Nghiên cứu sản xuất rau họ hoa thập tự (brassicaceae) vụ đông xuân năm 2009 – 2010 tại thái nguyên bằng việc sử dụng dung dịch ngâm quả cà độc dược (datura metel linnaeus) - Bùi Lan Anh

The growth time of cabbages in treatment CT3 sprayed by the soapberry-immersed solution plus 0.1% soap solution was shorter than the control (control 1-CT1 used water and control 2-CT2 sprayed 0.1% soap solution. The abilitiy of cabbages to develope leaves and diameter in CT3 was higher than the control. The use of Datura metel-immersed solution plus 0.1% soap solution showed to effectively and fast control the insects (The outcome was 20.32 – 37.91% after 1 day spray and 76.49 – 100,0% after 5 day spray). The yield of cabbage in CT3 reached from 37.27 to 43.34 tonne/ha, followed by 0.1% soap solution (12.51 - 14.91 tonne/ha), the lowest yield was in CT1, ranging from 10.77 to 12.4 tonne/ha. Amongst cabbages growing seasons, the highest production was from main season (12.4-43.34 tonne/ha, the medium was late season (11.45-39.84 tonne/ha) and the lowest was early season (10.77-37.27 tonne/ha)

pdf6 trang | Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 483 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu sản xuất rau họ hoa thập tự (brassicaceae) vụ đông xuân năm 2009 – 2010 tại thái nguyên bằng việc sử dụng dung dịch ngâm quả cà độc dược (datura metel linnaeus) - Bùi Lan Anh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bùi Lan Anh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/2: 207 - 212 207 NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT RAU HỌ HOA THẬP TỰ (BRASSICACEAE) VỤ ĐÔNG XUÂN NĂM 2009 – 2010 TẠI THÁI NGUYÊN BẰNG VIỆC SỬ DỤNG DUNG DỊCH NGÂM QUẢ CÀ ĐỘC DƯỢC (DATURA METEL LINNAEUS) Bùi Lan Anh Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Thời gian sinh trưởng của cải bắp ở CT3 (phun dung dịch ngâm quả Cà độc dược + 0,1% xà phòng) ngắn hơn so với 2 công thức đối chứng. Còn khả năng ra lá và đường kính bắp cải ở CT3 đều cao hơn đối chứng. Dung dịch ngâm quả Cà độc dược kết hợp với 0,1% xà phòng có hiệu lực phòng trừ sâu hại rau cải bắp nhanh và mạnh (đạt 20,32 – 37,91% sau phun 1 ngày và đạt 76,49 – 100,0% sau phun 5 ngày). Năng suất bắp cải ở CT3 (phun dung dịch ngâm quả Cà độc dược + 0,1% xà phòng) đạt cao nhất 37,27 – 43,34 tấn/ha; tiếp đến dung dịch xà phòng 0,1% (đạt 12,51 – 14,91 tấn/ha) và thấp nhất là CT1 (phun nước lã) đạt 10,77 – 12,40 tấn/ha. Trong các thời vụ trồng bắp cải, năng suất rau bắp cải trồng chính vụ đạt cao nhất (12,40 – 43,34 tấn/ha); tiếp đến vụ muộn (đạt 11,45 – 39,84 tấn/ha) và thấp nhất là rau bắp cải trồng vụ sớm (đạt 10,77 – 37,27 tấn/ha). Từ khóa: Cà độc dược (Datura metel Linnaeus), Brassicaceae, xà phòng, sâu xanh, sâu tơ, sâu khoang, bọ nhảy, rệp ĐẶT VẤN ĐỀ* Rau là loại thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của con người, rau cung cấp nhiều Vitamin, chất khoáng, chất xơ và rau có tính dược lý cao mà các thực phẩm khác không thể thay thế được [1], [6], [7], [8]. Chính vì vậy, diện tích và chủng loại rau ngày càng gia tăng và đây cũng chính