Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống cây sa nhân tím (amomum longiligulare) bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật - Nguyễn Văn Hồng

Research technical on propagation of amomun by tissue culture method was conducted with contents: (i) Treatment for sterilization by HgCl2 (0,1% in 15 minuts), total of alive sample was about 60,33%; (ii) Study on effect of growth regulator to ability of bud regeneration; (iii) Study the effects of auxin (IBA, NAA) to root formation to the shoots. Result showed that: Treatment for sterilization by HgCl2 (0,1% in 15 minuts), total of alive sample was about 60,33%; Suitable culture medium for bud regeneration of amomun was basic medium (MS + sugar 30g/l + Agar 5,2g/l + Inositol 100mg/l) added with BAP 4mg/l + IAA 0,1 mg/l has obtained 3,87 times for bud regeneration, good buds. Suitable culture medium for the roots of bud amomun was basic medium (MS + Sugar 30g/l + Agar 5,2g/l + Inositol 100mg/l) added with 0.1mg IBA/l has up to 3.67 roots/shoots, the best quality roots

pdf8 trang | Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 519 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống cây sa nhân tím (amomum longiligulare) bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật - Nguyễn Văn Hồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Văn Hồng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 108(08): 105 - 112 105 NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG CÂY SA NHÂN TÍM (AMOMUM LONGILIGULARE) BẰNG PHƯƠNG PHÁP NUÔI CẤY MÔ TẾ BÀO THỰC VẬT Nguyễn Văn Hồng, Trần Thị Tý* Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Nghiên cứu nhân giống cây Sa nhân tím (Amomum longiligulare ) bằng phương pháp nuôi cây mô tế bào được tiến hành với các nội dung: (i) khử trùng bằng HgCl2 0,1% tạo vật liệu cho nuôi cấy mô; (ii) nghiên cứu ảnh hưởng của chất điều tiết sinh trưởng đến nhân nhanh chồi; (iii) nghiên cứu ảnh hưởng của Auxin (IBA, NAA) đến ra rễ cho chồi để tạo cây hoàn chỉnh. Kết quả nghiên cứu cho thấy: khử trùng bằng HgCl2 0,1% trong thời gian 15 phút cho tỷ lệ mẫu sạch cao nhất đạt 60,33%; môi trường phù hợp cho quá trình nhân nhanh chồi là môi trường nền (MS + Đường 30g/l + Agar 5,2g/l + Inositol 100mg/l) bổ sung BAP ở nồng độ 4mg/l kết hợp với IAA ở nồng độ 0,1mg/l cho hệ số nhân chồi đạt 3,87 lần, chất lượng chồi tốt; môi trường phù hợp cho quá trình ra rễ là môi trường nền (MS + Đường 30g/l + Agar 5,2g/l + Inositol 100mg/l) bổ sung 0.1mg IBA/l cho số rễ trung bình 3,67 rễ/chồi, chất lượng rễ tốt. Từ khóa: Nhân giống, Sa nhân tím, in vitro, khử trùng, nhân nhanh, ra rễ ĐẶT VẤN ĐỀ* Cây Sa nhân tím tên khoa học là Amomum longiligulare, thuộc họ gừng Zingiberacea [1]. Đây là loài cây thân thảo, sống lâu năm dưới tán rừng. có giá trị dược liệu và giá trị kinh tế cao, đã được con người biết đến từ rất lâu. Trong Y học cổ truyền, quả Sa nhân được sử dụng làm thuốc, nhằm kích thích tiêu hoá; chữa ăn uống không tiêu, bị