The results show that: The longlife of cucurbita pepo varieties fluctuated from 92 to 107 days, the
control variety had longlife 107 days. The GM 018 variety, F1-125 and control variety had longlife
more 100 days. F1-M315 had longlife 95 days. F1-TLP 868 and F1-Plato 757 had time of growth
shortest 95 days. In conditional product, the short time of growth is useful for treatment of crop.
The fact of yeild of F1-M315 and GM 018 varieties is higher than control variety from 3045 to
4623 kg/hecta. The fact of yeild of others varieties is lower than control variety. The F1-125 had
yeild lowest (9044 kg/hecta). The surgar total is highest in GM 018 variety (3,30%). The surgar
total of control variety is higher than the others. The trial varieties had analysis qualities index (dry
material, total protein, total mineral, total filber, total caroten) higher than control variety.
4 trang |
Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 484 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, năng suất, chất lượng của một số giống bí đỏ tại Thái Nguyên vụ Xuân năm 2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Mạnh Thắng và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 62(13): 67 - 70
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
67
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG, NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG
CỦA MỘT SỐ GIỐNG BÍ ĐỎ TẠI THÁI NGUYÊN VỤ XUÂN NĂM 2009
Nguyễn Mạnh Thắng*, Nguyễn Ngọc Nông
Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Trong điều kiện thí nghiệm, thời gian sinh trƣởng của các giống bí đỏ biến động từ 92 đến 107
ngày, giống đối chứng có thời gian sinh trƣởng dài nhất 107 ngày. Các giống GM 018, F1-125 và
giống đối chứng là các giống bí có thời gian sinh trƣởng lớn hơn 100 ngày. Giống F1-M315 có
thời gian sinh trƣởng là 95 ngày. Hai giống F1-TLP 868 và F1-Plato 757 có thời gian sinh trƣởng
ngắn nhất 92 ngày. Trong điều kiện sản xuất, thời gian sinh trƣởng ngắn sẽ rất thuận lợi cho việc
bố trí cơ cấu mùa vụ. Về năng suất, các giống F1-M315 và GM 018 có năng suất thực thu cao hơn
giống đối chứng từ 30,45 – 46,23 tạ/ha. Các giống F1-TLP 868, F1-Plato 757, F1-125 có năng suất
thấp hơn giống đối chứng, trong đó F1-125 có năng suất thấp nhất 90,44 tạ/ha. Về chất lƣợng, hàm
lƣợng đƣờng tổng số cao nhất ở giống GM 018 là 3,30%, giống đối chứng có hàm lƣợng đƣờng
tổng số cao hơn các giống còn lại. Các giống bí thí nghiệm có các chỉ tiêu chất lƣợng phân tích vật
chất khô, Protein tổng số, khoáng tổng số, xơ tổng số, caroten tổng số cao hơn giống đối chứng.
Từ khoá: Bí đỏ, mùa vụ, thời gian sinh trưởng, năng suất, chất lượng
ĐẶT VẤN ĐỀ
Bí đỏ (Cucurbita pepo) là cây trồng rất phổ
biến, do không kén đất và có khả năng thích
ứng rộng nên bí đỏ đƣợc trồng ở tất cả các vụ
trong năm, có mặt ở khắp các vùng miền từ
nam tới bắc của Việt Nam. Bí đỏ là loại cây
trồng cung cấp cho con ngƣời nhiều sản phẩm
giàu dinh dƣỡng để làm thức ăn. Các sản
phẩm từ ngọn và lá non, hoa, quả, hạt đều
đƣợc sử dụng nên bí đỏ đƣợc biết đến nhƣ
một loại thực phẩm giàu dinh dƣỡng [1]. Là
loại cây trồng khá phổ biến tuy nhiên các
nghiên cứu về bí đỏ lại không có nhiều ở Việt
Nam. Ở các địa phƣơng hiện nay có rất nhiều
giống bí khác nhau đƣợc trồng mà chƣa qua
thử nghiệm., ngƣời trồng bí chủ yếu trồng
theo kinh nghiệm truyền thống, diện tích
trồng phân tán, có nhiều giống chất lƣợng
không tốt. Do vậy việc tiến hành nghiên cứu
để tìm ra những giống bí đỏ có năng suất cao,
chất lƣợng tốt và phù hợp với các điều kiện
của khu vực Thái Nguyên là việc làm cần
thiết. Với mục đích tìm ra những giống bí đỏ
có chất lƣợng tốt, phù hợp với điều kiện sinh
thái của khu vực Thái Nguyên, đƣa ra khuyến
cáo kỹ thuật trồng trọt để phát triển cây bí đỏ
trở thành cây trồng có giá trị kinh tế cao đồng
thời đóng góp vào lý thuyết khoa học về cây
bí đỏ, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu
Tel: 0915972708, Email: nmthang1983@gmail.com
khả năng sinh trƣởng, năng suất, chất lƣợng
của một số giống bí đỏ tại Thái Nguyên vụ
xuân năm 2009”.
NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
Vật liệu nghiên cứu
Bao gồm 6 giống bí đỏ. 1. Giống bí đỏ lai F1-
M315 của công ty Minh Long; 2. Giống bí đỏ
hạt đậu lai F1-TLP 868 của công ty hạt giống
Tân Lộc Phát; 3. Giống bí đỏ lai F1-Plato 757
của công ty cổ phần Phát triển và Đầu tƣ nhiệt
đới; 4. Giống bí đỏ sáp cao sản GM-018 của
công ty Giống Mới; 5. Giống bí đỏ quả dài
F1-125 của công ty liên doanh hạt giống
Đông Tây; 6. Giống bí đỏ địa phƣơng đƣợc
trồng từ lâu đời ở Thái Nguyên đƣợc chọn
làm giống đối chứng.
Nội dung nghiên cứu
1. Nghiên cứu khả năng sinh trƣởng của các
giống bí; 2. So sánh năng suất giữa các giống
bí đỏ; 3. So sánh một số chỉ tiêu chất lƣợng
của các giống bí đỏ trong thí nghiệm.
Phương pháp nghiên cứu
- Thí nghiệm đƣợc thiết kế theo kiểu khối
ngẫu nhiên hoàn toàn, 3 lần nhắc lại, diện tích
mỗi ô 30m2. Các giống đƣợc bố trí vào 2 mép
chiều dài các ô, khoảng cách cây là 0,6m.
- Thời vụ: Gieo hạt từ ngày 10/02/2009
Nguyễn Mạnh Thắng và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 62(13): 67 - 70
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
68
- Theo dõi các giai đoạn sinh trƣởng. Đo đếm
các yếu tố cấu thành năng suất. Các chỉ tiêu
về chất lƣợng đƣợc phân tích trong phòng thí
nghiệm. Phân tích vật chất khô theo TCVN
4326:2001 (ISO 6496:1999); Protein tổng số
theo TCVN 4328:2001 (ISO 5983:1997);
Khoáng tổng số theo TCVN 4327:1993; Xơ
tổng số đƣợc xác định trên máy phân tích xơ
ANKOM; Đƣờng tổng số đƣợc xác định theo
phƣơng pháp Bertrand; Caroten tổng số theo
TCVN 5284:1990.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Thời gian sinh trưởng
Bảng 1. Các giai đoạn sinh trƣởng, phát triển của
các giống bí thí nghiệm vụ xuân năm 2009
Giống
Thời gian từ gieo đến (ngày)
Nảy
mầm
Hoa cái
xuất hiện
Thu
hoạch
F1-M 315 5 61 95
F1-TLP 868 4 62 92
F1-Plato 757 4 60 92
GM 018 4 67 105
F1-125 5 64 101
Địa phƣơng (đ/c) 4 64 107
Số liệu ở bảng 1 cho thấy: (+) Thời gian nảy
mầm: Thời gian từ khi gieo hạt đến khi hạt
nảy mầm của các giống F1-M 315 và F1-125
dài hơn giống đối chứng 1 ngày. Các giống
còn lại có thời gian từ gieo hạt đến khi hạt
nảy mầm là 4 ngày bằng với giống đối chứng.
(+) Thời gian hoa cái đầu tiên xuất hiện: Xác
định thời điểm hoa cái đầu tiên xuất hiện có ý
nghĩa rất quan trọng. Thời điểm này cây cần
nhiều dinh dƣỡng để thúc đẩy quá trình ra hoa
và quả. Trong giai đoạn này cây ra lá và phân
nhánh rất mạnh nên cần bón bổ sung đạm,
bón kali để cây ra nhiều hoa và tăng khả năng
đậu quả. Qua theo dõi cho thấy, các giống bí
có thời gian từ khi gieo đến khi hoa cái đầu
tiên xuất hiện biến động từ 60 – 67 ngày.
