- Tỷ lệ mắc gà bệnh Tụ huyết trùng nuôi tại 4
phường, xã trên địa bàn thành phố Thái
Nguyên là 9,43%. Dao động từ 8,2 - 11,82%.
- Gà ở giai đoạn 1 - 30 ngày tuổi thì tỷ lệ mắc
bệnh thấp nhất là 5,65% và cao nhất là giai
đoạn trên 60 ngày tuổi chiếm 13,01%.
- Vụ Hè - Thu gà mắc bệnh chiếm tỷ lệ
12,10% cao hơn vụ Đông - Xuân (7,54%)
- Hầu hết gà mắc bệnh tụ huyết trùng đều có
triệu chứng rõ rệt: gà sốt cao lên đến 42 -
430C, ủ rũ, xù lông, bỏ ăn, đi lại chậm chạp,
đi xiêu vẹo, miệng và mũi nước nhớt sủi bọt
có lẫn máu, mào tích tím thẫm, da tím bầm,
gà ỉa chảy, phân lỏng, nhiều nước, sau có màu
xanh, chứa nhiều dịch nhày, lẫn máu con vật
gầy còm mào yếm sưng thủy thũng. chiếm
tỷ lệ từ 7,59-90,51%.
- Bệnh tích rõ nhất là gan sưng, hoại tử chiếm
100% còn các bệnh tích khác như niêm mạc
ruột viêm, tụ máu, xuất huyết hoặc có phủ
fibrin chiếm từ 40,00% đến 86,67%.
- Bệnh tích vi thể thấy rõ ở gà mắc bệnh tụ
huyết trùng là gan xuất huyết, tăng sinh nhiều
tế bào viêm (100%).
7 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 25/03/2022 | Lượt xem: 236 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu những biến đổi bệnh lý của bệnh tụ huyết trùng ở gà nuôi tại một số phường, xã trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đặng Thị Mai Lan và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/2: 155 - 161
155
NGHIÊN CỨU NHỮNG BIẾN ĐỔI BỆNH LÝ CỦA BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG
Ở GÀ NUÔI TẠI MỘT SỐ PHƯỜNG, XÃ TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
Đặng Thị Mai Lan*, Dương Thị Hồng, Lê Văn Điệp, Nguyễn Thị Hiền
Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Chúng tôi đã tiến hành điều tra và theo dõi gà mắc bệnh tụ huyết trùng tại 4 phường, xã trên địa
bàn thành phố Thái Nguyên và nhận thấy tỷ lệ gà mắc bệnh theo lứa tuổi và mùa vụ là tương đối
cao. Tỷ lệ gà mắc bệnh tụ huyết trùng tính chung cho cả 4 phường, xã là 9,43% và lần lượt các
phường, xã chiếm tỷ lệ dao động từ 8,2 - 11,82%. Quan sát ở gà mắc bệnh đều có những triệu
chứng lâm sàng và bệnh tích đại thể, vi thể đặc trưng. Đồng thời chúng tôi cũng tiến hành điều trị
cho gà mắc bệnh bằng 3 phác đồ (Gentamycin, Sulfathiazole, Oxytetracyclin kết hợp với
B.complex) kết quả thu được dao động từ 57,78-66,67%.
Từ khóa: Gà, bệnh trên gà, gà mắc bệnh tụ huyết trùng, tụ huyết trùng
ĐẶT VẤN ĐỀ*
Thái Nguyên là tỉnh nằm ở vùng Đông Bắc,
sản xuất nông nghiệp là chủ yếu. Trong
những năm gần đây thực hiện mục tiêu CNH-
HĐH nông nghiệp nông thôn theo chủ trương
của Đảng và Nhà nước, Thái Nguyên đã tập
trung chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu trong nông
nghiệp, ngành chăn nuôi từng bước đã có sự
đầu tư về khoa học kỹ thuật, vốn, đưa giống
mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất
góp phần làm thay đổi bộ mặt kinh tế nông
thôn. Với địa hình thuận lợi, chính sách chăn
nuôi phù hợp, đặc biệt trên địa bàn tỉnh có rất
nhiều công ty, trại sản xuất giống, thức ăn chăn
nuôi, nên chăn nuôi gà phát triển mạnh mẽ với
rất nhiều trại nuôi gà quy mô lớn.