nôn mửa, đau dạ dày, đau bụng, ỉa chảy, kiết lỵ, sẩy thai, bệnh cao huyết áp, cao cholesterol máu [3],[1]. Sa nhân được trồng phổ biến ở các tỉnh miền núi phía Bắc từ những năm 1992. Cây được trồng chủ yếu dưới tán rừng tự nhiên bằng hạt hoặc chồi. Kể từ đó đến nay, diện tích và sản lượng Sa nhân ngày càng tăng, cây Sa nhân cũng ngày càng được quan tâm và phát triển hơn nhằm nâng cao đời sống của người dân, góp phần bảo vệ rừng tự nhiên tại các khu rừng phòng hộ [1]. Hiện nay Sa nhân được coi là cây xoá đói giảm nghèo của đồng bào dân tộc ít người ở các tỉnh miền núi phía Bắc như: Lào Cai, Hoà Bình, Yên Bái, Hà Giang[1]. Hàng năm, từ nguồn Sa nhân mọc tự nhiên ở Việt Nam đã * Tel: 0986932522; Email: tran.ty.2009@gmail.com khai thác thu mua được tới vài trăm tấn (quả khô). Trong đó tới trên 50% khối lượng thường xuyên được xuất khẩu. Trong những năm gần đây Sa nhân đã được xuất khẩu ra nước ngoài với sản lượng 1.000 tấn/năm, với giá trị xuất khẩu khoảng 10 triệu USD/năm (niên giám thống kê 2009). Vì vậy, nhu cầu về cây Sa nhân trên thị trường dược liệu là rất lớn, giá bán từ 30.000 - 40.000 đ/kg quả khô (cả vỏ quả). Hàng năm, 1 ha trồng Sa nhân sẽ mang lại từ 13.650.000 – 21.100.000 đồng cho người dân [1]. Trong thực tế, người dân trồng Sa nhân vẫn tiến hành tách nhánh ra để trồng. Tuy nhiên phương pháp này chỉ áp dụng trên quy mô nhỏ, với nhu cầu giống thấp và thường có hiện tượng lây lan nguồn bệnh từ cây mẹ sang cây con. Vì vậy, hiện nay có một câu hỏi lớn được đặt ra là phương pháp nhân giống Sa nhân như thế nào để tạo được nguồn giống đảm bảo cả về chất lượng và số lượng cho việc gây trồng dưới tán rừng, đồng thời không ảnh hưởng đến công tác bảo vệ rừng. Kỹ thuật nhân giống cây trồng bằng phương pháp nuôi cây mô tế bào có thể cung cấp một lượng lớn cây giống có chất lượng cao, đồng đều, sạch bệnh. [4],[5],[6]. Kỹ thuật này đã Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Nguyễn Văn Hồng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 108(08): 105 - 112 106 được sử dụng trên nhiều đối tượng cây trồng như: Ba Kích, Chuối, hoa Lan, Lan Kim Tuyến, và thu được thành công lớn trong thực tiễn sản xuất. Xuất phát từ cơ sở trên, việc tiến hành đề tài: “Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống cây Sa nhân tím (Amomum longiligulare) bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật” là cần thiết và có tính khả thi cao. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thí nghiệm thực hiện tại Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp vùng núi phía Bắc, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Vật liệu nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành trên giống cây Sa nhân tím, là giống có dược tính cao được thị trường ưa chuộng. Vật liệu nghiên cứu là những chồi cây Sa nhân tím được thu thập từ vườn cây đầu dòng của Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp vùng núi phía Bắc. Nội dung nghiên cứu Nội dung 1: Nghiên cứu ảnh hưởng thời gian khử trùng