Nghiên cứu khả năng khống chế một số vi khuẩn gây bệnh đường tiêu hóa ở lợn nuôi thịt của chế phẩm vi sinh hữu ích cải tiến NL-02 trường Đại học Nông Lâm-Đại học Thái Nguyên

- Chế phẩm vi sinh hữu ích cải tiến NL-02 có tác dụng giảm số lƣợng vi khuẩn E. coli và Salmonella thải trừ qua phân ở lợn sau cai sữa trên các địa bàn thử nghiệm khác nhau thể hiện ƣu thế rõ rệt so với dang chế phẩm vi sinh EM và đối chứng không sử dụng. - Lợn thí nghiệm sử dụng NL-02 đã giảm đƣợc tỷ lệ mắc bệnh đƣờng hô hấp theo mùa vụ so với đối chứng. Vụ Hè Thu từ 14,4% còn 2,2% (Thái Nguyên); 15,5% còn 1,1% (Bắc Ninh); 13,3% còn 1,1% (Cao Bằng). Tƣơng tự nhƣ vậy đối với vụ Đông Xuân. - NL-02 đã làm giảm tỷ lệ lợn mắc bệnh phù đầu so với thí nghiệm sử dụng chế phẩm EM gốc và đối chứng từ 10% xuống còn 0% (tại Thái Nguyên); 8,8% còn 0% (tại bắc Ninh); 3,3% còn 1,1% (tại Cao Bằng). Lợn thí nghiệm đã giảm đƣợc tỷ lệ chết. - Đã giảm đƣợc tỷ lệ lợn mắc bệnh phó thƣơng hàn so với thí nghiệm sử dụng chế phẩm EM gốc và đối chứng từ 8,8% xuống còn 2,2% (tại Thái Nguyên); 6,6% còn 0% (tại Bắc Ninh); 10% còn 1,1% (Cao Bằng). Đã giảm đƣợc tỷ lệ lợn chết do bệnh giữa lợn thí nghiệm sử dụng chế phẩm vi sinh cải tiến NL-02 so với lợn thí nghiệm sử dụng EM gốc và đối chứng không có yếu tố thí nghiệm.

pdf6 trang | Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 478 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu khả năng khống chế một số vi khuẩn gây bệnh đường tiêu hóa ở lợn nuôi thịt của chế phẩm vi sinh hữu ích cải tiến NL-02 trường Đại học Nông Lâm-Đại học Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đặng Xuân Bình và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 85(09)/2: 155 - 160 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 155 NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG KHỐNG CHẾ MỘT SỐ VI KHUẨN GÂY BỆNH ĐƯỜNG TIÊU HÓA Ở LỢN NUÔI THỊT CỦA CHẾ PHẨM VI SINH HỮU ÍCH CẢI TIẾN NL-02 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM-ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN Đặng Xuân Bình*, Hà Thị Thắng Trường ĐH Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Chế phẩm vi sinh NL-02 (T-EMB-1) đƣợc chế tạo tại Trƣờng Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên với các thành phần vi sinh vật có lợi, bao gồm; Effective Microorganisms (EM); Bacillus subtilis; Saccharomyces cerevisiae theo tỷ lệ: EM (106CFU/g); Bacillus subtilis (106CFU/g); Saccharomyces cerevisiae (10 6CFU/g); tá chất vừa đủ, đóng gói 1kg/gói. Vi khuẩn Bacillus subtilis có khả năng sản sinh ra các chất kháng sinh, các emzyme tiêu hóa protein v.v. sẽ giúp tăng cƣờng tỷ lệ nhóm vi sinh vật có lợi giúp khống