Tuy nhiên, hiện nay ngành chăn nuôi gà còn
gặp nhiều khó khăn nảy sinh trong quy trình
chăm sóc nuôi dưỡng và vệ sinh thú y phòng
chống dịch bệnh dẫn đến đến gà thường mắc
một số bệnh như: Ký sinh trùng, Newcastle,
Tụ huyết trùng, Gumboro Đặc biệt bệnh Tụ
huyết trùng gây thiệt hại không nhỏ đến
ngành chăn nuôi.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của sản xuất,
đồng thời để thấy rõ hơn về tình hình nhiễm
*
Tel: 0912975021, Email: landangmaiorchiddhtn@gmail.com
bệnh, triệu chứng, bệnh tích của gà mắc bệnh
Tụ huyết trùng, góp phần khống chế dịch
bệnh và làm giảm bớt thiệt hại về kinh tế
trong ngành chăn nuôi gia cầm hiện nay
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài
“Nghiên cứu những biến đổi bệnh lý của
bệnh Tụ huyết trùng ở gà nuôi tại một số
phường xã trên địa bàn thành phố Thái
Nguyên”.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Gà ở mọi lứa tuổi nuôi tại một số phường, xã
của thành phố Thái Nguyên.
Phương pháp nghiên cứu
+ Theo dõi và mô tả triệu chứng và bệnh tích
bằng thuật ngữ chuyên môn.
+ Thu thập mẫu bệnh phẩm từ gà mắc bệnh tụ
huyết trùng tiến hành làm tiêu bản vi thể và
quan sát trên kính hiển vi điện tử những biến
đổi của cơ quan, tổ chức.
+ Sử dụng thử nghiệm một số phác đồ điều trị
cho gà mắc bệnh tụ huyết trùng.
+ Phương pháp xử lý số liệu theo phương
pháp thống kê sinh vật học.
Đặng Thị Mai Lan và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/2: 155 - 161
156
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Tình hình gà mắc bệnh tụ huyết trùng nuôi ở một số phường, xã trên địa bàn thành phố
Thái Nguyên
Bảng 1. Tỷ lệ gà mắc bệnh tụ huyết trùng tại 4 phường, xã trên địa bàn thành phố
Địa điểm Số gà điều tra (con)
Số gà mắc bệnh
(con)
Tỷ lệ
(%)
P. Quang Trung 423 50 11,82
P. Tân Lập 350 32 9,14
P. Đồng Quang 415 36 8,67
Xã Quyết Thắng 488 40 8,20
Tính chung 1.676 158 9,43
Chúng tôi đã tiến hành điều tra 4 phường, xã trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, kết quả cho
thấy: trong tổng số 1.676 gà điều tra có 158 gà mắc bệnh chiếm tỷ lệ là 9,43%. Trong đó phường
có tỷ lệ mắc bệnh cao nhất là phường Quang Trung với 50 con mắc trong tổng số 423 con điều
tra chiếm 11,82% sau đó là phường Tân Lập với 32 con mắc trên tổng số 350 con điều tra chiếm
9,14%; phường Đồng Quang chiếm 8,67% và cuối cùng là xã Quyết Thắng chiếm tỷ lệ thấp nhất
là 8,20%.
