Nghiên cứu một số đặc điểm tự nhiên trạng thái đất chưa có rừng làm cơ sở đề xuất biện pháp kỹ thuật tác động tại vùng phòng hộ đầu nguồn xã Nông Hạ - Huyện Chợ Mới - Tỉnh Bắc Kạn

- Giải pháp về khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh tự nhiên, làm giàu rừng: Do rừng chưa có trữ lượng nên làm giàu là giải pháp thiết thực đối với loại rừng này, đặc biệt với trạng thái Ic, nơi có số lượng cây tái sinh như; Chẹo, Vạng, dẻ Kháo, Xoan ta. Ngoài những cây tái sinh mục đích, cần trồng thêm cây và chăm sóc cây trồng, xử lý băng chừa bằng cách phát dây leo, cây bụi, cây cong queo, sâu bệnh, cây phi mục đích, đảm bảo tán che hợp lý để cây không bị chèn ép và phát triển tốt. Lựa chọn các loại cây đưa vào làm giàu phải là những loài cây có giá trị kinh tế cao, thích hợp với điều kiện lập địa, điều kiện tự nhiên. Để phát huy chức năng phòng hộ của trạng thái, cây trồng cần thỏa mãn tính chịu hạn, cải tạo đất, có giá trị kinh tế, phiến lá nhỏ, tiêu tốn ít nước.

pdf6 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 25/03/2022 | Lượt xem: 187 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm tự nhiên trạng thái đất chưa có rừng làm cơ sở đề xuất biện pháp kỹ thuật tác động tại vùng phòng hộ đầu nguồn xã Nông Hạ - Huyện Chợ Mới - Tỉnh Bắc Kạn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Thị Thu Hoàn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 85(09)/1: 17 - 22 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 17 NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN TRẠNG THÁI ĐẤT CHƯA CÓ RỪNG LÀM CƠ SỞ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TÁC ĐỘNG TẠI VÙNG PHÕNG HỘ ĐẦU NGUỒN XÃ NÔNG HẠ - HUYỆN CHỢ MỚI - TỈNH BẮC KẠN Nguyễn Thị Thu Hoàn1*, Trần Đức Thiện1, Nguyễn Thị Thu Hường2 1 Trường ĐH Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên 2 Trường ĐH Kinh tế và Quản trị kinh doanh - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Nghiên cứu đặc điểm thảm thực vật, đặc điểm đất ở 3 trạng thái Ia, Ib, Ic trên đất sau canh tác nương rẫy vùng phòng hộ đầu nguồn làm cơ sở đề xuất các biện pháp tác động, lựa chọn các kiểu sử dụng đất thích hợp. Đề tài nghiên cứu trên 14 OTC, kết quả đã đánh giá được đặc điểm về đất, cây bụi, thảm tươi, thảm mục, khả năng giữ nước của lớp thảm mục ở từng trạng thái, đặc điểm cây tái sinh của trạng thái Ic. Nhìn chung các chỉ tiêu đánh giá có sự thay đổi rõ ràng theo các trạng thái, cây tái sinh ở trạng thái Ic có hệ số tổ thành thấp, đơn giản, đã có một số ít loài cây chính như Trám trắng, Dẻ, Thành Ngạnh. Đề tài đã đề xuất một số giải pháp tác động như: duy trì trạng thái sẵn có và xúc tiến tái sinh tự nhiên ở vùng rất xung yếu, xung yếu với chỉ số về cây bụi, thảm tươi, thảm mục đạt từ 30-80%. Trồng rừng hỗn loài, trồng rừng NLKH nơi có độ dốc thấp, ít xung yếu đặc biệt cho các trạng thái Ia, Ib. Từ khóa: Phòng hộ, đầu