Sử dụng phản ứng RAPD với 20 mồi ngẫu nhiên để
phân tích DNA genome của 50 giống đậu tƣơng kết
quả có 15 mồi biểu hiện tính đa hình với giá trị PIC
dao động từ 0,27 (mồi M14) đến 0,86 (mồi M4),
trong đó 13 mồi cho giá trị PIC ≥ 0,5.
Khoảng cách di truyền và biểu đồ hình cây
(dendrogram) đƣợc thiết lập dựa trên hệ số tƣơng
đồng di truyền và phƣơng pháp phân nhóm UPGMA,
50 giống đậu tƣơng nghiên cứu đƣợc phân bố ở các
nhóm thuộc 2 nhánh trong cây phát sinh. Nhánh I chỉ
có 2 giống VK2 và DT12, có khoảng cách di truyền
so với 48 giống còn lại khoảng 21%.
Sự đa dạng của các giống đậu tƣơng còn đƣợc thể
hiện ngay trên cùng một vùng địa lí
6 trang |
Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 514 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ di truyền của một số giống đậu tương Việt Nam có phản ứng khác nhau với bệnh gỉ sắt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vũ Thanh Trà và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 85(09)/2: 11 - 16
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11
NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ DI TRUYỀN
CỦA MỘT SỐ GIỐNG ĐẬU TƢƠNG VIỆT NAM
CÓ PHẢN ỨNG KHÁC NHAU VỚI BỆNH GỈ SẮT
Vũ Thanh Trà1, Trần Thị Phƣơng Liên2, Chu Hoàng Mậu1*
1 Đại học Thái Nguyên, 2Viện Công nghệ s inh học
TÓM TẮT
Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng kỹ thuật RAPD để đánh giá sự đa dạng và mối quan hệ
di truyền của 50 giống đậu tƣơng (Glycine max (L.) Merrill) Việt Nam có phản ứng khác nhau với
bệnh gỉ sắt làm cơ sở khoa học cho công tác chọn tạo giống. Kết quả phân tích cho thấy, với 20
mồi ngẫu nhiên sử dụng trong phản ứng RAPD để phân tích DNA hệ gen của 50 giống đậu tƣơng
đã có 15 mồi biểu hiện tính đa hình với giá trị PIC dao động từ 0,27 đến 0,86 và 13 mồi cho giá trị
PIC ≥ 0,5. Tổng số phân đoạn DNA đƣợc nhân bản từ hệ gen của 50 giống đậu tƣơng với cả 15
mồi là 3380, trong đó số phân đoạn DNA xuất hiện với từng mồi đối với 50 giống đậu tƣơng dao
động từ 64 đến 72. Khoảng cách di truyền và biểu đồ hình cây (dendrogram) đƣợc thiết lập dựa
trên hệ số tƣơng đồng di truyền và phƣơng pháp phân nhóm UPGMA, 50 giống đậu tƣơng nghiên
cứu đƣợc phân bố ở các nhóm thuộc 2 nhánh trong cây phát sinh. Nhánh I chỉ có 2 giống VK2 và
DT12, có khoảng cách di truyền so với 48 giống đậu tƣơng còn lại là 21%. Sự đa dạng của các
giống đậu tƣơng còn đƣợc thể hiện ngay trên cùng một vùng địa lí.
Từ khóa: Hệ số tương đồng di truyền, chỉ thị RAPD, Glycine max, tính đa dạng di truyền, bệnh gỉ sắt.
