The experiments included 12 varieties of sweet potatoes collected from some locations around
Vietnam. The study results showed that the stem types are mostly half- standing, stem color ranged
from light green to dark purple; dark green mature leaves, except KL5 (dark purple). Leaf shapes
had many different types such as hastate, cordate and lobed. Almost varieties grew well such as
Chiem Dau, Thai Binh, VĐ1; KL5, Cuc Nhanh, KĐ1, KL20-209 had slower development. Almost
varieties was infected by sweet potato vine borer (Omphisa anastomosalis Guensee) and
sweetpotato weevil Cylas spp Fabricus (moderate to serious level). Group of high yield varieties
included KL20-209, Cuc Nhanh, VĐ1 (9,6 – 12,5 tons/ha), moderate yield variety group included
Nhat Tim, KB1, Chiem Dau, Thai Binh (8,5 – 9,5 tons/ha), low yield variety group included Nhat
Trang, Hoang Long Tím, Hoang Long Phu Tho, KĐ1 (7,1 – 7,9 tons/ha). Variety of KL5 had
virtually no harvest
7 trang |
Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 572 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống khoai lang tại Thái Nguyên - Lê Thị Kiều Oanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lê Thị Kiều Oanh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 119(05): 21 - 27
21
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN
CỦA MỘT SỐ GIỐNG KHOAI LANG TẠI THÁI NGUYÊN
Lê Thị Kiều Oanh*, Nguyễn Viết Hƣng, Phạm Thị Thu Huyền
Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Thí nghiệm tiến hành nghiên cứu tình hình sinh trƣởng của 12 giống khoai lang thu thập từ một số
địa phƣơng. Kết quả nghiên cứu cho thấy các giống có hình dạng thân chủ yếu là dạng thân nửa
đứng, màu sắc thân từ xanh nhạt đến tím đậm. Màu sắc lá trƣởng thành xanh đậm, duy nhất có
giống KL5 màu tím đậm. Hình dạng lá có nhiều loại khác nhau nhƣ mũi mác, hình tim, chân vịt.
Hầu hết các giống khoai lang đều sinh trƣởng phát triển tốt, chiều dài thân chính phát triển nhanh,
thân lá phát triển mạnh, khả năng che phủ đất sớm nhƣ: Chiêm Dâu, Thái Bình, VĐ1. Một số
giống có tốc độ tăng trƣởng kém hơn nhƣ KL5, Cực nhanh, KĐ1, KL20-209. Hầu hết các giống
theo dõi đều bị sâu đục dây và bọ hà gây hại ở mức trung bình đến nặng, trong đó các giống bị gây
hại nặng nhƣ Nhật tím, Nhật trắng, KĐ1, Hoàng Long. Nhóm giống có năng suất củ tƣơi đạt khá
cao nhƣ: KL20-209, Cực nhanh, VĐ1 (9,6 – 12,5 tấn/ha). Nhóm giống có năng suất trung bình
nhƣ Nhật tím, KB1, Chiêm dâu, Thái Bình (8,5 – 9,5 tấn/ha). Nhóm năng suất thấp ở các giống
Nhật trắng, Hoàng Long tím, Hoàng Long Phú Thọ, KĐ1 (7,1 – 7,9 tấn/ha). Giống KL5 hầu nhƣ
không cho thu hoạch.
Từ khóa: Chống chịu, khoai lang, năng suất, phát triển, sinh trưởng.
ĐẶT VẤN ĐỀ*
Cây khoai lang (Ipomoea batatas L.) là một
trong các loại cây có củ có vị trí cao trong hệ
thống cây lƣơng thực. Tổ chức FAO của Liên
hợp quốc đã đánh giá khoai lang là thực phẩm
bổ dƣỡng tốt nhất của thế kỷ 21, đang đƣợc
thị trƣờng thế giới rất ƣa chuộng [7]. Cây
khoai lang ngày càng đƣợc nhiều nhà khoa
học quan tâm nghiên cứu, tiến tới đƣa khoai
lang trở thành cây trồng chính trong nền sản
xuất nông nghiệp.
