Nghiên cứu nâng cao năng suất trồng rong sụn (Kappaphycus alvarezii Doty, 1989) bằng cách hạn chế cá dìa (Siganus spp.) ăn rong

Rong sụn nên được trồng trong khu vực quây lưới kiên cố kết hợp thả cá chẽm để thu được hiệu quả sinh trưởng và lợi nhuận cao nhất. Trong trường hợp nuôi trồng đơn, rong nên được trồng trong khu vực quây lưới bao với kích thước mắt lưới nhỏ (2a = 2cm) để hạn chế cá dìa hiệu quả. Các nghiên cứu điều tra, xác định mức độ phá hoại của cá dìa theo kích cỡ và mùa vụ, tìm kiếm thị trường cần được triển khai để nâng cao hiệu quả kinh tế, đảm bảo thu nhập và ổn định sinh kế của người trồng rong.

pdf7 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 26/03/2022 | Lượt xem: 202 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu nâng cao năng suất trồng rong sụn (Kappaphycus alvarezii Doty, 1989) bằng cách hạn chế cá dìa (Siganus spp.) ăn rong, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2014 24 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG NGHIÊN CỨU NÂNG CAO NĂNG SUẤT TRỒNG RONG SỤN (Kappaphycus alvarezii Doty, 1989) BẰNG CÁCH HẠN CHẾ CÁ DÌA (Siganus spp.) ĂN RONG RESEARCH ON IMPROVEMENT OF KAPPAPHYCUS (Kappaphycus alvarezii Doty, 1989) CULTURE PRODUCTION BY PREVENTING RABBIT FISH (Siganus spp.) Phạm Quốc Hùng1, Lê Thị Hồng Mơ2, Phùng Thế Trung3, Nguyễn Quang Huy4, Svend Jørgen Steenfeldt5 Ngày nhận bài: 05/10/2013; Ngà y phản biện thông qua: 03/11/2013; Ngày duyệt đăng: 10/3/2014 TÓM TẮT Nghiên cứu nhằm xác định biện pháp hạn chế cá dìa ăn rong hiệu quả trong vùng trồng rong sụn tại Cam Ranh, nơi hoạt động trồng rong bị ảnh hưởng lớn bởi sự phá hoại của loài cá này. Thí nghiệm được bố trí ngẫu nhiên hoàn toàn với 12 đơn vị trồng (diện tích mỗi đơn vị 10x10 m2) thuộc 4 nghiệm thức: T1 – quây lưới với kích thước mắt lưới 2a = 2 cm, T2 – quây lưới 2a= 3 cm, T3 – quây lưới 2a= 5 cm và thả cá chẽm trong vùng trồng, T4 – không quây lưới hạn chế cá dìa. Kết quả cho thấy, tốc độ sinh trưởng đặc trưng của rong ở T3 cao nhất (3,25% / ngày), tiếp theo là T1 (2,89% / ngày), thấp nhất là T2 và T4 (lần lượt là 2,49 và 2,57% / ngày). Mặc dù chi phí đầu tư cao nhưng nhờ cho sản lượng lớn, giá thành sản phẩm rong sụn ở T3 và T1 thấp nhất (15,1 và 16,9 ngàn đồng/kg khô theo thứ tự). Vì thế, hiệu quả kinh tế của hai mô hình này cao hơn T2 và T4. Từ khoá: rong sụn, cá dìa, ăn rong, cá dữ, Lates calcarifer ABSTRACT An experiment was conducted to determine proper technique for preventing rabbit fi sh from grazing Kappaphycus on culture area in Cam Ranh, where Kappaphycus cultivation was seriously affected by this herbivorous fi sh species. Completely randomized design was applied with 12 culture unit (10x10 m2 surface area each) distributed into 4 treatments: T1 – using net-fence at 2 cm mesh size, T2 – using net-fence at 3cm mesh size, T3 – using net-fence at 5 cm mesh size with seabass seabass stocked in the area, T4 – without protection. The results showed that, specifi c growth rate of seaweed in T3 was highest (3.25%.day-1), followed by T1 (2.89%.day-1), and