Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến năng suất của giống nhãn chín muộn PH-99-1-1 tại huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên
Late ripening PHM-99-1-1 longgan variety was recognized as a national seed and regionalized in the North.
Because it has harvest time later than Long longgan so brings high economic efficiency for gardeners.
Researching results showed that seed could grow well in the ecological conditions of Khoai Chau district.
Application of cutting measures has increased productivity and economic efficiency of longgan PHM-99-1-1 .Prunning 4 times a year has increased the number of autumn branches, the rate of fruit, harvest fruit number and yield 83.67 kg/tree, 28.13% higher than controls.
6 trang |
Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 444 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến năng suất của giống nhãn chín muộn PH-99-1-1 tại huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Thế Huấn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 85(09)/1: 7 - 12
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA
BIỆN PHÁP CẮT TỈA ĐẾN NĂNG SUẤT CỦA GIỐNG NHÃN CHÍN MUỘN
PH-99-1-1 TẠI HUYỆN KHOÁI CHÂU, TỈNH HƯNG YÊN
Nguyễn Thế Huấn*, Nguyễn Đức Thạnh,
Vũ Thị Thanh Thủy, Đỗ Thị Phượng
Trường ĐH Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Giống nhãn chín muộn PH-99-1-1 đƣợc công nhận giống quốc gia và đƣợc khu vực hóa tại các
tỉnh miền Bắc. Giống có thời gian thu hoạch muộn hơn giống nhãn lồng nên đem lại hiệu quả kinh
tế cao cho ngƣời làm vƣờn. Kết quả nghiên cứu cho thấy giống có khả năng sinh trƣởng tốt tại
điều kiện sinh thái của huyện Khoái Châu. Áp dụng biện pháp cắt tỉa đã làm tăng năng suất và hiệu
quả kinh tế của giống nhãn PHM-99-1-1. Trong đó công thức cắt tỉa 4 lần làm tăng số lƣợng cành
thu, tăng tỉ lệ đậu quả, số quả sau thu hoạch và năng suất đạt 83.67kg/cây, cao hơn 28.13% so với
đối chứng.
Từ khóa: Giống nhãn chín muộn, cắt tỉa, Khoái Châu, đặc điểm sinh học
ĐẶT VẤN ĐỀ*
Cây nhãn (Dimocarpus longan lour) thuộc họ
bồ hòn (Sapindaceae) là một trong những cây
ăn quả nổi tiếng của Hƣng Yên, diện tích năm
2010 khoảng 5000 ha chiếm hơn 50% diện
tích trồng cây ăn quả trên toàn tỉnh. Doanh
thu hàng năm đạt từ 150-180 tỉ đồng. Những
năm trƣớc đây, đa số ngƣời trồng nhãn Hƣng
Yên trồng giống nhãn lồng có thời gian thu
hoạch vào giữa tháng 7 đến đầu tháng 8,
giống ngon rất đƣợc ƣa chuộng trên thị
trƣờng nhƣng do thời gian chín tập trung nên
thời vụ nhãn chỉ kéo dài độ 3-4 tuần. Chính vì
vậy việc tuyển chọn những giống nhãn chín
sớm hoặc muộn nhằm kéo dài thời gian thu
hoạch quả đƣợc các nhà làm vƣờn rất quan
tâm. Giống PH-M99-1.1 (phố Hiến muộn)
đƣợc tuyển chọn từ những cây đầu dòng tại
các vƣờn nhãn lồng tại các huyện Châu Giang
(cũ), tỉnh Hƣng Yên. Giống có lá mỏng màu
xanh nhạt, mép lá hơi lƣợn sóng, phiến lá
rộng, quả tròn có màu vàng sáng, vỏ dày, có
nhiều gai nổi rõ, ít bị nứt quả, ăn ngọt đậm,
độ brix 20,1%. Thời gian cho thu hoạch kéo
dài từ 15-8 đến 15- 9, giống đƣợc công nhận
giống quốc gia vào năm 2005. Huyện Khoái
Châu tỉnh Hƣng Yên có diện tích trồng giống
PH-M99-1.1 nhiều nhất hiện nay với diện tích
hơn 200 ha. Giống nhãn muộn đã và đang
đem lại hiệu quả kinh tế cao cho ngƣời làm
*
Tel: 0912 479928
vƣờn tuy nhiên ngƣời dân ở đây vẫn trồng và
chăm sóc nhãn theo kinh nghiệm cổ truyền,
chƣa áp dụng các quy trình thâm canh tiến bộ
trên cây nhãn. Hơn nữa, giống chín muộn có
khả năng cho hiệu quả kinh tế cao nhƣng
thƣờng có những yêu cầu chặt chẽ vào điều
kiện ngoại cảnh và chăm sóc. Do vậy, cần có
nghiên cứu về các biện pháp kỹ thuật nhằm
điều chỉnh khả năng sinh trƣởng, làm tăng khả
năng ra hoa, đậu quả của cây để phát huy đƣợc
hết tiềm năng năng suất. Xuất phát từ thực tế
trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và
ảnh hưởng của biện pháp cắt tỉa đến năng
suất của giống nhãn chín muộn PHM-99-1.1
tại huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên”
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu đƣợc tiến hành trên giống nhãn chín
muộn PHM-99-1.1, giống nhãn lồng 10 tuổi
trồng tại huyện Khoái Châu, tỉnh Hƣng Yên.
Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Nội dung 1: Nghiên cứu một số đặc điểm sinh
học của giống nhãn PHM-99-1.1 và nhãn lồng
Giống nhãn chín muộn PHM-99-1-1 và giống
nhãn lồng mỗi giống chọn 10 cây, có sức sinh
trƣởng đồng đều, có cùng điều kiện đất đai,
kỹ thuật chăm sóc để theo dõi.
Nguyễn Thế Huấn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 85(09)/1: 7 - 12
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8
* Theo dõi các chỉ tiêu về sinh trưởng
+ Chiều cao cây: đo từ mặt đất đến đỉnh cao
nhất của tán cây
+ Đƣờng kính tán: đo theo hƣớng Đông - Tây
và Nam - Bắc
+ Đƣờng kính gốc: đo cách mặt đất 10 cm,
định kỳ 30 ngày theo dõi 1 lần
+ Độ cao phân cành, phân cành cấp 1, phân
cành cấp 2: đo đếm trực tiếp
- Đặc điểm phát sinh của đợt lộc xuân trong
năm: định kỳ theo dõi 7 ngày/lần (chọn 4 cành
ngang tán về 4 hƣớng Đông, Tây, Nam, Bắc)
quan sát, theo dõi đo đếm các thời kỳ ra lộc, số
lƣợng lộc, chiều dài lộc, đƣờng kính lộc.
* Theo dõi các chỉ tiêu về phát triển
- Xác định thời điểm cây ra hoa rộ, hình thành
quả, quả chín khi trên cây có 50% số lƣợng cá
thể đạt chỉ tiêu. Tỷ lệ đậu quả tính bằng tổng
số quả thu hoạch trên tổng số hoa hình
thành tại cành theo dõi (đơn vị tính %).
Tính năng suất thực thu bằng cách cân trực
tiếp trên cây theo dõi.
- Đặc điểm của quả (chiều cao, đƣờng kính,
màu sắc): đo, đếm và quan sát trực tiếp 30
quả đại diện cho các công thức ở các lần nhắc
lại, tính trị số trung bình.
+ Chỉ tiêu về tỷ lệ ăn đƣợc, tỷ lệ hạt, tỷ lệ
vỏ quả theo phƣơng pháp nghiên cứu cây
ăn quả thông thƣờng.
Nội dung 2. Nghiên cứu ảnh hưởng của biện
pháp kỹ thuật cắt tỉa đến năng suất, chất
lượng nhãn PHM-99-1-1
- Công thức 1: Cắt tỉa vệ sinh sau thu hoạch
(1 lần). Cắt bỏ những cành mọc quá dày, cành
tăm, cành trong tán, cành bị sâu bệnh, ngay
sau khi thu hoạch.
- Công thức 2: Cắt tỉa sau thu hoạch, tỉa lộc
thu, tỉa hoa, tỉa quả (4 lần)
+ Lần 1: Sau khi thu hoạch tháng 8, cắt bỏ
những cành mọc quá dày, cành tăm, cành trong
tán, cành bị sâu bệnh, ngay sau khi thu hoạch.