Khoai lang là loại cây dễ trồng, thời gian sinh
trƣởng ngắn, thích nghi với nhiều loại đất
khác nhau kể cả chân đất xấu, nghèo dinh
dƣỡng. Trƣớc kia, ngƣời nông dân chỉ biết
đến một số giống khoai lang địa phƣơng nổi
tiếng nhƣ: khoai Lim ở Hà Bắc; giống Chiêm
Dâu, Khoai núi phổ biến ở các tỉnh miền
Trung; giống Xá Đen, Xá Đỏ đƣợc trồng
nhiều ở Bắc Trung Bộ, Hải Dƣơng, Thái
Bình những giống này chỉ có ƣu điểm là
chất lƣợng tốt nhƣng năng suất và sản lƣợng
lại không cao. Những năm gần đây, giống
khoai lang ở Việt Nam đã đƣợc chuyên gia
nông nghiệp Việt Nam hợp tác với chuyên gia
*
Tel: 0978 626877, Email: lkoanh77@gmail.com
Nhật và chuyên gia CIP (Trung tâm Khoai tây
Quốc tế) tuyển chọn, phát triển phổ biến rộng
rãi các giống khoai lang tốt trong sản xuất
hiện nay nhƣ khoai Nhật đỏ HL518, Nhật tím
HL419, Murasa Kimasari, Nhật vàng Kokey
14, Nhật trắng HL284.
Ở Thái Nguyên, cây khoai lang vẫn giữ một
vị trí quan trọng trong cơ cấu cây vụ đông.
Tổng diện tích khoai lang của tỉnh Thái
Nguyên năm 2010 là 7.300 ha, sản lƣợng đạt
46.300 tấn [6]. Mặc dù cây khoai lang không
đem lại giá trị kinh tế cao nhƣ các cây trồng
khác nhƣng với vốn đầu tƣ ban đầu thấp,
không khắt khe về điều kiện sinh thái, khoai
lang vẫn là cây có củ đƣợc ƣa thích ở Thái
Nguyên. Do đó việc chọn lọc đƣợc những
giống khoai lang phù hợp với điều kiện tự
nhiên để phục vụ sản xuất có ý nghĩa hết sức
quan trọng. Xuất phát từ thực tế trên, chúng
tôi thực hiện nghiên cứu khả năng sinh
trƣởng, phát triển của một số giống khoai lang
tại Thái Nguyên.
VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
Vật liệu nghiên cứu: Gồm 12 giống khoai thu
thập từ các địa phƣơng nhƣ Thái Bình, Phú
Thọ, và Viện Cây lƣơng thực thực phẩm, bao
Lê Thị Kiều Oanh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 119(05): 21 - 27
22
gồm: Chiêm dâu, KB1, Khoai Nhật tím,
KL20-209, Cực nhanh, VĐ1, KĐ1, KL5,
Khoai Nhật trắng, Hoàng Long tím, Hoàng
Long Phú Thọ, Thái Bình.
Nội dung nghiên cứu:
Nghiên cứu đặc điểm thực vật học của các
giống khoai lang tham gia thí nghiệm
Nghiên cứu khả năng sinh trƣởng thân lá của
các giống khoai lang tham gia thí nghiệm
Nghiên cứu khả năng chống chịu sâu bệnh
của các giống khoai lang tham gia thí nghiệm
Nghiên cứu về năng suất, các yếu tố cấu
thành năng suất và chất lƣợng của các giống
khoai lang tham gia thí nghiệm
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 8 đến tháng
12 năm 2013
Địa điểm nghiên cứu: Khu cây trồng cạn –
Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
Phƣơng pháp nghiên cứu
Thí nghiệm đƣợc bố trí theo kiểu tuần tự
không lặp lại. Diện tích 1 ô là 16,1 m2 (4,6m x
3,5 m). Tổng diện tích thí nghiệm = 193,2 m2
(Không kể dải bảo vệ). Các chỉ tiêu và
phƣơng pháp theo dõi theo Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác
và giá trị sử dụng của giống khoai lang
QCVN 01- 60 : 2011/BNNPTNT [1].