chế hiệu quả bệnh tiêu hóa ở lợn. Nấm men Saccharomyces cerevisiae giúp tạo môi trƣờng yếm khí, cung cấp năng lƣợng để kích thích quá trình sinh trƣởng, phát triển của các nhóm vi sinh vật trong chế phẩm EM. Kết quả thu đƣợc cho thấy: NL-02 đã khống chế bệnh đƣờng hô hấp và tiêu chảy, giảm thiểu sử dụng thuốc kháng sinh, hóa dƣợc và góp phần kích thích tăng trọng lợn thí nghiệm. Từ khóa: Chế phẩm vi sinh; Bacillus subtilis; Saccharomyces cerevisiae. ĐẶT VẤN ĐỀ* Vi sinh vật hữu ích (EM) có nguồn gốc từ Nhật (Higa. T, 1998)[4] đƣợc ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực đời sống. Thành phần chủ yếu bao gồm các vi sinh vật không gây bệnh với cả hai nhóm hiếu khí, kỵ khí. Trong chăn nuôi, EM đƣợc ứng dụng nhằm mục đích hạn chế ô nhiễm, giảm bệnh đƣờng tiêu hóa, hô hấp, kích thích tăng trọng, tăng hiệu suất chuyển hóa thức ăn v.v. Tuy nhiên, trong quá trình chế tạo sản phẩm thƣơng mại sử dụng trên thực địa, thành phần, số lƣợng các vi sinh vật trong EM đã bị giảm mạnh. Do vậy, việc bổ sung vi khuẩn Bacillus subtilis sẽ giúp tăng cƣờng tỷ lệ nhóm vi sinh vật khống chế hiệu quả bệnh tiêu hóa ở lợn. Mặt khác, do thành phần của chế phẩm EM bao gồm nhóm các vi sinh vật nhóm kỵ khí cho nên trong quá trình phối hợp chế tạo sản phẩm cuối cùng, chế phẩm EM thƣơng mại đã không còn giữ đƣợc chất lƣợng, hiệu quả nhƣ lý thuyết ban đầu. Để giải quyết vấn đề này, NL-02 đã bổ sung thành phần nấm men Saccharomyces cerevisiae để tạo môi trƣờng yếm khí, cung cấp năng lƣợng kích thích quá trình sinh trƣởng, phát triển của các nhóm vi sinh vật trong chế phẩm EM. * Tel: +84912115712; Email: dangbinhtuaf@yahoo.com VẬT LIỆU , NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Lợn giống ngoại, siêu nạc, con lai F1 tổ hợp 3 máu (Landrace+Yorkshire+Pidu). Lấy mẫu xác định số lƣợng một số vi khuẩn gây bệnh trong phân của lợn thí nghiệm và đối chứng trƣớc và sau khi bố trí thí nghiệm theo phƣơng pháp thƣờng quy đã đƣợc chuẩn hóa. Hóa chất , môi trƣờng nhập khẩu từ hãng Fortress Diagnostics. Điều tra dịch tễ học bệnh phù đầu, bệnh tiêu chảy và bệnh hô hấp ở lợn thịt theo Dirk U. Pfeiffer (2002)[3]. Bố trí thí nghiệm theo thƣờng quy; xử lý thống kê theo Chu Văn Mẫn (2001)[2]. KẾT QUẢ NGHIÊN CƢ́U VÀ THẢO LUẬN Sơ đồ bố trí thí nghiệm Đã tiến hành bố trí thí nghiệm để xác định ảnh hƣởng của chế phẩm NL-02 đến mức độ thải trừ một số vi khuẩn gây bệnh đƣờng tiêu hóa ở lợn (E. coli và Salmonella), kết quả đƣợc trình bày ở bảng 1. Từ bảng 1, các kết quả thu đƣợc cho thấy: Đã bố trí 03 lô để khảo sát vai trò của chế phẩm vi sinh NL-02 bảo đảm sự đồng đều về giống lợn, tuổi, khối lƣợng trung bình lợn thí nghiệm và Đặng Xuân Bình