nguồn, trạng thái, canh tác, Chợ Mới. MỞ ĐẦU* Rừng đóng vai trò hết sức quan trọng vào sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Ngoài việc cung cấp nguyên liệu như gỗ, củi, lâm sản ngoài gỗ cho các ngành sản xuất còn đem lại các lợi ích trong việc duy trì và bảo vệ môi trường như: điều hòa khí hậu, hạn chế xói mòn, điều tiết nguồn nước và hạn chế lũ lụt... Huyện Chợ Mới nằm ở phía Nam của tỉnh Bắc Kạn, địa hình núi cao, bị chi phối bởi các dãy núi cánh cung kéo dài từ bắc xuống nam, địa hình có bề mặt bị bào mòn, chia cắt mạnh, thấp dần về phía Nam với những đồi núi thấp dạng bát úp, ít hiểm trở hơn và mở rộng bởi những thung lũng sông hoặc thung lũng chân núi, vì vậy rừng phòng hộ đóng vai trò quan trọng với đặc điểm địa hình như vậy. Trước thực trạng tài nguyên rừng bị suy giảm cần được phục hồi, đặc biệt là trên các trạng thái chưa có rừng thì việc nghiên cứu đề xuất biện pháp kỹ thuật, bảo vệ, phục hồi và sử dụng hợp lý rừng đầu nguồn là rất cần thiết, trong đó nghiên cứu đặc điểm tự nhiên về thảm thực vật, khả năng giữ nước của đất, thực vật ở các trạng thái rừng khác nhau là * Tel: 0982.973.876; Email: hoandhnl@gmail.com một nội dung cơ bản không thể thiếu và là cơ sở nhằm đề xuất các biện pháp kỹ thuật tác động hợp lý. Như vậy, để đề xuất các biện pháp, lựa chọn các kiểu sử dụng đất thích hợp, cần dựa trên nhiều cơ sở khoa học khác nhau, tuy nhiên trong phạm vi bài báo này, chúng tôi đề cập tới nghiên cứu về đặc điểm tự nhiên lớp thảm thực vật, đánh giá khả năng giữ nước của thảm mục ở trạng thái đất trống chưa có rừng tại vùng phòng hộ đầu nguồn của xã Nông Hạ, Chợ Mới, Bắc Kạn. Phạm vi, nội dung, phương pháp nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu: Trên đất sau canh tác nương rẫy bỏ hóa, thảm thực vật là đất trống chưa thành rừng (trạng thái Ia, Ib, Ic). - Nội dung nghiên cứu: + Xác định hiện trạng và các đặc điểm chủ yếu của trạng thái đất chưa có rừng + Đánh giá đặc điểm cây bụi, thảm tươi, khả năng giữ nước của thảm mục ở một số trạng thái nghiên cứu + Đánh giá đặc điểm cây tái sinh trạng thái Ic + Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật tác động phù hợp phát huy chức năng phòng hộ của rừng. Nguyễn Thị Thu Hoàn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 85(09)/1: 17 - 22 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 18 - Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu: + Thu thập các số liệu thứ cấp qua tiếp cận và kế thừa các tài liệu, số liệu có sẵn ở các cơ quan như: Bản đồ phân chia 3 loại rừng, số liệu kinh tế xã hội, khí hậu thủy văn.... + Phương pháp bố trí thí nghiệm: Bố trí các ô tiêu chuẩn (OTC), đóng cọc mốc để đo đếm được chính xác, diện tích 400 m2 (20mx20m), tổng số 14 OTC, các OTC đặt ngẫu nhiên, đại diện cho từng nhóm trạng thái thực vật khác nhau, đại diện cho độ dốc, điều kiện thổ nhưỡng khác nhau. Trong