Tình hình gà mắc bệnh tụ huyết trùng theo lứa tuổi
Bảng 2. Tỷ lệ gà mắc bệnh tụ huyết trùng theo lứa tuổi
Tuổi gà (ngày) Số gà điều tra (con) Số gà bị bệnh (con) Tỷ lệ (%)
SS - 30 496 18 3,62
30 - 60 588 53 9,01
> 60 592 77 13,01
Tính chung 1.676 158 9,43
Kết quả ở bảng 2 cho thấy: giai đoạn từ SS - 30 ngày tuổi có 18 gà mắc bệnh trong tổng số 496
gà điều tra chiếm tỷ lệ mắc bệnh thấp nhất là 3,62%, đứng thứ 2 là giai đoạn 30 - 60 ngày tuổi có
53 gà mắc bệnh trong tổng 588 con điều tra chiếm 9,01% và cao nhất là giai đoạn trên 60 ngày
tuổi với tỷ lệ bị bệnh là 13,01%.
Tình hình gà mắc bệnh Tụ huyết trùng theo mùa vụ
Bảng 3. Tỷ lệ gà mắc bệnh tụ huyết trùng theo mùa vụ
Mùa vụ theo dõi Số gà điều tra (con) Số gà mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%)
Đông - Xuân 982 74 7,54
Hè - Thu 694 84 12,10
Tính chung 1.676 158 9,43
Kết quả ở bảng 3 cho thấy tỷ lệ gà mắc bệnh tụ huyết trùng giữa các mùa vụ trong năm có sự
khác nhau rõ rệt. Vụ Hè - Thu chiếm 12,10% cao hơn so với vụ Đông- Xuân (chiếm 7,54%). Vì
vào vụ Hè - Thu thường hay có các trận mưa rào đột ngột, ẩm ướt hoặc các cơn gió lạnh đầu mùa
tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát triển. Còn vụ Đông - Xuân thì tỷ lệ nhiễm thấp hơn là
do mùa Đông thời tiết tương đối lạnh, khí hậu hanh khô.
Đặng Thị Mai Lan và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/2: 155 - 161
157
Một số triệu chứng lâm sàng của gà mắc bệnh tụ huyết trùng
Bảng 4. Các biểu hiện lâm sàng của gà mắc bệnh tụ huyết trùng
Số gà
theo dõi
(con)
Số gà bị
bệnh
(con)
Triệu chứng lâm sàng quan sát được
Số gà có
biểu hiện
(con)
Tỷ lệ
(%)
1.676 158
Con vật sốt cao 42 - 430C, ủ rũ, xù lông, bỏ ăn đi lại
chậm chạp, đi xiêu vẹo, miệng và mũi chảy nhớt sủi
bọt có lẫn máu, mào, tích tím thẫm, da tím bầm
143 90,51
Ỉa chảy, phân lỏng, nhiều nước, màu xanh, chứa nhiều
dịch nhày, lẫn máu 141 89,24
Khó thở, chết ngạt 12 7,59
Gầy còm, mào và yếm sưng, thủy thũng, đau mắt,
chảy nước mũi 107 67,72
Qua bảng 4 cho thấy: Trong đó tổng số 158 gà được điều tra có 143 con có biểu hiện sốt cao 42-
430C, ủ rũ, xù lông, bỏ ăn đi lại chậm chạp, đi xiêu vẹo, miệng và mũi chảy nhớt sủi bọt có lẫn
máu, mào, tích tím tái, da tím bầm chiếm tỷ lệ 90,51%.
Tiếp đến là những biểu hiện ỉa chảy, phân lỏng, nhiều nước, màu xanh, chứa nhiều dịch nhày, lẫn
máu có 141 con chiếm 89,24%. Số gà bị bệnh có biểu hiện gầy còm, mào và tích sưng, thủy
thũng, mắt sưng, chảy nước mũi có 107 con chiếm tỷ lệ là 67,72%. Các triệu chứng khó thở, chết
ngạt có 12 con chiếm tỷ lệ thấp nhất là 7,59%.