Giống F1-Plato 757 có hoa cái xuất hiện sớm
nhất là 60 ngày sớm hơn giống đối chứng 4
ngày, giống F1-M315 sớm hơn giống đối
chứng 3 ngày, F1-TLP 868 sớm hơn giống
đối chứng 2 ngày. Giống GM 018 xuất hiện
hoa cái muộn nhất là 67 ngày muộn hơn
giống đối chứng 3 ngày. F1-125 là giống có
hoa cái đầu tiên xuất hiện cùng với giống đối
chứng là 64 ngày sau gieo.
(+) Thời gian sinh trưởng: Ở cây bí đỏ, tỷ lệ
hoa đực nhiều hơn hoa cái khoảng 20 lần.
Quả bí đƣợc thu hoạch khi có biểu hiện vỏ
quả cứng, chuyển sang màu sáng, có phấn,
cuống vàng và cứng. Nếu thu hoạch sớm thì
tỷ lệ quả chƣa chín cao, nếu thu hoạch muộn
thì sẽ làm tăng tỷ lệ quả già bị thối do sâu bọ
hoặc đặc biệt là gặp phải mƣa. Qua theo dõi
cho thấy, các giống bí có thời gian từ khi gieo
đến khi thu hoạch biến động từ 92 – 107
ngày. Giống đối chứng thời gian sinh trƣởng
dài nhất là 107 ngày. Hai giống F1-TLP 868
và F1-Plato 757 có thời gian sinh trƣởng ngắn
nhất là 92 ngày, ngắn hơn giống đối chứng 15
ngày. Giống F1-M315 có thời gian sinh trƣởng
là 95 ngày sớm hơn giống đối chứng là 12
ngày. Hai giống F1-125 và GM 018 đều có
thời gian sinh trƣởng hơn 100 ngày, trong đó
F1-125 là 101 ngày và GM 018 là 105 ngày.
Năng suất của các giống bí đỏ trong thí nghiệm
Có rất nhiều các yếu tổ quyết định đến năng
suất của các giống bí đỏ. Cũng nhƣ nhiều loại
cây trồng khác, năng suất bí đỏ cũng chịu ảnh
hƣởng của các yếu tố tự nhiên nhƣ nhiệt độ,
ẩm độ, lƣợng mƣa, đất đai, dinh dƣỡng, các
yếu tố kỹ thuật [2]. Trong cùng một điều kiện
trồng trọt giống nhau thì yếu tố giống sẽ
quyết định đến năng suất. Trong thí nghiệm
vụ xuân năm 2009 tại Thái Nguyên, năng suất
của các giống đƣợc thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất bí đỏ vụ xuân năm 2009 tại Thái Nguyên
Giống Số quả/Cây (quả) KLTB quả (kg/quả) NSLT (tạ/ha) NSTT (tạ/ha)
F1-M 315 1,59 1,55 165,12 146,78
F1-TLP 868 2,43 0,75 122,11 108,89
F1-Plato 757 2,78 0,68 126,66 114,33
GM 018 1,24 2,24 186,10 162,56
F1-125 1,13 1,31 99,18 90,44
Địa phƣơng (đ/c) 0,72 2,72 131,21 116,33
Nguyễn Mạnh Thắng và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 62(13): 67 - 70
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
69
Kết quả ở bảng 2 cho thấy:
(+) Trung bình số quả trên cây: Biến động từ
0,72 – 2,78 quả/cây. Các giống bí thí nghiệm
đều có số quả trung bình trên cây lớn hơn
giống địa phƣơng làm đối chứng. Giống F1-
Plato 757 có trung bình 2,78 quả/cây là lớn
nhất. Qua thí nghiệm cho thấy nguyên nhân
dẫn tới số quả/cây của giống đối chứng thấp
hơn hẳn các giống khác là do giống có thời
gian sinh trƣởng dài, thời điểm chuẩn bị thu
hoạch gặp mƣa nhiều nên tỷ lệ quả bị thối lớn.
(+) Khối lượng trung bình quả: Giống đối
chứng có khối lƣợng trung bình quả lớn nhất
là 2,72 kg/quả. Giống GM 018 cũng có khối
lƣợng trung bình quả khá lớn là 2,24 kg/quả.
Giống F1-TLP 868 là 0,75 kg/quả và F1-Plato
757 là 0.68 kg/quả là hai giống có khối lƣợng
trung bình quả khá nhỏ.
