3. Hàm lượng cả 2 loại axit béo trong
thịt gà đạt cao nhất (axit oleic đạt 21,08 đến
34,66%, axit linoleic đạt 3,87 đến 12,68%)
tiếp đến là thịt vịt (axit oleic từ 18,01 đến
19,22%, axit linoleic từ 3,19 đến 5,89%) và
thấp nhất trong thịt ngan (axit oleic từ 15,24
đến 18,27%, axit linoleic từ 2,78 đến 4,89%).
Hàm lượng 2 loại axit béo trong thịt gia cầm
càng cao thì thịt có mùi càng hấp dẫn và qua
đó ảnh hưởng tốt đến chất lượng cảm quan
thịt gia cầm.
7 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Lượt xem: 210 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ giữa một số thành phần lý hóa học trong thịt với chất lượng cảm quan thịt gia cầm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Duy Hoan Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 64(02): 79 - 85
79
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA MỘT SỐ THÀNH PHẦN LÝ HÓA HỌC
TRONG THỊT VỚI CHẤT LƯỢNG CẢM QUAN THỊT GIA CẦM
Nguyễn Duy Hoan
Đại học Thái Nguyên
TÓM TẮT
Tiến hành 8 lô thí nghiệm để phân tích một số chỉ tiêu lý hóa học liên quan đến chất lƣợng cảm quan
của 8 loại thịt gia cầm gồm: Gà Ri, gà Sasso, gà Broiler Grimaud và gà đẻ Grimaud nuôi công
nghiệp, vịt Cỏ, vịt Bắc Kinh, ngan Ré và ngan Pháp R51, kết quả nghiên cứu nhƣ sau:Tỷ lệ nƣớc liên
kết trong thịt gà đạt cao nhất (từ 17,12 đến 32,62%), tiếp đến là thịt vịt (16,42 đến 18,34%) và thấp
nhất là thịt ngan (13,98 đến 15,84%). Tỷ lệ nƣớc liên kết càng cao thì chất lƣợng cảm quan thịt càng
tốt. Kết quả phân tích cho thấy chƣa có mối liên hệ rõ rệt giữa tỷ lệ protein trong thịt với chất lƣợng
cảm quan thịt gia cầm, song có mối tƣơng quan thuận giữa hàm lƣợng axit glutamic với chất lƣợng
cảm quan thịt (hàm lƣợng axit glutamic trong thịt gà (2,8g đến 3,22 gam/100 gam thịt) đạt cao nhất,
tiếp đến thịt vịt (2,58- 2,67 gam) và thấp nhất là thịt ngan (2,30- 2,334 gam), chính vì vậy thịt gà
đƣợc đánh giá có chất lƣợng cảm quan cao hơn các loại thịt còn lại. Hàm lƣợng axit oleic và axit
linoleic trong thịt càng cao thì thịt có mùi càng hấp dẫn, qua đó ảnh hƣởng đến chất lƣợng cảm quan
thịt gia cầm. Hàm lƣợng cả 2 loại axit béo trong thịt gà đạt cao nhất (từ 3,87 đến 34,66%) tiếp đến là
thịt vịt (từ 3,19 đến 19,22%) và thấp nhất là thịt ngan (từ 2,78 đến 18,27%).
Từ khóa: Thịt gia cầm; thịt gà; thịt vịt; thịt ngan; chất lượng thịt gia cầm; chất lượng cảm quan
thịt gia cầm.
*ĐẶT VẤN ĐỀ
Chất lƣợng cảm quan thịt gia cầm là một
trong những tiêu chí hết sức quan trọng quyết
định giá trị của loại hàng hóa đặc biệt này.