và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 85(09)/2: 155 - 160 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 156 đối chứng, khẩu phần ăn cơ sở (cám tổng hợp CP), tỷ lệ đực cái, bao gồm: Lô thí nghiệm I (bổ sung 3% EM); lô thí nghiệm II (bổ sung 3% NL-02); lô đối chứng không có yếu tố thí nghiệm. Mỗi địa phƣơng bố trí thí nghiệm lặp lại 3 lần, mỗi lô có 30 lợn. Ảnh hưởng của chế phẩm vi sinh NL-02 đến khả năng khống chế vi khuẩn gây bệnh trong đường tiêu hóa ở lợn Đã khảo sát, xác định ảnh hƣởng của chế phẩm vi sinh cải tiến NL-02 đến tình hình thải trừ E. coli và Salmonella theo phân ở lợn tại các thời điểm 3 ngày, 7 ngày, 30 ngày, 60 ngày và 90 ngày sau khi tiến hành thí nghiệm sử dụng chế phẩm sinh học. Tại bảng 2 và bảng 3 chúng tôi trình bày kết quả khảo sát tại thời điểm 7 ngày sau thí nghiệm. Từ bảng 2, các kết quả thu đƣợc cho thấy: Trên các địa phƣơng khác nhau, tình hình thải trừ E. coli theo phân ở lợn sau khi tiến hành thí nghiệm có sự biến động rõ rệt ở các lô thí nghiệm 1 (TN1), thí nghiệm 2 (TN2) và đối chứng (ĐC). Thải trừ E. coli ở TN1 có chiều hƣớng giảm nhƣng không rõ rệt và giảm ít hơn so với lô TN2 (P<0,05). Các lô ĐC không có sự biến động về thải trừ E. coli (P>0,05). Tại bảng 3, các kết quả thu đƣợc cho thấy: Tình hình thải trừ Salmonella theo phân ở lợn các lô thí nghiệm và đối chứng có sự biến động rõ rệt giữa các lô TN1, TN2 và ĐC. Cụ thể: Thải trừ Salmonella ở TN1 giảm nhƣng không rõ rệt và giảm ít hơn so với lô TN2 (P<0,05). Lô ĐC không có sự biến động về thải trừ Salmonella (P>0,05). Kết quả của chúng tôi phù hợp với Robin C et al (2000)[8], Peter Davies (1998)[6]. Bảng 1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm Diễn giải Lô thí nghiệm 1 (TN1) Lô thí nghiệm 2 (TN2) Lô đối chứng (ĐC) Số lƣợng 30 30 30 Giống F1-Siêu nạc F1-Siêu nạc F1-Siêu nạc Tuổi 21 21 21 Tỷ lệ đực cái 15/15 15/15 15/15 Khối lƣợng 21 ngày tuổi 7,14 7,13 7,16 Khẩu phẩn ăn KPCS+3% EM KPCS+3% NL-02 KPCS Thời gian thí nghiệm 90 ngày 90 ngày 90 ngày Bảng 2. Kết quả xác định ảnh hƣởng của chế phẩm vi sinh NL-02 đến thải trừ vi khuẩn E. coli Địa phương Lô Tình hình thải trừ vi khuẩn E. coli theo phân ở lợn thí nghiệm và đối chứng Thải trừ trước thí nghiệm 1 ngày Thải trừ sau thí nghiệm 7 ngày Số lợn kiểm tra (con) Số lợn dương tính (con) Tỷ lệ (%) Số lượng (CFU/g) Số lợn kiểm tra (con) Số lợn dương tính (con) Tỷ lệ (%) Số lượng (CFU/g) Thái Nguyên TN1 30 30 100 3.10 6 30 30 100 5.10 4 TN2 30 30 100 4.10 6 30 30 100 3.10 3 ĐC 30 30 100 2.106 30 30 100 5.106 Bắc Ninh TN1 30 30 100 5.10 6 30 30 100 4.10 5 TN2 30 30 100 6.10 6 30 30 100 2.10 3 ĐC 30 30 100 6.106 30 30 100 8.106 Cao Bằng TN1 30 30 