(+) Năng suất lý thuyết: Năng suất lý thuyết
của các giống bí thí nghiệm trong vụ xuân
năm 2009 tại Thái Nguyên biến động từ 99,18
– 186,10 tạ/ha. Ba giống F1-TLP 868, F1-
Plato 757 và F1-125 có năng suất lý thuyết
nhỏ hơn giống đối chứng trong đó F1-125 là
giống có năng suất lý thuyết thấp nhất 99,18
tạ/ha. Hai giống F1-M315 và GM 018 có
năng suất lý thuyết cao hơn giống đối chứng
trong đó giống GM 018 có tiềm năng năng
suất cao nhất là 186,10 tạ/ha. Giống đối
chứng có tiềm năng năng suất là 131,21 tạ/ha.
(+) Năng suất thực thu: Năng suất thực thu
của các giống bí trong thí nghiệm biến động
từ 90,44 – 162,56 tạ/ha. Các giống F1-TLP
868, F1-Plato 757, F1-125 có năng suất thấp
hơn giống đối chứng. Các giống F1-M315 và
GM 018 có năng suất cao hơn giống đối
chứng. Giống GM 018 có năng suất cao nhất,
giống F1-125 có năng suất thấp nhất, giống
đối chứng có năng suất là 116,33 tạ/ha.
Chất lượng của các giống bí đỏ trong
thí nghiệm
Trong cùng một điều kiện trồng trọt giống
nhau, chất lƣợng đƣợc quy định bởi yếu tố
giống. Các giống khác nhau có chất lƣợng
khác nhau. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu
chất lƣợng của các giống bí đỏ thí nghiệm
trong vụ xuân năm 2009 tại trƣờng Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên đƣợc thể hiện cụ thể
qua bảng 3.
Số liệu ở bảng 3 cho thấy: (+) Hàm lượng vật
chất khô: Vật chất khô có trong các giống bí
biến động từ 10,32 - 15,02 %. Giống bí đối
chứng có hàm lƣợng vật chất khô nhỏ nhất,
giống F1-M315 có hàm lƣợng vật chất khô
lớn nhất nhiều hơn giống đối chứng tới 4,7 %.
Các giống còn lại cũng đều nhiều hơn giống
đối chứng từ 0,94 – 3,49 %.
(+) Hàm lượng Protein tổng số: Ở các giống
bí thí nghiệm đều có hàm lƣợng Protein tổng
số cao hơn giống bí đối chứng từ 0,11 – 0,38
%. Trong đó giống F1-M315 có hàm lƣợng
cao nhất là 0,99 %, giống địa phƣơng làm đối
chứng là 0,61 %.
(+) Hàm lượng khoáng tổng số: Kết quả phân
tích cho thấy hàm lƣợng khoáng tổng số trong
các giống bí thí nghiệm biến động từ 0,48 –
0,90 %. Giống đối chứng có hàm lƣợng
khoáng tổng số thấp nhất là 0,48 %, giống F1-
TLP 868 có hàm lƣợng cao nhất là 0,90%.
Các giống bí thí nghiệm đều có hàm lƣợng
khoáng tổng số cao hơn giống đối chứng từ
0,10 – 0,42 %.
(+) Hàm lượng xơ tổng số: Giống đối chứng có
tỷ lệ xơ tổng số thấp nhất là 0,47 %. Các giống
còn lại đều cao hơn giống đối chứng từ 0,15 –
0,25 %. Hai giống F1-Plato 757 và GM 018 có
hàm lƣợng xơ tổng số cao nhất là 0,72 %.
(+) Hàm lượng đường tổng số: Hàm lƣợng
đƣờng tổng số có trong giống đối chứng khá
cao. Giống GM 018 có hàm lƣợng đƣờng
tổng số cao nhất là 3,30 %, cao hơn giống bí
đối chứng là 0,42 %. Các giống còn lại đều có
hàm lƣợng đƣờng tổng số thấp hơn giống đối
chứng từ 0,40 – 1,46 %. Giống F1-TLP 868 có
hàm lƣợng đƣờng tổng số thập nhất là 1,42 %.