lowest in T2 and T4 (2.49 and 2.57%.day-1, respectively). Although the investment was high, higher production resulted in the lowest cost prices of seaweed in T3 and T1 (15.1 and 16.9 thousand VND/kg DW, respectively). Therefore, the profi ts of these culture models were higher than T2 and T4. Keywords: Kappaphycus alvarezii, rabbit fi sh, carnivorous, Lates calcarifer 1 TS. Phạm Quốc Hùng, 2 ThS. Lê Thị Hồng Mơ, 3 ThS. Phùng Thế Trung: Viện Nuôi trồng thủy sản - Trường Đại học Nha Trang 4 TS. Nguyễn Quang Huy: Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I 5 GS. Svend Jørgen Steenfeldt: Viện Nghiên cứu Nguồn lợi thủy sản Đan Mạch (DTU Aqua) THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC I. ĐẶT VẤN ĐỀ Rong sụn (Kappaphycus alvarezii) là loài rong đỏ nhiệt đới phân bố tự nhiên ở một số quốc gia Châu Á, đặc biệt là Philippines và Indonesia. Đây là nguồn rong biển kinh tế quan trọng trong chiết xuất kappa- Carrageenan [6], [7]. Tại Việt Nam, rong sụn được nuôi tr ồng nhiều ở các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ như Phú Yên, Khánh Hòa và Ninh Thuận [2], [6]. Đây là loài rong được di nhập từ năm 1993 với mục tiêu xóa đói giảm nghèo và đã thành công trong việc bảo đảm sinh kế cho nhiều cộng đồng cư dân ven biển [1], [2]. Nghề trồng rong sụn ven biển tại Việt Nam còn nhiều tiềm năng phát triển cả về diện tích lẫn sản lượng. Tuy nhiên, việc phát triển trồng loại rong này còn gặp phải một số khó khăn về nguồn giống, giá thu mua, bệnh và địch hại [2]. Vì hoạt động nuôi trồng rong sụn diễn ra trong vùng biển mở, địch hại mà chủ yếu là các loài thuộc giống cá dìa Siganus ăn rong là khó khăn thường xuyên Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 25 làm giảm năng suất nuôi trồng. Việc hạn chế cá dìa trong vùng trồng rong sụn sẽ nâng cao năng suất, sản lượng và thu nhập của người trồng rong [1]. Đã có một số biện pháp hạn chế cá dìa ăn rong như lựa chọn vùng trồng ít cá dìa hoặc quây lưới quanh vùng trồng rong nhưng hiệu quả mang lại thấp, chưa được kiểm chứng cũng như chưa xác định được kích thước mắt lưới phù hợp [2]. Trong bối cảnh đó, việc cải tiến mô hình trồng rong sụn bằng cách sử dụng lưới bao phù hợp hoặc thả nuôi cá dữ xua đuổi cá dìa là hướng nghiên cứu mới hứa hẹn và có ý nghĩa thiết thực. Trong bối cảnh giá rong nguyên liệu tăng giảm thất thường như hiện nay, hạn chế sự phá hoại của cá dìa nhằm tăng năng suất là việc làm cần thiết nhằm đảm bảo thu nhập ổn định của người trồng rong. Nghiên cứu này được tiến hành nhằm xác định được biện pháp hạn chế cá dìa hiệu quả trong vùng trồng rong sụn. Từ đó góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế của nghề trồng rong sụn ven biển miền Trung. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng và thời gian nghiên cứu Nghiên cứu tiến hành trên rong sụn (Kappaphycus alvarezii) tại vùng biển thuộc vịnh Cam Ranh từ 4/2013 đến 7/2013. 