100 2.10 6 30 30 100 2.10 4 TN2 30 30 100 3.10 6 30 30 100 5.10 3 Đặng Xuân Bình và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 85(09)/2: 155 - 160 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 157 ĐC 30 30 100 2.106 30 30 100 3.106 Bảng 3. Kết quả xác định ảnh hƣởng của chế phẩm vi sinh NL-02 đến thải trừ vi khuẩn Salmonella Địa phương Lô Tình hình thải trừ vi khuẩn Salmonella theo phân ở lợn Thải trừ trước thí nghiệm 1 ngày Thải trừ sau thí nghiệm 7 ngày Số lợn kiểm tra (con) Số lợn dương tính (con) Tỷ lệ (%) Số lượng (CFU/g) Số lợn kiểm tra (con) Số lợn dương tính (con) Tỷ lệ (%) Số lượng (CFU/g) Thái Nguyên TN1 30 2 6,6 6.10 2 30 1 3,3 2.10 2 TN2 30 2 6,6 4.10 3 30 0 0,0 0 ĐC 30 3 10,0 4.103 30 3 10,0 6.103 Bắc Ninh TN1 30 3 10,0 3.10 2 30 1 3,3 3.10 0 TN2 30 4 13,3 3.10 1 30 1 3,3 2.10 0 ĐC 30 3 10,0 6.103 30 4 13,3 5.104 Cao Bằng TN1 30 3 10,0 3.10 2 30 2 6,6 3.10 1 TN2 30 4 13,3 5.10 2 30 0 0,0 0 ĐC 30 4 13.3 4.102 30 4 13.3 7.103 Xác định tỷ lệ lợn mắc bệnh đường hô hấp theo mùa vụ Tiến hành khảo sát tình hình lợn mắc bệnh đƣờng hô hấp theo mùa vụ để xác định vai trò của chế phẩm vi sinh EM và NL-02 so với đối chứng. Do các vi khuẩn gây bệnh đƣờng tiêu hóa trong quá trình sinh trƣởng, phát triển đã sản sinh một số sản phẩm dị hóa có độc tính (E. coli sản sinh Indole, Salmonella sản sinh H2S), khi bay hơi gây kích ứng niêm mạc đƣờng hô hấp. Mặt khác, do môi trƣờng ô nhiễm lại thiếu khí ôxy, nhiều thành phần chất khí độc nên lợn dễ bị nhiễm khuẩn kế phát gây bệnh đƣờng hô hấp. Tại bảng 4 trình bày kết quả điều tra tỷ lệ lợn mắc bệnh đƣờng hô hấp theo mùa vụ. Từ bảng 4, các kết quả thu đƣợc cho thấy: Tỷ lệ lợn mắc bệnh đƣờng hô hấp có sự sai khác rõ rệt giữa các lô TN1, TN2 và ÐC tại các ðịa phýõng thử nghiệm (P<0,05). Qua ðó thể hiện vai trò ƣu thế của chế phẩm vi sinh NL-02. Do đƣợc chế tạo bổ sung nấm men Saccharomyces cerevisiae, vi khuẩn Bacillus subtilis nên đã hạn chế đáng kể các vi khuẩn gây bệnh đƣờng tiêu hóa, giảm đƣợc hàm lƣợng các sản phẩm gây độc trong môi trƣờng, nên đã giảm đƣợc tỷ lệ nhiễm bệnh, tỷ lệ chết ở lợn thí nghiệm. Ngoài ra, cũng có sự sai khác về tỷ lệ lợn mắc bệnh đƣờng hô hấp giữa các vụ Hè Thu và Đông Xuân. Kết quả này phù hợp với Pijoan. C (1992)[7]. Bảng 4. Kết quả xác định tỷ lệ lợn mắc bệnh đƣờng hô hấp theo mùa vụ Địa điểm Lô Vụ Hè - Thu Vụ Đông -Xuân Số lợn theo dõi (con) Số lợn mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%) Số lợn chết (con) Tỷ lệ (%) Số lợn theo dõi (con) Số lợn mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%) Số lợn chết (con) Tỷ lệ (%) Thái Nguyên TN1 90 7 7,7 0 0 90 6 6,6 1 16,6 TN2 90 2 2,2 0 0 90 0 0 0 0 ĐC 90 