterus (Pallas, 1780) Cá thát lát
2 Chitala ornata (Gray, 1831) Cá còm
CLUPEIFORMES BỘ CÁ TRÍCH
Clupeidae Họ cá Cơm
3 Corica sobona Hamilton, 1822 Cá cơm sông
4 Clupeoides borneensis Bleeker, 1851 Cá cơm trích
Engraulidae Họ cá trỏng
5 Coilia grayii Richardson, 1845 Cá lành canh trắng
CYPRINIFORMES BỘ CÁ CHÉP
Cyprinidae Họ cá Chép
6 Esomus danricus (Hamilton, 1822) Cá lòng tong bay
7 Leptobarbus hoevennii (Bleeker, 1851) Cá chài
8 Luciosoma setigerum (Valenciennes, 1842) Cá mương nam
9 Luciosoma bleekeri Steindachner, 1879 Cá lòng tong mương
10 Rasbora borapetensis Smith, 1934 Cá đỏ đuôi
11 Rasbora argyrotaenia (Bleeker, 1850) Cá lòng tong đá
Thai Ngoc Tri , Hoang Duc Dat, Nguyen Van Sang
24
12 Rasbora sumatrana (Bleeker, 1852) Cá lòng tong vạch
13 Parachela oxygastroides (Bleeker, 1852) Cá lá tre
14 Macrochirichthys macrochirus (Valenciennes, 1844) Cá rựa sông
15 Paralaubuca riveroi (Fowler, 1935) Cá thiểu nam
16 Paralaubuca typus Bleeker, 1865 Cá thiểu mẩu
17 Hampala macrolepidota (Valenciennes, 1842) Cá ngựa nam
18 Hampala dispa Smith, 1934 Cá ngựa chấm
19 Catlocarpio siamensis Boulenger, 1890 Cá hô
20 Cyclocheilichthys apogon (Valenciennes, 1842) Cá cóc đậm
21 Cyclocheilichthys repasson (Bleeker, 1853) Cá ba kỳ
22 Cyclocheilichthys furcatus Sontirat, 1989 Cá cóc
23 Puntius brevis (Bleeker, 1860) Cá dầm
24 Puntius orphoides (Valenciennes, 1842) Cá đỏ mang
25 Barbonymus schwanefeldi (Bleeker, 1853) Cá he vàng
26 Barbonymus altus (Günther, 1868) Cá he đỏ
27 Barbonymus gonionotus (Bleeker, 1850) Cá mè vinh
28 Thynnichthys thynnoides (Bleeker, 1852) Cá linh bản (cám)
29 Cosmochilus harmandi Sauvage, 1878 Cá duồng bay
30 Labiobarbus siamensis (Sauvage, 1881) Cá linh rìa
31 Labiobarbus lineatus (Sauvage, 1878) Cá linh rìa sọc
32 Crossocheilus reticulatus (Fowler, 1934) Cá chuồn nút
33 Labeo chrysophekadion (Bleeker, 1850) Cá ét mọi
34 Henicorhynchus siamensis (Sauvager, 1881) Cá linh ống
35 Cirrhinus molitorella (Valenciennes, 1844) Cá trôi
36 Cirrhinus microlepis Sauvager, 1878 Cá duồng
37 Osteochilus hasselti (Valenciennes, 1842) Cá mè lúi
38 Osteochilus microcephalus (Valenciennes, 1842) Cá lúi sọc
39 Osteochilus melanopleurus (Bleeker, 1852) Cá mè hôi
40 Osteochilus schlegeli (Bleeker, 1851) Cá mè hương
41 Puntioplites falcifer Smith, 1929 Cá dảnh điện biên
42 Puntioplites proctozysron (Bleeker, 1865) Cá dảnh Nam Bộ
Cobitidae Họ cá Chạch
43 Botia beauforti H. M. Smith Cá heo chấm
44 Yasuhikotakia horae Smith, 1931 Cá heo rê
45 Yasuhikotakia helodes Sauvage, 1876 Cá heo rừng
46 Yasuhikotakia modesta (Bleeker, 1864) Cá heo vạch
47 Acanthopsis sp 1 Rainboth, 1996 Cá Khoai
48 Acantopsis choirorhynchos (Bleeker, 1854) Cá khoai
49 Acantopsis octoactinotos Siebert, 1991 Cá khoai
SILURIFORMES BỘ CÁ NHEO
Bagridae Họ cá Lăng
50 Leiocassis siamensis Regan, 1913 Cá chốt bông
51 Mystus atrifasciatus Fowler, 1937 Cá chốt sọc át tri