2. Phương pháp bố trí thí nghiệm Thí nghiệm được bố trí với 4 nghiệm thức và 3 lần lặp lại cho mỗi nghiệm thức. Các đơn vị thí nghiệm (lần lặp) được bố trí ngẫu nhiên hoàn toàn trên diện tích 10x150 m2. Mỗi đơn vị thí nghiệm được triển khai trên diện tích 10x10 m2 với mật độ ra giống khoảng 1 kg/m2. Các đơn vị thí nghiệm được bố trí cách nhau 5 m. Vì khu triển khai thí nghiệm có diện tích hẹp, kéo dài vuông góc với hướng thủy triều lên xuống nên các lô căng lưới không ảnh hưởng nhiều đến các lô kế cận. Hình 1. Sơ đồ bố trí ngẫu nhiên hoàn toàn các đơn vị thí nghiệm Nghiệm thức T1: bao lưới (cước trắng) bảo vệ với kích thước mắt lưới nhỏ 2a = 2 cm. Nghiệm thức T2: bao lưới (cước trắng) bảo vệ với kích thước mắt lưới vừa 2a = 3 cm. Nghiệm thức T3: trồng rong kết hợp thả nuôi cá chẽm (Lates calcarifer) (cỡ 420 ± 26 g/con, mật độ 1kg/10 m2) trong khu bao lưới (PE đen) mắt lưới lớn 2a = 5 cm. Việc bao lưới PE chủ yếu với mục đích thả nuôi nhốt cá chẽm, không nhằm hạn chế cá ăn rong bằng cách bao lưới. Cá chẽm không được cho ăn. Nghiệm thức T4: đối chứng; không sử dụng lưới bao và cá dữ để bảo vệ rong trước cá dìa. Thí nghiệm được tiến hành trong 12 tuần, trùng thời gian chính vụ trồng rong sụn tại địa phương thí nghiệm. Tất cá các biện pháp chăm sóc và quản lý khác được bảo đảm tiến hành như nhau ở các lô thí nghiệm. 3. Phương pháp thu thập số liệu 3.1. Theo dõi các yếu tố môi trường Một số yếu tố môi trường liên quan được xác định hàng tuần theo phương pháp và thiết bị được trình bày trong bảng 1. Bảng 1. Phương pháp xác định các yếu tố môi trường nước trong vùng trồng rong Yếu tố Phương pháp, thiết bị đo Độ chính xác Nhiệt độ Nhiệt kế thủy ngân 1oC Độ mặn Khúc xạ kế 1ppt pH pH test 0,5 Độ trong Đĩa Secchi 5 cm Ammonia (TAN) Pp Phenate 1 µg/L Phospho hòa tan (PO4-P) Pp Ascorbic acid 1 µg/L Chất rắn lơ lửng (TSS) Sấy ở 103oC trong 24h 1 mg/L Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2014 26 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG 3.2. Các chỉ tiêu sinh trưởng Định kỳ hàng tuần thu ngẫu nhiên 30 cụm rong trong mỗi khung thí nghiệm để cân và tính khối lượng trung bình. Qua đó, tốc độ sinh trưởng bình quân ngày (DWG) và tốc độ sinh trưởng đặc trưng về khối lượng (SGR) được xác định theo thời gian thu mẫu bằng các công thức sau. DWG (g/ngày) = (W2 – W1) / (t2 – t1) SGR (%/ngày) = 100 x ln(W2/W1) / (t2 – t1) Trong đó: W1 là khối lượng rong (g) tại ngày nuôi t1, W2 là khối lượng rong (g) tại ngày nuôi t2. Bên cạnh đó, khoảng 1kg rong tươi trong mỗi đơn vị thí nghiệm cũng được thu đem đi sấy khô ở 1050C trong 24 giờ để xác định tỷ lệ khô tươi trong từng lần thu mẫu. 3.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế Chi phí cho từng khung rong của từng nghiệm thức và khấu hao vật liệu cũng được ghi nhận để xác định tổng chi cho từng nghiệm thức. Từ năng suất, sản lượng rong thu hoạch ở từng nghiệm thức kết hợp với giá bán rong nguyên liệu tại thời điểm thu hoạch, mức thu ở từng nghiệm thức cũng sẽ được xác định. Với các số liệu kể trên, giá thành và lợi nhuận trên từng đơn vị khối lượng rong sản xuất được sẽ được xác định nhằm so sánh hiệu quả kinh tế giữa các mô hình trồng rong thí nghiệm. 