Nghiên cứu khả năng kết hợp và mức độ chống chịu sâu bệnh của một số dòng ngô có hàm lượng protein cao (QPM)

- Các tổ hợp lai thuộc nhóm chín trung bình (118-122 ngày), muộn nhất là KQ8 x T1 (122 ngày). - Các tổ hợp tham gia thí nghiệm đều bị nhiễm sâu đục thân ở mức độ khác nhau; bị nhiễm bệnh khô vằn ở mức độ trung bình; nhiễm bệnh thối bắp ở mức độ nhẹ. - Các tổ hợp lai tham gia thí nghiệm đều bị đổ rễ ở mức độ từ trung bình đến nặng, nhưng hầu hết không bị gãy thân. - 3 tổ hợp có năng suất cao là KQ3 x T1, KQ8 x T1 và KQ4 x T1. 3 dòng (KQ8, KQ1 và KQ5) có KNKH chung cao nhất làm cơ sở cho công tác chọn tạo giống. Cây thử T1 có KNKH chung cao. Các dòng KQ1, KQ3 và KQ4 có KNKH riêng cao với cây thử T1. Dòng KQ9 có KNKH riêng cao với cây thử T2

pdf8 trang | Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 510 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu khả năng kết hợp và mức độ chống chịu sâu bệnh của một số dòng ngô có hàm lượng protein cao (QPM), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Văn Cương và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 3 - 10 3 NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG KẾT HỢP VÀ MỨC ĐỘ CHỐNG CHỊU SÂU BỆNH CỦA MỘT SỐ DÒNG NGÔ CÓ HÀM LƯỢNG PROTEIN CAO (QPM) Nguyễn Văn Cương1, Dương Văn Sơn2* 1Đại học Nông nghiệp Hà Nội, 2 Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Thí nghiệm đánh giá khả năng kết hợp (KNKH) của các dòng ngô có hàm lượng potein cao (QPM) thông qua các tính trạng nông sinh học để tìm các tổ hợp lai (THL) tốt. Vật liệu thí nghiệm bao gồm gồm 9 dòng ngô QPM và 2 cây thử mới được chọn tạo tại Viện Nghiên cứu Ngô năm 2007-2009, với 2 đối chứng là các giống HQ2000, và C919. Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp khối ngẫu nhiên hoàn toàn với 3 lần nhắc lại. Quy trình kỹ thuật trồng được áp dụng theo quy trình của Viện Nghiên cứu Ngô. Các THL thuộc nhóm chín trung bình (118-122 ngày); hầu hết không bị gãy thân, nhưng bị đổ rễ ở mức độ từ trung bình đến nặng, bị nhiễm sâu đục thân ở mức độ khác nhau; bị nhiễm bệnh khô vằn ở mức độ trung bình; bị nhiễm bệnh thối bắp ở mức độ nhẹ, nhẹ nhất là KQ8 x T1(2.5%). 3 THL KQ3 x T1, KQ8 x T1 và KQ4 x T1 có năng suất cao. Có 3 dòng (KQ8, KQ1 và KQ5) có KNKH chung cao nhất; Cây thử T1 có KNKH chung cao. Các dòng KQ1, KQ3 và KQ4 có KNKH riêng cao với cây thử T1. Dòng KQ9 có KNKH riêng cao với cây thử T2 làm cơ sở cho công tác chọn tạo giống. Từ khóa: Tổ hợp lai, ngô QPM, chín trung bình, chống chịu, năng suất. ∗ĐẶT VẤN ĐỀ Cây Ngô (Zea mayS L) là một trong ba cây lương thực lấy hạt quan trọng trong nền nông nghiệp toàn cầu, với vai trò đảm bảo an ninh lương thực cho con người, thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, nhiên liệu sinh học (ethanol), và xuất khẩu trên thế giới. Theo FAO, diện tích và sản lượng ngô không ngừng tăng trưởng. Diện tích trồng ngô thế giới năm 2001 đạt 139,1 triệu ha, sản lượng 614,2 triệu tấn; năm 2005, diện tích đạt 145 triệu ha, sản lượng 705,3 triệu tấn, và đến năm 2008 diện tích ngô trên thế giới đạt 