MỞ ĐẦU*
Hiện nay ở nƣớc ta cây đậu tƣơng (Glycine
max (L.) Merrill) giữ vị trí quan trọng trong
nền nông nghiệp và nền kinh tế quốc dân,
nhƣng diện tích trồng và sản lƣợng vẫn còn
rất thấp so với các nƣớc trên thế giới. So với
năm 2006 diện tích trồng đậu tƣơng ở nƣớc ta
trong năm 2009 đã giảm 21,05%, sản lƣợng
23,08% và đáng chú ý là năng suất đậu tƣơng
trong các năm qua gần nhƣ không tăng hoặc
tăng không đáng kể (năng suất đậu tƣơng năm
2009 so với năm 2006 chỉ tăng 5%). Có nhiều
nguyên nhân làm hạn chế sản lƣợng và năng
suất đậu tƣơng, nhƣ yếu tố giống và điều kiện
canh tác, sâu và bệnh hại đậu tƣơng. Bệnh
sƣơng mai, bệnh phấn trắng, bệnh gỉ sắt là
những loại bệnh thƣờng xuyên xuất hiện gây
ảnh hƣởng nghiêm trọng đến ngành sản xuất
đậu tƣơng. Thực tiễn này đòi hỏi phải có sự
đánh giá, chọn lọc các giống đậu tƣơng mới
có năng suất cao, chất lƣợng tốt đồng thời có
khả năng kháng đƣợc các bệnh, đặc biệt là
bệnh gỉ sắt. Trong những năm gần đây, các
công trình nghiên cứu về bệnh gỉ sắt đậu
tƣơng đã đƣợc tiến hành ở nhiều cơ sở nghiên
*
Tel: 0913383289; Email: mauchdhtn@gmail.com
cứu trên thế giới và ở Việt Nam (Nguyễn Thị
Bình, 1990; Rosseto, 2004; Vyas và đtg,
1997; Faleiro, 2000), tuy nhiên việc nghiên
cứu một cách có hệ thống về bệnh gỉ sắt và
khả năng kháng bệnh này ở cây đậu tƣơng
còn ít đƣợc đề cập đến. Trong bài báo này,
chúng tôi trình bày kết quả nghiên cứu về tính
đa dạng di truyền của các giống đậu tƣơng có
khả năng kháng bệnh gỉ sắt khác nhau.
Cho đến nay, việc chọn tạo giống đậu tƣơng
năng suất cao và kháng bệnh tốt chủ yếu đƣợc
thực hiện bằng phƣơng pháp truyền thống
nhƣ dựa vào kiểu hình để đánh giá kiểu gen,
vì vậy hiệu quả chọn tạo giống không cao.
Việc ứng dụng chỉ thị phân tử trong nghiên
cứu đánh giá phản ứng đối với bệnh gỉ sắt của
các giống đậu tƣơng đã khắc phục đƣợc
những thiếu sót và hạn chế của phƣơng pháp
truyền thống trƣớc đây. Trong đó, kỹ thuật
RAPD đƣợc sử dụng khá rộng rãi bởi sự đơn
giản và ít tốn kém, nhƣng vẫn cho kết quả khá
chính xác. Trên thế giới, kỹ thuật RAPD đã
đƣợc sử dụng để phân tích đa dạng di truyền
các loài đậu tƣơng (Haley 1993, Mondal
2007, Zheng 2001, Vijayalakshmi 2005,
Mondal 2008), xác định giới tính loài C.
simplicifolius (Yang et al., 2005) và một số
Vũ Thanh Trà và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 85(09)/2: 11 - 16
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 12
giống cây trồng khác (Charles, 1997; Heba,
2009; Barakat, 2009). Ở Việt Nam, Bùi Văn
Thắng và đtg (2003) đã sử dụng kỹ thuật
RAPD để đánh giá tính đa dạng của một số
giống lạc trong tập đoàn chống chịu bệnh gỉ
sắt. Pham Thi Be Tu và đtg (2003) sử dụng
20 chỉ thị RAPD đánh giá 50 mẫu giống đậu
tƣơng đã ghi nhận sự đa hình ở 17 chỉ thị.
Tƣơng tự, bằng 25 chỉ thị RAPD Đinh Thị
Phòng và Ngô Thị Lam Giang (2008) cũng
phát hiện 17 mồi biểu hiện tính đa hình, trong
đó có 3 mồi cho tính đa hình cao. Trong
nghiên cứu này, 20 chỉ thị RAPD đƣợc sử
dụng để nghiên cứu đa dạng di truyền và thiết
lập tiêu bản DNA của 50 hệ gen đậu tƣơng
Việt Nam có phản ứng khác nhau đối với
bệnh gỉ sắt, giúp nhận dạng giống phục vụ
công tác bảo tồn và cung cấp thông tin có giá
trị cho công tác chọn tạo giống đậu tƣơng.
VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Vật liệu nghiên cứu
50 giống đậu tƣơng có phản ứng khác nhau
đối với bệnh gỉ sắt do Trung tâm Nghiên
cứu và Phát triển Đậu đỗ và Viện Di truyền
Nông nghiệp thuộc Viện Khoa học Nông
nghiệp Việt Nam cung cấp đƣợc sử dụng
làm vật liệu nghiên cứu. Danh sách các
giống tham gia thí nghiệm đƣợc chia thành
3 nhóm: (1) Nhóm mẫn cảm với bệnh gỉ sắt
bao gồm 25 giống: DT12, VX92, VX93,
V74, V79, DH4, CV, CV1, ĐK, CBĐ, CB7,
QHCB, LVG, TTHT, DBBT, DTBT, MT2,
HG1, HTĐT, MD, DL, MH, ND, CLGL, HN.