4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu Số liệu được lưu trữ và xử lý trên phần mềm MS Excel 2007. Khác biệt trong từng chỉ tiêu giữa các nghiệm thức được so sánh bằng cách phân tích phương sai một nhân tố (Oneway ANOVA) và kiểm chứng bằng Turkey Test trên phần mềm SPSS 20. Số liệu được trình bày dưới dạng Mean ± SD (giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn). III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1. Diễn biến các yếu tố môi trường nước khu vực nghiên cứu Hầu hết các yếu tố môi trường trong vùng trồng rong tương đối ổn định giữa các đơn vị thí nghiệm khác nhau. Qua thời gian thí nghiệm, nhiệt độ dao động trong khoảng 25 - 320C, phù hợp với khoảng thích nghi của cả rong sụn [5], [7] và cá chẽm [3], [4]. pH chỉ thỉnh thoảng đạt giá trị cao, gần 9 vào buổi chiều. Độ mặn cũng tương đối ổn định, giao động từ 28 - 33 ppt do không có mưa lớn kéo dài. Yếu tố môi trường thay đổi lớn nhất là độ trong, dao động trong khoảng 65 - 120 cm do ảnh hưởng của con nước thủy triều và sự phát triển của tảo chủ yếu xả thải ra từ khu nuôi tôm gần đó. Độ trong ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng của rong biển vì gián tiếp ảnh hưởng đến lượng ánh sáng rong sử dụng cho quang hợp. Tuy vậy, thời gian độ trong thấp tại vùng thí nghiệm không kéo dài nên không ảnh hưởng lớn đến sinh trưởng của rong sụn nuôi trồng. Bảng 2. Diễn biến các yếu tố môi trường nước tại vùng thí nghiệm Yếu tố Trung bình Thấp nhất Cao nhất Nhiệt độ (0C) Sáng 28 ± 1,4 25 29 Chiều 30 ± 1,9 27 32 pH Sáng - 7,5 8,0 Chiều - 8,0 9,0 Độ mặn (ppt) 30 ± 1,5 28 33 Độ trong (cm) 92 ± 18,3 65 120 Ammonia tổng số (µg/L) 54 ± 8,7 41 70 Phospho hòa tan (µg/L) 12 ± 2,0 9 16 Chất rắn lơ lửng (mg/L) 19 ± 8,8 12 38 Các yếu tố môi trường có sự biến động theo thời gian thí nghiệm. Theo đó, nhiệt độ có xu hướng tăng dần từ thấp đến cao theo thời gian chuyển mùa. Độ mặn biến động tùy thuộc vào con nước và ảnh hưởng của nước ngọt đổ về sau các cơn mưa. Cũng trong thời gian thí nghiệm, hàm lượng ammonia tổng số có chiều hướng giảm đều ở tất cả các đơn vị thí nghiệm trong khi hàm lượng chất rắn lơ lửng tăng nhẹ; còn hàm lượng phospho hòa tan lại tương đối ổn định. Những biến đổi này có thể là do tác động tổng hợp của mùa vụ, sự lên xuống của thủy triều cũng như việc xả thải nước từ khu nuôi tôm ven bờ gần khu vực thí nghiệm. Hàm lượng ammonia tổng số thường chiếm hơn 55% hàm lượng nitrogen tổng số trong nước biển [5]. Như vậy, có thể thấy hàm lượng nitrogen trong nước biển vùng trồng rong thí nghiệm đạt giá trị trung bình trên 0,1 mg/L, phù hợp với nhu cầu sinh trưởng của rong sụn nuôi trồng. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 27 Kết quả phân tích phương sai một nhân tố cho thấy, sinh trưởng của rong sụn khác nhau ở các nghiệm thức khác nhau. Trong hai tuần đầu sau khi ra giống, khối lượng trung bình của các cụm rong ở tất cả các nghiệm thức tương đương nhau. Nhưng tuần tiếp theo, sự khác biệt này ngày càng rõ rệt. Theo đó, sinh khối rong trồng trong khu vực kết hợp thả cá chẽm tăng nhanh và đều, tiếp theo bởi rong trồng trong vùng quây lưới dày, thấp hơn là vùng quây lưới thưa và cuối cùng là rong trồng trong vùng không được bảo vệ bởi cả cá và lưới. Kết quả này thể hiện rõ trong hình 2 và bảng 3. Số liệu trình bày trong bảng 3 cho thấy, từ ngày nuôi thứ 15, rong sụn trồng trong khu vực được bảo vệ bởi cá chẽm thể hiện sự tăng nhanh vượt trội về sinh khối khi khối lượng trung bình thường xuyên cao hơn có ý nghĩa so với các nghiệm thức còn lại. Kết quả này có thể do tác dụng hạn chế cá dìa của cá chẽm trong vùng trồng rong sụn; vì với điều kiện môi trường tương đồng giữa các nghiệm thức, chỉ có cá dìa là đối tượng kìm hãm sinh trưởng của rong thí nghiệm. Giữa hai nghiệm thức T1 và T2, phải đến ngày nuôi thứ 40, hiệu quả của việc quây lưới dày so với lưới thưa mới được thể hiện rõ ràng. Vào thời điểm này, sự xuất hiện nhiều của cá dìa con được ghi nhận. Chúng đi thành từng đàn với sức phá hoại lớn hơn đối với rong sụn so với cá dìa ở các kích cỡ lớn hơn. Điều này phù hợp với ý kiến cho rằng, cá dìa giai đoạn nhỏ đi thành từng đàn lớn, thích ăn ngọn non vốn là đỉnh sinh trưởng của rong sụn làm rong gần như không sinh trưởng được (Huỳnh Quang Năng, 2004 – thông tin trao đổi trực tiếp). Như vậy, việc quây lưới với kích thước mắt lưới nhỏ đã hạn chế phần nào sự tấn công của đàn cá này trong khi lưới quây với kích thước lớn hơn hầu như không có tác dụng với chúng. Chính điều này đã dẫn đến sinh khối rong sụn trồng trong vùng quây lưới thưa ngày càng trở nên tương đồng với vùng trồng rong không được bảo vệ sau mùa sinh sản của cá dìa. Bằng chứng của việc cá dìa con xuất hiện nhiều là khi nhiều ngư dân thông báo rằng chỉ sau 15 phút thả lưới với chiều dài 10 0m, họ có thể thu được hơn 1 kg cá dìa có kích cỡ dưới 20 g/con (Nguyễn Văn Hải, 2013 - thông tin trao đổi trực tiếp). 2. Sinh trưởng của rong sụn trồng với các biện pháp hạn chế cá dìa khác nhau Hình 2. Sinh trưởng của rong sụn trồng tại các nghiệm thức khác nhau Các ký tự a,b,c,d trên đồ thị thể hiện sự sai khác về mặt thống kê (p<0,05) Bảng 3. Khối lượng rong sụn (g/cụm) ở các nghiệm thức thí nghiệm Ngày nuôi T1 T2 T3 T4 1 98 ± 0,6a 98 ± 0,6a 97 ± 2,1a 98 ± 2,1a 9 121 ± 2,0a 120 ± 4,4a 127 ± 4,0a 117 ± 5,5a 15 140 ± 1,5b 129 ± 4,6ab 158 ± 2,1c 120 ± 7,0a 23 186 ± 3,6b 155 ± 6,8a 221 ± 13,5c 142 ± 11,8a 30 233 ± 2,6b 214 ± 9,6ab 281 ± 8,0c 188 ± 15,6a 39 319 ± 2,1b 277 ± 28,0a 365 ± 10,8c 237 ± 9,9a 47 474 ± 0,6c 420 ± 30,9b 528 ± 7,4d 249 ± 17,5a 54 643 ± 10,6c 484 ± 31,4b 797 ± 13,4d 316 ± 15,0a 61 786 ± 25,0c 571 ± 46,9b 1077 ± 65,0d 400 ± 41,2a 68 884 ± 43,2c 687 ± 65,4b 1329 ± 69,5d 483 ± 30,7a 75 1020 ± 56,0b 746 ± 100,4a 1486 ± 106,0c 605 ± 53,7a 88 1221 ± 40,4b 916 ± 49,1a 1641 ± 80,3c 851 ± 72,7a Trên cùng một hàng, các ký tự a, b, c, d thể hiện sự sai khác về mặt thống kê (p<0,05) Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2014 28 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Nhìn chung, tốc độ sinh trưởng tuyệt đối của rong sụn cao nhất ở nghiệm thức T3, đạt 17,7 ± 0,93 g/ngày, tương đương với tốc độ sinh trưởng đặc trưng