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Đặc điểm thực vật học của các giống khoai
lang tham gia thí nghiệm
Đặc điểm hình thái giống khoai lang đƣợc thể
hiện ở màu sắc lá, màu sắc thân, hình dạng
phiến lá Kết quả nghiên cứu đặc điểm hình
thái các giống tham gia thí nghiệm đƣợc thể
hiện ở bảng 1.
Kết quả bảng 1 cho thấy:
Về đặc điểm hình dạng thân: Hình dạng thân
của các giống khoai lang có 2 dạng chính là:
thân bò và thân nửa đứng. Trong đó, có 2
giống thân bò là KL20-209 và Thái Bình. Các
giống còn lại có dạng thân nửa đứng. Qua
thực tế sản xuất cho thấy, nhìn chung kiểu
thân đứng và nửa đứng có khả năng cho năng
suất cao hơn kiểu thân bò trải rộng. Vì nó có
tiềm năng quang hợp và tạo tán che phủ tốt
cho gốc cây, dinh dƣỡng tích lũy về củ thuận
lợi hơn và nhiều hơn. Do vậy, trong công tác
chọn tạo giống hiện nay ngƣời ta thƣờng chọn
tạo các giống khoai lang có dạng thân đứng
và thân nửa đứng [3].
Bảng 1. Đặc điểm hình thái các giống khoai lang tham gia thí nghiệm
TT Tên giống Dạng thân
Màu sắc
thân
Màu sắc
lá non
Màu sắc lá
trƣởng thành
Hình dạng lá
1 Chiêm dâu Nửa đứng Xanh nhạt Xanh vàng
Xanh đậm,
gân lá tím
Mũi mác
2 KB1 Nửa đứng
Xanh nhạt,
cuống lá tím
Tím nhạt
Xanh đậm,
gân lá tím
Hình tim
3 Khoai Nhật tím Nửa đứng Xanh nhạt Xanh nhạt Xanh đậm Chân vịt
4 KL20-209 Thân bò Tím nhạt Tím Xanh đậm Hình bầu dục
5 Cực nhanh Nửa đứng Xanh đậm Xanh nhạt Xanh đậm Xẻ thùy chân vịt
6 VĐ1 Nửa đứng Xanh đậm Xanh nhạt Xanh đậm Xẻ thùy sâu
7 KĐ1 Nửa đứng Xanh tím Xanh nhạt Xanh đậm Hình tim
8 KL5 Nửa đứng Tím đậm Tím nhạt Tím đậm Xẻ thùy sâu
9 Khoai Nhật trắng Nửa đứng Xanh nhạt Xanh nhạt Xanh nhạt Hình tim
10 Hoàng Long tím Nửa đứng Tím đậm
Xanh nhạt,
viền tím
Xanh Hình tim
11 Hoàng Long Phú Thọ Nửa đứng Xanh nhạt Xanh nhạt Xanh đậm Hình tim hơi dài
12 Thái Bình Thân bò Xanh Xanh nhạt Xanh Chân vịt
Lê Thị Kiều Oanh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 119(05): 21 - 27
23
Về màu sắc thân: Các giống có màu sắc thân
đa dạng, từ màu xanh nhạt đến tím đậm. Màu
sắc thân phổ biến nhất là màu xanh, mức độ
xanh nhạt hay đậm còn tuỳ thuộc vào giống.
Trong 12 giống theo dõi có 6 giống thân màu
xanh nhạt, có 2 giống thân màu xanh đậm, 3
giống có màu xanh pha tím, và duy nhất 1
giống thân và lá có màu tím đậm (giống
KL5). Đây là căn cứ để phân biệt giữa các
giống khoai lang.
Về màu sắc lá: Ngoài đặc điểm màu sắc và
hình dạng thân, thì màu sắc và hình dạng lá
cũng là một trong các căn cứ để phân biệt
đƣợc các giống khoai lang. Màu sắc lá có thể
thay đổi theo giai đoạn sinh trƣởng của cây,
màu sắc lá non có màu từ xanh vàng đến tím.