Thông thƣờng ngƣời ta nghĩ rằng loại thịt nào
có tỷ lệ protein trong thịt càng cao thì sẽ có
chất lƣợng cảm quan tốt, tuy nhiên thực tế lại
không phải nhƣ vậy. Qua phân tích thành
phần hóa học của thịt gia cầm, một số tác giả
đã chứng minh rằng không phải tất cả các loại
thịt gia cầm có hàm lƣợng protein trong thịt
cao đều có chất lƣợng cảm quan tốt. Chẳng
hạn tỷ lệ protein trong hầu hết các loại thịt gà
công nghiệp đều có hàm lƣợng protein và các
loại axit amin trong thịt không thua kém các
giống gà địa phƣơng và các giống gà lông màu
bán chăn thả, song thịt gà công nghiệp ít đƣợc
ngƣời tiêu dùng ƣa chuộng nhƣ là thịt các giống
gà địa phƣơng nhƣ gà Ri, gà Chọi hay một số
giống gà lông màu nhập nội nhƣ: Gà Tam
Hoàng, gà Lƣơng Phƣợng, gà Kabir...
Vậy thành phần hóa học nào trong thịt quyết
định chất lƣợng cảm quan thịt gia cầm? Theo
Bonshy, 2007 [10], Pingel, 2002[15] thì hàm
lƣợng axit glutamic có liên quan đến độ ngọt
của thịt và từ đó liên quan đế chất lƣợng cảm
quan của thịt gà. Nhƣng tác giả Afifi, 1975 [7],
Jeroch, 1980 [12] lại cho rằng thịt gia cầm có
*
Tel: 0913377255; Email: ndhoan1961@yahoo.com
hàm lƣợng nƣớc liên kết càng cao thì chất lƣợng
thịt càng tốt. Khác với quan điểm của các tác
giả vừa nêu, nhóm tác giả Lopez Ferrer, 1999
[14], Amazon, 2003 [8] Nguyễn Duy Hoan,
2010 [1] cho rằng hàm lƣợng các loại axit béo
không no nhƣ axit oleic (18:1), axit linoleic
(18:2) và axit arakidoic (20:4) quyết định độ
ngọt, mùi vị thơm ngon của thịt gia cầm.
Để tiếp tục tìm hiểu thêm mối quan hệ giữa một
số chất thành phần lý hóa học đặc biệt trong thịt
với đánh giá chất lƣợng cảm quan của ngƣời sử
dụng, chúng tôi tiến hành đề tài này.
NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu. Đề tài tiến hành theo
dõi 3 loại gia cầm đó là gà, vịt và ngan, trong
mỗi loại đều có giống gia cầm địa phƣơng và
giống gia cầm nhập nội.
+ Đối với gà: Theo dõi trên 3 giống với 4
nhóm gồm: Gà Ri, gà Sasso thƣơng phẩm mỗi
loại 100 con nuôi theo phƣơng pháp bán chăn
thả; gà công nghiệp broiler Grimaud và gà đẻ
Grimaud mỗi loại 50 con nuôi nhốt hoàn toàn.
Gà Ri, gà Sasso và gà broiler Grimaud nuôi từ
0 đến 12 tuần tuổi, gà đẻ Grimaud nuôi đến 1
năm đẻ. Tất cả 4 loại gà nêu trên đƣợc sử
dụng thức ăn và chế độ chăm sóc nuôi dƣỡng
theo tiêu chuẩn của hãng và theo hƣớng dẫn
của Bộ NN và Phát triển nông thôn.
Nguyễn Duy Hoan Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 64(02): 79 - 85
80
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
+ Đối với vịt gồm 2 giống: Vịt Cỏ và vịt Bắc
Kinh, mỗi loại 50 con nuôi bán chăn thả từ 0-
12 tuần theo quy trình của Bộ NN và Phát
triển nông thôn.
+ Đối với ngan gồm 2 giống: Ngan Ré và ngan
Pháp dòng R51, nuôi bán chăn thả từ 0- 12 tuần
tuổi bằng thức ăn và quy trình của Bộ NN và
Phát triển nông thôn. Tất cả 8 nhóm gia cầm
thí nghiệm đƣợc giết thịt để phân tích thành
phần lý hóa học vào thời điiểm 12 tuần tuổi
(trừ gà đẻ Grimaud giết thịt tại tuần tuổi 70).
Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu
+ Đánh giá chất lƣợng cảm quan thịt gia cầm
ngay sau giết mổ thông qua các chỉ tiêu màu
sắc, mùi và vị.
+ Phân tích thành phần và hàm lƣợng một số
chất nhƣ: Hàm lƣợng nƣớc liên kết, độ pH
của thịt, hàm lƣợng protein thô, hàm lƣợng
axit glutamic, hàm lƣợng 2 loại axit béo là
axit oleic và axit linoleic.
Phương pháp lấy mẫu
Tiến hành giết mổ gia cầm thí nghiệm lúc 12
tuần tuổi, mỗi loại từ 8 đến 12 con, trong đó
50% con trống và 50% con mái, lấy mẫu thịt
ngực (20 gam/mẫu) ngay sau khi giết thịt đƣa
ngay đến phòng thí nghiệm để phânt ích các
chỉ tiêu theo nội dung đề tài.
Phương pháp tính toán và phân tích các
chỉ tiêu.
Phƣơng pháp đánh giá chất lƣợng cảm quan:
Áp dụng phƣơng pháp của Fricker,1984[13]
dựa vào đánh giá cảm quan của 8 ngƣời nếm
sau đó chấm điểm bằng thang điểm 10.
Phƣơng pháp xác định độ pH: Sử dụng chỉ thị
màu để đo độ pH của thịt gà tại thời điểm 24
giờ sau khi giết mổ.
Phƣơng pháp xác định hàm lƣợng nƣớc liên
kết: Theo phƣơng pháp của Hamm, 1972 [11]
Phƣơng pháp xác định hàm lƣợng protein thô
và axit glutamic: Xác định hàm lƣợng protein
thô bằng phƣơng pháp J.Kieldahl thông qua
xác định hàm lƣợng Nitơ trong thịt sau đó
nhân với 6,25. Xác định hàm lƣợng axit
glutamic bằng phƣơng pháp thủy phân trong
axit HCN 6N, sau đó dùng phƣơng pháp sắc
khí lỏng pha ngƣợc Soxhlet, định lƣợng axit
glutamic bằng đồ thị chuẩn.
Xác định hàm lƣợng 2 loại axit béo bằng
phƣơng pháp sắc ký trên giấy chuyên dụng
của Arkhipov năm 1979 [9].
Các số liệu đƣợc tính toán theo phƣơng pháp
thông kê sinh vật học của Nguyễn Văn Thiện,
Nguyễn Duy Hoan và Nguyễn Khánh Quắc
năm 2002 [6].
Địa điểm nghiên cứu: Gia cầm thí nghiệm
đƣợc nuôi tại nông hộ ông Lê Văn Nghĩa và
nông hộ Bà Bùi Thị Sâm tại Thành phố Thái
Nguyên. Các mẫu đƣợc phân tích tại Viện
Công nghệ sinh học Hà Nội và Viện nghiên
cứu Khoa học sự sống- Đại học Thái Nguyên
từ 10/2008 đến 1/2010.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Kết quả đánh giá chất lượng cảm quan thịt
gia cầm thí nghiệm
Kết quả ở bảng 1 cho thấy: Về chỉ tiêu màu
sắc 3 loại thịt là: Thịt gà Ri, thịt gà Sasso và
thịt gà broiler Grimaud công nghiệp đƣợc
đánh giá cao nhất (từ 8,0 – 8,1 điểm) tiếp đến
là thịt ngan Pháp (6,6 điểm), 3 loại thịt đƣợc
đánh giá tƣơng đƣơng là thịt gà mái Grimaud
(6,2 điểm), thịt vịt Bắc Kinh (6,3 điểm) và thịt
ngan Ré (6,2 điểm). Thịt vịt cỏ đƣợc đánh giá
có màu sắc kém hấp dẫn nhất (6,0 điểm). Về
chỉ tiêu mùi. Thịt gà Ri vẫn đƣợc đánh giá với
số điểm cao nhất (7,8 điểm), 3 loại thịt đƣợc
đánh giá tƣơng đƣơng là thịt gà mái Grimaud,
thịt gà Broiler Grimaud và thịt gà Sasso (từ
7,3 – 7,4 điểm). Thịt vịt Bắc Kinh và thịt
ngan Pháp đƣợc đánh giá với số điểm thấp
nhất (6,2 điểm).
