- Trọng lượng và thể tích các xô ủ thay đổi
trong quá trình ủ
+ Sau 8 ngày ủ trọng lượng các xô bắt đầu
giảm. Đến ngày thứ 32 trọng lượng các xô ủ
biến động từ 3,6 – 3,8 kg. Trong đó công thứ
3 (ủ với men rượu) có trọng lượng (3,6 kg)
thấp hơn các công thức khác
+ Thể tích của hỗn hợp các xô ủ trong 4 ngày
đầu tăng lên từ 0,5 - 1 dm3, sau đó giảm dần
theo thời gian ủ. Sau 32 ngày thể tích trong
các xô ủ biến động từ 9,89 – 10,6 dm3, trong
đó công thức 1 (hỗn hợp ủ với EM) giảm thể
tích ít nhất.
- Kết quả sử dụng các loại phân sau ủ trồng
rau cải canh cho thấy các công thức sử dụng
phân bón được ủ từ hỗn hợp thân ngô, rơm rạ
với chế phẩm EM, tro và men rượu thì rau cải
canh sinh trưởng tốt hơn, chiều cao, số lá và
năng suất cao hơn so với ủ không
6 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 25/03/2022 | Lượt xem: 214 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu sản xuất phân hữu cơ từ phế phụ phẩm nông nghiệp tại huyện Quảng Uyên - Tỉnh Cao Bằng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trương Thị Ánh Tuyết và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/2: 125 - 130
125
NGHIÊN CỨU SẢN XUẤT PHÂN HỮU CƠ TỪ PHẾ PHỤ PHẨM
NÔNG NGHIỆP TẠI HUYỆN QUẢNG UYÊN - TỈNH CAO BẰNG
Trương Thị Ánh Tuyết*, Lý Văn Sơn, Hà Huy Hoàng
Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Trong thời gian từ tháng 2 – 4/2013, chúng tôi đã tiến hành thí nghiệm nghiên cứu sản xuất phân
hữu cơ từ phế phụ phẩm nông nghiệp tại huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng. Kết quả cho thấy khi
ủ hỗn hợp thân ngô, rơm rạ với các chế phẩm, nhiệt độ trong các xô ủ tăng dần trong quá trình ủ.
Đến ngày thứ 12 nhiệt độ trong các xô đạt cao nhất, sau đó giảm dần, đồng thời với giảm nhiệt độ
thì trọng lượng và thể tích các xô ủ cũng giảm theo. Kết quả sử dụng các loại phân sau ủ trồng rau
cải canh cho thấy các công thức sử dụng phân bón được ủ từ hỗn hợp thân ngô, rơm rạ với chế
phẩm EM, tro và men rượu thì rau cải canh sinh trưởng tốt hơn, chiều cao, số lá và năng suất cao
hơn so với ủ không
Từ khóa: EM, men rượu, phân hữu cơ, phế phụ phẩm nông nghiệp, ủ phân, tro
ĐẶT VẤN ĐỀ*
Cao Bằng là một tỉnh thuộc trung du miền núi
phía Bắc Việt Nam, kinh tế chủ yếu của tỉnh
là dựa vào sản xuất nông nghiệp và khai
khoáng. Hoạt động nông nghiệp hàng năm
làm phát sinh nhiều loại phế phụ phẩm nông
nghiệp, nếu không được xử lý sẽ ảnh hưởng
trực tiếp đến đời sống và sức khỏe của người
dân, làm mất cảnh quan đô thị nông thôn. Để
xử lý phế phụ phẩm sau khi thu hoạch, đại đa
số người dân đều đem đốt bỏ. Điều này không
những gây ô nhiễm môi trường mà còn lãng
phí nguồn nguyên liệu phân bón, vì đa số phế
phụ phẩm nông nghiệp đều là chất hữu cơ nên
dễ dàng phân hủy nếu có biện pháp hợp lý
(Đặng Văn Minh và cs, 2011).
Huyện Quảng Uyên nằm ở phía Đông tỉnh
Cao Bằng, tiềm năng khai thác các nguồn
nguyên liệu sẵn có để sản xuất phân bón tại
chỗ ở đây rất lớn. Các phế phụ phẩm từ sản
xuất nông nghiệp như: rơm rạ, thân lá ngô,
thân lá vỏ quả các cây họ đậu và nhiều loại
chất hữu cơ xanh khác sau khi thu hoạch vẫn
chưa được tận dụng để làm phân bón. Có thể
nói đây là nguồn tài nguyên vô cùng lớn và có
giá trị đối với sản xuất nông nghiệp. Nếu
lượng phế phụ phẩm này cứ tiếp tục bị đốt, vứt
bỏ không hoàn trả cho đất thì đất sẽ thiếu trầm
trọng chất hữu cơ, ngày càng chai cứng, không
*
Tel 0916938087; email: truongthianhtuyet@tuaf.edu.vn
có khả năng hút và giữ nước, khiến cây cối
không thể sinh trưởng, phát triển bình thường
nên năng suất thấp và giảm dần theo thời gian.