Giống Chiêm dâu có màu xanh vàng, KB1 có
màu tím nhạt, KL20-209 có màu tím, các
giống còn lại có màu xanh nhạt. Màu sắc lá
trƣởng thành chủ yếu là màu xanh đậm, ngoại
trừ giống KL5 có màu sắc thân và màu sắc lá
non từ tím nhạt đến tím đậm.
Về hình dạng lá: Đây là chỉ tiêu hình thái
quan trọng và dễ dàng phân biệt nhất giữa các
giống. Trong 12 giống thí nghiệm có 3 hình
dạng lá chính là dạng hình tim, hình mũi mác
và hình chân vịt.
Khả năng sinh trƣởng thân lá của các
giống khoai lang
Chiều dài thân chính cây khoai lang là chỉ
tiêu phản ánh khá trung thực về quá trình sinh
trƣởng, phát triển của cây. Sự tăng trƣởng
chiều dài thân chính ảnh hƣởng tới số lá trên
thân và quyết định đến năng suất của củ sau
này [4]. Kết quả theo dõi tăng trƣởng chiều
dài thân chính thu đƣợc ở bảng 2.
Kết quả bảng 2 cho thấy: Giai đoạn 30 ngày
sau trồng thân chính có tốc độ tăng trƣởng
chậm ở hầu hết các giống. Đây là thời kì bén
rễ, hồi xanh nên khoai lang có tốc độ tăng
trƣởng thân lá chậm. Tốc độ tăng trƣởng thân
chính giai đoạn này chênh lệch nhau nhiều.
Chiều dài thân chính dao động từ 32,1 cm –
111,0 cm, thấp nhất ở một số giống : KĐ1,
KL5, VĐ1, một số giống có chiều dài thân
phát triển nhanh sau trồng nhƣ giống Thái
Bình, Chiêm dâu, Hoàng Long Phú Thọ,
Khoai Nhật trắng.
Thời kì 60 ngày sau trồng: Đây là thời kì có
tốc độ tăng trƣởng chiều dài thân chính mạnh
nhất, kết hợp với điều kiện thời tiết thuận lợi
làm cho thân chính phát triển nhanh. Điển
hình nhƣ giống khoai Nhật tím tốc độ tăng
52,1 cm sau 30 ngày, giống KB-1 đạt 51,4
cm, giống KĐ1 đạt 30,3 cm. Các giống còn
lại tăng trƣởng từ 18,4 – 51,4cm. Riêng
giống VĐ1 đến giai đoạn này thân chính
phát triển chậm mà dinh dƣỡng tập trung
sang phát triển nhánh cấp 1, cấp 2 tạo năng
suất sinh vật học lớn.
Bảng 2. Tốc độ tăng trưởng chiều dài thân chính của các giống khoai lang tham gia thí nghiệm
Đơn vị: cm
T
TT
Tên giống
Chiều dài thân chính (...ngày sau trồng)
30 60 90 100
1. Chiêm dâu 78,2 107,2 121,7 123,9
2. KB1 68,6 120,0 133,1 135,9
3. Khoai Nhật tím 81,9 134,0 143,6 145,2
4. KL20-209 63,9 79,6 87,7 99,0
5. Cực nhanh 45,8 66,3 72,1 72,9
6. VĐ1 47,7 73,1 - -
7. KĐ1 32,1 62,4 73,5 76,0
8. KL5 34,3 52,7 59,9 61,7
9. Khoai Nhật trắng 74,6 103,6 115,3 116,9
10. Hoàng Long tím 71,2 97,4 109,2 110,6
11. Hoàng Long Phú Thọ 73,4 99,7 114,5 116,8
12. Thái Bình 111,0 159,2 178,8 182,2
Lê Thị Kiều Oanh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 119(05): 21 - 27
24
Thời kì 90 ngày sau trồng: Đến giai đoạn này
thân lá phát triển chậm lại, dinh dƣỡng tập
trung vào phát triển củ. Tốc độ tăng trƣởng
thân chính dao động trong khoảng từ 5,8 cm –
19,6 cm. Thời kì 100 ngày sau trồng: Đây là
giai đoạn dinh dƣỡng tập trung nhiều về củ, vì
vậy tốc độ phát triển thân chính chậm lại ở tất
cả các giống.