mỗi OTC lập 5 ô thứ cấp có diện tích 25 m2 để điều tra cây tái sinh độ che phủ cây bụi thảm tươi. Trong mỗi ô thứ cấp lập 5 ô dạng bản 1m2 để điều tra lượng rơi rụng (thảm mục) dưới tán. + Phương pháp thu thập số liệu: Trên ô thí nghiệm, điều tra các chỉ tiêu cần thiết về cây tái sinh, cây bụi thảm tươi, độ che phủ được thu thập theo phương pháp điều tra lâm học. Xác định các chỉ tiêu lý tính đất bằng ống dung trọng ngoài thực địa và tính toán trong phòng thí nghiệm, xác định độ ẩm bằng phương pháp tủ sấy. Xác định độ ẩm tự nhiên và giữ nước của lớp thảm mục thông qua phơi khô và thí nghiệm ngâm nước lượng rơi rụng trong 24h [5]. + Phương pháp xử lý số liệu: Các chỉ tiêu về cấu trúc, các đại lượng sinh trưởng của thực vật rừng như: Tính toán các chỉ số về cấu trúc tổ thành, mật độ cây tái sinh, chất lượng cây tái sinh... được tính toán theo phương pháp lâm học truyền thống và sử dụng phương pháp thống kê trên phần mềm excel để tính toán. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Hiện trạng phân bố, đặc điểm rừng và đất rừng vùng phòng hộ đầu nguồn xã Nông Hạ Xã Nông Hạ có 4151,47 ha đất lâm nghiệp, chiếm 71,3 % trong tổng quỹ đất tự nhiên của xã [1], độ che phủ của rừng đạt 69,2%. Trong đó diện tích đất rừng tự nhiên chiếm phần lớn lên tới 3386.13 ha, rừng trồng là 765,34 ha và đất chưa có rừng 970,66 ha. Đất chưa có rừng bao gồm các trạng thái; Đất không có cây gỗ tái sinh (Ia, Ib) và đất có cây gỗ tá sinh (Ic) [2]. Đất có rừng phòng hộ là 1081.9 ha phân bố đều khắp trên địa bàn xã, được giao cho người dân và lâm trường quản lý. Diện tích rừng hiện nay hầu hết được phục hồi từ đất canh tác nương rẫy đã bỏ hóa và sau khai thác, gồm các trạng thái đất trống chưa thành rừng Ia, Ib, Ic với diện tích khá lớn 402,2 ha và trạng thái rừng khác như gỗ nứa, IIa, IIb, IIIa1 và IIIa2, cấp phòng hộ xung yếu và rất xung yếu cho lưu vực tại địa bàn [2] [3]. - Đặc điểm trạng thái đất chưa có rừng: (i) Trạng thái Ia: Chủ yếu là thảm cỏ, và lác đác trảng cây bụi, đất đai khô cằn, lượng rơi rất ít thường phân bố nơi dốc < 15 độ. (ii) Trạng thái Ib: Thành phần cây đơn giản, tầng cây gỗ và tầng cây tái sinh chưa xuất hiện. Đa số là cây bụi, thảm tươi. Tầng đất mỏng. (iii) Trạng thái Ic: Trạng thái Ic tại khu vực nghiên cứu đang phục hồi sau nương rẫy bỏ hóa 5-8 năm, có cấu trúc phong phú hơn so với trạng thái Ia, Ib, có cây tái sinh rải rác. - Đặc điểm về tính chất đất: Bảng 1. Đặc điểm lý tính của đất OTC Trạng thái TP cơ giới Dung trọng D (g/cm 3 ) Độ ẩm tự nhiên (%) 1 Ia Thịt nhẹ 1.85 14.28 2 Thịt 1.8 17.64 3 Sét nhẹ 1.85 17.64 TB 1.83 16.5 4 Ib Thịt nhẹ 2 25 5 Thịt 2.1 23.46 6 Sét nhẹ 2 19.76 7 Sét nhẹ 2.3 21.59 8 Sét nhẹ 1.8 21.59 TB 2.04 22.8 9 Ic Thịt 2.5 23.46 10 Thịt nhẹ 2.5 25 11 Sét nhẹ 1.9 26.58 12 Sét nhẹ 2.5 22.7 13 Sét nặng 1.7 29.03 14 Thịt nhẹ 2 26.58 TB 2.2 25.6 Nguyễn Thị Thu