52 Mystus bocourti Bleeker, 1864 Cá chốt cờ
53 Mystus misticetus Roberts, 1992 Cá chốt sọc mít ti
54 Mystus rhegma Fowler, 1935 Cá chốt vạch
55 Mystus vittatus (Bloch, 1794) Cá chốt sọc
TẠP CHÍ SINH HỌC, 2012, 34(3SE): 21-29
25
56 Mystus gulio (Hamilton, 1822) Cá chốt
57 Mystus singaringan Bleeker, 1846 Cá chốt giấy
58 Hemibagrus nemurus (Valenciennes, 1840) Cá lăng nha
59 Hemibagrus filamentus (Fang & Chaux, 1949) Cá lăng điện biện
60 Hemibagrus wyckii (Bleeker, 1858) Cá lăng ki
61 Hemibagrus microphthalmus (Day, 1877) Cá lăng đỏ
Siluridae Họ cá Nheo
62 Belodontichthys dinema (Bleeker, 1851) Cá trèn răng
63 Wallago attu (Bloch & Schneider, 1801) Cá leo
64 Ompok bimaculatus (Bloch, 1797) Cá trèn bầu
65 Kryptopterus cheveyi Durand, 1940 Cá trèn lá
66 Kryptopterus moorei Smith, 1945 Cá trèn mỡ
67 Micronema bleekeri Gunther, 1864 Cá kết
Pangasiidae Họ cá Tra
68 Pseudolais micronemus (Bleeker, 1847) Cá tra nuôi
69 Pangasius macronema Bleeker, 1851 Cá sát sọc
70 Pangasius polyuranodon Bleeker, 1852 Cá dứa
71 Pangasius larnaudii Bocourt, 1866 Cá vồ đém
72 Pangasianodon gigas Chevey, 1930 Cá tra dầu
Sisoridae Họ cá Chiên
73 Bagarius yarrelli (Sykes, 1841) Cá chiên nam
Clariidae Họ cá Trê
74 Clarias batrachus (Linnaeus, 1758) Cá trê trắng
75 Clarias macrocephalus Gunther, 1864 Cá trê vàng
BELONIFORMES BỘ CÁ NHÁI
Belonidae Họ cá Nhái
76 Xenentodon cancila (Hamilton, 1822) Cá nhái
Hemiramphidae Họ cá Lim kìm
77 Zenarchopterus ectuntio (Hamilton) Cá lìm kìm sông
78 Hemirhamphus unifasciatus (Ranzani) Cá kìm sông
SYNGNATHIFORMES BỘ CÁ NGỰA XƯƠNG
Syngnathidae Họ cá Ngựa xương
79 Doryichthys boaja (Bleeker, 1851) Cá ngựa xương bô a
SYNBRANCHIFORMES BỘ CÁ MANG LIỀN
Synbranchidae Họ cá Lịch đồng
80 Monopterus albus (Zuiew, 1793) Lươn đồng
81 Ophisternon bengalensis Mc Clelland, 1844 Cá lịch đồng
Mastacembelidae Họ cá Chạch sông
82 Macrognathus sp. Cá chạch
83 Macrognathus siamensis Gunther, 1861 Cá chạch lá tre
84 Macrognathus taeniagaster (Fowler, 1935) Cá chạch rằng
85 Mastacembelus armatus (Lacépède, 1800) Cá chạch sông
86 Mastacembelus favus Hora, 1923 Cá chạch bông lớn
PERCIFORMES BỘ CÁ VƯỢC
Ambassidae Họ cá Sơn
87 Parambassis ranga (Hamilton, 1822) Cá sơn gián
88 Parambassis wolffi (Bleeker, 1851) Cá sơn bầu
To1otoidae Họ cá Mang rổ
Thai Ngoc Tri , Hoang Duc Dat, Nguyen Van Sang
26
89 Toxotes chatareus (Hamilton, 1822) Cá mang rổ
Nandidae Họ cá Rô sông
90 Pristolepis fasciata (Bleeker, 1851) Cá rô sông
Cichloridae Họ cá Rô phi
91 Oreochromis niloticus niloticus (Linnaeus, 1758) Cá rô phi vằn
Eleotridae Họ cá Bống đen
92 Oxyeleotris marmoratus (Bleeker, 1852) Cá bống tượng
93 Oxyeleotris siamensis (Gunther, 1861) Cá bống dừa xiêm
Gobiidae Họ cá Bống trắng
94 Glossogobius aureus Akihito & Meguro, 1975 Cá bống cát
95 Glossogobius giuris (Hamilton, 1822) Cá bống cát tối