13 14,4 1 7,6 90 8 8,8 1 12,5 Bắc Ninh TN1 90 9 10,0 0 0 90 4 4,4 0 0 TN2 90 1 1,1 0 0 90 1 1,1 0 0 ĐC 90 14 15,5 1 7,1 90 9 10 1 11,1 Đặng Xuân Bình và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 85(09)/2: 155 - 160 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 158 Cao Bằng TN1 90 5 5,5 0 0 90 3 3,3 0 0 TN2 90 1 1,1 0 0 90 1 1,1 0 0 ĐC 90 12 13,3 2 16,6 90 11 12,2 2 18,1 Xác định tỷ lệ bệnh phù đầu ở lợn thí nghiệm và đối chứng Bệnh phù đầu (Edema Disease) thƣờng xuất hiện ở lợn sau cai sữa do vi khuẩn E. coli nhóm gây dung huyết sản sinh độc tố verototxin đã đƣợc nhiều nhà khoa học nghiên cứu. Đến nay việc giảm số lƣợng các chủng E. coli nói chung và E. coli mang yếu tố gây bệnh nói riêng có đƣợc xác định ý nghĩa quan trọng để khống chế bệnh phù đầu phát sinh trong các cơ sở chăn nuôi lợn thịt tập trung. Tiến hành điều tra tình hình lợn mắc bệnh phù đầu tại một số cơ sở chăn nuôi lợn tập trung ở Thái Nguyên, Bắc Ninh và tỉnh Cao Bằng trong phạm vi của nghiên cứu về vai trò của chế phẩm NL-02, chúng tôi thu đƣợc kết quả trình bày tại bảng 5. Từ bảng 5, các kết quả thu đƣợc cho thấy; tại Thái Nguyên sau khi sử dụng chế phẩm NL- 02 lợn mắc bệnh phù đầu đã giảm, chỉ chiếm tỷ lệ từ 0% (TN2) đến 3,3% (TN1), cao nhất chiếm 10% (ĐC tại Thái Nguyên); tại Bắc Ninh, tỷ lệ này là 8,8% (ĐC), 4,4% (TN1) và 0% (TN2); tại Cao Bằng lợn mắc bệnh chiếm tỷ lệ từ 1,1% (TN2) đến 3,3% (TN1 và ĐC). Kết quả của chúng tôi phù hợp với thông báo trƣớc đó của các tác giả Bertschinger.H.U, Nielsen.N.O (1992)[1]. Xác định tỷ lệ bệnh phó thương hàn ở lợn thí nghiệm và đối chứng Bệnh phó thƣơng hàn (Salmonellosis) hay còn gọi là bệnh tiêu chảy do vi khuẩn Salmonella gây ra ở lợn sau cai sữa. Nguyên nhân chủ yếu do có sự xuất hiện của mầm bệnh trong khu vực chăn nuôi, khi kết hợp với yếu tố môi trƣờng không thuận lợi, sức đề kháng của cơ thể giảm sút, bệnh sẽ phát sinh. Trong khuôn khổ của đề tài, chúng tôi đã tiến hành điều tra tình hình lợn mắc bệnh phó thƣơng hàn ở các lô thí nghiệm và đối chứng, kết quả thu đƣợc trình bày ở bảng 6. Từ bảng 6, các kết quả thu đƣợc cho thấy: Lợn mắc bệnh phó thƣơng hàn chiếm tỷ lệ từ 3,3% đến 10% ở các lô đối chứng tại Thái Nguyên, Bắc Ninh và Cao Bằng, ở các lô thí nghiệm (TN1 và TN2), tỷ lệ lợn mắc bệnh chiếm tỷ lệ thấp hơn và thấp nhất là các lô TN2 sử dụng chế phẩm vi sinh NL-02. Tỷ lệ lợn chết do bệnh chiếm từ 22,2% đến 66,6% (ĐC); lô TN1 tại Bắc Ninh có 1 lợn bị chết, chiếm tỷ lệ 33,3%; các lô TN2 không có lợn bị chết do bệnh. Kết quả này phù hợp với Global Salm-Surv (2003)[5], Schwartz.K.J (2006)[9]. KẾT LUẬN - Chế phẩm vi sinh hữu ích cải tiến NL-02 có tác dụng giảm số lƣợng vi khuẩn