Hoàn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 85(09)/1: 17 - 22 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 19 (Nguồn: Số liệu điều tra và phân tích 2011) Qua bảng số liệu trên ta thấy: - Dung trọng đất: Dung trọng dùng để tính toán độ xốp của đất, hàm lượng không khí trong đất. Dung trọng của đất dao động từ 1,83 – 2,2 (g/cm3) là cao, chứng tỏ hàm lượng mùn và độ xốp thấp. - Về độ ẩm đất: độ ẩm tự nhiên xác định ở tầng mặt 0-10 cm của đất tăng dần theo trạng thái rừng. Trạng thái Ia bình quân 16.5%, Ib là 22.8% và Ic 25.6%. Sự khác nhau về độ ẩm giữa các trạng thái thực vật là kết quả tác động của nhiều yếu tố ảnh hưởng đến, trong đó lớp thảm thực vật là yếu tố ảnh hưởng quan trọng. - Về thành phần cơ giới: Thành phần cơ giới ở khu vực nghiên cứu chủ yếu là thịt nhẹ, thịt và sét nhẹ. Do vậy, đất có khả năng giữ nước tốt tuy nhiên tính thấm và thoát nước chưa cao do độ xốp, độ che phủ thấp. Kết quả điều tra đặc điểm cây bụi, thảm tươi trạng thái Ia, Ib, Ic Cây bụi, thảm tươi đóng vai trò quan trọng đối với sự sinh trưởng ảnh hưởng tới khả năng phòng hộ của rừng. Chúng ta sẽ đi tìm hiểu thông qua kết quả thu được theo bảng sau: Qua bảng 2 ta thấy mật độ cây bụi thảm tươi đạt ở mức trung bình. Trạng thái Ia lớp cây bụi phân bố thưa thớt, Htb 0,35 m, phần lớn là cỏ xước, rau tàu bay.... Với độ che phủ của thảm tươi là 23% -37%. Trạng thái Ib, Ic có mật độ cây bụi thảm tươi nhiều hơn tạo điều kiện thuận lợi cho sự sinh trưởng và nẩy mầm đâm chồi của hạt và cây con. Thành phần loài chủ yếu là bụi khóm và bụi trườn thuộc những loài ưa sáng thích nghi tiêu biểu như: dương sỉ, tậu, chít, trinh nữ, cỏchúng có khả năng sinh trưởng nhanh tạo độ che phủ lớn. Đặc điểm của thảm mục ở các trạng thái nghiên cứu - Đặc điểm thành phần, số lượng của thảm mục: Kết quả xác định thành phần và lượng rơi hiện có dưới tán rừng được trình bày như sau: Thành phần của thảm mục hiện có dưới rừng bao gồm có là cành khô, lá khô và tạp chất khác. Ở trạng thái Ia tỷ lệ lá khô chiếm từ 75% - 86%, còn lại là thành phần cành cây chiếm từ 14% - 24,2%, chưa xuất hiện thành phần tạp chất khác. Ở trạng thái Ib tỷ lệ lá khô chiếm từ 63,7% - 74,3%, thành phần cành cây chiếm từ 21% - 38,3%, 4% là tạp chất. Tạp chất ở đây chủ yếu là hoa của các loại cây trong OTC. Ở trạng thái rừng Ic tỷ lệ lá khô chiếm từ 60% - 72,5% còn lại là thành phần cành cây chiếm từ 22,5% - 40%, xuất hiện thành phần tạp chất là hoa của các loài như cây Bưởi bung, lá xoan, chất thải sinh hoạt như túi ni lông, giấy Độ che phủ của thảm mục trạng thái Ia trung bình 20%, Ib là 45- 50%, Ic: 55-77% Bảng 2. Tổng hợp kết quả điều tra lớp cây bụi, thảm tươi ở 3 trạng thái rừng Trạng thái rừng Dạng thân Mật độ Htb (m) Phẩm chất (%) N/OTC N/ha X TB T Ia Bụi đơn (cây) 6 150 0,35 37 32 31 Bụi khóm (bụi) 17 425 45 20 35 Bụi trườn (bụi) 9 225 66 10 24 Bụi Dây leo (gốc) 11 