Cùng với sự tăng trƣởng của thân chính, số
lƣợng lá, tốc độ ra lá cũng là chỉ tiêu quan
trọng phản ánh tình trạng sinh trƣởng của cây.
Kết quả theo dõi tốc độ ra lá trên thân chính
đƣợc thể hiện ở bảng 3.
Qua kết quả bảng 3 cho thấy: Số lá trên thân
chính của các giống khoai lang khác nhau
giữa các giống ở từng thời kì sinh trƣởng. Số
lá trên thân chính lớn nhất ở các giống có tốc
độ tăng trƣởng thân chính mạnh nhƣ Thái
Bình, Chiêm Dâu, Hoàng Long, Nhật trắng.
Trong đó giai đoạn phát triển thân lá trên thân
chính mạnh nhất là từ 30 - 45 ngày sau trồng.
Sau giai đoạn này tốc độ phát triển cành cấp
1, cấp 2 mạnh. Đến giai đoạn 100 NST số lá
lớn nhất vẫn ở các giống Thái Bình, Chiêm
Dâu, Hoàng Long.
Kết quả theo dõi số nhánh trên thân chính của
các giống đƣợc thể hiện ở bảng 4.
Kết quả bảng 4. cho thấy khả năng phân
nhánh mạnh nhất ở giai đoạn 30-60 ngày sau
trồng, số nhánh đạt tối đa hầu hết ở 60 ngày
sau trồng. Giai đoạn này tổng số nhánh lớn
nhất ở giống VĐ1. Đây là giống phát triển
thân lá mạnh, sử dụng làm rau xanh là chính
nên có tốc độ phát triển thân lá mạnh. Tiếp
đến là các giống Chiêm dâu, Nhật tím, KĐ1.
Đến giai đoạn 90 ngày sau trồng, hầu hết các
giống đã ngừng tăng trƣởng số nhánh, duy
nhất có giống Chiêm dâu số nhánh vẫn tăng
lên, đạt 9,4 nhánh/cây.
Bảng 3. Số lá trên thân chính của các giống khoai lang tham gia thí nghiệm
Đơn vị: lá
TT Tên giống
Số lá trên thân chính (...ngày sau trồng)
30 60 90 100
1 Chiêm dâu 22,6 28,6 25,9 17,7
2 KB1 19,4 19,2 16,8 15,8
3 Khoai Nhật tím 16,6 20,3 12,6 11,9
4 KL20-209 18,6 15,6 9,0 8,7
5 Cực nhanh 16,7 16,1 11,3 10,3
6 VĐ1 17,1 16,3 - -
7 KĐ1 13,3 19,7 19,0 17,5
8 KL5 15,1 17,5 17,0 16,0
9 Khoai Nhật trắng 21,3 19,9 16,9 17,1
10 Hoàng Long tím 19,2 20,1 19,7 18,8
11 Hoàng Long Phú Thọ 17,4 20,3 17,6 16,3
12 Thái Bình 19,0 27,0 28,0 28,4
Bảng 4. Số nhánh trên thân chính của các giống tham gia thí nghiệm
Đơn vị: nhánh
TT Tên giống
Số nhánh trên thân chính (...ngày sau trồng)
30 60 90
1 Chiêm dâu 4,7 8,9 9,4
2 KB1 2,8 4,4 4,4
3 Khoai Nhật tím 3,6 7,4 7,6
4 KL20-209 3,1 4,8 4,8
5 Cực nhanh 4,5 6,9 6,9
6 VĐ1 8,0 9,7 9,7
7 KĐ1 4,7 7,1 7,1
8 KL5 2,5 5,5 5,5
9 Khoai Nhật trắng 3,7 5,2 5,2
10 Hoàng Long tím 3,8 5,4 5,4
11 Hoàng Long Phú Thọ 3,0 4,1 4,1
12 Thái Bình 3,6 5,3 5,3