Về chỉ tiêu vị: Gà Ri đƣợc đánh giá cao nhất
với 7,6 điểm, tiếp đến là gà Sasso (7,3 điểm),
thấp nhất là ngan Pháp (6,0 điểm).
Nguyễn Duy Hoan Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 64(02): 79 - 85
81
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Bảng 1: Kết quả đánh giá hàm lƣợng cảm quan thịt gia cầm thí nghiệm
STT Loại thịt gia cầm n
Chỉ tiêu
Màu sắc Mùi Vị Trung bình
1
2
3
4
5
6
7
8
Thịt gà Ri
Thịt gà Sasso
Thịt gà CN broiler
Thịt gà mái CN 1 năm đẻ
Thịt Vịt Cỏ
Thịt Vịt Bắc Kinh
Thịt Ngan Ré
Thịt Ngan Pháp R51
8
8
8
8
8
8
8
8
8,1 ± 0,7
8,1 ± 0,5
8,0 ± 0,6
6,2 ± 1,2
6,0 ± 1,0
6,3 ± 1,4
6,2 ± 0,8
6,6 ± 0,7
7,8 ± 0,8
7,4 ± 0,5
7,3 ± 1,2
7,4 ± 1,0
6,4 ± 0,8
6,2 ± 0,4
6,6 ± 0,5
6,2 ± 0,3
7,6 ± 1,0
7,3 ± 0,9
6,8 ± 1,2
6,9 ± 0,9
6,5 ± 1,1
6,2 ± 1,0
6,3 ± 0,7
6,0 ± 1,2
7,83
7,60
7,37
6,83
6,30
6,23
6,37
6,26
Tổng hợp cả 3 chỉ tiêu chúng tôi nhận thấy: Gà
Ri có số điểm bình quân cao nhất (7,83 điểm),
tiếp đến là gà Sasso (7,60 điểm). Hai loại thịt
có số điểm thấp nhất là thịt ngan Pháp (6,26
điểm) và thịt vịt Bắc Kinh (6,23 điểm).
Kết quả đánh giá triên cũng phản ánh khá
chính xác đánh giá của ngƣời tiêu dùng đối
với các loại thịt gia cầm trong thí nghiệm,
những loại thịt có số điểm đánh giá cao
thƣờng có giá đắt hơn so với loại thịt có điểm
đánh giá thấp; thịt gia cầm địa phƣơng có giá
cao hơn thịt gia cầm nhập nội, thịt gia cầm
bán chăn thả có giá cao hơn thịt gia cầm nuôi
công nghiệp. Kết quả nghiên cứu của chúng
tôi cũng phù hợp với công bố của Trần Thị
Mai Phƣơng, năm 2004 [5] nghiên cứu trên
gà Ác Việt Nam.
Kết quả phân tích thành phần lý- hóa học
thịt gia cầm thí nghiệm
Hàm lượng nước liên kết và độ pH trong thịt
gia cầm thí nghiệm
Qua bảng 2 chúng tôi có nhận xét:
Đối với thịt gà thì 2 loại gà nuôi bán chăn thả là
gà Ri và gà Sasso có hàm lƣợng nƣớc liên kết
trong thịt cao hơn hẳn (từ 30,02 đến 32,62%) so
với 2 loại gà công nghiệp (từ 17,12 – 19,28%).
Có lẽ đây là nguyên nhân làm cho 2 loại thịt này
có độ ngọt của thịt cao hơn, qua đó đƣợc các
chuyên gia cho điểm về vị cao hơn hẳn so với
các loại thịt còn lại. Đối với thịt vịt và thịt ngan
thì vịt cỏ có tỷ lệ nƣớc liên kết (18,34%) cao
hơn so với vịt Bắc Kinh (16,42%), thịt ngan Ré
có tỷ lệ nƣớc liên kết (15,84%) cao hơn so với
thịt ngan Pháp R51 (13,98%).