là nguyên nhân làm cho tình hình sâu bệnh hại diễn biến phức tạp hơn, xuất hiện nhiều đối tượng sâu bệnh hại mới. Cho nên, số lượng và chủng loại thuốc BVTV sử dụng cũng tăng lên mạnh mẽ [4], [5] là nguy cơ gây ô nhiễm, phá hủy môi trường; là mối đe dọa đối với sức khỏe con người và đó cũng là nguyên nhân làm giảm sức cạnh tranh của nông sản, hàng hóa trên thị trường thế giới. Đồng thời, gia tăng hiện tượng nhờn thuốc, chống thuốc của sâu hại, tiêu diệt những loài có ích, gây mất cân bằng sinh thái. Trước thực tế đó, để sản xuất rau vừa đạt được năng suất cao, vừa khắc phục được những nhược điểm do thuốc hóa học gây ra, * Tel: 0948.818.246; Email: lyanh.bui@gmail.com chúng tôi đã thực hiện đề tài:“Nghiên cứu sản xuất rau họ hoa thập tự (Brassicae) vụ đông xuân năm 2009 – 2010 tại Thái Nguyên bằng việc sử dụng dung dịch ngâm quả cà độc dược (Datura metel Linnaeus)”. VẬT LIỆU, NỘI DUNG & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Vật liệu và đối tượng nghiên cứu * Vật liệu, đối tượng nghiên cứu: - Rau cải bắp (Brassica oleracea) giống KKcross. - Quả cà độc dược (Datura metel Linnaeus), Nội dung - Nghiên cứu ảnh hưởng của việc dùng dung dịch ngâm quả Cà độc dược (Datura metel Linnaeus) đến sinh trưởng của rau cải bắp. - Nghiên cứu hiệu quả của dung dịch ngâm quả Cà độc dược (Datura metel Linnaeus) trong phòng trừ một số loài sâu hại chính trên rau cải bắp. - Nghiên cứu ảnh hưởng của việc dùng dung dịch ngâm quả Cà độc dược (Datura metel Linnaeus) đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của rau bắp cải. Bùi Lan Anh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/2: 207 - 212 208 Phương pháp * Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, gồm 3 công thức và 3 lần nhắc lại. * Quy trình trồng KKcross - Quy trình kỹ thuật trồng cải bắp KKcross được thực hiện đúng, Quy trình sản xuất rau cải an bắp an toàn 10 TCN 442-2001“ như trong Quyết định số 116/2001/QĐ-BNN [2]. - Thời vụ trồng: Vụ sớm, trồng vào ngày 15/8; chính vụ trồng ngày 15/10 và vụ muộn trồng ngày 15/12. - Mật độ trồng: 35.000 cây/ha; khoảng cách 60 x 40 cm. Diện tích ô thí nghiệm 20 m2. - Phân bón cho 1ha: 25 tấn phân chuồng + 300 kg N + 400 kg lân + 200 kg KCl. - Phương pháp bón: Bón lót toàn bộ phân chuồng + phân lân Bón thúc chia làm 3 lần: + Lần 1: Sau trồng 10 ngày, bón 70 kg N + 60 kg KCl + Lần 2: Sau trồng khoảng 25 ngày (bón vào thời kỳ bắt đầu trải lá): Bón 150 kg N + 80 kg KCl. + Lần 3: Sau trồng khoảng 40 ngày (Bón khi cây bắt đầu cuốn): Bón 80 kg N + 60 kg KCL - Tưới nước: Ngày tưới 1 – 2 lần tùy vào điều kiện thời tiết và ẩm độ. - Chăm sóc: + Thời kỳ từ Trồng – Hồi xanh: Xới váng, dặm cây chết. + Thời kỳ Hồi xanh – Trải lá: Tưới rãnh, vun gốc, bón thúc lần 1, phun d2 ngâm quả Cà độc dược (Datura metel Linnaeus) trừ sâu. + Thời kỳ Trải lá – Cuốn: Tưới rãnh, bón thúc lần 2, tỉa lá già, phun d2 ngâm quả Cà độc dược (Datura metel Linnaeus) trừ sâu. + Thời kỳ Cuốn – Thu hoạch: Tưới nước, bón phân lần cuối, tỉa lá già và phun d2 ngâm quả Cà độc dược (Datura metel Linnaeus) trừ sâu hại. Khi bắp cuốn chặt trước khi thu