157,51 triệu ha, với sản lượng 781,36 triệu tấn. Về năng suất, năng suất bình quân ngô trên toàn thế giới năm 2001 đạt 44,2 tạ/ha, năm 2005 là 48,5 tạ/ha, đến năm 2008 là 49,6 tạ/ha. Đối với những nước đang phát triển, ngô chất lượng cao (giàu protein-QPM) đang được tập trung chú ý. Ngô QPM thúc đẩy quá trình tăng trưởng của trẻ em vùng nông thôn. Về giá trị dinh dưỡng của ngô QPM ảnh ∗ Tel: 0912 349 765, Email:duongvanson60@gmail.com hưởng đến chiều cao và cân nặng của trẻ mẫu giáo cho thấy: những trẻ trong bữa ăn có ngô QPM lớn nhanh hơn 20% so với trẻ ăn ngô thường. Chẳng hạn, ở châu Mỹ ngô QPM (mang gen lặn Opaque-2) làm thức ăn cho người. Mêhicô có nhiều giống được công nhận là H365, H496, H522, H525, 441C, H551, H553. Một số nước mở rộng diện tích gieo trồng giống lai QPM điển hình là Braxin với 2 giống thụ phấn tự do Br451, Br473; Bôlivia với giống Jaxpenco-2. Ở châu Phi, ngô QPM được phát triển một cách mạnh mẽ. Trong đó, Ghana có 3 giống lai QPM được công nhận là GH110-5, GH132-28 và GH2328-88; Cộng hoà Nam Phi có 9 giống: HL19, HL25, HL32, QS7765, QS7701, QS7600, QS7602, QS7608 và QS7616. Ngoài ra, Môzămbích, Uganda, Mali, Burkina Faso và Ghinê cũng có các giống: Susuma, Obatampa được trồng rộng rãi. Tại châu Á, Trung Quốc là nước đi đầu trong tạo giống ngô QPM với một số giống lai và thụ phấn tự do như: Zhongdan 206, Zhongdan 2850, Zhongdan3710, Ấn Độ có giống Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên Nguyễn Văn Cương và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 3 - 10 4 Shaktiman-1, Shaktiman2 năng suất khá cao. Indonexia có 2 giống được công nhận vào tháng 6/2004 là Srikandi futith-1 và Srikandi-1. Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp & PTNT, diện tích trồng ngô tại Việt Nam năm 2008 đạt 1,130 triệu ha, năng suất 39,8 tạ/vụ/ha. Tuy năng suất và sản lượng tăng nhưng ngô vẫn chưa đáp ứng đươc nhu cầu trong nước, đặc biệt là loại ngô có hàm lượng protein cao. Viện Nghiên cứu Ngô Việt Nam đã chọn tạo được giống lai đơn HQ2000 có tỷ lệ protein 11-11,5% (lysine 4%, tryptophan 0,82 - 0,85% tổng lượng protein); Tiềm năng năng suất 9-11 tấn/ha/vụ, chống đổ, chịu hạn tốt, nhiễm sâu bệnh nhẹ. Để đáp ứng được đòi hỏi lớn về ngô, có 2 hướng đặt ra để tăng sản lượng: Một là, tăng diện tích và năng suất ngô bằng cách đưa ra những giống ngô lai cũng như kỹ thuật canh tác tốt hơn. Hai là, tăng diện tích ở mức độ nhất định đi đôi với năng suất và tăng hàm lượng và chất lượng đạm lysine và tryptophan. Chiến lược cơ bản trong chương trình tạo giống ngô QPM là nguồn nguyên liệu tạo, góp phần giải quyết vấn đề thiếu dinh dưỡng cho đồng bào dân tộc nghèo miền núi nơi có truyền thống sử dụng ngô làm lương thực chính. Bài báo này nêu lên việc chọn một số tổ hợp ngô lai có hàm lượng protein cao thông qua việc đánh giá KNKH ở các chỉ tiêu số lượng và chất lượng. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Vật liệu thí nghiệm Vật liệu 18 tổ hợp lai và 2 giống đối chứng là C919 và HQ2000. Thí nghiệm được bố trí trên khu đất phù sa của xã Đồng Tháp - Đan Phượng - Hà Nội, gieo trong vụ xuân 2007- 2009. Phương pháp nghiên cứu * Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm gồm 20 công thức bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh, 3 lần nhắc lại, diện tích ô thí nghiệm là 2,16 m2. * Quy trình kỹ thuật thực hiện của Viện Nghiên cứu Ngô: Khoảng cách: 60 cm x 25 cm, mật độ: 67000 cây/ha. Phân bón (cho 1 ha): đạm ure 360 kg, lân supe 700 kg, kali sulphát 200 kg, phân hữu cơ vi sinh 2500 kg. Cách bón: Bón lót 100% phân lân và hữu cơ vi sinh. Bón thúc: lần 1, lúc cây 3-4 lá thật 1/3 đạm+1/2 ka li; lần 2: Lúc cây có 7-9 lá thật 1/3 đạm+1/2 kali; lần 3: khi cây có 11-12 lá thật bón toàn bộ số đạm còn lại. * Các chỉ tiêu theo dõi: theo chuẩn của Bộ NN&PTNT Năng suất thực thu ở A0, 14% đo bằng tạ/ha được tính theo công thức: NSTT = EWP x KE x (100 - A0) x 100 (100-14) x So Trong đó: - EWP: khối lượng bắp thu hoạch trên ô thí nghiệm; - KE: Là tỉ lệ hạt/ bắp ; - A0 :ẩm độ hạt khi thu hoạch ; - So là diện tích ô thí nghiệm. Xử lý số liệu: Bằng chương trình phần mềm Excel. Alpha lactice (CIMMYT,2002). Phân tích khả năng kết hợp bằng chương trình phần mềm di truyền số lượng (Ngô Hữu Tình và Nguyễn Đình Hiền,1998). TT Tên tổ hợp TT Tên tổ hợp TT Tên tổ hợp TT Tên tổ hợp 1 KQ1 x T1 6 KQ3 x T2 8 KQ4 x T2 16 KQ8 x T2 2 KQ1x T2 7 KQ4 x T1 9 KQ5 x T1 17 KQ9 x T1 3 KQ2 x T1 11 KQ6 x T1 10 KQ5 x T2 18 KQ9 x T2 4 KQ2 x T2 12 KQ6 x T2 14 KQ7 x T2 ĐC1 C919 5 KQ3 x T1 13 KQ7 x T1 15 KQ8x T1 ĐC2 HQ2000 Ghi chú: TT: số thứ tự; ĐC1, ĐC2: đối chứng 1, đối chứng 2. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên Nguyễn Văn Cương và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 3 - 10 5 Bảng 1. Một số đặc điểm sinh trưởng của cây C T Tên tổ hợp Gieo- Tung phấn Gieo- Phun râu TP- PR TGST (ngày) Chiều cao TB (cm) CV % Độ cao bắp T (cm) CV % Cb/ Cc Số lá Số LXST 30 ng 1 KQ1x T1 75 79 4 118 149,9 11,6 65,3 10,9 0,4 15,5 8,5 2 KQ1x T2 77 78 1 120 167,8 6,3 73,5 11,7 0,4 15,1 11,0 3 KQ2 x T1 77 80 3 119 150,1 7,8 60,7 9,6 0,4 16,0 10,0 4 KQ2 x T2 79 81 2 119 170,2 8,5 79,9 10,2 0,5 16,5 10,0 5 KQ3 x T1 77 80 2 120 155,3 7,0 72,6 10,5 0,5 16,5 9,0 6 KQ3 x T2 79 80 1 118 159,8 9,0 73,5 11,5 0,5 16,5 10,0 7 KQ4 x T1 79 82 3 120 169,5 4,9 73,9 10,2 0,4 16,0 11,5 8 KQ4 x T2 80 82 2 118 177,6 8,5 84,8 11,5 0,5 16,0 11,0 9 KQ5 x T1 76 80 4 119 161,1 10,2 67,7 10,7 0,4 16,5 9,5 10 KQ5 x T2 79 81 2 119 174,8 7,1 83,0 10,9 0,5 16,0 11,5 11 KQ6 x T1 78 81 3 120 163,3 5,0 75,0 10,3 0,5 17,5 9,0 12 KQ6 x T2 80 82 2 119 167,6 8,4 79,2 8,9 0,5 17,5 10,0 13 KQ7 x T1 78 80 3 120 162,4 2,7 70,7 10,8 0,4 17,5 10,0 14 KQ7 x T2 79 82 3 119 170,6 7,9 84,8 11,7 0,5 17,5 9,0 15 KQ8 x T1 79 82 3 122 167,2 3,4 74,8 9,0 0,4 17,5 10,5 16 KQ8 x T2 81 83 2 120 185,5 5,5 87,4 10,5 0,5 17,5 11,5 17 KQ9 x T1 77 80 3 119 170,6 4,8 78,0 10,9 0,5 17,5 10,0 18 KQ9 x T2 79 81 2 118 176,0 6,2 89,5 11,9 0,5 16,5 10,0 19 HQ2000(DC1) 77 78 1 119 158,3 5,5 61,7 10,3 0,4 16,5 10,0 20 C919(DC2) 78 79 1 119 178,0 11,1 72,2 11,5 0,4 17,5 11,0 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Sinh