(2) Nhóm trung gian bao gồm 12 giống:
M103, DT96, PHCB, PS, PT, NS, MT1,
HG2, VK2, CT2, VK3, CT1. (3) Nhóm kháng
bệnh bao gồm 13 giống: Rpp1, Rpp2, Rpp3,
Rpp4, DT2000, CBU8325, DT95, MTD65,
CNB, PMTQ, HSP2, HSPHG, ZG
Phƣơng pháp nghiên cứu
Tách chiết DNA tổng số từ mầm của các
giống đậu tƣơng nghiên cứu theo phƣơng
pháp CTAB của Doyle và Doyle (1987) có
cải tiến. Kiểm tra độ sạch và hàm lƣợng DNA
bằng đo quang phổ hấp thụ kết hợp với điện
di trên gel agarose 0,8%.
Phản ứng RAPD đƣợc thực hiện với 20 mồi
ngẫu nhiên (Bảng 1). Một phản ứng PCR có
thể tích 25 l bao gồm: 1X dịch đệm PCR;
2,5 mM MgCl2; 2 mM dNTPs; 200 nM đoạn
mồi; 0,125 đơn vị Tag polymerase và 10 ng
DNA khuôn. Phản ứng PCR- RAPD thực
hiện trong máy PCR- Thermal Cycler PTC
100 theo chu kỳ nhiệt: 940C/ 3 phút; (920C/ 1
phút; 35
0
C/ 1 phút; 72
0C/ 1phút) 45 chu kỳ;
72
0C/ 10 phút; lƣu giữ ở 40C.
Phân tích số liệu
Phân tích số liệu theo quy ƣớc: 1= phân đoạn
DNA xuất hiện và 0 = phân đoạn DNA không
xuất hiện, khi điện di sản phẩm RAPD với
các mồi ngẫu nhiên. Xác định hệ số tƣơng
đồng di truyền theo phƣơng pháp của Nei và
Li (1979).
Lập biểu đồ hình cây trong chƣơng trình
NTSYSpc 2.0. Hàm lƣợng thông tin đa hình
(Polymorphism information content = PIC)
của mồi đƣợc xác định theo công thức PIC =
1- fi2, trong đó fi là tần số của allen thứ i của
kiểu gen đƣợc kiểm tra. Phạm vi giá trị PIC từ
0 (không đa hình) tới 1 (đa hình hoàn toàn).
Bảng 1. Trình tự nucleotide của 20 mồi RAPD sử dụng trong nghiên cứu
TT Mồi Trình tự nucleotide (5’-3’) TT Mồi Trình tự nucleotide (5’-3’)
1 M1 AACCGACGGG 11 M11 CGGCCCACGT
2 M2 GGGGGTCGTT 12 M12 AACGCGTAGA
3 M3 TACCACCCCG 13 M13 GCCACGGAGA
4 M4 GGCGGACTGT 14 M14 TAGGCGAACG
5 M5 TCGGCGATAG 15 M15 CACGGCTGCG
6 M6 GTGTCTCAGG 16 M16 GTATGGGGCT
7 M7 CAGCACCCAC 17 M17 GCGAACCTCG
8 M8 GGAAGTCGCC 18 M19 CCTGCTCATC
9 M9 CCTCCAGTGT 19 M20 GACAGGAGGT
Vũ Thanh Trà và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 85(09)/2: 11 - 16
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 13
10 M10 CTATGCCGAC 20 TRA4 CACCGTAGCG
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Kết quả nhân bản và tần số xuất hiện các
phân đoạn DNA
Sản phẩm RAPD với các mồi khác nhau đƣợc
điện di trên gel agarose 1,8% để phân tích sự
đa hình DNA của 50 giống đậu tƣơng có phản
ứng khác nhau với bệnh gỉ sắt (Hình 1).
Kết quả là 15 trong tổng số 20 mồi biểu hiện
tính đa hình. Số lƣợng các phân đoạn DNA
nhân bản với mỗi mồi dao động từ 2-10 phân
đoạn. Kích thƣớc các phân đoạn DNA đƣợc
nhân bản trong khoảng từ 250 bp – 2000 bp.
Số phân đoạn DNA nhân bản đƣợc của 50
giống đậu tƣơng với 15 mồi RAPD là 3380.