Việc tận dụng phế phụ phẩm nông nghiệp để
sản xuất phân hữu cơ không chỉ tận dụng được
nguồn phế thải mà còn đem lại nhiều lợi ích về
mặt kinh tế, xã hội và môi trường.
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
- Phế phụ phẩm nông nghiệp (thân ngô và
rơm rạ)
- Cây rau cải canh
Nội dung
- Nghiên cứu sự thay đổi nhiệt độ ở các công
thức thí nghiệm
- Nghiên cứu sự thay đổi trọng lượng và thể tích
trong quá trình ủ ở các công thức thí nghiệm
- Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và năng
suất của rau cải canh trên các loại phân sau ủ
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu sản xuất phân
bón từ phế phụ phẩm nông nghiệp
Thí nghiệm gồm 4 công thức, 3 lần nhắc lại
+ Công thức 1: Hỗn hợp thân ngô và rơm rạ ủ
với chế phẩm EM2
+ Công thức 2: Hỗn hợp thân ngô và rơm rạ ủ
với tro
Trương Thị Ánh Tuyết và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/2: 125 - 130
126
+ Công thức 3: Hỗn hợp thân ngô và rơm rạ ủ
với men rượu
+ Công thức 4: Hỗn hợp thân ngô và rơm rạ ủ
không
Mỗi công thức được tiến hành với 3 xô (3 xô
x 3 lần nhắc lại = 9 xô), cả thí nghiệm là 36
xô, mỗi xô gồm 4kg thân ngô và rơm rạ.
• Cách ủ
+ Sơ đồ quy trình
+ Các bước tiến hành
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ
- Phế phụ phẩm có nguồn gốc từ nông nghiệp
băm nhỏ dài từ 5 đến 10cm phơi khô.
- Chế phẩm EM2, Men rượu, tro,
- Xô nhựa tối màu,
- Túi nilong tối màu, dây cao su để đậy kín
miệng xô.
Bước 2: Trộn chế phẩm với nguyên liệu ủ
- Cho nguyên liệu vào từng xô sau đó cho
thêm chế phẩm vào trộn đều
- Nếu khô quá cho thêm nước vào cho độ ẩm
đạt từ 50 đến 60% là được
Bước 3: Tiến hành ủ
- Đảo đều cho nguyên liệu thấm đều chế
phẩm đem ủ
- Dùng túi chụp miệng xô lại và quấn dây cao
su bên ngoài tránh tiếp xúc với không khí.
Bước 4: Bảo quản
- Sau khi ủ chọn nơi thoáng mát tránh ánh
nắng để xô ủ
- Sau 4 ngày kiểm tra xô ủ, đo các chỉ số liên
quan và đảo lại cho đều.
+ Thời gian tiến hành từ 15/2 – 20/3
• Cách theo dõi
+ Theo dõi kiểm tra 4 ngày một lần: Mở túi
nilong chụp miệng xô ra kiểm tra, đo đếm các
chỉ tiêu, sau đó chụp lại và quấn dây cao su
cho kín miệng xô
• Các chỉ tiêu theo dõi
+ Đánh giá cảm quan: xác nhận màu sắc và
mùi vị đặc trưng của từng xô ủ
+ Đo nhiệt độ: Dùng nhiệt kế cắm vào giữa
xô ủ để 3 đến 5 phút rồi ghi chỉ số nhiệt độ,
các lần đo vào cùng thời gian trong ngày
khoảng 4 đến 5 giờ chiều.
+ Cân khối lượng: Dùng cân bàn để cân, đặt
cả xô ủ lên cân rồi ghi số cân và trừ đi trọng
lượng của xô với túi nilong, dây cao su quấn
ngoài.
+ Đo thể tích: Dùng thước cứng hình vuông
nhỏ cắm vào giữa xô ủ để đo chiều cao phân
ủ rồi ghi kết quả lại.
Công thức tính thể tích là:
V = πR2h
Trong đó: - V là thể tích
- R là bán kính trung bình của xô ủ bằng
15cm = 1,5dm
- h là chiều cao thực của nguyên liệu ủ trong xô.