bằng HgCl2 0,1% đến hiệu quả khử trùng chồi Sa nhân tím. Nội dung 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ một số chất điều tiết sinh trưởng đến khả năng nhân nhanh chồi Sa nhân tím Nội dung 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ một số loại Auxin (NAA, IBA) đến khả năng ra rễ cho chồi Sa nhân tím. Phương pháp nghiên cứu Điều kiện nuôi cấy Các giai đoạn của quá trình nuôi cấy, được duy trì ở các điều kiện nuôi cấy như sau: Ánh sáng: 2000- 2500 lux; thời gian chiếu sáng: 8- 10h/ngày; nhiệt độ 250C; và độ ẩm 60- 70%; Kỹ thuật nuôi cấy được sử dụng theo phương pháp của Kanwar và cộng sự năm 2006 [2]. Các thí nghiệm tiến hành Nội dung 1: Nghiên cứu ảnh hưởng thời gian khử trùng bằng HgCl2 0,1% đến hiệu quả khử trùng chồi cây Sa nhân tím Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian khử trùng bằng HgCl2 0,1% đến khả năng vô trùng chồi Sa nhân tím. Thí nghiệm bố trí với 6 công thức (CT), CT1 làm đối chứng (ĐC) chỉ lắc 5 phút với nước cất vô trùng không dùng hóa chất , các công thức từ CT2 – CT6 khử trùng mẫu bằng HgCl2 0,1% với thời gian dao động từ 5, 10, 15, 20 và 25 phút. Mẫu sau khi khử trùng xong, cấy vào môi trường khởi động để đánh giá hiệu quả khử trùng. Các chỉ tiêu theo dõi là: tỷ lệ mẫu sạch (%), tỷ lệ mẫu nhiễm (%), tỷ lệ mẫu chết (%). Nội dung 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ một số chất điều tiết sinh trưởng đến khả năng nhân nhanh chồi Sa nhân tím. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ Kinetin đến nhân nhanh chồi cây Sa nhân tím: Thí nghiệm bố trí với 7 công thức (CT), nồng độ Kinetin được bổ sung từ CT1 đến CT7 là: 0,0 mg/l, 1,0 mg/l; 2,0 mg/l; 3,0 mg/l; 4,0 mg/l; 5,0 mg/l; 6,0 mg/l. Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ BAP đến nhân nhanh chồi cây Sa nhân tím: Thí nghiệm bố trí với 7 công thức (CT), nồng độ Kinetin được bổ sung từ CT1 đến CT7 là: 0,0 mg/l, 1,0 mg/l; 2,0 mg/l; 3,0 mg/l; 4,0 mg/l; 5,0 mg/l; 6,0 mg/l. Thí nghiệm 4: Nghiên cứu ảnh hưởng kết hợp của BAP và IAA đến nhân nhanh chồi cây Sa nhân tím: Thí nghiệm bố trí với 6 công thức (CT), nồng độ BAP phù hợp nhất ở thí nghiệm 4 được kết hợp IAA với liều lượng cho các công thức (từ CT1 đến CT7) lần lượt là: 0,0 mg/l, 0,1 mg/l, 0,2 mg/l, 0,3 mg/l, 0,4 mg/l và 0,5 mg/l, 1,0 mg/l. Các chi tiêu theo dõi là: Hệ số nhân chồi (lần), chất lượng chồi. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Nguyễn Văn Hồng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 108(08): 105 - 112 107 Nội dung 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ một số loại Auxin (NAA,IBA) đến khả năng ra rễ chồi Sa nhân tím. Thí nghiệm 5: Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ IBA đến khả năng ra rễ chồi Sa nhân tím: Thí nghiệm bố trí với 6 công thức (CT), nồng độ IBA được bổ sung từ CT1 đến CT6 lần lượt là: 0,0 mg/l, 0,1 mg/l, 0,2 mg/l, 0,3 mg/l, 0,4 mg/l và 0,5 mg/l. Thí nghiệm 6: Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ NAA đến khả năng ra rễ chồi Sa nhân tím: Thí nghiệm bố trí với 6 công thức (CT), nồng độ NAA được bổ sung từ CT1 đến CT6 lần lượt là: 0,0 mg/l, 0,1 mg/l, 0,2 mg/l, 0,3 mg/l, 0,4 mg/l và 0,5 mg/l. Các chỉ tiêu theo dõi: Số rễ trung bình (rễ/chồi), chất lượng rễ. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian khử trùng bằng HgCl2 0,1% đến hiệu quả khử trùng chồi cây Sa nhân tím: Với các nghiên cứu tiền đề trước, tác giả đã tìm ra nồng độ khử trùng chồi Sa nhân tím bằng HgCl2 thích hợp nhất là 0,1%. Để nâng cao hiệu quả khử trùng bằng HgCl2 0,1%, chúng tôi tiếp tục nghiên cứu thử nghiệm với các ngưỡng thời gian khác nhau. Kết quả thu được ở bảng 1. Ở công thức 1 (đc) không dùng hóa chất khử trùng tỷ lệ mẫu sạch là 0%. Khi tiến hành dùng HgCl2 0,1% khử trùng mẫu với thời gian tăng dần từ 5 – 15 phút thì tỷ lệ mẫu sạch cũng tăng tương ứng từ 28,67% đến 60,33%, tiến hành tăng thời gian khử trùng lên 20 và 25 phút thì tỷ lệ mẫu sạch lại giảm tương ứng lần lượt là 45% và 36,67%. Mặt khác, khi tăng thời gian khử trùng từ 5 – 25 phút thì tỷ lệ mẫu chết tăng từ 5% - 46,67%, bắt đầu tăng mạnh từ 9,33% ở công thức 4 lên đến 23,33% ở công thức 5. Điều này chứng tỏ, mẫu tiếp xúc với HgCl2 0,1% với thời gian thích hợp sẽ cho tỷ lệ mẫu sạch cao và thời gian tiếp xúc với hóa chất khử trùng càng lâu thì tỷ lệ mẫu chết càng cao. Công thức 4 với thời gian khử trùng là 15 phút cho tỷ lệ mẫu sạch cao nhất đạt 60,33%, sai khác có ý nghĩa với đối chứng và tỷ lệ mẫu chết do hóa chất không quá cao đạt 9,33%. Bảng 1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian khử trùng bằng HgCl2 0,1% đến khả năng vô trùng mẫu chồi cây Sa nhân tím làm vật liệu nuôi cấy mô (sau 20 ngày nuôi cấy) CT Nồng độ HgCl2 (%) Thời gian khử trùng (phút) Tổng số mẫu ban đầu (chồi) Tỷ lệ mẫu sạch (%) Tỷ lệ mẫu chết (%) Tỷ lệ mẫu nhiễm (%) 1(đc) 0 5 60 0,00 0,00 100 2 0,1 5 60 28,67* 5,00 66,33 3 0,1 10 60 45,00* 6,67 48,33 4 0,1 15 60 60,33* 9,33 32,34 5 0,1 20 60 45,00* 23,33 31,67 6 0,1 25 60 36,67* 46,67 16,66 LSD0,5 4,70 CV% 7,40 Ghi chú: ns-not significant: sự sai khác không có ý nghĩa; *: sự sai khác có ý nghĩa Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất điều tiết sinh trưởng đến khả năng nhân nhanh chồi của mẫu nuôi cấy Trong nội dung này, tác giả đã lựa chọn những chồi Sa nhân khỏe mạnh, đồng đều để bố trí vào các công thức thí nghiệm nhân nhanh. Kết quả thu được ở các bảng 2, bảng 3, bảng 4. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Nguyễn Văn Hồng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 108(08): 105 - 112 108 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ K inetin đến nhân nhanh chồi Sa nhân tím (bảng 2) Sau 28 ngày nuôi cấy dẫn liệu tại bảng 2 cho thấy, các công thức có bổ sung Kinetin cho hệ số nhân chồi cao hơn so với công thức đối chứng (công thức 1) không bổ sung Kinetin. Công thức 1 cho hệ số nhân chồi đạt 1,22 lần. Công thức thí nghiệm 2,3,4,5,6,7 cho hệ số nhân chồi đạt từ 1,53 lần đến 2,36 lần. Trong đó, công thức 7 với