đạt 3,25 ± 0,072 %/ngày, và sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê so với tất cả các nghiệm thức còn lại. Tiếp theo là nghiệm thức bảo vệ rong bằng lưới với kích thước mắt lưới nhỏ (2a = 2cm) với tốc độ sinh trưởng tuyệt đối đạt 12,9 ± 0,47 g/ngày. Tốc độ sinh trưởng của rong ở nghiệm thức T2 và T4 thấp nhất khi chỉ đạt giá trị dưới 10 g/ngày và sai khác không có ý nghĩa về mặt thống kê (p < 0,05). Bảng 4. Tốc độ sinh trưởng và tỷ lệ khô tươi của rong sụn ở các nghiệm thức Nghiệm thức DWG (g/ngày) SGR (%/ngày) Tỷ lệ khô tươi (%) T1 12,9 ± 0,47b 2,89 ± 0,039b 8,61 ± 0,012b T2 9,4 ± 0,57a 2,57 ± 0,067a 8,50 ± 0,023a T3 17,7 ± 0,93c 3,25 ± 0,072c 8,74 ± 0,010c T4 8,7 ± 0,82a 2,49 ± 0,081a 8,50 ± 0,035a Trên cùng một cột, các ký tự a,b,c,d thể hiện sự sai khác về mặt thống kê (p<0,05) Cũng tương tự tốc độ sinh trưởng, tỷ lệ khô tươi của rong trồng ở các nghiệm thức cũng thể hiện sai khác với lượng chất khô cao nhất thuộc về rong thu ở nghiệm thức T3, tiếp theo là nghiệm thức T1 và cuối cùng là 2 nghiệm thức T2 và T4. Một số nghiên cứu cho rằng, rong sụn bị tàn phá bởi cá dìa ở mức độ vừa phải có khả năng kích thích sinh trưởng và làm cho rong tích lũy tốt hơn, thể hiện ở tỷ lệ khô tươi cao hơn (Trần Kha, 2004 – thông tin trao đổi trực tiếp). Tuy nhiên, trong trường hợp này, rong sụn chịu sự tàn phá liên tục bởi các đàn cá dìa kích thước nhỏ làm tốc độ sinh trưởng giảm mạnh cùng tỷ lệ tích lũy vật chất kém hơn rong được bảo vệ tốt. Tóm lại, do môi trường tương đối đồng nhất, sự khác biệt về sinh trưởng của rong ở các nghiệm thức khác nhau chủ yếu do tác động của cá dìa ăn rong. Trong giai đoạn đầu của thí nghiệm, cá dìa xuất hiện ít và chủ yếu có kích thước lớn, gây hại không nhiều và khó xâm nhập vào vùng trồng rong có quây lưới để ăn rong. Trong giai đoạn sau, cá dìa con với kích thước nhỏ xuất hiện nhiều gây hại cho rong ở cả ngoài và trong khu vực quây lưới bảo vệ. Tuy nghiệm thức 3 chỉ được quây bằng lưới thưa (2a = 5cm), sự hiện diện của cá chẽm đã hạn chế hiệu quả sự phá hoại của cá dìa giúp rong sụn sinh trưởng tốt hơn các nghiệm thức còn lại. 3. Đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế ở các nghiệm thức Bảng 5. Chi phí sản xuất (triệu đồng/vụ) ở các nghiệm thức khác nhau Mục chi T1 T2 T3 T4 Dây phao 0,1 0,1 0,1 0,1 Rong giống 1,0 1,0 1,0 1,0 Ra giống 0,1 0,1 0,1 0,1 Lưới, cọc 0,6 0,5 0,8 0,2 Cá chẽm giống 0,0 0,0 1,5 0,0 Chăm sóc 0,6 0,6 0,6 0,6 Lắp đặt 0,4 0,4 0,8 0,2 Thu hoạch 0,2 0,2 0,2 0,2 Thanh lý cá chẽm -0,0 -0,0 -1,5 -0,0 Sơ chế 0,1 0,1 0,1 0,1 Tổng chi 3,1 3,0 3,7 2,5 Chi phí tính cho 100m2 diện tích nuôi trồng; cá chẽm không được cho ăn nên không có chi phí thức ăn. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 29 Bảng 6 cũng cho thấy, giá thành sản phẩm rong ở nghiệm thức T3 thấp nhất tuy sai khác không có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức T1. Giá thành sản phẩm cao nhất ở nghiệm thức T2 và sai khác có ý nghĩa với tất cả các nghiệm thức còn lại. Như vậy, trồng rong sụn với biện pháp hạn chế cá dìa bằng cách quây lưới thả cá chẽm bảo vệ hoặc bằng lưới có kích thước mắt lưới nhỏ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ngược lại, hiệu quả kinh tế của việc đầu tư trồng rong trong vùng bảo vệ bằng lưới có mắt lưới lớn còn thấp hơn so với vùng không quây lưới bảo vệ. Do đó, trong vùng cá dìa xuất hiện nhiều, đặc biệt sau mùa cá dìa sinh sản, nếu quây lưới hạn chế cá dìa ăn rong chỉ nên sử dụng lưới với kích thước mắt lưới nhỏ (2a = 2 cm), nhỏ hơn loại lưới thường được người dân sử dụng hiện nay (2a = 3 cm). Ở thời điểm hiện tại, giá rong sụn nguyên liệu rất không ổn định. Rong sụn thường xuyên ở mức giá dưới 20 ngàn đồng/kg sau sơ chế dẫn đến doanh thu không bù được chi phí. Vì thế, hàng loạt khu trồng rong tại Cam Ranh hiện đang bị bỏ hoang, người dân trồng rong không quan tâm chăm sóc và thu hoạch. Với mức giá 20 ngàn đồng/kg, trồng rong theo mô hình thông thường hiện nay (nghiệm thức T2) sẽ bị thua lỗ. Vì thế, rong nên được trồng bằng các mô hình hiệu quả hơn (nghiệm thức T3, T1). Mặt khác, chính quyền và các cơ quan quản lý cần có biện pháp tìm đầu ra với giá rong nguyên liệu cao ổn định như thời điểm trước năm 2010 để người trồng rong không còn bỏ nghề đi đánh bắt thủy sản ven bờ, phá hoại môi trường sinh thái. Khi giá rong cao trở lại, việc trồng rong với biện pháp bảo vệ kết hợp quây lưới và thả cá chẽm hạn chế cá dìa ăn rong có thể mang lại hiệu suất đầu tư trên 30%/tháng (với giá bán 30 ngàn đồng/kg). IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Các yếu tố môi trường nước tương đồng giữa các nghiệm thức. Do đó, việc quây lưới, thả cá chẽm (1 kg/10 m2) ảnh hưởng không đáng kể đến các yếu tố môi trường trong khu vực trồng rong sụn. Rong sụn sinh trưởng tốt nhất ở nghiệm thức quây lưới bao (2a = 5 cm) kết hợp thả cá chẽm, tiếp đến là nghiệm thức quây lưới có mắt lưới nhỏ (2a = 2 cm). Việc quây lưới có mắt lưới vừa (2a = 3 cm) rong sinh trưởng thấp nhất, tương đương với biện pháp trồng rong không quây lưới. Mặc dù chi phí đầu tư trồng rong trong vùng quây lưới thả nuôi cá chẽm bảo vệ cao nhất, giá thành sản phẩm rong thu hoạch ở nghiệm thức này Bảng 6. Giá thành và lợi nhuận của hoạt động trồng rong sụn ở từng mô hình Nghiệm thức T1 T2 T3 T4 Sản lượng tươi (kg/100m2) 1221 916 1641 851 Sản lượng sau sơ chế (kg/100m2) 183 ± 6,1b 137± 7,4a 246 ± 12,0c 128 ± 10,9a Chi phí (triệu đồng/100m2) 3,1 3 3,7 2,5 Giá thành (ngàn đồng/kg) 16,9 ± 0,56ab 21,9 ± 1,21c 15,1 ± 0,75a 19,7 ± 1,67bc Lợi nhuận (ngàn đồng/kg) Với giá bán 20 ngàn/kg 3,1 -1,9 4,9 0,3 Với giá bán 30 ngàn/kg 13,1 8,1 14,9 10,3 Tỷ suất lợi nhuận (%/tháng) Với giá bán 20 ngàn/kg 6,0 -2,8 10,9 0,6 Với giá bán 30 ngàn/kg 25,7 12,4 33,1 17,5 Chi phí cho một đơn vị thí nghiệm được tính toán và liệt kê trong bảng 5. Sự khác biệt về chi phí trong từng hạng mục chủ yếu đến từ yêu cầu khác nhau về mức độ kiên cố của công trình. Số liệu cho thấy, đầu tư cho 100m2 trồng rong kết hợp thả cá chẽm là 3,7 triệu đồng, chỉ cao gấp khoảng 1,2 lần các mô hình quây lưới bảo vệ và gần 1,5 lần mô hình trồng rong không bảo vệ. Trong khi đó, nhờ sản lượng rong thu hoạch cao nhất (246 ± 12 kg sau sơ chế), giá thành sản xuất 1 kg rong sụn ở nghiệm thức 3 thấp nhất dẫn đến lợi nhuận và tỷ suất đầu tư trồng rong ở mô hình này cao nhất. Kết quả này được trình bày trong bảng 6. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2014 30 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG thấp nhất, chỉ sai khác không có ý nghĩa với nghiệm thức quây lưới có mắt lưới nhỏ (2a = 2 cm). Trồng rong sụn trong vùng quây lưới có kích thước mắt lưới vừa (2a = 3 cm) tốn kém nhưng hiệu quả kinh tế mang lại không cao. 2. Kiến nghị Rong sụn nên được trồng trong khu vực quây lưới kiên cố kết hợp thả cá chẽm để thu được hiệu quả sinh trưởng và lợi nhuận cao nhất. Trong trường hợp nuôi trồng đơn, rong nên được trồng trong khu vực quây lưới bao với kích thước mắt lưới nhỏ (2a = 2cm) để hạn chế cá dìa hiệu quả. Các nghiên cứu điều tra, xác định mức độ phá hoại của cá dìa theo kích cỡ và mùa vụ, tìm kiếm thị trường cần được triển khai để nâng cao hiệu quả kinh tế, đảm bảo thu nhập và ổn định sinh kế của người trồng rong. Lời cảm ơn Nghiên cứu này là kết quả hợp tác giữa Viện Nuôi trồng thủy sản, Trường Đại học Nha Trang với Phân viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản Bắc Trung bộ trong khuôn khổ dự án “Sử dụng hợp lý nguồn dinh dưỡng để phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững ở miền Trung Việt Nam trong bối cảnh của biến đổi khí hậu’’. Dự án do Chính phủ Đan Mạch tài trợ thông qua Bộ Ngoại giao Đan Mạch. Chúng tôi chân thành cảm ơn Chính phủ Đan Mạch đã tài trợ cho dự án nói trên. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Nguyễn Xuân Lý, Huỳnh Quang Năng và Nguyễn Hữu Dinh, 1998. Bước đầu thử nghiệm trồng rong Sụn Kappaphycus alvarezii (Doty) Doty ở vùng biển ven bờ Khánh Hoà và Ninh Thuận. Tuyển tập các Công trình nghiên cứu Nghề cá biển, Tập 1: 282-287. 2. Huỳnh Quang Năng và Nguyễn Hữu Dinh, 1998. Kết quả nghiên cứu di trồng rong Sụn Kappaphycus alvarezii vào vùng biển Việt Nam. Tuyển tập Báo cáo Hội nghị KHCN Biển toàn quốc, Tập IV: 942-947. Tiếng Anh 3. FAO, 1989. Propagation of seabass Lates calcarifer in captivity. FAO Fisheries and Aquaculture Department, Rome. 4. Katersky, R.S. and Carter, C.G., 2007. High growth effi ciency occurs over a wide temperature range for juvenile barramundi Lates calcarifer fed a balanced diet. Aquaculture, 272: 444-450. 5. Muñoz, J., Freile-Pelegrín, Y. and Robledo, D., 2004. Mariculture of Kappaphycus alvarezii (Rhodophyta, Solieriaceae) color strains in tropical waters of Yucatán, México. Aquaculture, 239: 161-177. 6. Ohno, M., Nang, H.Q. and Hirase, S., 1996. Cultivation and Carrageenan yield and quality of Kappaphycus alvarezii in the waters of Vietnam. Journal of Applied Phycology, 8: 431-437. 7. Trono, G.C., 1992. Eucheuma and Kappaphycus: Taxonomy and cultivation. Kochi University: Bulletin for Marine Science and Fish, 12: 51-56.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_nang_cao_nang_suat_trong_rong_sun_kappaphycus_alv.pdf
Tài liệu liên quan