Về thời vụ gieo trồng cây men: Gieo tháng 2
đạt năng suất cao nhất (8,8 tấn/ha) và gieo
tháng 4 cho năng suất thấp nhất (6,1 tấn/ha) ở
mức độ tin cậy 95%.
Về khoảng cách trồng cây men: Năng suất
tƣơi của cây men qua các công thức khoảng
cách trồng biến động từ 7,9 – 9,3 tấn/ha, trong
đó khoảng cách trồng 35 x 30 cm đạt năng
suất cao nhất (9,3 tấn/ha), thấp nhất là khoảng
cách trồng 35 x 25 cm đạt 7,9 tấn/ha ở mức
độ tin cậy 95%.
Về phân bón cho cây men: Năng suất của cây
men qua các công thức phân bón biến động từ
6,5 – 9,3 tấn/ha. Các công thức có bón phân
đạt năng suất cao hơn công thức không bón
phân, công thức 5, phân bón 40 kg N + 50 kg
P2O5 + 20 kg K2O/ha trên nền 5 tấn phân
chuồng/ha đạt năng suất cao nhất (9,3 tấn/ha),
thấp nhất là công thức không bón phân đạt 6,5
tấn/ha ở mức độ tin cậy 95%.
Từ kết quả thí nghiệm chúng tôi thấy ở tỉnh
Bắc Kạn, cây men (Mosla dianthera) gieo
trồng vào tháng 2 với khoảng cách trồng 35 x
30 cm và lượng phân bón 5 tấn phân chuồng
+ 40 kg N + 50 kg P2O5 + 20 kg K2O/ha cho
năng suất cao nhất.
7 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Lượt xem: 206 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác cây men (Mosla dianthera) tại tỉnh Bắc Kạn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trần Trung Kiên và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 115(01): 39 - 45
39
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT CANH TÁC CÂY MEN
(MOSLA DIANTHERA) TẠI TỈNH BẮC KẠN
Trần Trung Kiên*, Hoàng Hải Hiếu
Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Các thí nghiệm về thời vụ gieo trồng, khoảng cách trồng và lƣợng phân bón cho cây men (Mosla
dianthera) đƣợc tiến hành tại xã Lƣơng Thành, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn năm 2013. Các thí
nghiệm đƣợc bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh với 3 lần nhắc lại, diện tích ô thí nghiệm
9,45 m
2. Kết quả thí nghiệm cho thấy: Gieo trồng cây men (Mosla dianthera) vào tháng 2 đạt năng
suất cao nhất (8,8 tấn/ha) và gieo trồng tháng 4 cho năng suất thấp nhất (6,1 tấn/ha). Thí nghiệm
khoảng cách trồng, công thức 4 (35 x 30 cm) đạt năng suất cao nhất (9,3 tấn/ha), công thức 3 (35 x
25 cm) đạt thấp nhất (7,9 tấn/ha). Các công thức bón phân đạt năng suất cao hơn công thức không
bón phân, công thức 5 (40N + 50P2O5 + 20K2O) đạt năng suất cao nhất (9,3 tấn/ha). Nhƣ vậy, quy
trình kỹ thuật canh tác cây men ở tỉnh Bắc Kạn cho năng suất cao nhất là trồng trong tháng 2 với
khoảng cách trồng 35 x 30 cm và lƣợng phân bón 5 tấn phân chuồng + 40 kg N + 50 kg P2O5 + 20
kg K2O/ha.
Từ khoá: Cây men, khoảng cách, phân bón, thời vụ.
ĐẶT VẤN ĐỀ*
Làm men rƣợu lá là một truyền thống của
ngƣời dân Việt nói chung cũng nhƣ cộng
đồng các dân tộc thiểu số nói riêng. Đây là
sản vật, đồng thời là "bí quyết" lâu đời của
ngƣời dân địa phƣơng để làm ra đặc sản rƣợu
men lá êm dịu, thơm nồng, là nét văn hoá
riêng trong ẩm thực của cộng đồng các dân
tộc thiểu số.