E. coli và Salmonella thải trừ qua phân ở lợn sau cai sữa trên các địa bàn thử nghiệm khác nhau thể hiện ƣu thế rõ rệt so với dang chế phẩm vi sinh EM và đối chứng không sử dụng. - Lợn thí nghiệm sử dụng NL-02 đã giảm đƣợc tỷ lệ mắc bệnh đƣờng hô hấp theo mùa vụ so với đối chứng. Vụ Hè Thu từ 14,4% còn 2,2% (Thái Nguyên); 15,5% còn 1,1% (Bắc Ninh); 13,3% còn 1,1% (Cao Bằng). Tƣơng tự nhƣ vậy đối với vụ Đông Xuân. - NL-02 đã làm giảm tỷ lệ lợn mắc bệnh phù đầu so với thí nghiệm sử dụng chế phẩm EM gốc và đối chứng từ 10% xuống còn 0% (tại Thái Nguyên); 8,8% còn 0% (tại bắc Ninh); 3,3% còn 1,1% (tại Cao Bằng). Lợn thí nghiệm đã giảm đƣợc tỷ lệ chết. - Đã giảm đƣợc tỷ lệ lợn mắc bệnh phó thƣơng hàn so với thí nghiệm sử dụng chế phẩm EM gốc và đối chứng từ 8,8% xuống còn 2,2% (tại Thái Nguyên); 6,6% còn 0% (tại Bắc Ninh); 10% còn 1,1% (Cao Bằng). Đã giảm đƣợc tỷ lệ lợn chết do bệnh giữa lợn thí nghiệm sử dụng chế phẩm vi sinh cải tiến NL-02 so với lợn thí nghiệm sử dụng EM gốc và đối chứng không có yếu tố thí nghiệm. Đặng Xuân Bình và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 85(09)/2: 155 - 160 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 159 Bảng 5. Kết quả điều tra tình hình bệnh phù đầu ở lợn Địa điểm Lô Tỷ lệ lợn mắc bệnh phù đầu ở lợn thí nghiệm và đối chứng Số lợn theo dõi (con) Số lợn mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%) Số lợn chết (con) Tỷ lệ (%) Thái Nguyên TN1 90 3 3,3 0 0 TN2 90 0 0 0 0 ĐC 90 9 10,0 2 22,2 Bắc Ninh TN1 90 4 4,4 2 50 TN2 90 0 0 0 0 ĐC 90 8 8,8 3 37,5 Cao Bằng TN1 90 3 3,3 0 0 TN2 90 1 1,1 0 0 ĐC 90 3 3,3 2 66,6 Bảng 6. Kết quả điều tra tình hình bệnh phó thƣơng hàn ở lợn Địa điểm Lô Tỷ lệ lợn mắc bệnh phó thương hàn ở lợn thí nghiệm và đối chứng Số lợn theo dõi (con) Số lợn mắc bệnh (con) Tỷ lệ (%) Số lợn chết (con) Tỷ lệ (%) Thái Nguyên TN1 90 5 5,5 0 0 TN2 90 2 2,2 0 0 ĐC 90 8 8,8 2 22,2 Bắc Ninh TN1 90 3 4,4 1 33,3 TN2 90 0 0 0 0 ĐC 90 6 6,6 3 50 Cao Bằng TN1 90 7 7,7 0 0 TN2 90 1 1,1 0 0 ĐC 90 9 10,0 2 20,0 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Bertschinger.H.U, Fairbrother.J.M, Nielsen.N.O, Pohlenz.J.F (1992). Escherichia coli infection. Diseases of swine. IOWA State University press/AMES, IOWA U.S.A, 7 th Edition, p 487-488. [2]. Chu Văn Mẫn (2001). Ứng dụng tin học trong sinh học (Sử dụng Microsoft Excel trong nghiên cứu sinh học), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. [3]. Dirk U. Pfeiffer (2002). Veterinary Epidemiology. Epidemiology Division. Department of Veterinary Clinical Sciences. University of London. 