trưởng và phát triển của các dòng * Tung phấn, phun râu Thời gian từ gieo đến tung phấn của các tổ hợp biến động từ 75 đến 81 ngày. Tổ hợp tung phấn sớm nhất là KQ1 x T1 (75 ngày) sớm hơn đối chứng 1 (DC1) (77 ngày) và đối chứng 2 (DC2) (78 ngày). Tổ hợp tung phấn muộn nhất là KQ8 x T2 (81 ngày) muộn hơn DC1 và DC2. Thời gian từ gieo đến phun râu của các tổ hợp biến động trong khoảng từ 78 đến 83 ngày. Tổ hợp phun râu sớm nhất là KQ1 x T2(78 ngày) bằng DC1 và sớm hơn so với DC2(79 ngày). Tổ hợp phun râu muộn nhất là KQ8 x T2 (83 ngày) muộn hơn so với DC1 và DC2. Chênh lệch thời gian tung phấn - phun râu càng nhỏ thì càng có nhiều lượng hạt phấn tham gia vào quá trình thụ phấn, thụ tinh và khả năng kết hạt càng cao. Các tổ hợp lai có thời gian chênh lệch tung phấn – phun râu dao động từ 1- 4 ngày, trong đó có 2 tổ hợp có thời gian chênh lệch tung phấn - phun râu nhỏ nhất là KQ1 x T2 và KQ3 x T2 bằng 2 đối chứng (1ngày). Có 2 tổ hợp có sự chênh lệch lớn nhất là KQ1x T1 và KQ5 x T1 lớn hơn so với 2 đối chứng - DC (3 -4 ngày). Thời gian sinh trưởng (TGST) của các tổ hợp lai khá đồng đều, dao động từ 118 đến 122 ngày, trong đó có 4 tổ hợp có thời gian sinh trưởng ngắn nhất là KQ1x T1, KQ3 x T2, KQ4 x T2 và KQ9 x T2 ngắn hơn đối chứng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên Nguyễn Văn Cương và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 3 - 10 6 Tổ hợp có thời gian sinh trưởng dài nhất là KQ8 x T1 (122 ngày) dài hơn đối chứng. Chiều cao cây của các tổ hợp lai có độ đồng đều khá cao (CV% thấp). Các tổ hợp lai có chiều cao cây từ 149.9 đến 185,5 cm, lớn nhất là KQ8 x T2 (185,5cm) cao hơn đối chứng và thấp nhất là KQ1 x T1 (149,9 cm), thấp hơn đối chứng. Chiều cao đóng bắp đồng đều (CV% = 8,9%- 11,9%). Chiều cao đóng bắp của các tổ hợp lai dao động từ 60,7-89.5 cm, trong đó thấp nhất là KQ2 x T1 (60,7cm) thấp hơn DC1 (61,7cm) và DC2 (72,2 cm), lớn nhất là KQ9 x T2 (89,5cm), cao hơn các DC1 và DC2. Tỷ lệ giữa chiều cao đóng bắp và chiều cao cây khá nhỏ (0,4-0,5), là đặc điểm tốt để ngô chống đổ gãy, hạn chế sâu bệnh. Có 11 tổ hợp có tỉ lệ này là 0,5 và 7 tổ hợp có chiều cao đóng bắp tương đương đối chứng là 0,4. Số lá/cây của các tổ hợp lai dao động từ 15-18 lá, ít nhất là KQ1 x T1 (15-16 lá), Tổ hợp có số lá xanh sau trỗ 30 ngày từ 8-12 lá, ít nhất là KQ1 xT1 (8 lá) và nhiều nhất là KQ8 x T2 và KQ4 x T1 (12 lá). Mức độ nhiễm sâu bệnh của các tổ hợp lai Kết quả thí nghiệm cho thấy: Các THL bị nhiễm sâu đục thân từ nhẹ đến trung bình, nhiễm khô vằn ở mức độ trung bình, nhiễm nhẹ thối bắp. THL bị nhiễm sâu đục thân (Ostrinia nubilalis Hiibner) nặng nhất là KQ9 x T1(46.5%) cao hơn đối chứng 1 (DC1) (7.1%) và DC2 (24.4%). Tổ hợp lai bị hại nhẹ nhất là KQ6 x T2 (11.9%) cao hơn DC1 là và thấp hơn DC2. Các tổ hợp lai bị nhiễm khô vằn (Rhizoctnia solani) ở mức độ trung bình, trong đó bị nhiễm nặng nhất là KQ2 x T2 (35.7%) và nhẹ nhất là KQ5 x T2(20.5%), nhưng đều cao hơn DC1 (14.3%) và DC2(14.6%). Bảng 2. Mức độ nhiễm sâu bệnh và đỗ gẫy Ct Tên tổ hợp lai Đục thân (%) Khô vằn (%) Thối bắp (%) Gãy thân (%) Đổ rễ (%) Hở lá bi (1-5) 1 KQ1x T1 36,6 29,3 9,3 0,0 46,3 1,5 2 KQ1 x T2 30,8 30,8 7,7 0,0 35,9 1,5 3 KQ2 x T1 16,3 25,6 7,0 7,0 74,4 1,0 4 KQ2 xT2 21,4 35,7 7,1 2,4 88,1 1,5 5 KQ3 x T1 33,3 23,8 4,7 0,0 52,4 1,5 6 KQ3 x T2 21,1 31,6 10,5 2,6 71,1 1,0 7 KQ4 x T1 19,0 26,2 4,8 0,0 69,0 2,0 8 KQ4 x T2 19,5 31,7 15,0 2,4 22,0 1,5 9 KQ5 x T1 20,9 25,6 11,9 0,0 74,4 1,0 10 KQ5 x T2 25,6 20,5 21,1 2,6 84,6 1,5 11 KQ6 x T1 29,3 31,7 9,8 2,4 82,9 2,0 12 KQ6 x T2 11,9 21,4 14,3 0,0 76,2 2,0 13 KQ7 x T1 20,9 25,6 9,5 0,0 93,0 2,5 14 KQ7 x T2 22,5 35,0 22,5 2,5 82,5 2,0 15 KQ8 x T1 25,0 25,0 2,5 0,0 50,0 1,0 16 KQ8 x T2 20,0 22,5 7,7 2,5 20,0 1,0 17 KQ9 x T1 46,5 32,6 21,6 0,0 88,4 1,5 18 KQ9 x T2 24,4 26,8 16,3 0,0 92,7 1,5 19 DC1-HQ2000 7,1 14,3 14,0 0,0 69,0 1,5 20 DC2- C919 24,4 14,6 10,3 4,9 90,2 1,5 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên Nguyễn Văn Cương và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 3 - 10 7 Bệnh thối bắp là chỉ tiêu quan trọng ảnh hưởng đến năng suất của các tổ hợp lai QPM. Tỉ lệ thối bắp thấp nhất là KQ8 x T1 (2.5%) thấp hơn so với DC1(14%), DC2 (10.3%); bị nhiễm bệnh nặng nhất là KQ7 x T2 (22.5%) cao hơn so với 2 DC. Kết quả này tương tự kết quả nghiên cứu bệnh thối bắp trên 15 dòng QPM của Châu Ngọc Lý tại Đan Phượng, Hà Nội (năm 2005). Gãy thân: Các tổ hợp tham giá thí nghiệm có tỉ lệ gãy thân thấp dao động từ 0-7% trong đó tổ hợp có tỉ lệ gãy thân cao nhất là KQ2 x T1 (7%) cao hơn DC1 (0%) và DC2 (4,9%). Có 55% số tổ hợp lai không bị gãy thân bao gồm cả DC1. Đổ rễ: Tỉ lệ đổ rễ cao dao động từ 20-93% trong đó tỉ lệ đổ rễ cao nhất là KQ7 x T1 cao hơn so với DC1 (69%) và DC2 (90,2%). Tổ hợp có tỉ lệ đổ rễ thấp nhất là KQ8 x T2 (20%) thấp hơn cả 2 đối chứng (DC). Độ hở lá bi: Các tổ hợp lai tham gia thí nghiệm đều có độ hở lá bi thấp, trạng thái bắp và trạng thái cây ở mức độ trung bình có thể chấp nhận được. Các tổ hợp lai có độ hở lá bi từ 1 đến 2,5 điểm. Có 3 tổ hợp có độ hở lá bi ít nhất là KQ5 x T1, KQ8x T1 và KQ8 x T2 (1 điểm) ít hơn so với 2 đối chứng (1,5 điểm). Tổ hợp lai có điểm hở lá bi nhiều nhất là KQ7 x T1 2,5 điểm cao hơn 2 DC (bảng 2). Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất Chiều dài bắp của các tổ hợp dao động từ 13.6 – 17,5 cm; ngắn nhất là KQ1 x T1 (13,6 cm) ngắn hơn đối chứng 1 (DC1) (14,3cm) và đối chứng 2 (DC2) (14,2 cm), lớn nhất là KQ8 x T1 (17,5cm) dài hơn 2 DC. Tổ hợp KQ1x T1 và KQ2 x T2 có chiều dài bắp trội hơn hẳn (17,5 và 17,3 cm). Bảng 3. Một số chỉ tiêu hình thái và năng suất thực thu của các tổ hợp lai Ct Tên tổ hợp lai Dài bắp (cm) Dài BHH (cm) Đuôi chuột (cm) ĐK bắp Số hàng hạt/bắp Số hạt/ hàng Số bắp/ cây NSTT (tạ/ha) 1 KQ1 x T1 13,6 11,3 2,4 3,6 11,7 26,3 1,00 71,6 2 KQ1 x T2 14,8 12,6 2,2 3,5 12,1 28,8 1,00 59,3 3 KQ2 x T1 15,0 13,0 2,1 4,3 13,7 30,1 1,00 65,6 4 KQ2 xT2 14,7 13,7 1,0 4,2 13,5 29,7 1,00 51,2 5 KQ3 x T1 15,2 13,3 1,9 4,3 12,8 29,3 1,00 80,9 6 KQ3 x T2 14,8 11,9 2,9 3,6 13,1 26,4 1,00 50,8 7 KQ4 x T1 16,4 14,5 1,9 4,1 12,5 33,5 1,00 79,3 8 KQ4 x T2 14,8 13,5 