Bắc Kạn là tỉnh vùng cao, điều kiện về khí
hậu, thổ nhƣỡng phù hợp cho nhiều loài cây
dƣợc liệu quý sinh trƣởng và phát triển. Nơi
đây đang lƣu trữ một kho tàng tri thức bản địa
trong việc thu hái, chế biến các loại cây làm
men lá để sản xuất ra nhiều loại rƣợu men lá
nổi tiếng nhƣ rƣợu ngô Ba Bể, rƣợu men lá
Na Rì, rƣợu men lá Bằng Phúc - Chợ Đồn
Trong đó, huyện Na Rì là nơi sản xuất ra
nhiều rƣợu men lá đặc sản. Rƣợu men lá đƣợc
làm từ nhiều loại cây có trong tự nhiên, trong
đó cây men (Mosla dianthera) là thành phần
chính tạo nên chất lƣợng men và rƣợu men lá.
Hiện nay một số ngƣời dân trên địa bàn tỉnh
Bắc Kạn đã biết trồng cây men ở vƣờn, đồi
gần nhà nhƣng chủ yếu là gieo trồng tự nhiên
nên năng suất và chất lƣợng chƣa cao. Để
*
Tel: 0983 360276, Email: kienngodhnl@gmail.com
phát triển rƣợu đƣợc làm từ men lá cung cấp
cho thị trƣờng, trở thành hàng hóa có giá trị
cao nâng cao thu nhập cho đồng bào các dân
tộc thiểu số vùng miền núi thì công việc tiên
quyết là làm bánh men lá có chất lƣợng cao.
Xuất phát từ thực tiễn trên nên chúng tôi đã
tiến hành đề tài: “Nghiên cứu một số biện
pháp kỹ thuật canh tác cây men (Mosla
dianthera) tại tỉnh Bắc Kạn” nhằm xác định
đƣợc thời vụ gieo trồng, khoảng cách trồng và
công thức phân bón cây men thích hợp nhất,
để trồng cây men thu đƣợc năng suất cao,
chất lƣợng tốt, đáp ứng đƣợc nguồn nguyên
liệu sản xuất bánh men cho các hộ nấu rƣợu
bằng men lá cung cấp cho thị trƣờng trong và
ngoài tỉnh.
VẬT LIỆU, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tƣợng nghiên cứu là cây men (Sa dịp) -
Mosla dianthera (Buch-Ham) Maxim. Thời
gian nghiên cứu từ tháng 01 - 8/2013. Địa
điểm nghiên cứu: Xã Lƣơng Thành huyện Na
Rì, tỉnh Bắc Kạn.
Thí nghiệm đƣợc bố trí theo kiểu khối ngẫu
nhiên hoàn chỉnh trên nền đất đồi dốc, 3 lần
nhắc lại, diện tích ô thí nghiệm 9,45 m2. Các
chỉ tiêu theo dõi: Thời gian sinh trƣởng; tốc
độ tăng trƣởng chiều cao cây (20 ngày đo 1
lần); chiều cao cây (đo từ gốc sát mặt đất đến
Trần Trung Kiên và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 115(01): 39 - 45
40
ngọn cây); tốc độ phân cành (đếm tổng số
cành cấp 1, cấp 2); chiều rộng tán lá (đo
đƣờng kính của tán lá qua các thời kỳ sinh
trƣởng); tốc độ ra lá (đếm số lá trên cây);
năng suất (thu toàn bộ cây trong ô rồi cân).
Thí nghiệm 1 - Thời vụ gieo trồng gồm 3 công
thức (công thức 1: Gieo tháng 2; công thức 2:
Gieo tháng 3; công thức 3: Gieo tháng 4).
Thí nghiệm 2 – Khoảng cách trồng gồm 5
công thức (công thức 1: 35cm x 15cm; công
thức 2: 35cm x 20cm; công thức 3: 35cm x
25cm; công thức 4: 35cm x 30cm; công thức
5: 35cm x 35cm).