Hình 1. Mào, tích tím tái, mắt sưng Hình 2. Tụ huyết, xuất huyết dưới da
Những bệnh tích đại thể của gà mắc bệnh tụ huyết trùng
Bảng 5. Những bệnh tích đại thể của gà mắc bệnh tụ huyết trùng
Số gà
mổ khám
(con)
Bệnh tích đại thể
Bệnh tích chủ yếu Số gà có bệnh tích (con)
Tỷ lệ
(%)
15
Tim sưng to, mỡ vành tim xuất huyết 8 53,33
Lách sưng, tụ máu 13 86,67
Phổi tụ máu, xuất huyết đỏ thẫm 7 46,67
Gan sưng , hoại tử 15 100
Niêm mạc ruột viêm, tụ máu, xuất huyết hoặc có phủ fibrin 6 40,00
Đặng Thị Mai Lan và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/2: 155 - 161
158
Kết quả mổ khám cho thấy bệnh tích rõ nhất là gan sưng, hoại tử, xuất huyết ở tổ chức liên kết
dưới da chiếm 100%, lách sưng tụ máu là 86,67%; tiếp đó là phổi tụ máu, xuất huyết đỏ thẫm
chiếm 46,67%; tỷ lệ thấp nhất là tim sưng to, mỡ vành tim xuất huyết, niêm mạc ruột viêm, tụ
máu, xuất huyết hoặc có phủ fibrin chiếm 40%.
Hình 3. Xuất huyết đường tiêu hoá Hình 4. Gan sưng, lấm tấm xuất huyết
và có nốt hoại tử trắng
Những biến đổi vi thể của gà mắc bệnh tụ huyết trùng
Bảng 6. Những biến đổi vi thể của gà mắc bệnh tụ huyết trùng
Số
mẫu
Biến đổi vi thể của gà mắc bệnh
tụ huyết trùng
Số mẫu
có biểu
hiện
Tỷ lệ
(%)
9
Gan xuất huyết, tăng sinh nhiều tế bào viêm. 9 100
Ruột xuất hiện nhiều tế bào bạch cầu, hồng cầu ở niêm mạc ruột. Lông
nhung, vi nhung bị đứt nát. 6 66,67
Phổi xuất huyết, lòng phế quản và phế nang chứa nhiều hồng cầu. 5 55,56
Lách viêm, xuất huyết, tăng sinh các tế bào đại thực bào. 9 100
Kết quả bảng 3.6 cho thấy gà bị bệnh tụ huyết trùng có bệnh tích vi thể thường thấy nhất là gan xuất
huyết, tăng sinh nhiều tế bào viêm và lách viêm, xuất huyết, tăng sinh các tế bào đại thực bào chiếm
tỷ lệ 100%. Ngoài ra, ở niêm mạc ruột xuất hiện nhiều tế bào hồng cầu, bạch cầu, hệ thống lông
nhung, vi nhung bị đứt nát (66,67%) và phổi xuất huyết, lòng phế quản và phế nang chứa nhiều hồng
cầu, cơ tim giãn, các sợi cơ vân phì đại xuất hiện các đám tế bào viêm chiếm 55,56%.