Theo dõi sinh trưởng của cây
- Loại cây trồng: rau cải canh có thời gian
sinh trưởng nhanh
- Thời gian trồng: 20/3/2013 đến 30/4/2013
- Diện tích trồng: 24 m2 chia thành 12 ô, mỗi
ô 2m2, mật độ trồng 20x20
- Lượng phân bón áp dụng theo công thức 10
tấn phân/1ha. Theo đó, mỗi ô thí nghiệm
(2m2) bón 2kg phân ủ.
- Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên
hoàn chỉnh với 3 lần nhắc lại
Phương pháp theo dõi
- Động thái sinh trưởng của cây
+ Theo dõi sau trồng 10 ngày, cứ 5 ngày tiến
hành đo đếm 1 lần
+ Đo từ mặt đất đến đỉnh sinh trưởng, đo 10
cây trong một luống.
- Động thái ra lá
+ Theo dõi trên các cây đo chiều cao, đếm
cùng thời điểm đo chiều cao cây
Chuẩn bị nguyên liệu và dụng cụ
Trộn chế phẩm với nguyên liệu ủ
Tiến hành ủ
Bảo quản
Trương Thị Ánh Tuyết và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/2: 125 - 130
127
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Kết quả nghiên cứu sự thay đổi nhiệt độ trong quá trình ủ của các công thức thí nghiệm
Bảng 1: Diễn biến của nhiệt độ trong nguyên liệu của các công thức thí nghiệm
Đơn vị: 0C
Thời gian sau khi ủ
(ngày)
Hỗn hợp thân ngô và rơm rạ ủ với......
EM Tro Men rượu Ủ không
1 21 21 21 21
4 36 27 35 28
8 47 46 46 43
12 53 53 54 52
16 48 49 47 49
20 44 42 42 45
24 38 36 37 40
28 34 33 35 35
32 30 30 32 32
Bảng 2: Diễn biến về sự thay đổi trọng lượng trong quá trình ủ
Đơn vị: kg
Thời gian sau khi ủ (ngày) Hỗn hợp thân ngô và rơm rạ ủ với...... EM Tro Men rượu Ủ không
1 4,0 4,0 4,0 4,0
4 4,0 4,0 4,3 4,0
8 3,9 4,0 4,1 4,0
12 3,8 3,9 3,9 3,9
16 3,8 3,9 3,9 3,9
20 3,8 3,9 3,7 3,8
24 3,8 3,9 3,7 3,8
28 3,7 3,8 3,6 3,8
32 3,7 3,8 3,6 3,8
Số liệu bảng 1 cho thấy sau khi ủ nhiệt độ
tăng dần ở các công thức thí nghiệm. Sau 4
ngày nhiệt độ ở các công thức đã đạt 27-360C.
Trong đó, hỗn hợp rơm rạ thân ngô ủ với EM
có nhiệt độ tăng cao nhất (360C), ủ với men
rượu (350C). Đến ngày 12 sau ủ, nhiệt độ
trong các xô ủ đạt cao nhất, dao động từ 52-
540C. Trong đó, hỗn hợp ủ với men rượu có
nhiệt độ cao nhất (540C), tiếp đến là hỗn hợp
ủ với EM và tro bếp (530C), ủ không có nhiệt
độ thấp nhất (520C). Sau thời điểm này, nhiệt
độ các xô ủ theo công thức thí nghiệm giảm
dần, đến 32 ngày sau ủ nhiệt độ trong các xô
ủ giảm còn 30-320C.
Kết quả theo dõi sự thay đổi sự thay đổi về
trọng lượng và thể tích trong quá trình ủ
của các công thức thí nghiệm
Sự thay đổi về trọng lượng
Số liệu bảng 2 cho thấy trong 4 ngày đầu hỗn
hợp ủ không có sự thay đổi về trọng lượng
(trừ công thức 3: ủ với men rượu), công thức
ủ với men rượu trọng lượng tăng là do men
rượu ở dạng lỏng.
Sau 8 ngày trở đi trọng lượng các xô ủ ở các
công thức thí nghiệm giảm dần. Đến ngày thứ
32 sau ủ, trọng lượng hỗn hợp trong các xô ủ
biến động từ 3,6 – 3,8 kg. Trong đó công thức
3 (ủ với men rượu) có trọng lượng (3,6 kg)
thấp hơn các công thức khác.