Số phân đoạn DNA đƣợc nhân bản với mỗi
mồi ngẫu nhiên dao động từ 64-72 phân đoạn,
trong đó mồi M14 có số phân đoạn DNA
nhân bản là nhiều nhất (335 phân đoạn DNA)
và ít nhất là mồi M8 (9 phân đoạn). Kết quả ở
bảng 2 chỉ ra, tổng số phân đoạn DNA trong
phạm vi phân tích của 50 giống đậu tƣơng khi
phân tích 20 mồi ngẫu nhiên là 113 phân
đoạn. Trong đó có 73 phân đoạn là đa hình
(chiếm 64,6%) và không đa hình là 40 phân
đoạn (chiếm 35,4%). Bảy mồi (M2, M3, M4,
M9, M10, M13 và M18) có tính đa hình hoàn
toàn (100%) và năm mồi (M5, M8, M12,
M16 và M17) không cho tính đa hình (0%).
Trong đó có 14/20 mồi có số phân đoạn đa
hình trên 50%, mồi M14 có số phân đoạn đa
hình bằng 50%. Kết quả này cũng phù hợp
khi phân tích hàm lƣợng thông tin đa hình thể
hiện ở giá trị PIC. Cụ thể, giá trị PIC của mồi
M14 là 0,27 (tỷ lệ đa hình là 50%) và giá trị
PIC của mồi M4 là 0,86 (đa hình cao nhất).
Trong đó 13/20 mồi cho giá trị PIC ≥ 0,5. Kết
quả này một lần nữa đã khẳng định sự đa hình
DNA của 50 giống đậu tƣơng.
Tính đa hình thể hiện ở sự xuất hiện hay
không xuất hiện phân đoạn DNA khi so sánh
giữa các giống khi phân tích với mỗi mồi
RAPD. Chẳng hạn tại vị trí khoảng 0,25 - 0,5
kb tại giếng 3 (Rpp3), và 30 (DH4) đã xuất
hiện phân đoạn DNA mới khi phân tích với
mồi số 14, hay tại vị trí khoảng 1,5 kb giếng 6
(CBU8325), 7 (DT95), 16 (PHCB), 42
(MT2), 43 (MH) và 44 (DL) phân đoạn DNA
không xuất hiện khi phân tích với mồi TRA4
(Hình 2).
Hình 1. Hình ảnh điện di sản phẩm RAPD với mồi M19
1 KB
750 KB
500 KB
1 KB
750 KB
500 KB
M 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17
18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 M
M 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50
M
1 KB
750 KB
500 KB
Vũ Thanh Trà và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 85(09)/2: 11 - 16
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 14
(M: Thang chuẩn DNA kích thước 1 kb; 1-50: thứ tự tương ứng với tên của 50 giống đậu tương)
Hình 2. Hình ảnh điện di sản phẩm RAPD với mồi M14
(M: Thang chuẩn DNA kích thước 1 kb; 1-50: thứ tự tương ứng với tên của 50 giống đậu tương)
Bảng 2. Tỉ lệ phân đoạn đa hình và giá trị PIC của các mẫu nghiên cứu
STT Mồi PIC
Tổng số
phân
đoạn
% phân
đoạn đa
hình
STT Mồi PIC
Tổng
số
phân
đoạn
% phân
đoạn đa
hình
1 M1 0,74 6 83,3 11 M11 0,80 6 83,3
2 M2 0,76 5 100 12 M12 0 3 0
3 M3 0,67 6 100 13 M13 0,80 5 100
4 M4 0,86 4 100 14 M14 0,27 8 50
5 M5 0 2 0 15 M15 0,35 6 83,3
6 M6 0,85 8 37,5 16 M16 0 4 0
7 M7 0,79 7 85,7 17 M17 0 3 0
8 M8 0 4 0 18 M18 0,50 4 100
9 M9 0,84 10 100 19 M19 0,77 8 87,5
10 M10 0,75 4 100 20 TRA4 0,82 10 80
Tổng 113 64,6
Mối quan hệ di truyền của 50 giống đậu tƣơng có
phản ứng khác nhau với bệnh gỉ sắt dựa trên
phân tích RAPD
Để có bức tranh tổng quát về quan hệ giữa các giống
đậu tƣơng nghiên cứu ở mức độ phân tử, sự đa dạng
di truyền thể hiện trên sơ đồ hình cây của 50 giống
đậu tƣơng (Hình 2).