hoạch 20 ngày ngừng tưới nước và phun trừ sâu hại. * Các chỉ tiêu theo dõi, đánh giá - Các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển (Thời gian sinh trưởng, số lá, đường kính bắp, khối lượng bắp trung bình và năng suất) được tiến hành theo Quy chuẩn Quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng của giống cải bắp (QCVN 01- 120:2013/BNNPTNT) thuộc Thông tư Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khảo nghiệm giống cây trồng số 33/2013/TT- BNNPTNT ngày 21 tháng 06 năm 2013 [3]. Hiệu quả phòng trừ sâu hại được tính theo công thức của Henderson C.F. & Tilton (1955) [9]. Phương pháp xử lý số liệu - Xử lý Số liệu theo chương trình thống kê SAS. - Đồ thị biểu thị các số liệu trung bình được vẽ theo chương trình Microsolf Word 2007 và Excel 2007 trên máy vi tính. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Nghiên cứu ảnh hưởng của dung dịch ngâm quả Cà độc dược đến sinh trưởng của rau cải bắp Ảnh hưởng dung dịch ngâm quả Cà độc dược đến thời gian sinh trưởng của rau cải bắp Bảng 1 cho thấy, thời gian sinh trưởng của rau cải bắp từ trồng - trải lá; từ trồng – cuốn; từ trồng – thu hoạch ở công thức thí nghiệm đều ngắn hơn đối chứng chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Thời gian từ trồng đến thu hoạch của cải bắp dao động từ 90,41 – 93,51 ngày. Trong đó, thời gian sinh trưởng của rau cải bắp ở CT1 (Phun nước lã) là dài nhất (đạt 91,43 – 93,51 ngày); tiếp đến ở CT2 (Phun d2 xà phòng bột pha với nước theo tỷ lệ 0,1%) đạt 90,94 – 91,38 ngày và ở CT3 (Phun d2 ngâm rễ cây Ruốc cá pha với nước theo tỷ lệ 1:10 và kết hợp với 0,1% xà phòng bột) là ngắn nhất, chỉ đạt 90,41 – 90,97 ngày. Ở các thời vu khác nhau, thời gian sinh trưởng của rau cải bắp không giống nhau: Thời gian từ trồng đến thu hoạch ở vụ ĐXS là dài nhất (đạt 90,97 – 93,51 ngày); tiếp đó ở vụ ĐXCV (đạt 90,68 – 92,43 ngày) và ngắn nhất là ở vụ ĐXM (đạt 90,41 – 91,43 ngày). Bùi Lan Anh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/2: 207 - 212 209 Bảng 1. Ảnh hưởng của dung dịch ngâm quả Cà độc dược đến thời gian sinh trưởng của rau cải bắp Đơn vị tính: ngày Công thức Vụ Đông xuân sớm (Thời gian từ trồng đến...) Vụ Đông xuân chính vụ (Thời gian từ trồng đến...) Vụ Đông xuân muộn (Thời gian từ trồng đến...) Trải lá Cuốn Thu hoạch Trải lá Cuốn Thu hoạch Trải lá Cuốn Thu hoạch CT1 (Đ/C1): Nước lã 25,14a* 43,56a 93,51a 26,06a 42,69a 92,43a 26,13a 41,86a 91,43a CT2 (Đ/C2): xà phòng 0,1% 24,33b 43,02ab 91,26b 24,97b 41,58b 91,38b 25,83b 41,05ab 90,94b CT3: Quả cà độc dược+CT2 24,51c 41,38c 90,97c 24,05bc 40,63c 90,68c 24,52c 39,92c 90,41bc Số liệu trung bình của 2 năm 2009 và 2010 * Trong cùng một cột, số liệu theo sau các chữ khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa với độ tin cậy 99% trong so sánh Duncan Ảnh hưởng dung dịch ngâm quả Cà độc dược đến khả năng ra lá và đường kính bắp Bảng 2: Ảnh hưởng của dung dịch ngâm quả Cà độc dược đến khả năng ra lá và đường kính bắp cải Công thức Số lá/cây (lá) Đường kính bắp (cm) ĐXS ĐXCV ĐXM ĐXS ĐXCV ĐXM CT1 (Đ/C1): Nước lã 24,27c* 27,82c 25,53c 37,0c 42,41c 