(+) Hàm lượng caroten: Hàm lƣợng caroten
trong quả càng cao thì màu sắc thịt quả càng
đậm. Kết quả phân tích cho thấy hàm lƣợng
caroten có trong các giống bí thí nghiệm đều
cao hơn giống đối chứng. Giống đối chứng có
hàm lƣợng caroten là 0,32 mg/100g, các
giống còn lại đều cao hơn từ 0,06 – 1,09
mg/100g, giống M 315 có hàm lƣợng cao
nhất là 1,41 mg/100g.
Nguyễn Mạnh Thắng và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 62(13): 67 - 70
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
70
Bảng 3. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu chất lƣợng trong bí đỏ trong thí nghiệm
vụ xuân năm 2009 tại Thái Nguyên
Tên mẫu
Kết quả phân tích mẫu
VCK
(%)
Protein
tổng số
(%)
Khoáng
tổng số (%)
Xơ tổng
số (%)
Đường
tổng số (%)
Caroten
(mg/100g)
F1-M 315 15,02 0,99 0,58 0,62 1,64 1,41
F1-TLP 868 13,81 0,97 0,90 0,69 1,42 0,74
F1-Plato 757 13,16 0,94 0,83 0,72 2,12 0,66
GM 018 11,96 0,72 0,71 0,72 3,30 0,55
F1-125 11,26 0,80 0,63 0,66 2,48 0,38
Địa phƣơng (đ/c) 10,32 0,61 0,48 0,47 2,88 0,32
KẾT LUẬN
Trong điều kiện thí nghiệm về sinh trƣởng,
năng suất, chất lƣợng của các giống bí đỏ tại
vụ xuân năm 2009 cho thấy: (+) Thời gian
sinh trưởng: Các giống GM 018, F1-125, đối
chứng là các giống có thời gian sinh trƣởng
lớn hơn 100 ngày, trong đó giống đối chứng
có thời gian sinh trƣởng dài nhất. Các giống
F1-M315, F1-TLP 868, F1-Plato 757 có thời
gian sinh trƣởng từ 92 – 95 ngày. (+) Năng
suất: Hai giống có năng suất thực thu cao hơn
giống đối chứng là F1-M315 (146,78 tạ/ha)
và GM 018 (162,56 tạ/ha). Giống đối chứng
có năng suất thực thu là 116,33 tạ/ha. Các
giống còn lại có năng suất thấp hơn giống đối
chứng. Giống F1-125 có năng suất thấp nhất
(90,44) tạ/ha. (+) Chất lượng: Ngoài hàm
lƣợng đƣờng khá cao, các chỉ tiêu còn lại nhƣ
vật chất khô, protein tổng số, khoáng tổng số,
xơ tổng số, caroten của giống đối chứng đều
thấp hơn các giống bí trong thí nghiệm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Mai Văn Quyền, Lê Việt Nhi, Ngô Quang
Vinh, Nguyễn Thị Hoa, Nguyễn Tuấn Kiệt, Vũ Văn
Bình (1995). Sổ tay trồng rau. Nxb Nông nghiệp.
[2]. TT Khuyến nông Vĩnh Phúc, Báo cáo kết quả
mô hình trình diễn bí đỏ vụ xuân năm 2006.
SUMMARY
RESEACH THE GROWTH POSSIBILITY, PRODUCTIVITY, QUALITY OF SOME
CUCURBITA PEPO VARIETIES AT THAI NGUYEN PROVINCE IN 2009’S
SPRING SEASON
Nguyen Manh Thang
, Nguyen Ngoc Nong
College of Agriculture and Forestry – Thai Nguyen University
The results show that: The longlife of cucurbita pepo varieties fluctuated from 92 to 107 days, the
control variety had longlife 107 days. The GM 018 variety, F1-125 and control variety had longlife
more 100 days. F1-M315 had longlife 95 days. F1-TLP 868 and F1-Plato 757 had time of growth
shortest 95 days. In conditional product, the short time of growth is useful for treatment of crop.
The fact of yeild of F1-M315 and GM 018 varieties is higher than control variety from 3045 to
4623 kg/hecta. The fact of yeild of others varieties is lower than control variety. The F1-125 had
yeild lowest (9044 kg/hecta). The surgar total is highest in GM 018 variety (3,30%). The surgar
total of control variety is higher than the others. The trial varieties had analysis qualities index (dry
material, total protein, total mineral, total filber, total caroten) higher than control variety.
Keywords: cucurbita pepo, crop, growth possibility, productivity, quality, pumpkin
Tel: 0915972708, Email: nmthang1983@gmail.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- brief_3406_9705_nguyenmanhthang_7372_2052859.pdf