96 Glossogobius sparsipapillus Akihito & Meguro, 1976 Cá bống cát trắng
97 Brachygobius sua (Smith, 1931) Cá bống ống điếu
Anabantidae Họ cá Rô đồng
98 Anabas testudineus (Bloch, 1792) Cá rô đồng
Osphronemidae Họ cá Tai tượng
99 Trichogaster microlepis (Günther, 1861) Cá sặc điệp
100 Trichogaster pectoralis Regan, 1910 Cá sặc rằn
101 Trichogaster trichopterus (Pallas, 1770) Cá sặc bướm
102 Trichopsis vittatus (Cuvier, 1831) Cá bãi trầu
103 Betta taeniata Regan, 1910 Cá thia tia
Channidae Họ cá Lóc
104 Channa micropeltes (Cuvier, 1831) Cá lóc bông
105 Channa striata (Bloch, 1795) Cá lóc
PLEURONECTIFORMES BỘ CÁ BƠN
Soleidae Họ cá Bơn sọc
106 Brachirus siamensis (Sauvager, 1876) Cá bơn lá mít
107 Brachirus harmandi (Sauvage, 1878) Cá bơn lưỡi mèo
Cynoglossidae Họ cá Bơn cát
108 Paraplagusia bilineata (Bloch, 1787) Cá lưỡi trâu
TETRAODONTIFORMES BỘ CÁ NÓC
Tetraodontidae Họ cá Nóc
109 Tetraodon cochinchinensis (Steindachner, 1866) Cá nóc Nam bộ
110 Tetraodon cambodgiensis (Chabanaud, 1923) Cá nóc khơ me
111 Tetraodon biocellatus Tirant, 1885 Cá nóc chấm
Các loài có giá trị kinh tế và ý nghĩa
khoa học
Trong tổng số 111 loài cá đã được xác định,
có 6 loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam
(SĐVN) 2007 [1] ở các mức độ đe dọa khác
nhau. Trong số 6 loài cá này, có hai loài được
IUCN đề cập với mức độ cực kỳ nguy cấp
(bảng 3). Đây là những loài có ý nghĩa về mặt
khoa học, cần phải được bảo vệ nhằm bảo tồn
đa dạng sinh học không chỉ cho khu vực Búng
Bình Thiên mà còn có ý nghĩa cho hệ thống
sông Mê Kông.
Đa số các loài cá khai thác được trong khu
vực Búng Bình Thiên đều được ngư dân sử
dụng làm thực phẩm. Tuy nhiên, không phải
tất cả chúng đều được xem như là cá kinh tế
trong khu vực.
Búng Bình Thiên có khoảng 33 loài cá có
giá trị kinh tế (chiếm 29,73% tổng số loài). Các
loài cá này là nguồn cung cấp thực phẩm cho
dân cư sống quanh Búng và các khu vực lân
cận. Ngoài ra thì các loài cá kinh tế cũng là
nguồn sống chủ yếu của một số hộ dân sống
bằng nghề cá trong khu vực.
TẠP CHÍ SINH HỌC, 2012, 34(3SE): 21-29
27
Bảng 3. Danh lục các loài cá bị đe dọa ở Búng Bình Thiên
STT Tên khoa học Tên Việt Nam SĐVN IUCN
OSTEOGLOSSIFORMES BỘ CÁ THÁT LÁT
Notopteridae Họ cá thát lát
1 Chitala ornata (Gray, 1831) Cá còm VU
CYPRINIFORMES BỘ CÁ CHÉP
Cyprinidae Họ cá chép
2 Catlocarpio siamensis Boulenger, 1890 Cá hô EN CR
3 Cirrhinus microlepis Sauvager, 1878 Cá duồng VU
4 Puntioplites falcifer Smith, 1929 Cá dảnh điện biên LC
SILURIFORMES BỘ CÁ NHEO
Pangasiidae Họ cá tra
5 Pangasianodon gigas Chevey, 1930 Cá tra dầu (*) EN CR
Sisoridae Họ cá chiên
6 Bagarius yarrelli (Sykes, 1841) Cá chiên nam VU
PERCIFORMES BỘ CÁ VƯỢC
Toxotoidae Họ cá mang rổ
7 Toxotes chatareus (Hamilton, 1822) Cá mang rổ VU
(*). Không thu được mẫu, phỏng vấn qua ngư dân. Các cấp đánh giá trên theo IUCN (1994): CR. Rất nguy
cấp; EN. nguy cấp; VU. sẽ nguy cấp; LC. Ít lo ngại.