1,3 4,2 12,7 28,5 1,00 48,1 9 KQ5x T1 15,6 13,9 1,8 3,7 14,1 29,7 1,00 65,6 10 KQ5 x T2 15,8 14,1 1,6 3,5 14,3 29,4 1,00 62,7 11 KQ6 x T1 15,0 11,5 3,5 4,6 13,6 27,4 1,00 67,5 12 KQ6 x T2 14,2 11,9 2,2 3,8 13,9 27,6 1,00 50,4 13 KQ7x T1 14,9 13,0 2,0 4,0 13,9 28,7 1,00 71,9 14 KQ7 x T2 14,8 13,2 1,6 4,0 13,9 27,4 1,00 50,6 15 KQ8 x T1 17,5 14,8 2,7 4,0 12,0 32,1 1,00 82,2 16 KQ8 x T2 17,3 15,6 1,6 3,9 11,5 30,4 1,00 61,6 17 KQ9 x T1 15,4 12,8 2,7 4,4 13,6 27,9 0,90 56,8 18 KQ9 x T2 15,1 12,7 2,5 3,8 14,1 30,1 1,00 64,9 19 HQ2000 14,3 13,4 0,9 3,8 13,7 29,5 1,00 47,8 20 C919 14,2 12,1 2,1 3,6 13,1 28,5 1,00 63,1 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên Nguyễn Văn Cương và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 3 - 10 8 Chiều dài bắp hữu hiệu biến động từ 11,3 - 15,6 cm trong đó tổ hợp có chiều dài bắp thấp nhất là KQ1 x T1 (11,3cm) ngắn hơn DC1 (13,4cm) và DC2 (12,1cm). Chiều dài bắp hữu hiệu nhất là KQ8 x T2 (15,6 cm), dài hơn 2 DC. Đường kính bắp dao động từ 3,5 -4,6 cm, tổ hợp có đường kính bắp bé nhất là KQ1 x T2 (3,5cm), bé hơn DC1 (3,8 cm) và DC2 (3,6 cm). THL có đường kính bắp lớn nhất là KQ6 x T1 (4,6 cm), lớn hơn 2 DC. Tỉ lệ bắp/cây của các tổ hợp lai khá ổn định trong đó 95% số tổ hợp có tỉ lệ bắp/cây là 1 bao gồm cả 2 đối chứng. Tổ hợp có tỉ lệ bắp/cây thấp nhất là KQ9 x T1 (0,9). Số hàng hạt/bắp của các tổ hợp lai từ 11,5 - 14,3 hàng. Trong đó KQ5 x T2 có số hàng hạt nhiều nhất (14,3 hàng) cao hơn đối chứng 1 (13.7 hàng) và đối chứng 2 (13,1 hàng). Số hàng hạt/bắp thấp nhất là KQ8 x T2 (11,5 hàng) thấp hơn 2 đối chứng. Số hạt/hàng của các tổ hợp dao động từ 26,3 - 33,5 hạt, nhiều nhất là KQ4 x T1 (33,5 hạt) cao hơn đối chứng 1 (29,5 hạt) và đối chứng 2 (28,5 hạt); nhỏ nhất là KQ1 x T1 (26,3 hạt), thấp hơn 2 đối chứng. Năng suất thực thu (NSTT) từ 47,8 đến 82,2 tạ/ha, trong đó tổ hợp có NSTT thấp nhất là đối chứng 1(47,8 tạ/ha) và tổ hợp có NSTT cao nhất là KQ8 x T1 (82,2 tạ/ha), cao hơn hẳn so với đối chứng 1 (47,8ta/ha) và đối chứng 2 (63,1 tạ/ha). Từ kết quả phân tích phương sai năng suất của các dòng ngô QPM (bảng 3) cho thấy: Ftn của dòng (3.63) > Flt (2,26) với độ tin cậy 95% , chứng tỏ sự sai khác về năng suất giữa các dòng là có ý nghĩa. Ftn của lần lặp (1,03) < Flt (4,3) v ới độ tin cậy 95% chứng tỏ không có sự sai khác giữa các lần lặp trong thí nghiệm tức là các yếu tố phi thí nghiệm giữa các lần lặp không làm ảnh hưởng đến năng suất thực thu của các dòng. Biểu đồ 1. Năng suất thực thu của các tổ hợp lai Biểu đồ so sánh năng suất thực thu của các tổ hợp lai so với các đối chứng 0.0 10.0 20.0 30.0 40.0 50.0 60.0 70.0 80.0 90.0 1 Tên tổ hợp NS TT (tạ /h a) KQ1 x T1 KQ1 x T2 KQ2 x T1 KQ2 xT2 KQ3 x T1 KQ3 x T2 KQ4 x T1 KQ4 x T2 KQ5x T1 KQ5 x T2 KQ6 x T1 KQ6 x T2 KQ7x T1 KQ7 x T2 KQ8 x T1 KQ8 x T2 KQ9 x T1 KQ9 x T2 HQ2000 C919 Bảng 4. Phân tích phương sai năng suất Nguồn biến động Bậc tự do Tổng bình phương Bình phương Trung bình Ftn Flt Dòng 19 6756.12 355.59 3.63** 2.26 Lần lặp 2 200.92 100.46 1.03 4.30 Sai số 38 3720.70 97.91 Toàn bộ 59 10677.75 