275 50 10 40 Thảm tươi (TB) CP 23% Ib Bụi đơn (cây) 82 2050 0.69 25 56 29 Bụi khóm (bụi) 293 7325 29 48 28 Bụi trườn (bụi) 115 2875 24 32 44 Dây leo (gốc) 48 1200 47 30 23 Thảm tươi (TB) CP 29% Ic Bụi đơn (cây) 115 2875 0.87 18 46 36 Bụi khóm (bụi) 194 4850 46 31 23 Bụi trườn (bụi) 118 2950 16 60 24 Dây leo (gốc) 70 1750 25 58 17 Thảm tươi (TB) CP(%) 37% Nguyễn Thị Thu Hoàn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 85(09)/1: 17 - 22 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 20 (Nguồn: Theo số liệu điều tra 2011) * Độ ẩm tự nhiên của thảm mục (w%): Dựa trên số liệu xử lý mẫu khô và mẫu ẩm tự nhiên, tính toán được độ ẩm tự nhiên thấp, trạng thái rừng Ia độ ẩm tự nhiên biến đổi từ 8 - 16%, trạng thái rừng Ib độ ẩm tự nhiên biến đổi từ 15,38 - 16,43%, còn trạng thái rừng Ic độ ẩm tự nhiên biến đổi từ 14,58- 23%. Như vậy độ ẩm tự nhiên của thảm mục ở các trạng thái giảm dần từ trạng thái rừng Ic đến trạng thái rừng Ia điều này giải thích Do ở trạng thái rừng Ic, có lớp cây bụi, thảm tươi và lớp cây tái sinh làm tăng số lượng thảm mục do đó làm giảm năng lượng mặt trời chiếu xuống lớp thảm mục và làm giảm khả năng bốc hơi nước của chúng. Đặc điểm này rất có ý nghĩa đối với chức năng phòng hộ của rừng. * Tỷ lệ lượng nước giữ tối đa của vật rơi rụng: Là lượng nước tối đa mà thảm mục giữ lại được, Ở trạng thái rừng Ia sức hút ẩm tối trung bình đạt 168%, ở trạng thái rừng Ib sức ẩm tối đa dao động trong khoảng từ 185%, còn ở trạng thái rừng Ic sức ẩm tối đa dao động trong khoảng từ 200-205%. Sự khác nhau giữa các chỉ tiêu này do loài cây, thành phần lượng rơi rụng và mức độ phân hủy tạo mùn. Thông thường đối với lượng rơi đã phân hủy thành mùn có thể hút tối đa 2-3 lần trọng lượng khô của nó. Chỉ tiêu này có ý nghĩa lớn trong việc giảm dòng chảy bề mặt, chống xói mòn, rửa trôi. Những trạng thái rừng có lượng thảm mục càng lớn thì lượng nước hút được càng lớn, khả năng phòng hộ cao. Kết quả điều tra cây tái sinh ở trạng thái rừng Ic Ở trạng thái rừng Ic đã bắt đầu xuất hiện lớp cây tái sinh. Do đó, ở trạng thái rừng Ic ta bắt đầu nghiên cứu những chỉ tiêu của lớp cây tái sinh: - Cấu trúc tổ thành của cây tái sinh Kết quả điều tra cho thấy tổ thành tầng cây tái sinh ở trạng thái Ic tập trung chủ yếu là các cây tiên phong ưa sáng chủ yếu như: Kháo, Thẩu tấu, Xoan ta, Muối, Thành ngạnh, Thôi Ba, Hu đay, Chẹo, Vang, nhưng cũng đã xuất hiện một số ít loài cây có giá trị kinh tế như Trám trắng, Dẻ... Công thức tổ thành trạng thái Ic được tính toán: 1,26kh’ + 1,21THt + 1,06Xt + 0,8Mu + 0,65Thng + 0,6 Thb + 0,57 Hđ + 3,85LK. Qua công thức tổ thành ta thấy hệ số tổ thành rất thấp, không có loài nào chiếm ưu thế, thành phần loài cây tái sinh tương đối phong phú nhưng số lượng cây ít. Nếu tác động theo hướng tích cực thì trạng thái rừng này sẽ phục hồi thành rừng có lớp thảm thực vật đa dạng phong phú