Bảng 2: Hàm lƣợng nƣớc liên kết và độ PH trong thịt gia cầm thí nghiệm.
ST
T
Loại thịt gia cầm n
Nước liên kết, % Độ PH
± m CV % ± m CV%
1
2
3
4
5
6
7
8
Thịt gà Ri
Thịt gà Sasso
Thịt gà CN Broiler
Thịt gà mái CN 1 năm đẻ
Thịt vịt Cỏ
Thịt vịt Bắc Kinh
Thịt ngan Ré
Thịt ngan Pháp R51
12
12
8
8
8
8
10
10
32,62 ± 2,14
30,02 ± 1,36
17,12 ± 1,08
19,28 ± 2,12
18,34 ± 1,16
16,42 ±1,84
15,84 ± 2,02
13,98 ± 1,37
6,56
4,53
6,31
10,99
6,32
11,20
12,75
9,79
6,0 ± 0,2
5,9 ± 0,2
5,6 ± 0,1
5,8 ± 0,2
5,7 ± 0,2
5,6 ± 0,2
5,5 ± 0,2
5,4 ± 0,2
3,33
3,38
1,78
3,45
3,5
1,78
3,67
3,70
Nguyễn Duy Hoan Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 64(02): 79 - 85
82
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Một điểm đáng quan tâm là trên cùng 1 giống
gà Grimaud, tỷ lệ nƣớc liên kết trong thịt gà 1
năm đẻ cao hơn so với gà broiler đến 2,16%.
Điều này có thể giải thích là do thời gian nuôi
dài hơn, gà mái vận động nhiều hơn gà broiler
nên các thớ cơ phát triển săn chắc hơn làm
cho khả năng giữ nƣớc tốt hơn. Kết quả phân
tích cũng phù hợp với thực tiễn chế biến thực
phẩm tại Việt Nam là chủ các quán phở gà
thích sử dụng gà mái loại hơn là gà broiler.
Độ pH của thịt gà đạt từ 5,6 đến 6,0, thịt vịt từ
5,6 đến 5,7, thịt ngan là từ 5,4 đến 5,5. Kết
quả phân tích của chúng tôi thấp hơn so với
một số công bố trƣớc đây nhƣ Công bố của
Trần Thị Mai Phƣơng, 2004 [5] công bố thịt
gia cầm có độ pH từ 5,8 đến 6,4.
Hàm lượng protein thô và axit glutamic trong
thịt gia cầm thí nghiệm
Kết quả ở bảng 3 cho thấy:
- Trong 4 loại gà thí nghiệm, gà Ri có
tỷ lệ protein thô cao nhất (23,52%), tiếp đến
là gà Sasso và gà mái công nghiệp 1 năm đẻ
(từ 21,18 đến 21,86%), thấp nhất là gà công
nghiệp broiler (20,06%).Trong thịt 2 loại vịt
thí nghiệm thì vịt Cỏ địa phƣơng có tỷ lệ
protein thô cao hơn so với Vịt Bắc Kinh
(17,24% so với 15,39%).Ngƣợc lại, tỷ lệ
Protein thô trong thịt ngan Ré địa phƣơng lại
thấp hơn đôi chút so với thịt ngan Pháp R51
(18,84% so với 19,14%)
Bảng 3: Hàm lƣợng protein thô và axit glutamic trong thịt gia cầm thí nghiệm.