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên Nguyễn Văn Cương và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 3 - 10 9 Bảng 5. Bảng phân tích phương sai Nguồn biến động Bậc tự do Tổng bình phương Trung bình Ftn Flt( 0.05) Khối 2 145,69 72,84 2,7 2.26 Công thức 28 7004,85 250,17 9,28 2.05 Bố mẹ 10 0.00 0.00 0,00 Cặp lai 17 6158,09 362,24 13,43 Bố mẹ vs Cặp lai 1 846,76 846,76 31,40 GCA dòng 8 1435,62 179,45 10,2 2,3 GCA tester 1 3319,77 3319,77 18,93 12,7 SCA dòng * tester 8 1402.71 175,34 6,502 2.3 Sai số 56 1510,19 26,97 Toàn bộ 86 8660,73 Kết quả phân tích khả năng kết hợp Dựa vào bảng 4 phân tích phương sai cho thấy: Ftn (giữa các giống) = 9.28 >Flt, chứng tỏ các dòng khác nhau cho năng suất khác nhau ở mức tin cậy (95%) Ftn (giữa các lần lặp) = 2.70> Flt, chứng tỏ các lần nhắc khác nhau cho năng xuất không khác nhau hay các yếu tố phi thí nghiệm không ảnh hưởng đến năng suất các THL. Phân tích KNKH chung: Bảng phân tích phương sai cho thấy Ftn>Flt chứng tỏ các dòng khác nhau có KNKH chung và riêng khác nhau ở mức tin cậy 95%. Bảng 6. Khả năng kết hợp chung của cây thử, các dòng Cây thử KNKHC Dòng KNKHC T1 7,841 KQ4 0,98 T2 -7,841 KQ5 3,11 Dòng KNKHC KQ6 -6,49 KQ1 4,81 KQ7 -0,65 KQ2 -7,10 KQ8 9,55 KQ3 0,40 KQ9 -4,6 Qua bảng phân tích KNKHC của các dòng ta thấy dòng KQ8 (9,55) có KNKHC cao nhất sau đó đến KQ1 (4,81). Thấp nhất là KQ2 (- 7,10) và KQ6 (-6,49) - Phân tích khả năng kết hợp riêng Qua bảng phân tích KNKH riêng cho thấy dòng KQ1, KQ3 và KQ4 có KNKH riêng cao với cây thử T1. Dòng KQ9 cho KNKH riêng cao với cây thử T2. Kết quả này trùng với việc đánh giá năng suất thực thu thí nghiệm với các tổ hợp lai: KQ1 x T1, KQ3 x T1, KQ4 x T1, KQ9 x T2. Tóm lại: dòng KQ8, KQ1 và KQ5 có KNKH chung cao nhất. Vì vậy có thể dùng các dòng này cho mục đích lai tạo; Cây thử T1 có KNKH chung cao. Các dòng KQ1, KQ3 và KQ4 có KNKH riêng cao với cây thử T1, Dòng KQ 9 có KNKH riêng cao với cây thử T2. Bảng 7. Phân tích khả năng kết hợp riêng của Dòng * Cây thử Dòng Cây thử 1 (T1) Cây thử 2 (T2) Biến động KQ1 3,1 -3,1 19,33 KQ2 -0,67 0,67 0,91 KQ3 7,19 -7,19 103,47 KQ4 4,98 -4,98 49,52 KQ5 -1,99 1,99 7,93 KQ6 0,68 -0,68 0,91 KQ7 -0,76 0,76 1,15 KQ8 -0,62 0,62 0,78 KQ9 -11,91 11,91 283,57 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên Nguyễn Văn Cương và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 82(06): 3 - 10 10 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Kết luận - Các tổ hợp lai thuộc nhóm chín trung bình (118-122 ngày), muộn nhất là KQ8 x T1 (122 ngày). - Các tổ hợp tham gia thí nghiệm đều bị nhiễm sâu đục thân ở mức độ khác nhau; bị nhiễm bệnh khô vằn ở mức độ trung bình; nhiễm bệnh thối bắp ở mức độ nhẹ. - Các tổ hợp lai tham gia thí nghiệm đều bị đổ rễ ở mức độ từ trung bình đến nặng, nhưng hầu hết không bị gãy thân. - 3 tổ hợp có năng suất cao là KQ3 x T1, KQ8 x T1 và KQ4 x T1. 