nông độ Kinetin bổ sung là 6mg/l cho hệ số nhân chồi cao nhất là 2,36 lần. Các công thức thí nghiệm 2,,3,4,5,6 (nồng độ Kinetin 1mg/l, m2mg/l, 3mg/l, 4mg/l, 5mg/l) cho hệ số nhân chồi lần lượt là 1,53 lần, 1,60 lần, 1,91 lần, 2,11 lần và 2,27 lần. Chất lượng chồi ở thí nghiệm được đánh giá từ mức trung bình (+) đến mức khá (++). Trong đó: công thức 2,3,4 (nồng độ Kinetin là 1mg/l, 2 mg/l, 3mg/l) có chất lượng chồi không khác biệt so với công thức đối chứng (không bổ sung Kinetin) và được xác định ở mức trung bình (+), công thức 5,6,7 cho chồi chất lượng cao hơn công thức đối chứng (Công thức 1) và được đánh giá ở mức khá (++). Kết quả thí nghiệm đi đến kết luận: Công thức 7 có bổ xung 6mg Kinetin/l vào môi trường nền MS + Đường 30g/l + Agar 5,2g/l + Inositol 100mg/l là thích hợp nhất trong thí nghiệm, cho hệ số nhân chồi đạt 2,36 lần, chất lượng chồi khá (++). Bảng 2. Kết quả ảnh hưởng của nồng độ Kinetin tới khả năng nhân chồi của Sa nhân tím CTTN Nồng độ Kinetin (mg/l) Số chồi cấy ban đầu (chồi) Số chồi thu được (chồi) Hệ số nhân (lần) Chất lượng chồi 1(đ/c) 0 45 55 1,22 + 2 1 45 69 1,53 + 3 2 45 72 1,60 + 4 3 45 86 1,91 + 5 4 45 95 2,11 ++ 6 5 45 102 2,27 ++ 7 6 45 106 2,36 ++ LSD05 0,20 CV% 6,0 Ghi chú: Chồi tốt: +++, Chồi khá: ++,Chồi trung bình: +, Chồi kém: - Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ BAP đến nhân nhanh chồi Sa nhân tím (bảng 3) Bảng 3. Kết quả ảnh hưởng của BAP tới khả năng nhân chồi của Sa nhân tím CTTN Nồng độ BAP (mg/l) Số chồi cấy ban đầu (chồi) Số chồi thu được (chồi) Hệ số nhân (lần) Chất lượng chồi 1(đ/c) 0 45 57 1,27 + 2 1 45 90 2,00 + 3 2 45 95 2,11 ++ 4 3 45 101 2,24 ++ 5 4 45 143 3,18 ++ 6 5 45 144 3,20 + 7 6 45 131 2,91 - LSD 05 0,19 CV% 4.5 Ghi chú: Chồi khá: ++, Chồi trung bình: +, Chồi kém: - Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Nguyễn Văn Hồng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 108(08): 105 - 112 109 Kết quả bảng 3 cho thấy: Các công thức có bổ xung BAP cho hệ số nhân chồi cao hơn so với công thức đối chứng (công thức 1) không bổ xung BAP. Công thức 1 cho hệ số nhân chồi đạt 1,27 lần. Công thức thí nghiệm 2,3,4,5,6,7 cho hệ số nhân chồi đạt từ 2,0 lần đến 3,18 lần. Trong đó, công thức 5 với nông độ BAP bổ xung là 4mg/l cho hệ số nhân chồi cao nhất là 3,18 lần. Các công thức thí nghiệm 2,3,4,6 và 7 cho hệ số nhân chồi lần lượt là 2,0 lần, 2,11 lần, 2,24 lần, 3,2 lần và 2,91 lần. Khi nồng độ BAP qua ngưỡng tối thích ở công thức 5 thì hệ số nhân chồi có xu hướng giảm dần ở công thức 6 và 7. Chất lượng chồi ở thí nghiệm được đánh giá từ mức kém (-) đến mức khá (++). Trong đó: công thức 2,3,6 (nồng độ BAP là 1mg/l, 2 mg/l, 5mg/l) có chất lượng chồi không khác biệt so với công thức 1 (công thức đối chứng- không bổ xung BAP); công thức 3,4,5 cho chồi chất lượng cao hơn đối chứng và được đánh giá ở mức khá (++); công thức 7 khi nồng độ BAP ở mức cao là 6 mg/l cho chất lượng chồi kém (xuất hiện chồi dị dạng) hơn đối chứng và được đánh giá ở mức (-). Kết quả thí nghiệm đi đến kết luận: Công thức 5 có bổ xung 4mg BAP/l vào môi trường nền MS + Đường 30g/l + Agar 5,2g/l + Inositol 100mg/l là thích hợp nhất trong thí nghiệm, cho hệ số nhân chồi đạt 3,18 lần, chất lượng chồi khá (++). Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng kết hợp của BA P và IA A đến nhân nhanh chồi Sa nhân tím Kết quả thu được sau 28 ngày nuôi cấy ở bảng 4 cho thấy: Bổ xung IAA kết hợp với 4 mg BAP/l vào môi trường nền cho hệ số nhân chồi có sự thay đổi. Cụ thể là: khi bổ sung IAA ở nồng độ là 0,1 mg/l (công thức 2) và 0,2 mg/l (công thức 3) cho hệ số nhân chồi lần lượt là 3,87 lần và 3,64 lần, cao hơn hẳn so với công thức đối chứng (không bổ sung IAA - công thức 1) chỉ đạt 3,16 lần. Nhưng nếu tiếp tục tăng nồng độ IAA lên đến 0,3 mg/l, 0,4 mg/l, 0,5 mg/l, 1,0 mg/l ở các công thức 4,5,6,7 thì hệ số nhân chồi lại giảm dần và đạt giá trị lần lượt là 2,80 lần 2,62 lần, 2,09 lần, 1,36 lần. Chất lượng chồi ở thí nghiệm được đánh giá từ mức kém (-) đến mức tốt (+++). Trong đó: Công thức 2 chất lượng chồi sau khi quan sát thấy chồi sinh trưởng và phát triển tốt (cao hơn và mập hơn) và được đánh giá ở mức (+++). Các công thức 2, 3 cho chất lượng chồi không sai khác so với công thức đối chứng và được đánh giá ở mức khá (++). Chất lượng chồi ở các công thức 5, 6, 7 giảm sút so với công thức đối chứng và được đánh giá từ mức trung bình (+) đến mức kém (-). Kết quả thí nghiệm đi đến kết luận: Công thức 2 có bổ xung 0.1mg IAA/l và 4 mg BAP/l vào môi trường nền MS + Đường 30g/l + Agar 5,2g/l + Inositol 100mg/l là thích hợp nhất trong thí nghiệm, cho hệ số nhân chồi đạt 3,87 lần, chất lượng chồi tốt (+++). Bảng 4. Kết quả cứu ảnh hưởng kết hợp của BAP và IAA đến khả năng nhân chồi Sa nhân tím (sau 28 ngày nuôi cấy) CTTN Nồng độ BAP (mg/l) Nồng độ IAA (mg/l) Số chồi cấy ban đầu (chồi) Số chồi thu được (chồi) Hệ số nhân (lần) Chất lượng chồi 1 (đ/c) 4 0.0 45 142 3.16 ++ 2 4 0.1 45 174 3.87 +++ 3 4 0.2 45 164 3.64 ++ 4 4 0.3 45 126 2.80 ++ 5 4 0.4 45 118 2.62 + 6 4 0.5 45 94 2.09 + 7 4 1.0 45 61 1.36 - LSD 05 0.15 CV% 3.1 Ghi chú: Chồi tốt: +++, Chồi khá: ++,Chồi trung bình: +, Chồi kém: - Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Nguyễn Văn Hồng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 108(08): 105 - 112 110 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ một số loại Auxin (NAA,IBA) đến khả năng ra rễ chồi Sa nhân tím Trong các thí nghiệm về ra rễ, các chồi sinh trưởng bình thường và có từ 3-4 lá được lựa chọn cấy chuyển vào môi trường thử nghiệm ra rễ. Kết quả thu được ở bảng 5 và bảng 6. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ IBA đến khả năng ra rễ cho chồi Sa nhân tím Kết quả bảng 5 cho thấy : Môi trường bổ sung IBA số rễ trung bình tăng lên rõ rệt so với công thức đối chứng (công thức1). Chồi Sa nhân tím tương đối ra rễ không cần sử dụng ausin số rễ trung bình vẫn đạt 1,76 rễ/chồi. khi bổ sung IBA ở công thức 2,3 (nồng độ IBA 0.1mg/l, 0.2mg/l) số rễ trung bình đạt 2,02 rễ/chồi, 2,40 rễ/chồi, trong đó công thức 4 bổ sung 0.3mgIBA/l cho số rễ trung bình cao nhất 2.98 rễ/chồi. Khi tăng nồng độ IBA số rễ trung bình của cây giảm. Công thức 5,6 sử dụng IBA với nồng độ 0,5mg/l, 1 mg/l cho ta thấy số rễ trung bình trên chồi 2,67 rễ/chồi, 2,51 rễ/chồi. Chất lượng rễ ở thí nghiệm được đánh giá từ mức trung bình (+) đến mức khá (++). Trong đó: Chất lượng rễ ở công thức đối chứng (công thức 1) môi trường MS thu được chất lượng rễ khá(++), khi bổ sung IBA chất lượng rễ khá(++) ở công thức 2,3,4 (nồng độ IBA 0.1mg/l, 0.2mg/l) xuống trung bình(+) ở công thức 5,6 (nồng độ IBA 0.4mg/l, 0.5mg/l). Kết quả thí nghiệm đi đến kết luận: Công thức 4 có bổ sung 0.3mg IBA/l vào môi trường nền MS + Đường 30g/l + Agar 5,2g/l + Inositol 100mg/l là thích hợp nhất trong thí nghiệm, cho số rễ trung bình 2.98 rễ/chồi, chất lượng rễ khá (++). Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ NA A đến khả năng ra rễ của chồi Sa nhân tím Bảng 6 chỉ ra rằng môi trường bổ sung NAA số rễ trung bình tăng lên rõ rệt so với công thức đối chứng (công thức1). Chồi Sa nhân Tím tương đối ra rễ không cần sử dụng ausin số rễ trung bình vẫn đạt 1,71 rễ/chồi. Khi môi trường bổ sung NAA ở công thức 2,3 (nồng độ NAA 0.1mg/l, 0.2mg/l) số rễ trung bình 3,67 rễ/chồi, 3,64 rễ/chồi cao hơn hẳn công thức đối chứng (công thức 1) không bổ sung NAA. khi nồng độ NAA tăng lên ở công thức 4,5,6 (nồng độ NAA 0.3mg/l, 0.4mg/l, 0.5mg/l ) thì số rễ trung bình giảm xuống 2,98 rễ/chồi, 2 rễ/chồi, 1,96 rễ/chồi. Chất lượng rễ ở thí nghiệm được đánh giá từ mức trung bình (+) đến mức tốt (+++). Trong đó: Chất lượng rễ ở công thức đối chứng (công thức 1) môi trường MS thu được chất lượng rễ khá (++), khi bổ sung NAA chất lượng rễ tốt (+++) ở công thức 2,3 (nồng độ NAA 0.1mg/l, 0.2mg/l) xuống khá (++) ở công thức 4, trung bình (+) ở công thức 5,6 (nồng độ NAA 0.4mg/l, 0.5mg/l). Bảng 5. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ IBA đến khả năng ra rễ của chồi Sa nhân tím (sau 28 ngày nuôi cấy) CTTN Nồng độ IBA (mg/l) Số chồi cấy ban đầu (chồi) Tổng số rễ thu được (chồi) Số rễ trung bình (rễ/chồi) Chất lượng rễ 1 (đ/c) 0 45 79 1.76 ++ 2 0.1 45 91 2.02 ++ 3 0.2 45 108 2.40 ++ 4 0.3 45 134 2.98 ++ 5 0.4 45 120 2.67 + 6 0.5 45 113 2.51 + LSD 05 0.24 CV% 5.6 Ghi chú: Rễ tốt: +++ , Rễ khá: ++ , Rễ trung bình: + , Rễ kém: - Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Nguyễn Văn Hồng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 108(08): 105 - 112 111 Bảng 6. Kết quả cứu ảnh hưởng của nồng độ NAA đến khả năng ra rễ của chồi Sa nhân tím (sau 28 ngày nuôi cấy) CTTN Nồng độ NAA (mg/l) Số chồi cấy ban đầu (chồi) Tổng số rễ thu được (chồi) Số rễ trung bình(rễ/chồi) Chất lượng rễ 1 (đ/c) 0 45 77 1.71 ++ 2 0.1 45 165 3.67 +++ 3 0.2 45 164 3.64 +++ 4 0.3 45 134 2.98 ++ 5 0.4 45 90 2.00 + 6 0.5 45 88 1.96 + LSD 05 0.24 CV% 5.0 Ghi chú: Rễ tốt: +++ , Rễ khá: ++ , Rễ trung bình: + , Rễ kém: - Kết quả thí nghiệm đi đến kết luận: Công