+ Lần 2: Khi lộc thu dài 10 - 15 cm, tỉa bỏ lộc
yếu, những lộc mọc không hợp lý trên cành
chỉ để 2 -3 lộc to, khỏe để làm cành mẹ cho
năm sau.
+ Lần 3: Khi cây ra hoa (tháng 2,3) tỉa những
chùm hoa bị bệnh. Đối với những cây có
nhiều hoa tỉa bỏ những chùm nhỏ.
+ Lần 4: Tháng 5,6 cắt bỏ những cành không
đậu quả, cành có quá ít quả và tỉa cành hè
mọc quá dày.
- Công thức 3: đối chứng (không cắt tỉa)
* Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu
- Theo dõi thời gian ra lộc, số lƣợng lộc trên
các đợt lộc, kích thƣớc lộc khi lộc thuần
thục/đợt. Đo đếm trực tiếp bằng thƣớc mét và
thƣớc kẹp panme sau đó tính trị số trung bình.
- Theo dõi thời gian ra hoa, tổng số hoa,
thời gian nở hoa, số quả đậu/cành khi hoa
tàn, sau hoa tàn 30 ngày, 60 ngày, 90 ngày
và khi thu hoạch.
- Theo dõi các chỉ tiêu kích thƣớc quả, năng
suất khi thu hoạch.
* Xử lý số liệu
Số liệu đƣợc xử lý bằng phần mềm SAS
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ
THẢO LUẬN
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của giống
nhãn nghiên cứu
Chiều cao cây, đƣờng kính gốc, đƣờng kính
tán của giống nhãn muộn đạt tƣơng ứng
5.49m, 17.12cm, 4.94m, không có sự khác
biệt lớn về chiều cao, đƣờng kính tán, đƣờng
kính gốc giữa 2 giống nhãn nghiên cứu.
Không có sự khác nhau về số cành cấp 1 ở hai
giống. Tuy nhiên số cành cấp 2 ở giống nhãn
lồng lại thấp hơn so với giống nhãn muộn
PHM-99-1-1 chắc chắn ở độ tin cậy 95%.
Giống nhãn PHM-99-1-1 một năm có 4 đợt
lộc, đó là lộc xuân, lộc hè, lộc thu và lộc
đông. Các đợt lộc này đều có khả năng ra lộc
tƣơng đối đồng đều. Thời gian xuất hiện và
thời gian kết thúc lộc khá tập trung. Điều này
đảm bảo cho việc dự đoán thời gian ra quả
và khả năng chín tập trung của giống nhãn
này. Khả năng sinh trƣởng các đợt lộc thể
hiện ở bảng 2.
Nguyễn Thế Huấn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 85(09)/1: 7 - 12
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9
Bảng 1. Đặc điểm hình thái cây giống nhãn nghiên cứu
TT Chỉ tiêu Nhãn PHM-99-1-1 Nhãn lồng Cv% LSD05
1 Chiều cao cây (m) 5.49 4.77 6.1 1.08
2 Đƣờng kính gốc (cm) 17.12 16.06 4.6 2.67
3 Đƣờng kính tán (cm) 4.94 4.68 8.2 1.36
4 Số cành cấp 1 2.87 3.13 14.4 1.5
5 Số cành cấp 2 8.53 7.6 5.4 1.5
Bảng 2. Khả năng sinh trƣởng các đợt lộc trong năm của giống nhãn nghiên cứu
Đợt lộc Chỉ tiêu
Giống
Cv% LSD05 Nhãn chín
muộn
Nhãn lồng
Lộc xuân
2010
Thời điểm xuất hiện lộc 1/3 25/2
Thời điểm kết thúc lộc 4/5 15/4
Số lộc/cành (lộc) 21.63 17.37
Chiều dài cành thuần thục (cm) 22.4 20.57 0.5 0.37
Đƣờng kính cành thuần thục (cm) 0.71 0.78 4.9 0.13
Số lá/cành lộc (lá) 7.36 7.87 3.3 0.86
Số mắt lá trên cành (mắt) 14.83 13.97 1.1 0.51
Lộc hè
2010
Thời điểm xuất hiện lộc 15/6 25/5
Thời điểm kết thúc lộc 1/8 13/7