Hình 6. Lớp cơ tim giãn, các sợi cơ phì đại,
xen kẽ là đám tế bào viêm
(TB nhuộm HE, độ phóng đại 400)
Hình 7: Tĩnh mạch trung tâm tiểu thùy gan chứa
đầy tơ huyết và tế bào viêm, tế bào gan bị hoại tử
(TB nhuộm HE, độ phóng đại 400)
Tế bào gan bị
hoại tử
Đặng Thị Mai Lan và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/2: 155 - 161
159
Hình 8. Lớp niêm mạc ruột bị Hình 9. Lớp niêm mạc ruột bị thoái
thoái hóa, hoại tử và xung huyết hóa, hoại tử và xung huyết mạnh
(TB nhuộm HE, độ phóng đại 200) (TB nhuộm HE, độ phóng đại 400)
Hình 10. Mô đệm niêm mạc ruột Hình 11. Lách viêm, xuất huyết,
tăng sinh huyết quản, xung huyết mạnh tăng sinh các tế bào đại thực bào
(TB nhuộm HE, độ phóng đại 400) (TB nhuộm HE, độ phóng đại 400)
Hình 12. Biểu mô phế quản phổi Hình 13. Các phế nang của phổi
thoái hóa, long tróc. Trong lòng phế quản xâm nhập nhiều tế bào viêm
chứa nhiều tế bào viêm (TB nhuộm HE, độ phóng đại 400)
(TB nhuộm HE, độ phóng đại 400)
Biểu mô niêm mạc ruột
thoái hóa, long tróc, xâm
nhập viêm
Biểu mô phế
quản phổi
Đặng Thị Mai Lan và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/2: 155 - 161
160
Kết quả thử nghiệm các phác đồ điều trị gà mắc bệnh tụ huyết trùng
Bảng 7. Hiệu quả điều trị bệnh tụ huyết trùng gà theo 3 phác đồ
Phác đồ
Tên thuốc
Liều lượng và
cách dùng
Thời gian điều
trị (ngày)
Số gà điều
trị (con)
Số gà khỏi
bệnh (con)
Tỷ lệ
(%)
I
Gentamycin
B.complex 120-150mg/kg P 2 - 3 ngày 45 30 66,67
II
Sulfathiazole
B.complex 100mg/kg P 3-4 ngày 45 26 57,78
III
Oxytetracyclin
B.complex 50mg/kg P 3-4 ngày 45 29 64,44
Chúng tôi đã sử dụng 03 loại kháng sinh kết
hợp với B. complex để điều trị bệnh kết quả
thu được như sau:
+ Phác đồ I: điều trị cho 45 gà thì có 30 gà
khỏi chiếm 66,67%
+ Phác đồ II: điều trị cho 45 gà thì có 26 gà
khỏi chiếm 57,78%
+ Phác đồ III: điều trị cho 45 gà thì có 29 con
khỏi chiếm 64,44%
KẾT LUẬN
- Tỷ lệ mắc gà bệnh Tụ huyết trùng nuôi tại 4
phường, xã trên địa bàn thành phố Thái
Nguyên là 9,43%. Dao động từ 8,2 - 11,82%.
- Gà ở giai đoạn 1 - 30 ngày tuổi thì tỷ lệ mắc
bệnh thấp nhất là 5,65% và cao nhất là giai
đoạn trên 60 ngày tuổi chiếm 13,01%.
- Vụ Hè - Thu gà mắc bệnh chiếm tỷ lệ
12,10% cao hơn vụ Đông - Xuân (7,54%)
- Hầu hết gà mắc bệnh tụ huyết trùng đều có
triệu chứng rõ rệt: gà sốt cao lên đến 42 -
430C, ủ rũ, xù lông, bỏ ăn, đi lại chậm chạp,
đi xiêu vẹo, miệng và mũi nước nhớt sủi bọt
có lẫn máu, mào tích tím thẫm, da tím bầm,
gà ỉa chảy, phân lỏng, nhiều nước, sau có màu
xanh, chứa nhiều dịch nhày, lẫn máu con vật
gầy còm mào yếm sưng thủy thũng... chiếm
tỷ lệ từ 7,59-90,51%.
- Bệnh tích rõ nhất là gan sưng, hoại tử chiếm
100% còn các bệnh tích khác như niêm mạc
ruột viêm, tụ máu, xuất huyết hoặc có phủ
fibrin chiếm từ 40,00% đến 86,67%.
- Bệnh tích vi thể thấy rõ ở gà mắc bệnh tụ
huyết trùng là gan xuất huyết, tăng sinh nhiều
tế bào viêm (100%).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Xuân Bình (1995), “Nghiên cứu đặc
điểm dịch tễ bệnh Tụ huyết trùng gia cầm ở Long
An và biện pháp phòng trừ thích hợp”. Luận án
Phó tiến sĩ khoa học nông nghiệp Hà Nội.
2. Nguyễn Bá Hiên. Nguyễn Quốc Doanh, Phạm
Sỹ Lăng, Nguyễn Thị Kim Thành, Chu Đình Tới
(2009), “Vi sinh vật, bệnh truyền nhiễm vật nuôi”,
NXB Giáo dục Việt Nam.