STT Loại thịt gia cầm n
Protein, % Axit glutamic, gam
± m CV % ± m CV%
1
2
3
4
5
6
7
8
Thịt gà Ri
Thịt gà Sasso
Thịt gà CN broiler
Thịt gà mái CN 1 năm đẻ
Thịt vịt Cỏ
Thịt vịt Bắc Kinh
Thịt ngan Ré
Thịt ngan Pháp R51
12
12
8
8
8
8
10
10
23,52 ± 0,56
21,18 ± 0,58
20,06 ± 1,03
21,86 ± 1,14
17,24 ± 0,84
15,39 ± 0,38
18,84 ± 1,30
19,14 ± 1,08
2,38
2,74
5,13
5,21
4,87
2,47
6,90
5,64
3,22 ± 0,10
3,02 ± 0,20
2,98 ± 0,20
2,89 ± 0,10
2,67 ± 0,20
2,58 ± 0,3
2,34 ± 0,10
2,30 ± 0,20
3,10
6,62
6,71
3,46
7,44
11,62
4,27
8,69
Nguyễn Duy Hoan Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 64(02): 79 - 85
83
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
- Kết quả phân tích hàm lƣợng axit glutamic
cho thấy: Hàm lƣợng axit glutamic trong thịt
4 loại gà đều đạt khá cao, từ 2,89 đến
3,22g/100g thịt. Ngƣợc lại với tỷ lệ protein,
trong cùng một giống gà mặc dù hàm lƣợng
protein thô trong thịt gà mái một năm đẻ cao
hơn so với thịt gà broiler nhƣng hàm lƣợng
axit glutamic lại thấp hơn 0,9 gam (2,89 gam
so với 2,98 gam).
Tƣơng tự nhƣ vậy, tỷ lệ protein thô trong thịt
Vịt (15,39 đến 17,24%) thấp hơn so với tỷ lệ
protein thô trong thịt ngan (18,84 đến
19,14%) song hàm lƣợng axit glutamic trong
thịt Vịt (2,58 đến 2,67g/100 gam thịt) lại cao
hơn so với hàm lƣợng axit glutamic trong thịt
ngan (từ 2,30 đến 2,34g/100 gam thịt)
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp
với công bố của Nguyễn Đức Hƣng, Nguyễn
Đăng Vang, 1999 [3], Nguyễn Duy Hoan,
Nguyễn Thị Thúy Mỵ, Trần Thanh Vân, 2005
[2], Bùi Thị Oanh, Ninh Thị Len, Hoàng
Hƣơng Giang, 1997 [4], Pingel H., 2002 [15].
Hàm lượng 1 số axit béo trong thịt gia cầm
thí nghiệm.
Kết quả phân tích 2 loại axit béo không no là
axit oleic và axit linoleic trong 8 loại thịt gia
cầm thí nghiệm đƣợc thể hiện ở bảng 4
Bảng 4: Hàm lƣợng axit béo oleic (18:1) và linoleic (18:2)
trong thịt gia cầm thí nghiệm, % so với lipid tổng số
STT Loại thịt gia cầm n
Axit oleic Axit linoleic
± m CV % ± m CV%
1
2
3
4
5
6
7
8
Thịt gà Ri
Thịt gà Sasso
Thịt gà CN broiler
Thịt gà mái CN 1 năm đẻ
Thịt vịt Cỏ
Thịt vịt Bắc Kinh
Thịt ngan Ré
Thịt ngan Pháp R51
12
12
8
8
8
8
10
10
34,66 ± 2,12
28,67 ± 1,72
21,08 ± 1,09
23,16 ± 1,22
19,22 ± 0,79
18,01 ± 1,02
18,27 ± 1,81
15,24 ± 0,92
6,12
5,99
5,17
5,26
4,11
5,66
9,91
6,04
12,68 ± 1,02
10,84 ± 1,72
3,87 ± 0,88
4,72 ± 0,76
5,89 ± 0,66
3,19 ± 0,52
4,89 ± 0,87
2,78 ± 0,34
8,04
15,86
22,73
16,10
11,20
16,30
17,79
12,23
Nguyễn Duy Hoan Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 64(02): 79 - 85
84
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Kết quả ở bảng 4 cho thấy: Trong 4 loại thịt
gà thí nghiệm thì thịt gà Ri có hàm lƣợng axit
oleic vƣợt trội so với các loại thịt còn lại
(34,66%) tiếp đến là thịt gà Sasso (28,67%),
gà đẻ công nghiệp (23,16%) và cuối cùng là
gà broiler công nghiệp (21,08%). Tỷ lệ axit
béo linoleic trong thịt gà đạt mức 3,87% đến
12,68% so với lipit tổng số và cũng xếp theo
trật tự gà Ri (12,68%) > gà Sasso (10,84%) >
gà đẻ công nghiệp (4,72%) > gà broiler công
nghiệp (3,87%).