Lê Thị Kiều Oanh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 119(05): 21 - 27
25
Bảng 5: Mức độ nhiễm sâu bệnh hại chính của các giống khoai lang thí nghiệm
Đơn vị: điểm
TT Tên giống Bệnh xoăn lá Sâu đục dây Sâu ăn lá Bọ hà
1 Chiêm dâu 3 3 4 3
2 KB1 2 2 3 2
3 Khoai Nhật tím 4 1 3 2
4 KL20-209 3 1 4 2
5 Cực nhanh 3 2 3 2
6 VĐ1 4 3 4 1
7 KĐ1 4 1 3 1
8 KL5 4 2 1 2
9 Khoai Nhật trắng 3 1 4 2
10 Hoàng Long tím 3 2 4 1
11 Hoàng Long Phú thọ 4 2 3 2
12 Thái Bình 4 3 4 2
Ghi chú: Điểm 1: nhiễm nặng
Điểm 2: nhiễm trung bình
Điểm 3: nhiễm ít
Điểm 4: không nhiễm
Bảng 6. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các giống khoai lang tham gia thí nghiệm
TT Tên giống
Số củ /gốc
(củ)
Khối lƣợng
TB củ (g)
Đƣờng kính
củ (cm)
Chiều dài
củ (cm)
NS củ tƣơi
(tấn/ha)
1 Chiêm dâu 4,4 100 3,37 18,6 8,8
2 KB1 3,6 80 3,60 14,0 8,5
3 Khoai Nhật tím 3,0 120 3,83 15,3 9,6
4 KL20-209 2,6 202 5,83 11,7 12,5
5 Cực nhanh 4,6 100 3,70 18,0 11,8
6 VĐ1 3,6 120 3,93 16,3 12,3
7 KĐ1 3,2 100 4,57 10,3 7,9
8 KL5 - - - - 0,6
9 Khoai Nhật trắng 5,4 70 4,27 14,0 7,1
10 Hoàng Long tím 6,2 60 3,87 11,7 7,1
11 Hoàng Long PT 6,4 50 3,30 12,7 7,4
12 Thái Bình 5,4 100 6,37 8,3 9,5
Khả năng chống chịu sâu bệnh hại
Khoai lang là một cây trồng ít bị nhiễm sâu
bệnh, do vậy ngƣời trồng ít quan tâm đến vấn
đề phòng trừ sâu bệnh cho khoai lang. Qua
quá trình theo dõi chúng tôi thấy xuất hiện
một số loại sâu bệnh khác nhau. Kết quả thể
hiện ở bảng 5.
Thành phần sâu, bệnh hại trên các giống
khoai lang gồm 4 loại chính là bệnh xoăn lá,
sâu đục dây, sâu ăn lá và bọ hà. Trong các
loại sâu và bệnh hại khoai lang thì có 2 loại
sâu gây hại nặng hơn cả xuất hiện ở mức
điểm 1 – 2, đó là sâu đục dây và bọ hà. Sâu
gây hại trung bình đến nặng ở hầu hết các
giống, ngoại trừ giống Chiêm dâu.
Năng suất và các yếu tố cấu thành năng
suất của các giống khoai lang
Năng suất của cây trồng là một chỉ tiêu quan
trọng, nó phản ánh kết quả của quá trình sinh
trƣởng, phát triển, đồng hoá và tích luỹ chất
dinh dƣỡng của cây. Kết quả theo dõi năng
suất và các yếu tố cấu thành năng suất đƣợc
thể hiện ở bảng 6.
Kết quả bảng 5 cho thấy: Số củ/ gốc của các
giống chênh lệch nhau nhiều, dao động từ 2,6
– 6,4 củ/gốc. Hai giống khoai Hoàng Long có
số củ trung bình trên gốc cao nhất (6,2 - 6,4
củ/gốc), còn giống thấp nhất là giống KL20-
209 (2,6 củ/gốc).