Thí nghiệm 3 – Phân bón gồm 7 công thức
(công thức 1: 30N + 40P2O5 + 20K2O; công
thức 2: 40N + 40P2O5 + 20K2O; công thức 3:
50N + 40P2O5 + 20K2O; công thức 4: 40N +
30P2O5 + 20K2O; công thức 5: 40N + 50P2O5
+ 20K2O; công thức 6: 40N + 40P2O5 +
30K2O; công thức 7: Không bón (đối chứng)
(công thức 1 - 6 trên nền 5 tấn phân chuồng).
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Ảnh hƣởng của thời vụ gieo trồng đến sinh
trƣởng và phát triển của cây men
Số liệu ở bảng 1 cho thấy: Thời vụ gieo trồng
khác nhau có ảnh hƣởng tới các giai đoạn
sinh trƣởng và phát triển của cây men. Công
thức 3 (gieo tháng 4) có thời gian sinh trƣởng
của cây qua các giai đoạn phân cành, ra hoa
và thu hoạch đạt ngắn nhất. Công thức 1 (gieo
tháng 2) có thời gian sinh trƣởng của cây qua
các giai đoạn phân cành, ra hoa và thu hoạch
dài nhất.
Biểu đồ 1 về tốc độ tăng trƣởng chiều cao cây
cho thấy: Sau trồng 20 ngày, công thức 1,
gieo ngày 01 tháng 2, có tốc độ tăng trƣởng
chiều cao cây nhanh nhất (1,04 cm/ngày).
Công thức 2, gieo ngày 01 tháng 3, tốc độ
tăng trƣởng chiều cao cây so với công thức 1
thấp hơn (0,87 cm/ngày). Công thức 3 gieo
ngày 01 tháng 4, có tốc độ tăng trƣởng chiều
cao cây thấp nhất (0,41- 0,6 cm/ngày). Sau
trồng 40 ngày, công thức 2 tốc độ tăng trƣởng
(0,62 cm/ngày) nhanh nhất, công thức 3 có
tốc độ tăng trƣởng chiều cao cây chậm nhất
(0,48 cm/ngày). Sau trồng 60 ngày, công thức
1 có tốc độ tăng trƣởng chiều cao cây nhanh
nhất (2,80 cm/ngày). Công thức 3, tốc độ tăng
trƣởng đạt thấp nhất trong 3 công thức (1,4
cm/ngày).
Biểu đồ 1: Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến
tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của cây men
(Mosla dianthera)
Bảng 1: Thời gian sinh trưởng của cây men (Mosla dianthera) qua các thời vụ gieo trồng khác nhau
Công
thức Thời vụ gieo trồng
Thời gian từ trồng đến (ngày)
Phân cành Ra hoa Thu hoạch
1 Gieo tháng 2 18 60 160
2 Gieo tháng 3 16 55 148
3 Gieo tháng 4 11 49 139
Bảng 2: Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến chiều cao cây, số lá, số cành, đường kính tán
và năng suất của cây men (Mosla dianthera)
Chỉ tiêu
CT
Thời vụ gieo
trồng
Số nhánh
(nhánh)
Đƣờng kính
(cm)
Số lá
(lá)
Chiều cao
(cm)
Năng suất
(tấn/ha)
1 Gieo tháng 2 69,0 45,7 246,4 57,8 8,8
2 Gieo tháng 3 64,0 39,7 221,6 51,0 6,9
3 Gieo tháng 4 58,0 32,4 188,0 39,0 6,1
P 0,05 0,008 0,001 0,015 0,002
CV(%) 5,6 6,0 2,1 8,6 4,0
LSD.05 8,1 5,4 10,3 9,6 0,7
0
0.5
1
1.5
2
2.5
3
1 2 3 công thức
c
m
/n
g
à
y
20
40
60
Trần Trung Kiên và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 115(01): 39 - 45
41
Dựa vào biểu đồ 2 về tốc độ ra lá ta thấy: Từ
trồng đến ngày thứ 20, ngày thứ 40 thì tốc độ
ra lá cây men rƣợu ở công thức 1 (gieo ngày
01 tháng 2) đạt nhanh nhất (với 0,92 lá/ngày
và 5,84 lá/ngày), công thức 3 (gieo ngày 01
tháng 4) chậm nhất (với 0,8 lá/ngày và 5
lá/ngày). Nhƣng từ ngày 40 đến ngày 60 thì
tốc độ ra lá của công thức 2 (gieo ngày 01
tháng 3) đạt nhanh nhất (5,56 lá/ngày), công
thức 1 đạt thấp nhất (3,6 lá/ngày).