Tỷ lệ axit béo oleic trong thịt vịt đạt 18,01
đến 19,12% cao hơn so với thịt ngan ( từ
15,24 đến 18,27%). Tỷ lệ axit béo oleic trong
cả thịt vịt và thịt ngan địa phƣơng đều cao
hơn so với trong thịt vịt và thịt ngan nhập nội
từ 1,21% đến 3,03%. Tƣơng tự nhƣ vậy, tỷ lệ
axit linoleic trong thịt vịt (3,19 đến 5,89%)
cũng cao hơn so với thịt ngan (2,78 đến
4,84%), cung nhƣ trong thịt gà, tỷ lệ loại axit
béo này trong thịt vịt và thịt ngan địa phƣơng
cũng cao hơn so với thịt vịt và thịt ngan nhập
nội từ 2,11 đến 2,7%.
KẾT LUẬN
1. Có sự khác nhau về tỷ lệ nƣớc liên
kết trong các loại thịt gia cầm, cao nhất là thịt
gà (từ 17,12 đến 32,62%), tiếp đến là thịt vịt
(16,42 đến 18,34%) và thấp nhất là thịt ngan
(từ 13,98 đến 15,84%). Các giống gia cầm địa
phƣơng có tỷ lệ nƣớc liên kết trong thịt cao
hơn so với các giống gia cầm nhập nội. Tỷ lệ
nƣớc liên kết trong thịt có xu hƣớng tƣơng
quan thuận với chất lƣợng cảm quan thịt gia
cầm (trừ thịt gà đẻ công nghiệp).
2. Hàm lƣợng protein thô trong thịt gà
biến động từ 20,06 đến 23,52%, trong thịt vịt
từ 15,39 đến 17,24%, trong thịt ngan từ 18,84
đến 19,14%, không thể hiện rõ mối tƣơng
quan thuận với chất lƣợng cảm quan. Hàm
lƣợng axit glutamic trong thịt gà đạt từ 2,89
đến 3,22gam/100gam thịt, trong thịt vịt từ
2,58 đến 2,67gam/100gam thịt và trong thịt
ngan từ 2,30 đến 2,34g/100gam thịt. Số liệu
phân tích cho thấy có sự liên quan chặt chẽ
giữa hàm lƣợng axit glutamic với chất lƣợng
cảm quan thịt gia cầm, hàm lƣợng axit
glutamic trong thịt càng cao thì chất lƣợng
cảm quan càng cao và ngƣợc lại.
3. Hàm lƣợng cả 2 loại axit béo trong
thịt gà đạt cao nhất (axit oleic đạt 21,08 đến
34,66%, axit linoleic đạt 3,87 đến 12,68%)
tiếp đến là thịt vịt (axit oleic từ 18,01 đến
19,22%, axit linoleic từ 3,19 đến 5,89%) và
thấp nhất trong thịt ngan (axit oleic từ 15,24
đến 18,27%, axit linoleic từ 2,78 đến 4,89%).
Hàm lƣợng 2 loại axit béo trong thịt gia cầm
càng cao thì thịt có mùi càng hấp dẫn và qua
đó ảnh hƣởng tốt đến chất lƣợng cảm quan
thịt gia cầm.
Trần Minh Đức Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 64(02): 75 - 78
85
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1].Nguyễn Duy Hoan (2010) Nghiên cứu sự suy
giảm một số chất dinh dưỡng trong quá trình
bảo quản thịt gia cầm – Tạp chí KHCN, Đại học
Thái Nguyên.