Một số loài cá là đối tượng khai thác khá
quan trọng trong Búng. Tuy sản lượng khai thác
của chúng không cao nhưng có giá trị về mặt
thương phẩm như: cá trèn lá (Kryptopterus
cheveyi), cá chạch bông lớn (Mastacembelus
favus), cá chạch sông (Mastacembelus
armatus)... Hàng năm chúng cũng đóng góp
đáng kể vào việc ổn định đời sống của một số
hộ dân trong khu vực Búng.
Ngoài ra, loài cá duồng cũng phân bố khá
nhiều trong khu vực. Tuy nhiên, loài cá này chỉ
xuất hiện trong thời gian mùa mưa lũ. Theo ngư
dân, loài cá này cũng có thể được xem là đối
tượng có giá trị kinh tế.
Ngoài giá trị về mặt thực phẩm, đưa lại hiệu
quả kinh tế đáng kể cho đời sống của ngư dân
trong khu vực, Búng Bình Thiên còn là nơi sống
của nhiều loài cá có ý nghĩa khác, đó là các loài
cá có khả năng làm cảnh nhờ những yếu tố về
hình dáng, màu sắc hoặc một số tập tính khác.
Đây cũng là một thế mạnh cần được phát huy
trong tương lai.
Ngoài cá thịt, Búng Bính Thiên còn cung
cấp cá giống cho nghề nuôi. Giống loài cá lóc
(Channa striata), cá bống tượng (Oxyeleotris
marmoratus), cá tra (Pseudolais micronemus),
vồ đém (Pangasius larnaudii)... những loài cá
này được thu gom trong vùng nước tự nhiên của
Búng Bình Thiên. Nguồn giống tự nhiên các
loài cá này đã cung cấp một số lượng lớn cho
nghề nuôi trồng trong khu vực.
Nhiều loài cá ăn các ấu trùng và trưởng
thành côn trùng có hại cho cây trồng nông
nghiệp, lâm nghiệp và sức khỏe cộng đồng:
nhiều loài trong bộ cá vược, bộ cá chép, bộ cá
nheo. Một số loài cá lại đóng vai trò như nguồn
thức ăn chủ yếu của một số loài động vật có
xương sống như ếch, nhái, các loài rắn nước,
các loài chim nước.
Các loài cá di cư và môi trường sống
Do BBT nằm ở khu vực thượng nguồn của
khu vực đồng bằng sông Cửu Long, vì vậy, khu
hệ cá của BBT chủ yếu là các loài có nguồn gốc
nước ngọt và một số loài cá rộng sinh thái. Khu
hệ cá Búng Bình Thiên gồm hai nhóm: nhóm cá
tại chỗ và nhóm cá sông.
Nhiều loài trong bộ cá Chép
(Cypriniformes), cá Nheo (Siluriformes) phân
bố rộng trong mùa lũ, giảm số lượng hoặc di cư
hẳn ra sông Hậu trong mùa khô. Chúng thường
theo nước lũ di cư từ sông Hậu, từ Campuchia
vào Búng. Nhiều loài trong các họ cá Lóc
Thai Ngoc Tri , Hoang Duc Dat, Nguyen Van Sang
28
(Channidae), họ cá Sặc (Belotidae), họ cá Rô
(Anabantidae), họ cá Trê (Claridae), một số loài
trong họ cá Lăng (Bagridae), bộ cá Mang liền
(Synbranchiformes) được coi là các loài cá “bản
địa”. Mùa lũ chúng phân bố rộng do theo nước
lũ đi vào vùng ngập các cánh đồng. Như vậy,
vào mùa lũ, thành phần loài của khu hệ cá ở
BBT có xu hướng gia tăng tính đa dạng: tăng số
lượng loài, tăng số lượng cá thể, mở rộng vùng
phân bố (và mở rộng sinh cảnh). Điều này được
giải thích: mùa lũ diện tích đất ngập nước tăng
lên, thức ăn (thực vật nổi, động vật nổi...) trở
nên phong phú hơn, BBT trở thành vùng nước
thuận lợi cho sự sinh sản, sự phát triển, sinh
trưởng của các loài cá và nhiều loài thủy sinh
vật khác. Mùa khô, diện tích đất ngập nước
giảm, nguồn nước sông Hậu vào làm giảm hẳn
các loài cá ưa nước chảy, chịu phèn kém, chúng
rút ra sông Hậu, một số ngược dòng lên
Campuchia và xa hơn. Nhóm cá “bản địa” thích
nghi sống trong BBT, vùng trũng, phần lớn
chúng bị khai thác trong mùa khô. Vì vậy, số
lượng loài giảm đi.