Biểu đồ 2: Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến tốc
độ ra lá của cây men (Mosla dianthera)
Kết quả theo dõi ở bảng 2 cho thấy: công thức
1 có số cành (69,0 cành) cao hơn so với công
thức 3 (58 cành) với độ tin cậy 95%. Đƣờng
kính tán của công thức 1 và 2 (39,7 - 45,7 cm),
số lá (221,6 - 246,4 lá) và chiều cao cây (51,0 -
57,8 cm) đạt cao hơn công thức 3 (gieo ngày
01 tháng 4).
Về năng suất: Công thức gieo vào ngày 01
tháng 2 đạt năng suất tƣơi là 8,8 tấn/ha, công
thức gieo vào ngày 01 tháng 3 đạt năng suất
6,9 tấn/ha và gieo vào ngày 01 tháng 4 năng
suất đạt 6,1 tấn/ha. Trong đó, công thức 1 và
2 có năng suất cao hơn so với công thức 3 và
công thức 1 có năng suất cao nhất ở mức độ
tin cậy 95%.
Ảnh hƣởng của khoảng cách trồng đến
sinh trƣởng và phát triển của cây men
(Mosla dianthera)
Ở thời kỳ phân cành, công thức 5 có thời gian
phân cành ngắn nhất (11 ngày), dài nhất là
công thức 1 (18 ngày). Thời kỳ ra hoa, công
thức 5 ra hoa sớm nhất (48 ngày), công thức 1
ra hoa muộn nhất (57 ngày). Thời gian từ
trồng đến thu hoạch của cây men qua các mật
độ khác nhau biến động từ 150 - 160 ngày,
trong đó công thức 5 (35 x 35cm) có thời gian
từ trồng đến thu hoạch ngắn nhất (150 ngày),
công thức 1 (35 x 15cm) có thời gian từ trồng
đến thu hoạch dài nhất (160 ngày).
Qua biểu đồ 3 về tốc độ tăng trƣởng chiều cao
cây cho thấy: Từ trồng đến ngày thứ 20, tốc
độ tăng trƣởng chiều cao cây của công thức 5
đạt nhanh nhất (0,65cm/ngày), công thức 1
chậm nhất (0,49 cm/ngày). Từ 21 - 40 sau
trồng, tốc độ tăng trƣởng chiều cao cây công
thức 3 đạt nhanh nhất (0,79 cm/ngày), công
thức 5 chậm nhất (0,57 cm/ngày). Từ ngày 41
- 60 sau trồng, tốc độ tăng trƣởng chiều cây
công thức 1 đạt nhanh nhất (2,13 cm/ngày),
công thức 5 chậm nhất (0,93cm/ngày).