Số lộc/cành (lộc) 25.20 22.23
Chiều dài cành thuần thục (cm) 25.7 29.7 6.4 6.13
Đƣờng kính cành thuần thục (cm) 0.82 0.69 3.4 0.88
Số lá/cành lộc (lá) 8.63 7.53 2.3 0.65
Số mắt lá trên cành (mắt) 12.97 13.4 1.1 0.51
Lộc thu
2010
Thời điểm xuất hiện lộc 20/9 20/8
Thời điểm kết thúc lộc 5/11 8/10
Số lộc/cành (lộc) 26.03 29.37
Chiều dài cành thuần thục (cm) 20.08 23.16 7.1 5.4
Đƣờng kính cành thuần thục (cm) 0.83 0.7 5.5 0.15
Số lá/cành lộc (lộc) 7.33 7.13 2.9 0.74
Số mắt lá trên cành (mắt) 11.8 12.4 1.00 2.42
Lộc đông
2010
Thời điểm xuất hiện lộc 15/11 4/11
Thời điểm kết thúc lộc 30/12 22/12
Số lộc/cành (lộc) 15.80 13.47
Chiều dài cành thuần thục (cm) 17.77 20.87 5.7 3.82
Đƣờng kính cành thuần thục (cm) 0.63 0.62 5.1 0.11
Số lá/cành lộc (lộc) 6.93 7.83 3.3 0.85
Số mắt lá trên cành lộc (mắt) 15.07 13.8 3.9 1.97
Bảng 4. Một số chỉ tiêu về năng suất, phẩm chất nhãn nghiên cứu
Chỉ tiêu
Giống
Khối
lượng
quả
(g)
Khối
lượng
cùi
(g)
Khối
lượng
hạt
(g)
Khối
lượng
vỏ
(g)
Tỉ lệ ăn
được
(%)
Số quả
thu/
chùm
(quả)
Năng
suất
thực thu
(kg/cây)
Nhãn PHM-99-1-1 12.04 8.65 2.13 1.26 70.49 28.7 67.7
Nhãn lồng 11.87 8.18 2.31 1.39 67.18 25.17 62.7
Cv% 0.3 0.7 1.3 1.1 11.8 1.4
LSD05 0.14 0.2 0.1 0.51 11.02 3.22
Nguyễn Thế Huấn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 85(09)/1: 7 - 12
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10
Số liệu bảng 4 cho thấy nhãn PHM-99-1-1 có
khối lƣợng quả trung bình đạt 12,04g trong
khi nhãn lồng đạt 11.84g. Khối lƣợng cùi của
giống nhãn chín muộn đạt 8,65g. Tỷ lệ ăn
đƣợc của nhãn PHM-99-1-1cao đạt 70,49%,
nhãn lồng chỉ đạt 67,18%. Hai giống nhãn
trên đều đƣợc đánh giá là có chất lƣợng quả
tốt. Tuy nhiên nhãn PHM-99-1-1 lại đƣợc
đánh giá là có ƣu thế hơn do quả to, hạt bé
hơn và màu sáng hơn. Do khối lƣợng quả lớn
nên năng suất giống nhãn PHM-99-1-1 cao
hơn đạt 67,7kg/cây, nhãn lồng là 62,7kg/cây.
Ảnh hưởng của biện pháp kỹ thuật cắt tỉa
đến khả năng phát sinh lộc thu của nhãn
chín muộn
Vũ Mạnh Hải (2001) [1] khi xây dựng mô
hình thâm canh một số các giống nhãn chín
muộn ở vùng đồng bằng sông Hồng kết luận:
Kỹ thuật cắt tỉa đúng phƣơng pháp có thể tăng
năng suất nhãn từ 15-20%.
Menzel, C. M.;Waite, G. K.(2005) [2] khi
nghiên cứu các biện pháp cắt tỉa cho nhãn cho
thấy: diện tích lá nhãn có tƣơng quan chặt đến
trọng lƣợng quả và năng suất. Khống chế diện
tích lá ở một diện tích thích hợp sẽ cho năng
suất cao hơn đối chứng từ 10-30%.
Kết quả nghiên cứu của thí nghiệm cắt tỉa trên
giống nhãn muộn tại Khoái Châu cho thấy:
chiều dài cành lộc thuần thục ở công thức cắt
tỉa một lần sau thu hoạch và cắt tỉa 4 lần sau
thu hoạch đều cao hơn so với công thức đối
chứng ở mức tin cậy 95%. Đặc biệt là công
thức cắt tỉa 4 lần có chiều dài cành lộc đạt cao
nhất là 28.5 cm.