3 dòng (KQ8, KQ1 và KQ5) có KNKH chung cao nhất làm cơ sở cho công tác chọn tạo giống. Cây thử T1 có KNKH chung cao. Các dòng KQ1, KQ3 và KQ4 có KNKH riêng cao với cây thử T1. Dòng KQ9 có KNKH riêng cao với cây thử T2. Đề nghị - Khảo sát trên diện rộng 3 tổ hợp KQ3 x T1, KQ8 x T1 và KQ4 x T1; - Phân tích hàm lương protein và acid amin của các tổ hợp lai ưu thế. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Trần Hồng Uy, Nguyễn Đăng Vang, Phạm Công Thiếu, Lê Quý Kha, Trần Quốc Tuấn (2000). Nghiên cứu sử dụng ngô HQ2000 trong chăn nuôi gia cầm. Kỷ yếu Hội thảo Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2003. [2]. Trần Quang Huy (2005) Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học và khả năng kết hợp của một số dòng ngô chất lượng protein cao phục vụ công tác chọn tạo giống ngô lai. Luận văn Thạc sĩ Khoa học Nông nghiệp. Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam. [3]. Trần Hồng Uy (2001) Phát triển ngô lai giàu đạm chất lượng cao. Kỷ yếu Hội thảo Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2003. [4]. Châu Ngọc Lý (2005) Đánh giá một số đặc điểm nông học của một số dòng ngô chất lượng protein cao phục vụ cho chương trình chọn tạo giống ngô lai. Luận văn Thạc sĩ Khoa học Nông nghiệp, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam. [5]. Nguyễn Thị Hà (2009) Đánh giá một số dòng ngô chất lượng protein cao làm vật liệu cho công tác tạo giống ngô lai. Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp. Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Việt Nam. [6]. FAOSTAT, USDA, 2009. [7]. B.M. Prasanna, S.K.Vasal, B.Kassahun‡ and N.N. Singh. Quality protein maize. 2001. [8]. Ana Maria Leal Diaz (2003) Food quality and properties of quality protein maize. SUMMARY COMBINING ABILITY AND TOLERANCE TO DISEASES LEVEL OF QUALITY PROTEIN MAIZE LINES Nguyen Van Cuong1, Duong Van Son2∗ 1Hanoi Agricultural University, 2 College of Agriculture and Forestry - TNU The experiment on assessment of combining ability and tolerance to mainly diseases and falling of QPM corn line to identify good hybrids. The experiment materials are 9 QPM corn lines and 2 testers that are selected by Maize Research Institute in 2007-2009 years an 2 control corn varieties (HQ2000, and C919). The experiment was carried out by Random Complete Block (RCB) with 3 replications. The corn plantation is used by method of Maize Research Institute. All of experiment corn hybrids belong to medium maturity group (118-122 days). They catches by corn borer (Ostrinia nubilalis) at different level; infected by Sheath blight (Rhizoctnia solani) at medium level; and corn smut (U.maydis) at slight level - slightest is KQ8 x T1(2.5%). Most of hybrids fall on the side at medium to serious. 3 hybrids with high yield are KQ3 x T1, KQ8 x T1 and KQ4 x T1. There are 3 lines (KQ8, KQ1 and KQ5) and tester (T1) with high GCA that are good for QPM corn breeding. The lines KQ1, KQ3 and KQ4 belong to high SCA with T1. KQ9 belong to high SCA with T2. Key words: Hybrid; corn with QPM, mediums maturity, tolerance, yield. ∗ Tel: 0912 349 765, Email: duongvanson60@gmail.com Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbrief_33405_37226_492012151735tap8200001_945_2052295.pdf