Mùa lũ có vai trò quan trọng trong sự phát
triển, tồn tại của khu hệ cá và các loài thủy sinh
vật ở BBT. Đây là điều kiện không thể thiếu trong
chu kỳ sống của chúng. Khu hệ cá ở BBT có mối
quan hệ mật thiết với khu hệ cá Đồng bằng sông
Cửu Long và có thể được xem là một bộ phận của
khu hệ cá đồng bằng sông Cửu Long.
Nhóm cá tại chỗ: gồm các loài cá sống
quanh năm (cá đen) trong khu vực BBT. Các
đại diện điển hình của nhóm này như: cá lóc
(Channa striata), cá rô đồng (Anabas
testudineus), lươn đồng (Monopterus albus), cá
sặc bướm (Trichogaster trichopterus), cá sặc
điệp (Trichogaster microlepis)... Nhóm cá này
thích nghi với nước tĩnh hoặc chảy chậm, có
khả năng chịu ngưỡng oxy thấp, pH thấp, nhiệt
độ cao trong mùa khô. Trong mùa mưa lũ, các
loài cá này di chuyển lên vùng ngập, sinh sản,
cá con và cá trưởng thành đều sống trong vùng
ngập cho đến cuối mùa lũ rút xuống khu vực
BBT. Các vùng ngập lũ là nơi sinh sống của cá
trưởng thành và cá con.
Nhóm cá sông (cá trắng): các loài cá thường
thích nghi nước chảy. Chúng thường phân bố
nhiều ở sông, tuy nhiên, các loài cá trong nhóm
này cũng có thể sống trong các khu vực có nước
đứng hoặc chảy chậm. Trong nhóm này có một số
loài có thể sống quanh năm hoặc một thời gian dài
trong Búng như: cá cóc (Cyclocheilichthys
enoplos), cá rựa sông (Macrochirichthys
macrochilus), cá chạch lá tre (Macrognathus
siamensis), cá chạch sông (Mastacembelus
armatus), cá chạch bông (Mastacembelus favus),
cá ngựa nam (Hampala macrolepidota), cá rô
sông (Pristolepis fasciata), cá vồ đém (Pangasius
larnaudii), cá ét mọi (Labeo chrysophekadion), cá
lăng nha (Hemibagrus nemurus)... và một số loài
khác là những đối tượng di cư.
Các loài cá di cư có thể có mặt trong khu vực
BBT theo mùa, cũng có thể sống trong BBT một
thời gian dài (thậm chí là cả trong mùa khô). Vào
mùa mưa, các loài cá này từ sông di cư vào khu
vực Búng để kiếm ăn, một số sinh sản. Nhưng
đến mùa khô, chúng lại di chuyển ra sông sinh
sống. Các đại diện của nhóm này có thể kể như:
cá duồng (Cirrhinus microlepis), cá linh ống
(Henicorhynchus siamensis), linh bản
(Thynnichthys thynnoides)....
KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu từ năm 2008 đến 2011,
tại vùng đất ngập nước Búng Bình Thiên đã thu
thập và xác định được 111 loài cá thuộc 27 họ,
10 bộ. Trong đó bộ cá Chép (Cypriniformes) có
số lượng nhiều nhất với 44 loài, chiếm 44,39%;
bộ cá Nheo (Siluriformes) với 29 loài, chiếm
26,23%; bộ cá Vược (Perciformes) với 19 loài,
chiếm 19,17%; bộ Mang liền
(Synbranchiformes) với 7 loài, chiếm 7,6%; các
bộ còn lại có số lượng ít từ 1 đến 3 loài với tỷ lệ
1,1-3,3%. Có 6 loài cá quý hiếm bị đe dọa với
các cấp độ khác nhau, những loài cá này rất có ý
nghĩa về mặt khoa học, cần được bảo vệ nhằm
bảo tồn tính đa dạng không chỉ cho khu vực
Búng Bình Thiên mà còn có ý nghĩa trong bảo
tồn đa dạng sinh học của hệ thống sông
Mê Kông.