Khối lƣợng trung bình củ và đƣờng kính củ
cũng có sự khác biệt lớn giữa các giống. Một
Lê Thị Kiều Oanh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 119(05): 21 - 27
26
số giống có khối lƣợng trung bình củ lớn nhƣ:
KL20-209, Nhật tím, VĐ1, Chiêm dâu, KĐ1,
Thái bình (100-200g). Các giống có trọng
lƣợng củ nhỏ nhƣ Hoàng Long, Nhật trắng,
KB1 (50-80g).
Đƣờng kính củ của các giống khoai lang dao
động từ 3,37 – 6,37 cm trong đó giống khoai
lang Thái Bình có đƣờng kính củ lớn nhất,
giống Chiêm dâu có đƣờng kính củ nhỏ nhất.
Chiều dài củ dao động từ 8,3 – 18,6 cm.
Giống có đƣờng kính củ lớn nhất (Thái Bình)
có đƣờng kính củ nhỏ nhất và ngƣợc lại.
Năng suất củ tƣơi của các giống khoai lang
dao động từ 0,6 – 12,5 tấn/ha. Giống KL20-
209 mặc dù có số củ/ gốc nhỏ (2,6 củ), nhƣng
có trọng lƣợng củ, đƣờng kính củ và chiều dài
củ khá cao nên năng suất củ cũng đạt cao nhất
(12,5 tấn/ha). Tiếp đến là giống VĐ1, đạt 12,3
tấn/ha, giống Cực Nhanh đạt 11,8 tấn/ha. Mặc
dù năng suất các giống này đạt khá cao nhƣng
cũng chƣa thể hiện hết tiềm năng năng suất
của giống. Tiềm năng năng suất giống Cực
nhanh đạt từ 12-15 tấn/ha, KL20-209 có thể
đạt 14-23 tấn/ha [4]. Các giống có năng suất
trung bình nhƣ Nhật tím, KB1, Chiêm dâu,
Thái Bình (8,5 – 9,5 tấn/ha). Năng suất thấp
nhấp ở các giống Nhật trắng, Hoàng Long
tím, Hoàng Long Phú Thọ, KĐ1. Đặc biệt
giống KL5 hầu nhƣ không cho thu hoạch củ,
số lƣợng củ ít, củ rất nhỏ, nhiều rễ phụ.
Chất lƣợng của các giống khoai lang tham
gia thí nghiệm
Ngoài chỉ tiêu năng suất, chất lƣợng là chỉ
tiêu rất đƣợc nhà chọn giống quan tâm. Kết
quả đánh giá cảm quan cho thấy: các giống có
độ bở và hàm lƣợng đƣờng không nhiều, chỉ
tập trung vào 3 giống truyền thống nhƣ
Chiêm dâu, Hoàng Long Phú Thọ và Hoàng
Long tím. Tuy nhiên, những kết quả trên cũng
chƣa hoàn toàn kết luận chính xác đƣợc về
chất lƣợng giống, chúng còn phụ thuộc vào
tính chất đất, điều kiện chăm sóc, phân bón và
điều kiện ngoại cảnh. Để có kết luận chính
xác hơn về chất lƣợng củ thì cần đƣợc khảo
nghiệm thêm một số vụ và phân tích cụ thể
các chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng nhƣ hàm
lƣợng tinh bột, chất khô và đƣờng tổng số.
KẾT LUẬN
Qua thí nghiệm đánh giá khả năng sinh
trƣởng, phát triển và năng suất của một số
giống khoai lang trong vụ đông năm 2012 tại
trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên
chúng tôi rút ra kết luận nhƣ sau:
Về khả năng sinh trưởng, phát triển của một
số giống khoai lang: Các giống có hình dạng
thân chủ yếu là dạng thân nửa đứng, màu sắc
thân từ xanh nhạt đến tím đậm. Màu sắc lá
trƣởng thành xanh đậm, duy nhất có giống
KL5 màu tím đậm. Hình dạng lá có nhiều loại
khác nhau nhƣ mũi mác, hình tim, chân vịt.
Hầu hết các giống khoai lang đều sinh trƣởng
phát triển tốt, chiều dài thân chính phát triển
nhanh, thân lá phát triển mạnh, khả năng che
phủ đất sớm nhƣ: Chiêm Dâu, Thái Bình, VĐ1.