Đƣờng kính cành ở các công thức có sự sai
khác ở mức độ tin cậy 95%. Đƣờng kính cành
lộc thuần thục ở công thức cắt tỉa 4 lần đạt
cao nhất là 0.95cm, thấp nhất là công thức đối
chứng có đƣờng kính đạt 0,73 cm.
Bảng 6 cho thấy biện pháp cắt tỉa không ảnh
hƣởng đến thời gian ra hoa của giống nhãn
chín muộn PHM-99-1-1. Các chỉ tiêu về chiều
dài và chiều rộng chùm hoa không có sự sai
khác so với công thức không cắt tỉa. Số hoa
trên chùm ở các công thức cắt tỉa có sự sai
khác so với công thức đối chứng ở mức ý
nghĩa 95%. Ở công thức cắt tỉa 1 lần đạt
822.27 hoa/chùm, công thức cắt tỉa 4 lần đạt
831 hoa trên chùm, trong khi công thức đối
chứng chỉ đạt 770.67 hoa/chùm.
Tỷ lệ hoa cái và hoa lƣỡng tính có ảnh hƣởng
rất quan trọng đến việc hình thành năng suất.
Tỷ lệ hoa cái ở hai công thức cắt tỉa đều
không có sự sai khác so với công thức đối
chứng, tỉ lệ hoa cái dao động từ 28 - 30%.
Bảng 5. Ảnh hƣởng của biện pháp cắt tỉa đến khả năng phát sinh lộc thu của nhãn chín muộn
Chỉ tiêu
Công thức
Ngày lộc xuất
hiện
(ngày/tháng)
Chiều dài
cành thuần
thục (cm)
Đường kính
cành thuần
thục (cm)
Số lá/cành
thuần thục
(lá)
Số mắt lá/
cành thuần
thục (lá)
Cắt tỉa 1 lần 20/9 24.73 0.86 8.27 13.13
Cắt tỉa 4 lần 20/9 28.5 0.95 8.63 14.67
Không cắt tỉa 20/9 20.8 0.83 7.33 11.8
CV% 6.0 7.3 2.4 7.7
LSD 05 3.38 14.78 0.44 2.31
Bảng 6. Ảnh hƣởng của biện pháp cắt tỉa đến khả năng ra hoa của nhãn chín muộn
Chỉ tiêu
Công thức
Thời
gian ra
hoa
Chiều
dài
chùm
hoa
(cm)
Chiều
rộng
chùm
hoa
(cm)
Tổng
số hoa/
chùm
(hoa)
Hoa cái
và lưỡng
tính
(hoa)
Tỷ lệ
(%)
Hoa
đực
(hoa)
Tỷ lệ
(%)
Cắt tỉa 1 lần 15/2 28.80 24.13 822.27 239.93 29.18 282.33 70.82
Cắt tỉa 4 lần 15/2 30.67 25.13 831.00 239.67 28.84 591.13 71.16
Không cắt tỉa 15/2 26.67 23.83 770.67 219.33 28.46 551.33 71.54
Cv% 5.8 3.8 1.7 1.8 6.5
Nguyễn Thế Huấn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 85(09)/1: 7 - 12
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11
Bảng 7. Ảnh hƣởng của biện pháp cắt tỉa đến khả năng giữ quả của nhãn chín muộn
Chỉ tiêu
Công thức
Số quả
đậu/chùm sau
tắt hoa
(quả)
Tỉ lệ đậu
quả sau
tắt hoa
(%)
Số quả đậu/chùm
Sau 15
ngày
Sau 30
ngày
Sau 45
ngày
Sau 60
ngày
Cắt tỉa 1 lần 74.77 31.16 59.03 42.10 38.90 35.33
Cắt tỉa 4 lần 79.77 33.28 64.40 45.73 41.43 37.80
Không cắt tỉa 67.83 30.93 52.73 36.47 33.57 30.30
Cv% 1.7 1.7 4.6 2.9 2.6
LSD05 2.9 2.26 4.24 2.49 2.03
Bảng 8. Ảnh hƣởng của biện pháp cắt tỉa đến các yếu tố cấu thành năng suất
Chỉ tiêu
Công thức
Số quả
/chùm
(quả)
Tỷ lệ đậu
quả so với
ban đầu
(%)
Số chùm
quả/cây
(chùm)
Khối
lượng
quả
(g)
Năng
suất lý
thuyết
(kg/cây)
Năng suất
thực thu
(kg/cây)
So với đối
chứng
(%)
Cắt tỉa 1 lần 32.40 43.33 214.83 12.17 84.71 75.50 115.62
Cắt tỉa 4 lần 36.30 45.51 215.5 12.29 96.16 83.67 128.13
Không cắt tỉa 28.70 40.84 244.83 12.04 84.63 65.30 100.00
Cv% 2.5 0.9 4.2
LSD05 1.85 0.25 7.05
Ở các công thức cắt tỉa số quả/chùm còn
duy trì đều cao hơn hẳn so với công thức
đối chứng, công thức cao nhất là công thức
cắt tỉa 4 lần đạt 37.8 quả/chùm. Công thức
1 lần đạt 35.3 quả/chùm, công thức đối
chứng đạt 30.3 quả/chùm, sai khác chắc
chắn ở độ tin cậy 95%.