3. Lê Lập (1996),“Nghiên cứu một số đặc tính
sinh học và miễn dịch của chủng vacxin N14 và
các chủng Pasteurella multocida phân lập ở gia
cầm tại một số tỉnh miền Trung, nhằm nâng cao
hiệu quả sử dụng vacxin”, Luận án Phó Tiến sĩ
khoa học nông nghiệp Hà Nội.
4. Dương Thế Long và Lê Văn Tạo (1995), “Xác
định serotype kháng nguyên capsular của vi khuẩn
Pasteurella multocida phân lập từ vật nuôi ở Sơn
La”, Tạp chí nông nghiệp và công nghiệp thực
phẩm, số 1, tr. 35
5. Hoàng Đạo Phấn (1986), “Đặc tính của
Pasteurella multocida và type huyết thanh của
chúng”. Tạp chí KHKT thú y, tr. 1-7
6. Phan Thanh Phượng (1989),“Cơ sở miễn dịch
và dịch tễ điều khiển phòng chống đặc hiệu bệnh
tụ huyết trùng gia súc và gia cầm ở Việt Nam”,
Luận án Tiến sĩ khoa học Matxcova
7. Carter G.R. (1967), Pasteurellosis: Pasteurella
multocida and P.haemolytica in advances in
Veterinary Science. Academic Press New York,
1967, 11: 321 - 379.
8. Carter G.R (1984), Pasteurella, Yersinia, and
Franciella, P 111 - 121 in: Diagnostic Procedures
in Veterinary Bacteriology and Mycology 4th ed
(Carter G.R, ed). Charles C, Thomas Publisher,
Springfield.
9. Das M.S (1958), Studies on Pasteurella septica
(Pasteurella multocida). Observation on some
biophysical characteristics J. Comp. Pathol ther,
68: 288 - 294.
10. Dorsey T.A (1963), Studies of fowl cholera I.
A biochemic study of avian Pasteurella
Đặng Thị Mai Lan và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 112(12)/2: 155 - 161
161
multocida strain. Avian Dis, 7: 386 - 392.
11. Heddleston R.L (1972), Fowlchotera:
Geldiffusion prepition tesi for sero typing
P.mulltocida avian species, aviandidecise 16,
p.925-936.
12. Rhoades K.R, Rimler R.B and Sandhu T.S
(1992). Pasteurellosis and pseudotuberculosis. In:
A laboratory manual for the isolation and
identification of Avian pathogens. 3rd, 1992, 3:
14-20.
SUMMARY
STUDY OF DISEASES OF CHANGE PASTEURELLOSIS DISEASE IN
CHICKENS IN A FEW WARDS, VILLAGES IN THE AREA
OF THAI NGUYEN CITY
Dang Thi Mai Lan*, Duong Thi Hong,
Le Van Diep, Nguyen Thi Hien
College of Agriculture & Forestry – TNU
We conducted a follow-up investigation and fowl infected chickens at 4 wards and communes in
Thai Nguyen city and found the rate of disease whooping ages and seasons are relatively high. The
rate of convergence chicken pasteurellosis disease in the whole four wards and communes as
9.43% turn communes and wards occupied rate ranged from 8.2 to 11.82%. Observed in chickens
infected have clinical symptoms and lesions generally, microscopic characteristics. At the same
time, we also conducted for the treatment of chickens infected with 3 regimens (Gentamycin,
Sulfathiazole, Oxytetracyclin, combined with B.complex) results ranged from 57.78 to 66.67%.
Key words: Chicken, disease chicken, disease fowl, pasteurellosis convergence
Phản biện khoa học: PGS.TS. Đặng Xuân Bình – Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên
*
Tel: 0912975021, Email: landangmaiorchiddhtn@gmail.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_nhung_bien_doi_benh_ly_cua_benh_tu_huyet_trung_o.pdf