38,92c CT2 (Đ/C2): xà phòng 0,1% 25,71b 28,34b 26,56b 45,48b 51,90b 47,84b CT3: Quả cà độc dược + CT2 28,0 30,82 29,39 68,29 75,15 71,67 Số liệu trung bình của 2 năm 2009 và 2010 * Trong cùng một cột, số liệu theo sau các chữ khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa với độ tin cậy 99% trong so sánh Duncan Bảng 2 cho thấy: Số lá/cây ở công thức thí nghiệm cao hơn ở công thức đối chứng chắc chắn ở mức độ tin cậy 99%. Trong đó, số lá ở CT3 (phun d2 ngâm Quả cà độc dược) là cao nhất (đạt 28,0 – 30,82 lá); tiếp đến số lá ở CT2 (phun dung dịch 0,1% xà phòng) đạt 25,71 – 28,34 lá và số lá/cây ở CT1 (phun nước lã) là thấp nhất, chỉ đạt 24,27 – 27,82 lá. Số lá/cây ở vụ đông xuân chính vụ (ĐXCV) cao nhất (đạt 27,82 – 30,82 lá); tiếp đến ở vụ đông xuân muộn (ĐXM) đạt 25,53 – 29,39 lá và số lá/cây ở vụ đông xuân sớm (ĐXS) là thấp nhất, chỉ đạt 24,27 – 28,0 lá. Đường kính bắp ở công thức thí nghiệm cao hơn ở công thức đối chứng chắc chắn ở mức độ tin cậy 99%. Trong đó, đường kính bắp ở CT3 (phun d2 ngâm Quả cà độc dược) là cao nhất (đạt 68,29 – 75,15 cm); tiếp đến số lá ở CT2 (phun dung dịch 0,1% xà phòng) đạt 45,48 – 51,90 cm và đường kính bắp ở CT1 (phun nước lã) là thấp nhất, chỉ đạt 37,0 – 42,41 cm. Đường kính bắp ở vụ đông xuân chính vụ (ĐXCV) cao nhất (đạt 42,41 – 75,15 cm); tiếp đến ở vụ đông xuân muộn (ĐXM) đạt 38,92 – 71,67 cm và đường kính bắp ở vụ đông xuân sớm (ĐXS) là thấp nhất, chỉ đạt 37,0 – 68,29 cm. Nghiên cứu hiệu quả của dung dịch ngâm quả Cà độc dược trong phòng trừ một số loài sâu hại chính trên rau cải bắp Bảng 3 cho thấy, dung dịch ngâm quả Cà độc dược kết hợp với 0,1% xà phòng bột có hiệu lực phòng trừ sâu hại rau cải bắp cao hơn cả 2 công thức đối chứng (phun nước lã – CT1 và đối chứng phun 0,1% xà phòng – CT2) chắc chắn ở mức độ tin cậy 99%. Bùi Lan Anh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/2: 207 - 212 210 Bảng 3. Hiệu lực của dung dịch ngâm quả Cà độc dược trong phòng trừ một số loài sâu hại chính trên rau cải bắp (TN ngoài đồng ruộng) Đơn vị tính: % Công thức thí nghiệm Sau phun 1 ngày Sau phun 5 ngày Sâu xanh Sâu tơ Sâu khoang Bọ nhảy Rệp Sâu xanh Sâu tơ Sâu khoang Bọ nhảy Rệp CT1 (Đ/C1): Nước lã 0,0c 0,0c 0,0c 0,0c 0,0c 0,0c 0,0c 0,0c 0,0c 0,0c CT2 (Đ/C2): xà phòng 0,1% 5,25b 3,96b 5,03b 2,37b 7,46b 8,26b 6,27b 7,88b 3,76b 11,80b CT3: Quả Cà độc dược+ CT2 25,42a 25,59a 20,32a 32,11a 37,91a 76,49a 83,97a 77,49a 100,0a 88,94a * Trong cùng một cột, số liệu theo sau các chữ khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa với độ tin cậy 99% trong so sánh Duncan Dung dịch ngâm quả Cà độc dược kết hợp với 0,1% xà phòng bột phát huy hiệu lực phòng trừ sâu hại rau cải bắp ngay sau phun 1 ngày (đạt 20,32 – 37,91%), sau đó hiệu lực tiếp tục tăng lên và đạt cao nhất sau phun 5 ngày (đạt 76,49 – 100,0%). Nghiên cứu ảnh hưởng của dung dịch ngâm quả Cà độc dược đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất bắp cải Bảng 4. Ảnh hưởng của dung dịch ngâm quả Cà độc dược đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suẩt bắp cải CT thí nghiệm Độ chặt của bắp Khối