về thành phần loài đồng thời số lượng cũng tăng lên tương ứng. - Sự phân bố số cây theo chiều cao của lớp cây tái sinh Biểu đồ 1. Biểu diễn sự phân bố số cây theo chiều cao của cây tái sinh * Nhận xét: Nhìn vào biểu đồ ta thấy số cây có chiều cao > 1m nhiều nhất sau đó cấp chiều cao 0,5 - 1m. Vì vậy, khả năng phát triển của lớp cây tái sinh rất cao. Cần tác động các biện pháp lâm sinh nhằm khôi phục trạng thái rừng. - Tình hình sinh trưởng của lớp cây tái sinh: Lớp cây tái sinh ở trạng thái Ic có mật độ tương đối thấp. Trung bình là 625 cây/ha, số cây sinh trưởng tốt chiếm tỷ lệ là 51%, trung bình là 39% và xấu là 10%. Những cây tái sinh này sẽ phát triển thành tầng cây cao trong tương lai. Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật tác động phục hồi và phát huy chức năng phòng hộ của rừng 0 5 10 15 20 25 1m Hvn (m) N (cây) Nguyễn Thị Thu Hoàn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 85(09)/1: 17 - 22 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 21 - Giải pháp trồng rừng, nông lâm kết hợp (NLKH) Từ kết quả nghiên cứu ở trên ta thấy, các trạng thái Ia, Ib, Ic chủ yếu do nương rẫy cũ bỏ lại, thực vật chủ yếu là cây bụi và một số ít cây gỗ tạp chưa có giá trị về kinh tế, hiệu quả phòng hộ về khả năng giữ nước của đất và lớp thảm mục thấp, nên việc trồng rừng là cần thiết, đặc biệt với trạng thái Ia, Ib và ở các vị trí ít xung yếu, xung yếu. Tuy nhiên, cũng cần tuân theo những bước cơ bản sau: + Lựa chọn các loài cây mục đích, phù hợp với chức năng phòng hộ, cụ thể; Keo, Mỡ, Xoan ta. + Có thể ưu tiên phát triển nông lâm kết hợp theo hướng cung cấp lâm sản ngoài gỗ, cho thu hoạch vào cuối mùa mưa + Kỹ thuật trồng: Trồng ngay sau khi mở rạch, tiến hành cuốc hố thành một hàng giữa rạch cự ly hố cách hố 3 - 3,3 m trồng bằng cây con có bầu với chiều cao khi đem trồng phải đạt 1 m trở lên. Khi cây sống ổn định, lớn sẽ tiến hành tỉa thưa cây trồng với cự ly 5 – 6 m là tốt nhất. + Đối với vị trí rất xung yếu; Trảng cỏ, trảng cây bụi được duy trì khi chúng sẵn có và đáp ứng được yêu cầu phòng hộ với các trị số độ che phủ cây bụi và thảm tươi, thảm mục từ mức trên 30-80% tùy thuộc vào kiểu địa hình [4]. Khi chưa có điều kiện phát triển đầu tư trồng rừng phát huy hiệu quả kinh tế, thì duy trì trảng cỏ, trảng cây bụi vì khả năng phòng hộ của lớp thảm thực vật, vật rơi rụng đã phát huy. - Giải pháp về khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh tự nhiên, làm giàu rừng: Do rừng chưa có trữ lượng nên làm giàu là giải pháp thiết thực đối với loại rừng này, đặc biệt với trạng thái Ic, nơi có số lượng cây tái sinh như; Chẹo, Vạng, dẻ Kháo, Xoan ta. Ngoài những cây tái sinh mục đích, cần trồng thêm cây và chăm sóc cây trồng, xử lý băng chừa bằng cách phát dây leo, cây bụi, cây cong queo, sâu bệnh, cây phi mục đích, đảm bảo tán che hợp lý để cây không bị chèn ép và phát triển