Hình 2 cho thấy 50 giống đậu tƣơng phân bố làm 2
nhánh (nhánh I và nhánh II), có 2 giống DT95 và
HSPHG giống nhau 100%. Hệ số tƣơng đồng di
truyền của 50 giống đậu tƣơng dao động từ 0,79 đến 1.
Nhánh I chỉ có 2 giống VK2 và DT12, có khoảng cách
di truyền so với 48 giống còn lại là 21% (1 - 0,79).
Nhánh II gồm 48 giống đậu tƣơng còn lại có khoảng
cách di truyền dao động từ 0% đến 15%. Trong
M 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17
M 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34
35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 M
1 KB
750 KB
500 KB
1 KB
750 KB
500 KB
1 KB
750 KB
500 KB
Vũ Thanh Trà và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 85(09)/2: 11 - 16
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 15
nhánh II có hai giống DT95 và HSPHG cùng nằm
trong nhóm phụ và có mức độ tƣơng đồng di truyền
cao nhất (100%).
Điều đáng quan tâm ở đây là hầu hết các giống có
cùng nơi thu mẫu lập thành một nhóm nhỏ trên cây
phân loại. Điển hình 4 mẫu Rpp1, Rpp2, Rpp3 và
Rpp4 có nguồn gốc từ Mỹ lập thành một nhóm phụ.
KẾT LUẬN
Sử dụng phản ứng RAPD với 20 mồi ngẫu nhiên để
phân tích DNA genome của 50 giống đậu tƣơng kết
quả có 15 mồi biểu hiện tính đa hình với giá trị PIC
dao động từ 0,27 (mồi M14) đến 0,86 (mồi M4),
trong đó 13 mồi cho giá trị PIC ≥ 0,5.
Khoảng cách di truyền và biểu đồ hình cây
(dendrogram) đƣợc thiết lập dựa trên hệ số tƣơng
đồng di truyền và phƣơng pháp phân nhóm UPGMA,
50 giống đậu tƣơng nghiên cứu đƣợc phân bố ở các
nhóm thuộc 2 nhánh trong cây phát sinh. Nhánh I chỉ
có 2 giống VK2 và DT12, có khoảng cách di truyền
so với 48 giống còn lại khoảng 21%.
Sự đa dạng của các giống đậu tƣơng còn đƣợc thể
hiện ngay trên cùng một vùng địa lí.
Hình 2. Sơ đồ hình cây của 50 giống đậu tƣơng dựa trên hệ số tƣơng đồng di truyền và kiểu phân nhóm
UPGMA
Vũ Thanh Trà và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 85(09)/2: 11 - 16
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Badigannavar AnandM, Barakat, M. N.; Milad, S. I.; El-
Shafei, A. M.; Khatab, S. A. (2009) Genetic analysis and
identification of RAPD markers linked to Northern corn leaf
blight disease resistance in a white maize population. Journal
of King Abdulaziz University – Meteorology, Environment and
Arid Land Agriculture Sciences 20(1): 45-61.
[3]. Nguyễn Thị Bình (1990) Nghiên cứu và đánh giá khả
năng chống chịu bệnh gỉ sắt (Phakopsora pachyrhizi sydow)
của tập đoàn đậu tương Miền Bắc Việt Nam. Luận án Tiến sĩ
Sinh học, Hà Nội.
[4]. Charles OA, Philippe L, Pierre T, Marie CC, André C
(1997) Identification of RAPD markers for resistance to coffee
berry disease, Colletotrìchuin kahawae, in arabica coffee.
Euphytica. 91: 241-248.
[5]. Doyle JJ, Doyle JL (1987) A rapid DNA
isolation procedure for small quantities of fresh leaf tissue.
Phytochem Bull 19:11-15.
[6]. Faleiro, F. G.; Vinhadelli, W. S.; Ragagnin, V. A.;
Corrêa, R. X.; Moreira, M. A.; Barros, E. G. de (2000) RAPD
markers linked to a block of genes conferring rust resistance to
the common bean. Genetics and Molecular Biology 23(2):
399-402
[7]. Haley SD, Miklas PN, Stavely JR, Byrum J, Kelly
JD (1993) Identification of RAPD markers linked to a
major rust resistance gene block in common bean. Theor.
Appl. Genet. 86:505-512.
[8]. Heba AAM, Hamdy AM, Mohamed KE, Zakia MA,
Mohei ED (2009) SollimanSex Determination of Jojoba Using
RAPD Markers and Sry Gene Primer Combined with RAPD
Primers. Research Journal of Cell and Molecular Biology,
3(2): 102-112.