Một số giống có tốc độ tăng trƣởng kém hơn
nhƣ KL5, Cực nhanh, KĐ1, KL20-209.
Về khả năng chống chịu sâu, bệnh hại: Hầu
hết các giống theo dõi đều bị sâu đục dây và
bọ hà gây hại ở mức trung bình đến nặng,
trong đó các giống bị gây hại nặng nhƣ Nhật
tím, Nhật trắng, KĐ1, Hoàng Long.
Về năng suất và các yếu tố cấu thành năng
suất: Số củ/gốc của các giống dao động từ 2,6
- 6,4 củ/gốc. Khối lƣợng củ trung bình từ 50 –
200g. Đƣờng kính củ của các giống khoai
lang dao động từ 3,37 – 6,37 cm. Năng suất
củ tƣơi của các giống khoai lang dao động từ
0,6 – 12,5 tấn/ha. Giống KL20-209 đạt năng
suất củ tƣơi cao nhất. Giống KL5 năng suất
thấp nhất, hầu nhƣ không cho thu hoạch.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn,
(2011). Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo
nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử dụng của
giống khoai lang QCVN 01-60 : 2011/BNNPTNT.
2. Nguyễn Tuấn Điệp, (2000). Nghiên cứu đặc
trưng, đặc tính giống bố mẹ được ghép ra hoa để
lai tạo giống khoai lang năng suất cao chất lượng
tốt. Luận án tiến sĩ nông nghiệp Viện KHNN Việt
Nam, Hà Nội.
Lê Thị Kiều Oanh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 119(05): 21 - 27
27
3. Mai Thạch Hoành, Nguyễn Công Vinh,
(2003). Giống và kĩ thuật thâm canh cây có củ.
Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
4. Mai Thạch Hoành, Nguyễn Viết Hƣng, (2011).
Chỉ tiêu đánh giá giống và kỹ thuật trồng cây có
củ Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
5. Mai Thạch Hoành, (2011). Cây sinh sản vô
tính với chọn tạo giống khoai lang. Nxb Nông
nghiệp, Hà Nội.
6. Tổng cục thống kê.
mid=3
7.
SUMMARY
STUDY ON THE GROWTH AND DEVELOPMENT
OF SOME SWEET POTATOES VARIETIES IN THAI NGUYEN
Le Thi Kieu Oanh
*
, Nguyen Viet Hung, Pham Thi Thu Huyen
College of Agriculture and Forestry - TNU
The experiments included 12 varieties of sweet potatoes collected from some locations around
Vietnam. The study results showed that the stem types are mostly half- standing, stem color ranged
from light green to dark purple; dark green mature leaves, except KL5 (dark purple). Leaf shapes
had many different types such as hastate, cordate and lobed. Almost varieties grew well such as
Chiem Dau, Thai Binh, VĐ1; KL5, Cuc Nhanh, KĐ1, KL20-209 had slower development. Almost
varieties was infected by sweet potato vine borer (Omphisa anastomosalis Guensee) and
sweetpotato weevil Cylas spp Fabricus (moderate to serious level). Group of high yield varieties
included KL20-209, Cuc Nhanh, VĐ1 (9,6 – 12,5 tons/ha), moderate yield variety group included
Nhat Tim, KB1, Chiem Dau, Thai Binh (8,5 – 9,5 tons/ha), low yield variety group included Nhat
Trang, Hoang Long Tím, Hoang Long Phu Tho, KĐ1 (7,1 – 7,9 tons/ha). Variety of KL5 had
virtually no harvest .
Keywords: Tolerance , sweet potatoes , productivity , development , growth
Ngày nhận bài:31/1/2014; Ngày phản biện:11/2/2014; Ngày duyệt đăng: 5/5/2014
Phản biện khoa học: PGS.TS Luân Thị Đẹp – Trường Đại học Nông Lâm - ĐHTN
*
Tel: 0978 626877, Email: lkoanh77@gmail.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- brief_42169_46015_10620141435474_8494_2048682.pdf