tốt... Lựa chọn các loại cây đưa vào làm giàu phải là những loài cây có giá trị kinh tế cao, thích hợp với điều kiện lập địa, điều kiện tự nhiên. Để phát huy chức năng phòng hộ của trạng thái, cây trồng cần thỏa mãn tính chịu hạn, cải tạo đất, có giá trị kinh tế, phiến lá nhỏ, tiêu tốn ít nước. Như vậy, với trạng thái đất chưa thành rừng tại khu phòng hộ đầu nguồn thì những kiểu sử dụng đất thích hợp được đề xuất là; Duy trì Trảng cỏ, trảng cây bụi sẵn có, xúc tiến tái sinh tự nhiên ở vùng rất xung yếu và xung yếu. Trồng rừng hỗn loài, trồng rừng NLKH nơi có độ dốc thấp, ít xung yếu. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Báo cáo tổng kết UBND xã Nông Hạ, (2010). [2]. Báo cáo thống kê diện tích rừng và đất lâm nghiệp, (12/2009), huyện Chợ Mới [3]. Bản đồ phân chia 3 loại rừng, (2007), huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn [4]. Phạm Văn Điển, Bùi Thế Đồi, Phạm Xuân Hoàn, (2009), Sổ tay kỹ thuật quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn. Nxb Hà Nội. [5]. Phạm Văn Điển, (2009), Chức năng phòng hộ nguồn nước của rừng, Nxb Nông nghiệp. Nguyễn Thị Thu Hoàn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 85(09)/1: 17 - 22 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 22 SUMMARY STUDY ON SOME NATURAL CHARACTERISTICS OF LAND WITHOUT FOREST AS A BASIS FOR PROPOSING TECHNICAL MEASURES TO THE WATERSHED PROTECTION AREAS IN NONG HA COMMUNE – CHO MOI DISTRICT – BAC KAN PROVINCE Nguyen Thi Thu Hoan 1* , Tran Duc Thien 1 , Nguyen Thi Thu Huong 2 1 College of Agriculture and Forestry - TNU 2 College of Economics and Business Administration - TNU Studying the characteristics of vegetation and soil in three states Ia, Ib, Ic on milpa farming land in watershed protection areas was a basis for proposing measures for using land effectively. The research which was carried out on 14 standard plots evaluated the characteristics of the soil, shrubs, fresh carpet, death plant and animal litter layer, water holding capacity of the natural litter layer in each state, the characteristics of the generate plants in Ic state. In general, evaluated criteria varied according to states, trees in Ic state had a low coefficient and simple plant-structure such as Canarium album, Castanopsis indica, Cratoxylon polyanthum. The study has proposed some solutions such as maintaining existing status and assisting natural regeneration in the extremely weak areas and crucial areas with the index of shrubs, fresh carpet, and 30 – 80% natural litter layer. Developing mixed forests and agro-forestry forests in the places with low slope, especially in the state Ia, Ib. Key words: Protection, watershed, state, farming, Cho Moi. * Tel: 0982.973.876; Email: hoandhnl@gmail.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_mot_so_dac_diem_tu_nhien_trang_thai_dat_chua_co_r.pdf
Tài liệu liên quan