[9]. Mondal S, Badigannavar AM, Murty GSS (2007)
RAPD markers linked to a rust resistance gene in cultivated
groundnut (Arachis hypogaea L.). Euphytica 159(1–2): 233-
239.
[10]. Mondal Suvendu, Murty GSS (2008) RAPD markers
linked to a rust resistance gene in cultivated groundnut (Arachis
hypogaea L.) Euphytica; Netherlands Journal of Plant
Breeding. 159(1-2):233-239.
[12]. Nei M and Li WH (1979) Mathematical model for
studying genetic variation in terms of restriction end
nucleases. Proc. Natl. Acad. Sci. USA 76. 5269-5273.
[13]. Pham Thi Be Tu, Nguyen Thi Lang and Bui Chi
Buu (2003). Soybean genetic diversity analysis. Omono Rice
11:138-142.
[14]. Đinh Thị Phòng, Ngô Thị Lam Giang (2008). Phân
tích mối quan hệ di truyền của 19 giống đậu tƣơng bằng chỉ thị
RAPD. Tạp chí Công nghệ sinh học 6: 327-334.
[15]. Rosseto JA & BD (2004) Evaluation of fungicides
for control of soybean rust of soyean Itaberá, Sau Paulo,
Brazil. Olson Dow AgroSciences LLC 9330 Zionsville Rd.
Indianapolis, IN 46268.
[16]. Bùi Văn Thắng, Trần Văn Dƣơng, Đinh Thị Phòng,
Nguyễn Văn Thắng, Lê Thị Muội, Lê Trần Bình (2003) Đánh
giá tính đa dạng của một số giống lạc trong tập đoàn chống
chịu bệnh gỉ sắt bằng kỹ thuật RAPD. Báo cáo khoa học, Hội
nghị Công nghệ sinh học Toàn Quốc, Hà Nội, 805-809.
[17]. Vijayalakshmi S, Yadav Kusum, Kushwaha
Chanda, Sarode S B, Srivastava CP, Chand Ramesh and
Singh B D (2005) Identification of RAPD markers linked to
the rust (Uromyces fabae) resistance gene in pea (Pisum
sativum). Euphytica. 144(3), 265-274.
[18]. Vyas SC, Rajasekaran G & Geetha M (1997)
Soybean rust. SOPA Digest, 5: 33-41.
[19]. Yang H., Gan S.M., Yin G.T. and Xu H.C., (2005).
Identification of Random Amplified Polymorphic DNA 17.
Markers Linked to Sex Determination in Calamus
simplicifolius C. F. Wei. Integrative Plant Biology (47):
1249 – 1253.
[20]. Zheng CM.; Chang RZ.; Qiu LJ. (2001). Inheritance
of resistance to SMV3 and identification of RAPD marker
linked to the resistance gene in soybean. Agricultural Sciences
in China 34(1):14-18.
SUMMARY
STUDY THE GENETIC RELATIONSHIP OF SOME VIETNAMESE SOYBEAN CULTIVARS
HAVING DIFFERENT RESPONSES TO RUST
Vu Thanh Tra1, Tran Thi Phuong Lien2, Chu Hoang Mau1*
1Thai Nguyen University, 2 Institute of Biotechnology
In this study, we used the RAPD technique to assess the diversity and genetic relationship of 50 Vietnamese soybean cultivars
(Glycine max (L.) Merrill) having different responses to rust. Analysis results showed that, with 20 random primers used in
RAPD reactions to analyze the genomic DNA of 50 soybean cultivars, in which we have 15 primers polymorphic expression
and polymorphic information content (PIC) of the primers from 0.27 to 0.86 and 13 primers for PIC values ≥ 0.5. The total
number of DNA fragments amplified with 15 primers from genome of 50 soybean cultivars was 3,380, in which segments of
DNA appearing with each primer for 50 soybean cultivars were from 64 to 72. Genetic distance and dendrogram were
established based on genetic similarity coefficient and UPGMA clustering method and 50 soybean cultivars were distributed in
two groups. The first group that only consisted of two varieties VK2 and DT12 had 21 % of genetic distance with the remaining
48 soybean cultivars of the second group. The variety of soybean was also shown on the same geographical area.
Key words: Coefficient of genetic similarity, genetic diversity, Glycine max, RAPD markers, rust.
*
Tel: 0913383289; Email: mauchdhtn@gmail.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- brief_32602_36392_158201214128nghiencuumoiquanheditruyen_8575_2052766.pdf