Sự thay đổi về thể tích
Số liệu bảng 3 cho thấy sự thay đổi về thể tích
trong các xô ủ khá phức tạp trong vài ngay
đầu tiên thể tích trong các xô ủ tăng lên từ 0,5
đến 1 dm3 nhưng các ngày tiếp theo thể tích
các xô ủ giảm dần theo thời gian ủ. Thể tích
diễn biến như vậy là do nguyên liệu khô
Trương Thị Ánh Tuyết và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/2: 125 - 130
128
khi ủ cho thêm nước làm thời gian đầu
nguyên liệu bị trương nước sau đó có sự phân
giải xảy ra thể tích bắt đầu giảm dần. Sau 32
ngày ủ thể tích trong các xô ủ biến động từ
9,89 – 10,6 dm3.
Kết quả nghiên cứu khả năng sinh trưởng
của rau cải canh trồng bằng các loại phân
sau khi ủ
Động thái tăng trưởng chiều cao cây
Số liệu bảng 4 cho thấy sau trồng 10 ngày
chiều cao cây của các công thức thí nghiệm
chênh lệch không lớn, biến động từ 16,2-17,7
cm. Tốc độ tăng trưởng chiều cao tăng dần
qua các giai đoạn sinh trưởng.
Giai đoạn 35 ngày sau trồng chiều cao cây rau
ở các công thức thí nghiệm biến động từ 31,4
-35,6cm. Trong đó công thức 1 (bón phân hỗn
hợp ủ EM) và công thức 2 (bón phân hỗn hợp
ủ men rượu) có chiều cao cây cao nhất (35,5-
35,6cm), công thức 4 (hỗn hợp ủ không) có
chiều cao cây thấp nhất ở mức tin cậy 95%.
Động thái ra lá của cây
Số liệu bảng 5 cho thấy số lá rau tăng dần
theo thời gian sinh trưởng, tăng nhanh nhất là
giai đoạn từ 20 – 30 ngày sau trồng, sau giai
đoạn này tốc độ ra lá chậm lại. Thời điểm thu
hoạch (35 ngày sau trồng), số lá các rau cải ở
các công thức thí nghiệm đạt từ 8,4 – 10,3.
Trong thí nghiệm công thức 1,2 và 3 có số lá
tương đương nhau và cao hơn công thức 4 ở
mức tin cậy 95%.
Bảng 3: Diễn biến về thể tích của nguyên liệu trong từng xô ủ
Đơn vị: dm3
Thời gian sau khi ủ (ngày) Hỗn hợp thân ngô và rơm rạ ủ với......
EM Tro Men rượu Ủ không
0 14,84 15,54 16,25 14,13
4 15,54 14,84 16,25 14,84
8 14,13 14,13 14,13 14,13
12 13,42 14,13 13,42 14,13
16 13,42 12,72 13,42 13,42
20 12,72 11,30 12,01 12,72
24 12,72 11,30 12,01 11,30
28 11,30 10,60 11,30 10,60
32 10,60 9,89 9,89 9,89
Bảng 4: Động thái tăng trưởng chiều cao của rau cải canh trồng bằng các sản phẩm phân bón sau khi ủ
Đơn vị: cm
CT
S ố ngày
Loại phân
Chiều cao cây sau trồng ngày
10 15 20 25 30 35
1 Hỗn hợp ủ với EM 17,7 21,4 24,9 27,5 31,7 35,6
2 Hỗn hợp ủ với tro 17,6 20,9 23,8 26,6 29,5 33,1
3 Hỗn hợp ủ với men rượu 17,5 21,8 25,5 27,1 30,9 35,5
4 Hỗn hợp ủ không 16,2 18,5 21,6 25,3 28,2 31,4
P <0,05
CV% 3,2
LSD.05 1,59
Trương Thị Ánh Tuyết và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/2: 125 - 130
129
Bảng 5: Động thái ra lá của rau cải canh trồng bằng các sản phẩm phân bón sau khi ủ
Đơn vị: lá
CT
Số ngày
Loại phân
Số lá sau trồng ngày
10 15 20 25 30 35
1 Hỗn hợp ủ với EM 4,7 5,6 6,7 8,2 9,8 10,3
2 Hỗn hợp ủ với tro 4,1 5,4 6,7 7,9 8,6 9,1
3 Hỗn hợp ủ với men rượu 4,4 5,3 6,6 7,5 8,7 9,4
4 Hỗn hợp ủ không 3,8 4,6 5,5 6,3 7,4 8,4
P <0,05
CV% 6,5
LSD.05 1,2
Năng suất rau cải canh ở các công thức
thí nghiệm
Bảng 6. Năng suất rau cải canh ở các công thức
thí nghiệm
CT Loại phân Năng suất
(tạ/sào)
1 Hỗn hợp ủ với EM 9,18
2 Hỗn hợp ủ với tro 7,92
3 Hỗn hợp ủ với men rượu 9,00
4 Hỗn hợp ủ không 7,20
P <0,05
CV% 3,7
LSD.05 0,62
Số liệu bảng 6 cho thấy năng suất rau cải canh
trồng trên các loại phân sau ủ ở các công thức
biến động từ 7,2 – 9,18 tạ/sào. Trong thí
nghiệm năng suất rau cải ở công thức 1 (hỗn
hợp ủ với EM) và công thức 3 (hỗn hợp ủ với
men rượu) đạt năng suất cao nhất (9 – 9,18
tạ/sào), tiếp đến là công thức 2 (hỗn hợp ủ với
tro) và công thức 4 (hỗn hợp ủ không) đạt
năng suất thấp nhất (7,2 tạ/sào), sự sai khác
giữa các công thức trên có ý nghĩa ở mức tin
cậy 95%. Như vậy khi sử dụng hỗn hợp thân
ngô và rơm rạ làm phân bón nên ủ với chế
phẩm EM, tro hoặc men rượu để các hỗn hợp
trên nhanh chóng phân hủy cung cấp dinh
dưỡng cho cây trồng.