lượng TB bắp (kg) Năng suất thực thu (tấn/ha) ĐXS ĐXCV ĐXM ĐXS ĐXCV ĐXM ĐXS ĐXCV ĐXM CT1 (Đ/C1): Nước lã >1 >1 >1 0,75c* 0,90c 0,81c 10,77c 12,40c 11,45c CT2 (Đ/C2): xà phòng 0,1% <1 <1 <1 0,83b 1,0b 0,89b 12,51b 14,91b 13,65b CT3: Quả Cà độc dược +CT2 <1 <1 <1 1,73a 2,07a 1,86a 37,27a 43,34a 39,84a * Trong cùng một cột, số liệu theo sau các chữ khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa với độ tin cậy 99% trong so sánh Duncan Bảng 4 cho thấy: Độ chặt của bắp, khối lượng trung bình bắp và năng suất bắp cải đều cao hơn đối chứng cả 2 đối chứng (phun nước lã – CT1 và đối chứng phun 0,1% xà phòng – CT2) chắc chắn ở mức độ tin cậy 99%. Khối lượng trung bình bắp ở vụ ĐXCV cao nhất (đạt 0,90 – 2,07 kg); tiếp đến ở vụ ĐXM (đạt 0,81 – 1,86 kg) và khối lượng trung bình bắp thấp nhất ở vụ ĐXS (đạt 0,75 – 1,73 kg). Năng suất bắp cải ở vụ ĐXCV cao nhất (đạt 12,40 – 43,34 tấn/ha); tiếp đến ở vụ ĐXM (đạt 11,45 – 39,84) và năng suất bắp cải thấp nhất ở vụ ĐXS (đạt 10,77 – 37,27 tấn/ha). KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHI Kết luận Thời gian sinh trưởng của cải bắp ở CT3 (phun dung dịch ngâm quả Cà độc dược + 0,1% xà phòng) ngắn hơn so với 2 công thức đối chứng. Còn khả năng ra lá và đường kính bắp cải ở CT3 đều cao hơn đối chứng. Dung dịch ngâm quả Cà độc dược kết hợp với 0,1% xà phòng có hiệu lực phòng trừ sâu hại rau cải bắp nhanh và mạnh (đạt 20,32 – 37,91% sau phun 1 ngày và đạt 76,49 – 100,0% sau phun 5 ngày). Bùi Lan Anh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/2: 207 - 212 211 Năng suất bắp cải ở CT3 (phun dung dịch ngâm quả Cà độc dược + 0,1% xà phòng) đạt cao nhất 37,27 – 43,34 tấn/ha; tiếp đến dung dịch xà phòng 0,1% (đạt 12,51 – 14,91 tấn/ha) và thấp nhất là CT1 (phun nước lã) đạt 10,77 – 12,4 tấn/ha. Trong các thời vụ trồng bắp cải, năng suất rau bắp cải trồng chính vụ đạt cao nhất (12,40 – 43,34 tấn/ha); tiếp đến vụ muộn (đạt 11,45 – 39,84 tấn/ha) và thấp nhất là rau bắp cải trồng vụ sớm (đạt 10,77 – 37,27 tấn/ha). Đề nghị Dung dịch ngâm quả Cà độc dược có hiệu quả cao trong phòng trừ sâu hại rau cải bắp nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cây sinh trưởng phát triển tốt, đạt năng suất cao. Mặt khác, việc sản xuất rau bằng sử dụng rễ cây Ruốc cá còn không gây ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe con người và những loài có ích; đồng thời không có dư lượng thuốc tồn dư trong sản phẩm. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thục Anh (2010), "Vai trò của canxi trong thời kỳ mang thai", Sức khỏe và đời sống, cơ quan ngôn luận của bộ Y tế, Ngày 21 tháng 5. 2. Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (2001), Quyết định về việc Ban hành Tiêu chuẩn ngành 10TCN 442-2001 đến 10TCN 448-2001, Số 116/2001/QĐ-BNN ngày 04 tháng 12 năm 2001. 3. Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn (2013), Thông tư Ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Khảo nghiệm giống cây trồng, Số 33/2013/TT-BNNPTNT ngày 21 tháng 06 năm 2013. 4. Đinh Xuân Hưởng, Trần Xuân Bí, Lê Văn Thiệu và Lê Thị Tĩnh (1987), "Một số kết quả khảo sát thuốc thảo mộc trừ bọ xít dài hại lúa", Thông tin BVTV, 5, tr. 193 - 195. 