Biểu đồ 3: Ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến
tốc độ tăng trưởng chiều cao cây men (Mosla
dianthera)
Bảng 3: Thời gian sinh trưởng của cây men (Mosla dianthera) ở các khoảng cách gieo trồng khác nhau
Công
thức
Khoảng cách gieo
trồng
Thời gian từ trồng đến (ngày)
Phân cành Ra hoa Thu hoạch
1 35cm x 15cm 18 57 160
2 35cm x 20cm 16 54 158
3 35cm x 25cm 13 51 155
4 35cm x 30cm 12 50 154
5 35cm x 35cm 11 48 150
0
1
2
3
4
5
6
7
1 2 3 công thức
lá
/n
g
à
y
20
40
60
0
0.5
1
1.5
2
2.5
1 2 3 4 5 công thức
cm
/n
g
ày
20
40
60
Trần Trung Kiên và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 115(01): 39 - 45
42
Bảng 4: Ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến chiều cao cây, số lá, số cành, đường kính tán
và năng suất của cây men (Mosla dianthera)
Chỉ
tiêu
CT
Khoảng cách
gieo trồng
Số nhánh
(nhánh)
Đƣờng kính
tán (cm)
Số lá
(lá)
Chiều cao cây
(cm)
Năng suất
(tấn/ha)
1 35cm x 15cm 55,0 37,5 244,6 67,4 7,9
2 35cm x 20cm 62,8 38,2 248,0 62,4 8,6
3 35cm x 25cm 65,6 38,8 254,4 60,3 8,0
4 35cm x 30cm 69,2 40,9 262,4 55,0 9,4
5 35cm x 35cm 69,6 43,6 264,6 43,0 8,1
P 0,000 0,001 0,16 0,001 0,035
CV(%) 3,0 2,7 4,0 6,7 5,9
LSD.05 3,7 2,0 19,1 7,2 0,9
Bảng 5: Thời gian sinh trưởng của Cây men (Mosla dianthera) ở các công thức phân bón khác nhau
Công
thức
Lƣợng phân bón
Thời gian từ trồng đến (ngày)
Phân cành Ra hoa Thu hoạch
1 5 tấn phân chuồng + 30N + 40P2O5 + 20K2O 14 60 152
2 5 tấn phân chuồng + 40N + 40P2O5 + 20K2O 16 55 153
3 5 tấn phân chuồng + 50N + 40P2O5 + 20K2O 11 50 159
4 5 tấn phân chuồng + 40N + 30P2O5 + 20K2O 15 56 156
5 5 tấn phân chuồng + 40N + 50P2O5 + 20K2O 14 54 150
6 5 tấn phân chuồng + 40N + 40P2O5 + 30K2O 16 55 154
7 Không bón (đối chứng) 18 61 148
Từ biểu đồ 4 về tốc độ ra lá ta thấy: Thời gian
từ trồng đến ngày thứ 20, tốc độ ra lá công
thức 5 đạt nhanh nhất (0,94 lá/ngày), công
thức 1 có tốc độ ra lá chậm nhất (0,84
lá/ngày). Từ 21 - 40 ngày sau trồng, công
thức 5 có tốc độ ra lá đạt nhanh nhất (6,55
lá/ngày), công thức 1 có tốc độ ra lá chậm
nhất (4,25 lá/ngày). Từ 41 - 60 ngày sau
trồng, công thức 5 vẫn có tốc độ ra lá đạt
nhanh nhất (5,57 lá/ngày) và công thức 1 có
tốc độ ra lá chậm nhất (5,01 lá/ngày).
Biểu đồ 4: Ảnh hưởng của khoảng cách trồng đến
tốc độ ra lá cây men
Khoảng cách trồng thƣa hơn (35 x 35 cm), chỉ
tiêu về số cành, số lá và đƣờng kính tán cao
hơn so với khoảng cách trồng gần (35 x 15
cm). Số cành, đƣờng kính tán, số lá và chiều
cao cây của cây men biến động theo khoảng
cách trồng. Trồng thƣa làm tăng số cành,
đƣờng kính tán và số lá của cây men. Trồng
dày làm tăng chiều cao cây. Năng suất biến
động trong khoảng 7,9 - 9,4 tấn/ha, công thức
4 đạt năng suất (9,4 tấn/ha) cao hơn so với
công thức 1, 3, 5 ở mức độ tin cậy 95%.
Như vậy, trồng thưa làm tăng số cành, đường
kính tán và số lá và giảm chiều cao cây của
cây men. Công thức 4 (35 x 30 cm) cho năng
suất cao nhất với độ tin cậy 95%. Việc nghiên
cứu tìm ra khoảng cách trồng thích hợp nhất
là cơ sở để xác định được mật độ trồng cây
men cho năng suất, chất lượng tốt nhất.