KẾT LUẬN
- Khi ủ hỗn hợp thân ngô, rơm rạ với các chế
phẩm, nhiệt độ trong các xô ủ tăng dần trong
quá trình ủ. Sau ủ 12 ngày nhiệt độ trong các
xô đạt cao nhất, dao động từ 52-540C. Trong
đó, hỗn hợp ủ với men rượu có nhiệt độ cao
nhất (540C), tiếp đến là hỗn hợp ủ với EM và
tro bếp (530C), ủ không có nhiệt độ thấp nhất
(520C). Sau thời điểm này, nhiệt độ các xô ủ ở
các công thức thí nghiệm giảm dần.
- Trọng lượng và thể tích các xô ủ thay đổi
trong quá trình ủ
+ Sau 8 ngày ủ trọng lượng các xô bắt đầu
giảm. Đến ngày thứ 32 trọng lượng các xô ủ
biến động từ 3,6 – 3,8 kg. Trong đó công thứ
3 (ủ với men rượu) có trọng lượng (3,6 kg)
thấp hơn các công thức khác
+ Thể tích của hỗn hợp các xô ủ trong 4 ngày
đầu tăng lên từ 0,5 - 1 dm3, sau đó giảm dần
theo thời gian ủ. Sau 32 ngày thể tích trong
các xô ủ biến động từ 9,89 – 10,6 dm3, trong
đó công thức 1 (hỗn hợp ủ với EM) giảm thể
tích ít nhất.
- Kết quả sử dụng các loại phân sau ủ trồng
rau cải canh cho thấy các công thức sử dụng
phân bón được ủ từ hỗn hợp thân ngô, rơm rạ
với chế phẩm EM, tro và men rượu thì rau cải
canh sinh trưởng tốt hơn, chiều cao, số lá và
năng suất cao hơn so với ủ không
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Dang Van Minh, Nguyen Van Tam, Le Thi
Thu (2011). “Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón
hữu cơ vi sinh sản xuất tại chỗ đến sinh trưởng,
phát triển của giống lúa CTA 88 tại tỉnh Lào Cai”.
Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Thái
Nguyên, Tập 77, số 01, 29-33.
Trương Thị Ánh Tuyết và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/2: 125 - 130
130
SUMMARY
RESEARCH ON PRODUCTION OF ORGANIC FERTILIZERS
FROM AGRICULTURAL BY-PRODUCTS IN QUANG UYEN DISTRICT
- CAO BANG PROVINCE
Truong Thi Anh Tuyet*, Ly Van Son, Ha Huy Hoang
College of Agriculture and Forestry – TNU
During the period from February- April/2013, we conducted experiments on producing organic
fertilizers fro agricultural by-products in Quang Uyen district, Cao Bang province. The results
showed that compostion of mixture (corn stalks, rice straw) with the preparations, the temperature
in the composted bucket increased during composting progress. By day 12, the temperature in
buckets reached the peak, then decreased gradually, and together with the temperature fall, the
weight and volume of the composted buckets fell down as well. Results of using compost
fertilizers after planting vegetable indicated that vegetable applied fertilizers composted by
mixture of corn stalks, rice straw with the EM, ash and alcoholic ferment developed better, its
height and number of leave and productivity were higher than non-composted fertilizers.
Key words: organic fertilizers, agricultural byproduct, compost, EM, ash and alcoholic ferment
Phản biện khoa học: TS. Nguyễn Thị Mão – Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên
*
Tel 0916938087; email: truongthianhtuyet@tuaf.edu.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_san_xuat_phan_huu_co_tu_phe_phu_pham_nong_nghiep.pdf