5. Đỗ Văn Ngạc (1979), "Bước đầu nghiên cứu sử dụng cây Bình bát làm thuốc trừ sâu", Thông tin BVTV, 3. 6. Phùng Chúc Phong (2010), "Vai trò quan trọng của rau tươi trong dinh dưỡng", Viện dinh dưỡng, ngày 20 tháng 5. 7. Anderson J.W and Davis R.H. (2009), "Health benefits of dietary fiber", Nutr Rev., Vol. 67(4), pp. 188 - 205. 8. Boeing H., Dietrich T., Hoffmann K., Pischon T., Ferrari P., Lahmann P.H., Boutron-Ruault M.C., Clavel-Chapelon F., Allen N., Key T., Skeie G., Lund E., Olsen A., Tjonneland A., Overvad K., Jensen M.K., Rohrmann S., Linseisen J., Trichopoulou A., Bamia C., Psaltopoulou T., Weinehall L., Johansson I., Sánchez M.J., Jakszyn P., Ardanaz E., Amiano P., Chirlaque M.D., Quirós J.R., Wirfalt E., Berglund G., Peeters P.H., van Gils C.H., Bueno-de-Mesquita H.B., Büchner F.L., Berrino F., Palli D., Sacerdote C., Tumino R., Panico S., Bingham S., Khaw K.T., Slimani N., Norat T., Jenab M. and Riboli E. (2006), "Intake of fruits and vegetables and risk of cancer of the upper aero-digestive tract", The prospective EPIC-study-Cancer cause and control, Vol. 17(7), pp. 957 - 969. 9. Henderson C. F. and Tilton E. W. (1955), “Tests with acaricides against the brow wheat mite”, J. Econ. Entomol, Vol. 48, pp. 157 – 161. Bùi Lan Anh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/2: 207 - 212 212 SUMMARY STUDY ON THE PRODUCTION OF BRASSICACEAE VEGETABLES DURING THE WINTER-SPRING SEASON 2009-2010 IN THAI NGUYEN USING DATURA METEL LINNAEUS -IMMERSED SOLUTION Bui Lan Anh* College of Agriculture and Forestry - TNU The growth time of cabbages in treatment CT3 sprayed by the soapberry-immersed solution plus 0.1% soap solution was shorter than the control (control 1-CT1 used water and control 2-CT2 sprayed 0.1% soap solution. The abilitiy of cabbages to develope leaves and diameter in CT3 was higher than the control. The use of Datura metel-immersed solution plus 0.1% soap solution showed to effectively and fast control the insects (The outcome was 20.32 – 37.91% after 1 day spray and 76.49 – 100,0% after 5 day spray). The yield of cabbage in CT3 reached from 37.27 to 43.34 tonne/ha, followed by 0.1% soap solution (12.51 - 14.91 tonne/ha), the lowest yield was in CT1, ranging from 10.77 to 12.4 tonne/ha. Amongst cabbages growing seasons, the highest production was from main season (12.4-43.34 tonne/ha, the medium was late season (11.45-39.84 tonne/ha) and the lowest was early season (10.77-37.27 tonne/ha) Key words: Datura metel Linnaeus, Brassicaceae, detergent, cabbageworm, Diamondback, Cutworm, Fleabeetles, Aphid Các từ viết tắt trong bài báo: d2: Dung dịch CT: Công thức Đ/C: Đối chứng BVTV: Bảo vệ thực vật ĐXS: Đông xuân sớm ĐXCV: Đông xuân chính vụ ĐXM: Đông xuân muộn Phản biện khoa học: GS.TS. Nguyễn Ngọc Ngoạn – Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên * Tel: 0948.818.246; Email: lyanh.bui@gmail.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbrief_41669_45439_155201414322535_8501_2048575.pdf
Tài liệu liên quan