Ảnh hƣởng của phân bón đến sinh trƣởng,
phát triển và năng suất Cây men (Mosla
dianthera)
Công thức 3 có thời gian từ trồng đến phân
cành sớm nhất (11 ngày), muộn nhất là công
thức 7 - không bón phân (18 ngày). Thời gian
từ trồng đến ra hoa ngắn nhất là công thức 3
(50 ngày) và dài nhất là công thức 7 - không
0
2
4
6
8
10
1 2 3 4 5
công thức
lá
/n
g
à
y
20
40
60
Trần Trung Kiên và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 115(01): 39 - 45
43
bón phân (61 ngày). Thời gian từ trồng đến
thu hoạch của cây men qua lƣợng phân bón
khác nhau biến động từ 148 - 159 ngày, trong
đó công thức 7 (không bón phân) có thời gian
từ trồng đến thu hoạch ngắn nhất (148 ngày)
và dài nhất công thức 3 (159 ngày).
Các công thức có lƣợng phân bón khác nhau
ảnh hƣởng đến các giai đoạn sinh trƣởng của
cây khác nhau. Công thức 3 với lƣợng phân
bón là 50N + 40P2O5 + 20K2O, cây phân
cành, ra hoa sớm nhất, nhƣng thời gian thu
hoạch lại dài nhất so với các công thức khác.
Công thức 7 (không bón phân) có thời gian từ
trồng đến thu hoạch là ngắn nhất, công thức 5
với lƣợng phân bón là 40N + 50P2O5 +
20K2O có thời gian sinh trƣởng của cây qua
các giai đoạn phân cành, ra hoa và thu hoạch
tƣơng đƣơng với các thí nghiệm về thời vụ và
khoảng cách trồng.
Biểu đồ 5: Ảnh hưởng của phân bón đến tốc độ tăng
trưởng chiều cao cây của cây men (Mosla dianthera)
Qua biểu đồ 5 nhận thấy: Thời gian từ khi
trồng đến ngày thứ 20, công thức 3 có tốc độ
tăng trƣởng chiều cao nhanh nhất (0,62
cm/ngày), công thức 7 chậm nhất (0,48
cm/ngày). Từ 21 - 40 ngày sau trồng, công
thức 5 (2013) có tốc độ tăng trƣởng chiều cao
nhanh nhất (0,74 cm/ngày), công thức 3 có
tốc độ tăng trƣởng chậm nhất (0,61 cm/ngày).
Từ 41 - 60 ngày sau trồng, công thức 1 có tốc
độ tăng trƣởng chiều cao nhanh nhất (2,11
cm/ngày), công thức 7 (2013) tăng trƣởng
chậm nhất (0,95 cm/ngày).
Qua biểu đồ ta thấy: Thời gian từ khi trồng
đến ngày thứ 20, tốc độ ra lá ở công thức 5
đạt nhanh nhất (0,96 lá/ngày), công thức 7
chậm nhất (0,78 lá/ngày). Từ ngày 21 - 40
ngày sau trồng, tốc độ ra lá của công thức 5
vẫn đạt nhanh nhất (6,11 lá/ngày), công thức
7 chậm nhất (5,59 lá/ngày). Từ 41 - 60 ngày
sau trồng, tốc độ ra lá ở công thức 5 đạt
nhanh nhất (6,17 lá/ngày), công thức 7 chậm
nhất (5,27 lá/ngày).
Biểu đồ 6: Ảnh hưởng của phân bón đến tốc độ ra
lá của cây men (Mosla dianthera)
Số liệu ở bảng 6 cho thấy: Các công thức
phân bón có số nhánh, đƣờng kính tán, số lá,
chiều cao cây và năng suất cao hơn so với
công thức không bón phân (công thức 7) chắc
chắn với độ tin cậy 95%. Trong đó, các công
thức có bón phân, có số nhánh tƣơng đƣơng
nhau. Đƣờng kính tán của công thức 1 và
công thức 3 cao hơn công thức 5 với độ tin
cậy 95%. Số lá của các công thức có bón
phân đạt cao nhất là công thức 5 với mức tin
cậy 95%, các công thức còn lại có số lá tƣơng
đƣơng nhau. Các công thức bón phân khác
nhau chiều cao cây khác nhau, các công thức
có bón phân có chiều cao cây cao hơn công
thức không bón phân chắc chắn với độ tin cậy
95%, trong các công thức có bón phân thì
công thức 1 cao hơn các công thức còn lại
với độ tin cậy 95%. Về năng suất, công thức
5 (40N + 50P2O5 + 20K2O) có năng suất
cao nhất (9,3 tấn/ha), thấp nhất là công thức
7 - không bón phân (6,5 tấn/ha) với độ tin
cậy 95%.