Lời cảm ơn: Chương trình nghiên cứu này được
thực hiện từ nguồn kinh phí tài trợ bởi
DANIDA, Đan Mạch. Chúng tôi trân trọng cảm
ơn Lãnh đạo Hợp phần SCAFI, Sở Nông nghiệp
và Phát triển Nông thôn/BQL dự án thủy sản
tỉnh An Giang, UBND các huyện, xã, cộng
đồng và bà con ngư dân tại khu vực triển khai
dự án, đã giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho
TẠP CHÍ SINH HỌC, 2012, 34(3SE): 21-29
29
chúng tôi trong suốt thời gian thực hiện
nghiên cứu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học
và Công nghệ Việt Nam, 2007. Sách Đỏ
Việt Nam. Phần I: Động vật. Nxb. Khoa học
tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.
2. Bộ Thủy sản (Nguyễn Tấn Trịnh trưởng ban
biên tập), 1996. Nguồn lợi thuỷ sản Việt
Nam. Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.
3. Hoàng Đức Đạt, Thái Ngọc Trí, 2001. Khu
hệ cá và nghề cá ở Đồng Tháp Mười. Tuyển
tập công trình nghiên cứu Khoa học Công
nghệ Viện Sinh học nhiệt đới. Trang 390-
395. Nxb. Nông Nghiệp, Hà Nội.
4. Eschmeyer W. N. (ed.), 2010. Catalog of
Fishes electronic version (12 July 2010).
Accessible at
5. Fish base, 2012. List of Freshwater Fishes
for Viet Nam, electronic version 2012.
hecklist.php?c_code=704&vhabitat=fresh&
csub_code=.
6. Gayanllo F. C., Sparre Jr. P., Pauly D.,
1996. Stock assessment tools. User’s
manual. Food and Agriculture Organization
of the United Nations. Rome.
7. Nguyễn Văn Hảo, Ngô Sỹ Vân, 2001. Cá
nước ngọt Việt Nam, tập I. Họ cá Chép
(Cyprinidae). Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội.
8. Trương Thủ Khoa, Trần Thị Thu Hương,
1993. Định loại cá nước ngọt vùng đồng
bằng sông Cửu Long. Khoa Thủy sản -
Trường đại học Cần Thơ.
9. Kawamoto M., Nguyen Viet Truong, Tran
Thi Tuy Hoa, 1972. Illustration of some
freshwater fishes of Mekong delta. Vietnam
Contribution of faculty of agriculture.
10. Rainboth W. J., 1996. Fishes of the
Cambodian Mekong. Food and Agriculture
Organization of the United Nations. Rome.
265pp.
11. Smith H. M., 1945. The freshwater fishes of
siam or Thailand. United states national
museum. Bulletin 188.
12. Sperre P., Venema S. C., 1998. Introdution
to tropical fish stock assessment. Part I:
manual. Food and Agriculture Organization
of the United Nations. Rome.
13. Mai Đình Yên (chủ biên), Nguyễn Văn
Trọng, Nguyễn Văn Thiện, Lê Hoàng Yến,
Hứa Bạch Loan, 1992. Định loại các loài cá
nước ngọt Nam Bộ. Nxb. Khoa học và Kỹ
thuật, Hà Nội.
14. Wilson E. O., Frances M. Peter, 1988.
Biodiversity. National Academy press,
Washington, D. C.
STUDY ON FISH FAUNA DIVERSITY
OF BUNG BINH THIEN WETLAND, AN GIANG PROVINCE
Thai Ngoc Tri , Hoang Duc Dat, Nguyen Van Sang
Institute of Tropical Biology, VAST
SUMMARY
Bung Binh Thien belongs to the An Phu district, An Giang province, there were 111 fish species
belonging to 27 families in 10 orders. Of the total species collected, there were 44 species of Cypriniformes or
44.39%; the order Siluriformes comprised 29 species or 26.23%; the order Perciformes 19 species or 19.17%;
the order Synbranchiformes 7 species or 7.60%; the other orders comprise fewer numbers of species or
percentage of total. There are 6 threatened species listed in the Red Book of Vietnam, 2007, and Red list of
IUCN. The model fishery co-management at Bung Binh Thien wetland area seemed to respond to climate
change and development of fish resources.
Keywords: Biodiversity, fishery co-management, fauna, Bung Binh Thien, An Giang province.
Ngày nhận bài: 21-6-2012
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1764_5633_1_pb_1446_2016694.pdf