[2].Nguyễn Duy Hoan, Nguyễn Thị Thúy Mỵ,
Trần Thanh Vân (2005) Ảnh hưởng của khẩu
phần với các mức năng lượng khác nhau và tỷ lệ
protein thấp đến chất lượng thịt ngan Pháp –
Tạp chí Chăn nuôi, Hội chăn nuôi Việt Nam số
6.
[3].Nguyễn Đức Hƣng, Nguyễn Đăng Vang
(1999) Khả năng cho thịt của một số giống gà
địa phương nuôi tại Thừa Thiên Huế, Báo cáo
khoa học ngành Chăn nuôi Thú y năm 1998 -
1999 – Bộ NN và PTNT.
[5].Bùi Thị Oanh, Ninh Thị Len, Hoàng Hƣơng
Giang (1997) Nghiên cứu xác định tỷ lệ protein,
lysine, methionine và cystine thích hợp trong
thức ăn hỗn hợp của gà broiler, báo cáo Khoa
học ngành Chăn nuôi Thú y năm 1996-1997 –
Bộ NN và PTNT.
[6].Trần Thị Mai Phƣơng (2004) Khả năng sản
xuất của gà Ác Việt Nam, Luận án Tiến sĩ nông
nghiệp - Viện KHKT Nông nghiệp Hà Nội.
[7].Nguyễn Văn Thiện, Nguyễn Duy Hoan,
Nguyễn Khánh Quắc (2002) Phương pháp
nghiên cứu trong chăn nuôi, NXB NN Hà Nội.
[8].Afifi R. (1975) Evaluation of poultry quality,
Spring Publisher.
[9].Amazon Company (2003) Recipe inqredient
information – Nutrition information, Directory
news, Yellow pages images.
[9].Arkhipov A.V (1979) Lipid and lipid
exchange of poultry, Urodai publisher –
Moscow.
[10].Boushy (2007) Handbook of poultry feed
from Waste, Processing and use, Springer
Publisher.
[11].Hamm (1972) Method of analyse of lipid in
food Agri. Publisher_London.
[12].Jeroch H. (1980) Method of dissection of
broiler carcasses and description of part,
Poultry Sci., 39
[13].Fricker A. (1984) Method of analyse of
qualitative poultry meat, Spinger
Publisher_Berlin
[14].Lopez Ferrer (1999) Handbook of poultry
products, Hardcover Publisher.
[15].Pingel H. (2002) Evaluation of industrial
breeding program on waterfowl, Processing 3rd
World Conference quenetic-Livestock
production.
TO STUDY RELATIONSHIP BETWEEN SOME CHEMICO-PHYSICAL
INGREDIENTS WITH PERCEPTIBLE QUALITY OF POULTRY MEATS
Nguyen Duy Hoan2
Thai Nguyen University
SUMMARY
Researching have done on meat of 8 kinds of fowls: Ri chicken, Sasso chicken, broiler and hen of
industrial Grimaud chicken, Co and Pecking ducks, Re and R51 muscovy duck, We have following
results:
Percentage of water holding capacity in the chicken meats (from 17,12% to 32,62%) was highest,
percentage of water holding capacity in the duck meats (from 16,42% to 18,34%) was second and
percentage of water holding capacity in the muscovy duck meats was lowest (13,98% to 15,84%).
Percentage of water holding capacity in the meats more hight, then perceptible quality of meat
more better.
It was not clearly of relationship between % protein in the poultry meat with its perceptible
quality. But relationship between content of glutamic acid with perceptible quality of poultry meat
was positive interrelation.
Content of oleic acid and limoleic acid in the poultry meat more hight, then its meat have interest
smell, it mean well effected to perceptible quality of poultry meat. The content of fatty acid in the
chicken meats was highest (3,87% to 34,66%), after that in the duck meats (3,19% to 19,22%) and
in the muscovy ducks was lowest (2,78% to 18,27%).
Key words: Poultry meat, chicken meat, duck meat, muscovy duck meat, quality of poultry meat,
perceptible quality of poultry meat.
2
Tel: 0913377255; Email: ndhoan1961@yahoo.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_moi_quan_he_giua_mot_so_thanh_phan_ly_hoa_hoc_tro.pdf