0
0.5
1
1.5
2
2.5
1 2 3 4 5 6 7 công thức
c
m
/n
g
à
y
20
40
60
0
1
2
3
4
5
6
7
1 2 3 4 5 6 7
công thức
lá
/n
g
à
y
20
40
60
Trần Trung Kiên và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 115(01): 39 - 45
44
Bảng 6: Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến chiều cao cây, đường kính tán, số lá, số nhánh
và năng suất Cây men (Mosla dianthera)
Chỉ
tiêu
CT
Lƣợng phân bón
Số nhánh
(nhánh)
Đƣờng
kính tán
(cm)
Số lá
(lá)
Chiều
cao cây
(cm)
Năng
suất
(tấn/ha)
1
5 tấn phân chuồng +
30N + 40P2O5 + 20K2O
69,0 50,9 250,0 67,9 7,9
2
5 tấn phân chuồng +
40N + 40P2O5 + 20K2O
67,2 47,4 248,0 56,0 7,9
3
5 tấn phân chuồng +
50N + 40P2O5 + 20K2O
68,8 52,5 246,0 53,0 7,5
4
5 tấn phân chuồng +
40N + 30P2O5 + 20K2O
65,6 48,5 247,2 51,8 8,4
5
5 tấn phân chuồng +
40N + 50P2O5 + 20K2O
70,0 43,8 264,8 55,2 9,3
6
5 tấn phân chuồng +
40N + 40P2O5 + 30K2O
69,2 49,9 245,6 60,1 8,2
7 Không bón (đối chứng) 48,8 31,3 232,8 42,0 6,5
P 0,001 0,000 0,005 0,000 0,001
CV(%) 7,0 7,6 2,7 4,6 6,3
LSD.05 8,2 6,3 12,0 4,5 0,9
KẾT LUẬN
Về thời vụ gieo trồng cây men: Gieo tháng 2
đạt năng suất cao nhất (8,8 tấn/ha) và gieo
tháng 4 cho năng suất thấp nhất (6,1 tấn/ha) ở
mức độ tin cậy 95%.
Về khoảng cách trồng cây men: Năng suất
tƣơi của cây men qua các công thức khoảng
cách trồng biến động từ 7,9 – 9,3 tấn/ha, trong
đó khoảng cách trồng 35 x 30 cm đạt năng
suất cao nhất (9,3 tấn/ha), thấp nhất là khoảng
cách trồng 35 x 25 cm đạt 7,9 tấn/ha ở mức
độ tin cậy 95%.
Về phân bón cho cây men: Năng suất của cây
men qua các công thức phân bón biến động từ
6,5 – 9,3 tấn/ha. Các công thức có bón phân
đạt năng suất cao hơn công thức không bón
phân, công thức 5, phân bón 40 kg N + 50 kg
P2O5 + 20 kg K2O/ha trên nền 5 tấn phân
chuồng/ha đạt năng suất cao nhất (9,3 tấn/ha),
thấp nhất là công thức không bón phân đạt 6,5
tấn/ha ở mức độ tin cậy 95%.
Từ kết quả thí nghiệm chúng tôi thấy ở tỉnh
Bắc Kạn, cây men (Mosla dianthera) gieo
trồng vào tháng 2 với khoảng cách trồng 35 x
30 cm và lượng phân bón 5 tấn phân chuồng
+ 40 kg N + 50 kg P2O5 + 20 kg K2O/ha cho
năng suất cao nhất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y Tế - Bộ Khoa học và công nghệ (2009),
"Bảo tồn và phát triển nguồn gen và giống cây
thuốc"; Hội nghị tổng kết 20 năm thực hiện nhiệm
vụ Bảo tồn nguồn gen và giống cây thuốc 1988-
2008, Tam Đảo - Tháng 5/2009.