Biện pháp cắt tỉa làm tăng khả năng đậu quả
dẫn đến sự sai khác về năng suất giữa các
công thức. Công thức cắt tỉa 4 lần đạt 86.67
kg/cây, tăng 28.13 % so với đối chứng, công
thức cắt tỉa 1 lần đạt 75.5 kg/cây tăng 15,62
% so với đối chứng. Thấp nhất là công thức
đối chứng đạt 65.3 kg/cây. Nhƣ vậy năng suất
ở các công thức cắt tỉa đều cao hơn so với
công thức đối chứng ở mức ý nghĩa 95 %.
KẾT LUẬN
Các giống nhãn khác nhau có các đặc điểm
hình thái, đặc điểm sinh trƣởng khác nhau.
Giống nhãn muộn PHM-99-1-1 có khả năng
sinh trƣởng và phát triển tốt tại điều kiện khí
hậu, đất đai của huyện Khoái Châu.
Áp dụng biện pháp cắt tỉa đã làm tăng năng
suất và hiệu quả kinh tế của giống nhãn
PHM-99-1-1. Trong đó công thức cắt tỉa 4 lần
làm tăng số lƣợng cành thu, loại cành quyết
định cho năng suất vụ sau, làm tăng tỉ lệ đậu
quả, số quả sau thu hoạch và cho năng suất đạt
83.67kg/cây, tăng 28.13% so với đối chứng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Vũ Mạnh Hải, Phạm Văn Côn, Nguyễn Thị
Bích Hồng (2002), “Nghiên cứu và áp dụng một
số biện pháp kĩ thuật nhằm nâng cao, ổn định
năng suất nhãn”, Kết quả nghiên cứu khoa học về
rau quả, Nxb Nông ngiệp Hà Nội.
[2]. Menzel, C. M.; Waite, G. K. (2005),
Photosynthesis and productivity, Litchi and
longan: botany, production and uses, 2005 pp.
153-182 ISBN0-85199-696-5.
Nguyễn Thế Huấn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 85(09)/1: 7 - 12
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 12
SUMMARY
RESEARCH SOME BIOLOGICAL CHARACTERISTICS AND EFFECTS OF PRUNNING
TO PRODUCTIVITY OF LATE LONGGAN PH-99-1-1 IN KHOAI CHAU DISTRICT,
HUNG YEN PROVINCE
Nguyen The Huan*, Nguyen Duc Thanh,
Do Thi Phuong, Vu Thi Thanh Thuy
College of Agriculture and Forestry - TNU
Late ripening PHM-99-1-1 longgan variety was recognized as a national seed and regionalized in the North.
Because it has harvest time later than Long longgan so brings high economic efficiency for gardeners.
Researching results showed that seed could grow well in the ecological conditions of Khoai Chau district.
Application of cutting measures has increased productivity and economic efficiency of longgan PHM-99-1-1 .
Prunning 4 times a year has increased the number of autumn branches, the rate of fruit, harvest fruit number and
yield 83.67 kg/tree, 28.13% higher than controls.
Key words: Late ripening longgan variety, prunning
*
Tel: 0912 479928
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- brief_32499_36128_108201292526nghiencuumotsodacdiem_8369_2052741.pdf