2002. [4]. Higa. T (1998). An earth saving revolution volume II, Publishers. Sunmark Publishers Inc. [5]. Global Salm-Surv (2003). A global Salmonella surveillance and laboratory support project of the World Health Organization. Laboratory Protocols Level 1. Isolation of Salmonella 4 th Ed. April 2003. [6]. Peter Davies (1998). Fecal shedding of Salmonella by pigs housed in buildings with open- flush gutters. Swine Health and Production. 1998: 6 (3): 101-106. [7]. Pijoan. C (1992). Pneumonic Pasteurellosis. Section 3. Bacterial Diseases. Diseases of Swine. [8]. Robin C. Anderson, Ken J. Genovese, Roger B. Harvey, Larry H. Stanker, John R DeLoach, David J. Nisbet (2000). Assessment of the long- term shedding pattern of Salmonella serovar choleraesuis following experimental infection of neonatal piglets. J Vet Diagn Invest 12: 257-260. 2000. [9]. Schwartz.K.J (2006). Salmonellosis. Diseases of swine. IOWA State University press/AMES, IOWA U.S.A. 8 th Edition. Đặng Xuân Bình và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 85(09)/2: 155 - 160 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 160 SUMMARY STUDY ON THE ABILITY TO CONTROL SOME PATHOGENIC ENTEROBACTERIACEAE IN HOGS OF ADVANCED NL-02 EFFECTIVE MICROORGANISM PRELIMINARY PRODUCT AT COLLEGE OF AGRICULTURE AND FORESTRY – THAI NGUYEN UNIVERSITY Dang Xuan Binh * , Ha Thi Thang College of Agriculture and Forestry - TNU The NL-02 (T-EMB-1) effective microorganism has been preliminary produced at Thai Nguyen university of Agriculture and Forestry, it’s consist of a wide variety of effective, beneficial and nonpathogenic microorganism of effective microorganisms (EM); Bacillus subtilis; Saccharomyces cerevisiae: EM (10 6 CFU/g); Bacillus subtilis (10 6 CFU/g); Saccharomyces cerevisiae (10 6 CFU/g); and excipient component, gross weight of the package is 1000gs. Bacillus subtilis is not a human or animals pathogen, produces the proteolytic enzyme subtilisin; Saccharomyces cerevisiae is a species of yeast. It is the most useful yeast, having been instrumental to baking and brewing. During the fermentation process its hydrophobic surface causes the flocs to adhere to CO2 and rise to the top of the fermentation vessel. The results show that: NL-02 was succesfully controlled the both pneumonic, and diarrhea syndrome with the reducing of the antibiotics used to treat and prevent, and also to stimulate the gain weight of postweaning pigs in the field at Cao Bang, Thai Nguyen and Bac Ninh provinces. Key words: Effective microorganism product; Bacillus subtilis; Saccharomyces cerevisiae. * Tel: +84912115712, Email: dangbinhtuaf@yahoo.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbrief_32663_36482_16820129570nghiencuukhanangkhongche_1466_2052705.pdf