2. Trần Bình Duyên (2007), "Đầu tƣ công nghệ
chiết xuất Dƣợc liệu phục vụ trong nƣớc và xuất
khẩu", Tài liệu Hội nghị Dược liệu toàn quốc lần
thứ hai "Phát triển dược liệu đến năm 2015 và
tầm nhìn 2020. NXB Khoa học và kỹ thuật.
3. Văn Đình Đệ (2002), Sản xuất chất thơm
thiên nhiên, tổng hợp, NXB Khoa học và kỹ thuật.
4. Đặng Kim Vui, Đỗ Hoàng Chung, Trần Quốc
Hƣng, Nguyễn Thị Thoa, Bùi Văn Thanh (2010),
―Một số kết quả nghiên cứu tri thức bản địa trong
việc sử dụng các loài cây để tạo men rƣợu của
đồng bào dân tộc Thái tại Mai Châu, Hòa Bình‖,
Tạp chí Khoa học và Công nghệ, tập 76 số 17,
trang 120 – 125.
5. Đặng Kim Vui, La Quang Độ, Trần Quốc
Hƣng (2010), ―Nghiên cứu đặc tính phân bố, sinh
thái một số loài cây làm men rƣợu tại bốn tỉnh
phía Bắc Việt Nam nhằm phục vụ việc phát triển
và phục hồi các loài có nguy cơ suy giảm mạnh‖,
Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn,
Tháng 11 /2010, Tr. 7-11, Hà Nội.
6. Đặng Kim Vui, Trần Trung Kiên, Trần Quốc
Hƣng, Nguyễn Viết Hƣng, Đỗ Thị Thử (2013),
―Ảnh hƣởng của các biện pháp kỹ thuật canh tác
đến sinh trƣởng và năng suất cây men (Mosla
dianthera) tại huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn‖, Tạp
Trần Trung Kiên và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 115(01): 39 - 45
45
chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kỳ 2 –
Tháng 1/2013, Tr. 32 – 37.
7. Đặng Kim Vui, Trần Quốc Hƣng, Ngô Xuân
Bình, Nguyễn Văn Duy, Trần Trung Kiên, Lƣơng
Hùng Tiến (2013), ―Nguyên cứu định danh các
loài nấm men từ cây men lá tại Cao Bằng và Bắc
Kạn‖, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn, Kỳ 1 +2- Tháng 2/2013, Tr. 131-134.
SUMMARY
STUDY ON SOME CULTIVATION METHODS FOR “MEN” TREE
(MOSLA DIANTHERA) IN BAC KAN PROVINCE
Tran Trung Kien
*
, Hoang Hai Hieu
College of Agriculture and Forestry - TNU
Experiments of growing season, plant spacing and fertilizers for ―Men‖ trees (Mosla dianthera)
were conducted in Luong Thanh, Na Ri district, Bac Kan province in 2013. The experiments was
arranged in a randomized complete block design with three replications, experimental plot area:
9.45 m
2
. The results showed that: Sowing ―Men‖ tree in February had the highest yield (8.8
tons/ha) and the lowest yield belonged to April (6.1 tons/ha). Experiment of plant spacing,
treatment 4 (35 x 30 cm) had the highest yield (9.3 tons/ha), treatment 3 (35 x 25 cm) had the
lowest (7.9 tons/ha). Fertilizer treatments achieved higher yield than treatment with no fertilizer,
while treatment 5 (40N + 50P2O5 + 20K2O) gave the highest yield (9.3 tons/ha). Thus, cultivation
process of ―Men‖ tree in Bac Kan province that had the highest yield was: Sowing in February
with plant spacing of 35 x 30 cm and fertilizers: 5 tons of manure + 40 kg N + 50 kg P2O5 + 20 kg
K2O/ha.
Keywords: Growing season, fertilizer, Mosla Dianthera, plant spacing
Ngày nhận bài:03/12/2013; Ngày phản biện:18/12/2013; Ngày duyệt đăng: 07/02/2014
Phản biện khoa học: PGS.TS Nguyễn Hữu Hồng – Trường Đại học Nông Lâm - ĐHTN
*
Tel: 0983 360276, Email: kienngodhnl@gmail.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_mot_so_bien_phap_ky_thuat_canh_tac_cay_men_mosla.pdf