thức 2 có bổ sung 0.1mg IBA/l vào môi trường nền MS + Đường 30g/l + Agar 5,2g/l + Inositol 100mg/l là thích hợp nhất trong thí nghiệm, cho số rễ trung bình 3,67 rễ/chồi, chất lượng rễ tốt (+++). KẾT LUẬN Khử trùng chồi Sa nhân tím bằng HgCl2 0,1% trong thời gian 15 phút cho tỷ lệ mẫu sạch cao nhất đạt 60,33%, tỷ lệ nhiễm chiếm 33,34% và tỷ lệ mẫu chết là 9,33%. Bổ sung BAP ở nồng độ 4mg/l kết hợp với IAA ở nồng độ 0,1mg/l vào môi trường nền (MS + Đường 30g/l + Agar 5,2g/l + Inositol 100mg/l) thu được hiệu quả cao ở giai đoạn nhân nhanh: hệ số nhân chồi đạt 3,87 lần, chất lượng chồi tốt. IBA là chất kích thích sinh trưởng cần thiết cho quá trình ra rễ, tạo cây hoàn chỉnh từ chồi Sa nhân tím. Nồng độ IBA bổ sung vào môi trường nền (MS + Đường 30g/l + Agar 5,2g/l + Inositol 100mg/l) tốt nhất là 0,1mg/l, cho số rễ trung bình 3,67 rễ/chồi, chất lượng rễ tốt. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Tập (2007), “Sa nhân tím”, Nxb Lao động, Hà Nội. 2. Kanwar, J.K., S. Kumar (2006), In vitro propagation of Gerbela - A Review paper, University of Horticulture and Forestry, Solan, India. 3. Đỗ Tất Lợi (2004), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nxb Y học. 4. Nguyễn Quang Thạch, Nguyễn Thị Lý Anh (1998), công nghệ sinh học thực vật, Trường Đại học Nông nghiệp I – Hà Nội. 5. Nguyễn Đức Thành (2000), Nuôi cấy mô tế bào thực vật – Nghiên cứu và ứng dụng, Nxb Nông nghiệp Hà Nội. 6. Đỗ Năng Vịnh (2005), Công nghệ tế bào thực vật ứng dụng, Nxb Nông nghiệp Hà Nội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Nguyễn Văn Hồng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 108(08): 105 - 112 112 SUMMARY RESEARCH ON TECHNICAL PROPAGATION OF CARDAMOM (AMOMUM LONGILIGULARE) BY TISSUE CULTURE METHOD Nguyen Van Hong, Tran Thi Ty*, College of Agriculture and Forestry - TNU Research technical on propagation of amomun by tissue culture method was conducted with contents: (i) Treatment for sterilization by HgCl2 (0,1% in 15 minuts), total of alive sample was about 60,33%; (ii) Study on effect of growth regulator to ability of bud regeneration; (iii) Study the effects of auxin (IBA, NAA) to root formation to the shoots. Result showed that: Treatment for sterilization by HgCl2 (0,1% in 15 minuts), total of alive sample was about 60,33%; Suitable culture medium for bud regeneration of amomun was basic medium (MS + sugar 30g/l + Agar 5,2g/l + Inositol 100mg/l) added with BAP 4mg/l + IAA 0,1 mg/l has obtained 3,87 times for bud regeneration, good buds. Suitable culture medium for the roots of bud amomun was basic medium (MS + Sugar 30g/l + Agar 5,2g/l + Inositol 100mg/l) added with 0.1mg IBA/l has up to 3.67 roots/shoots, the best quality roots. Key words: Amomun longiligulare, bud regeneration, propagation, ivitro, sterilization, root formation * Tel: 0986932522; Email: tran.ty.2009@gmail.com Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbrief_39875_43431_18102013151325105_247_2051870.pdf
Tài liệu liên quan