Bã mía là nguyên liệu thông dụng dễ kiếm và
rẻ tiền. Sự hấp phụ metylen xanh trong dung
dịch nƣớc bằng bã mía qua xử lí bằng
fomanđehit (VLHP1) và axit sunfuric
(VLHP2) đã đƣợc nghiên cứu đồng loạt dƣới
các điều kiện thí nghiệm khác nhau. Kết quả
thu đƣợc:
- Đã xác định đặc điểm bề mặt của hai loại
VLHP bằng phổ IR. Kết quả nhận đƣợc cho
thấy các VLHP chế tạo đƣợc có nhiều vị trí
hấp phụ,
- Nghiên cứu khả năng hấp phụ metylen xanh
trong dung dịch nƣớc của hai loại VLHP. Kết
quả thu đƣợc cho thấy:
+ pH tốt nhất cho sự hấp phụ là 7,0.
+ Thời gian đạt cân bằng của VLHP 1 là 60
phút, VLHP 2 là 90 phút.
+ Khi khối lƣợng các VLHP tăng thì hiệu
suất hấp phụ tăng (trong khoảng 0,2-1,0
g/100ml hiệu suất cao nhất là 94,4%).
+ Khi tăng kích thƣớc các VLHP và nồng độ
dung dịch metylen xanh hiệu suất hấp phụ
giảm (kích thƣớc tốt: 0,02 mm và nồng độ tối
ƣu là 9,9 mg/l).
Kết quả này mở ra khả năng lựa chọn bã mía
để xử lí nguồn nƣớc nhiễm metylen xanh.
6 trang |
Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 690 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu khả năng hấp phụ Metylen xanh trong dung dịch nuớc của các vật liệu hấp phụ chế tạo từ bã mía, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lê Hữu Thiềng và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 78(02): 45 - 50
45
NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HẤP PHỤ METYLEN XANH TRONG DUNG DỊCH
NƢỚC CỦA CÁC VẬT LIỆU HẤP PHỤ CHẾ TẠO TỪ BÃ MÍA
Lê Hữu Thiềng*, Ngô Thị Lan Anh, Đào Hồng Hạnh, Nguyễn Thị Thúy
Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Bài báo này thông báo kết quả nghiên cứu sử dụng bã mía xử lí bằng fomandehit (vật liệu hấp phụ
1) và axit sunfuric (vật liệu hấp phụ 2) để tách loại metylen xanh trong dung dịch nƣớc. Các thí
nghiệm đƣợc tiến hành ở nhiệt độ phòng (26±10C). Các thông số hấp phụ đƣợc xác định theo mô
hình đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir. Các kết quả thực nghiệm cho thấy: với lƣợng các vật liệu hấp
phụ là 0,4 gam; nồng độ đầu của metylen xanh là 99,23 mg/l, độ pH bằng 7,0, thời gian đạt cân
bằng hấp phụ của vật liệu hấp phụ 1 là 60 phút, của vật liệu hấp phụ 2 là 90 phút. Các vật liệu hấp
phụ có khả năng hấp phụ tốt hơn so với nguyên liệu. Hiệu suất hấp phụ của vật liệu hấp phụ 1 là
87,38%, vật liệu hấp phụ 2 là 90%.
Từ khóa: Hấp phụ, bã mía, fomandehit, axit sunfuric, metylen xanh
MỞ ĐẦU*
Thuốc nhuộm đƣợc sử dụng rộng rãi trong các
ngành công nghiệp nhƣ dệt may, cao su, giấy,
nhựa Do tính tan cao, các thuốc nhuộm là
một trong những nguồn ô nhiễm nƣớc của nƣớc
thải công nghiệp. Việc thải nƣớc thải chứa
thuốc nhuộm chƣa qua xử lý vào các nguồn
nƣớc tự nhiên nhƣ sông, suối, sẽ làm nhiễm
độc các sinh vật sống trong nƣớc và phá hủy
cảnh quan môi trƣờng tự nhiên. Trong số nhiều
phƣơng pháp xử lý nguồn nƣớc bị nhiễm thuốc
nhuộm, phƣơng pháp hấp phụ đƣợc lựa chọn và
đã mang lại hiệu quả tốt nhất. Trên thế giới,
trong những năm gần đây việc tận dụng các phụ
phẩm nông nghiệp, công nghiệp sẵn có, rẻ tiền
chế tạo các vật liệu hấp phụ (VLHP) để tách
loại các chất gây ô nhiểm nói chung, thuốc
nhuộm nói riêng trong các nguồn nƣớc đang
đƣợc chú ý [2,5,6].
Ở Việt Nam, hàng năm các nhà máy sản xuất
đƣờng từ mía, tạo ra một lƣợng rất lớn bã mía.
Bã mía khô chứa khoảng 34,5% xenlulozo,
24% hemixenlulozo và 22÷25% lignin. Các
polime sinh học này có chứa nhóm chức
hydroxyl hoặc phenolic, sau khi biến đổi hóa
học có thể tạo ra các vật liệu có nhiều hoạt tính
mới [3,4]. Trong bài báo này, chúng tôi trình
bày một số kết quả nghiên cứu khả năng hấp
phụ metylen xanh (loại thuốc nhuộm bazơ)
trong nƣớc của bã mía qua xử lý bằng
fomandehit và axit sunfuric.
*
Tel:0982859002
THỰC NGHIỆM
1.Thiết bị và hóa chất
a. Hóa chất
- Dung dịch fomanđehit 1%.
- Axit sunfuric đặc, dung dịch NaHCO3 1%
- Dung dịch metylen xanh nồng độ 500 mg/l
- Cồn 600, dung dịch NaOH 0,01 N; dung
dịch HCl 0,01 N.
b. Thiết bị, dụng cụ
- Máy đo pH Presisa 600 (Thụy sỹ)
- Máy quang phổ hấp thụ phân tử UV mini
1240 (Shimadzu – Nhật Bản)
- Máy khuấy IKA Labortechnik.
- Tủ sấy Jero Tech (Hàn Quốc)
2. Chế tạo vật liệu hấp phụ từ bã mía
a. Chuẩn bị nguyên liệu
Bã mía sau khi thu về tách lấy phần lõi, rửa
bằng nƣớc máy nhiều lần rồi rửa lại bằng
nƣớc cất. Bã mía đƣợc xử lý sơ bộ bằng cách
đun sôi trong nƣớc cất khoảng 3040 phút để
loại bỏ đƣờng hòa tan, cắt nhỏ, sấy khô ở
80
oC. Bã mía khô đƣợc nghiền nhỏ bằng máy
nghiền thông dụng, rây để thu đƣợc nguyên
liệu [1].
b. Chế tạo vật liệu hấp phụ
* VLHP 1: Cân một lƣợng xác định nguyên
liệu, trộn đều với dung dịch fomanđehit 1%
theo tỉ lệ 1:5 (nguyên liệu:fomanđehit; khối
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Lê Hữu Thiềng và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 78(02): 45 - 50
46
lƣợng (g):thể tích (ml)), sau đó đem sấy ở
50
oC trong 4 giờ. Lọc thu lấy nguyên liệu,
rửa sạch bằng nƣớc cất hai lần để loại bỏ
fomanđêhit dƣ và sấy ở 80oC cho đến khô,
đem nghiền nhỏ, rây thu đƣợc VLHP 1 có
kích thƣớc hạt cỡ từ <0,02 mm; 0,02÷0,05
mm; 0,06÷0,1 mm [1].
* VLHP 2: Cân một lƣợng xác định nguyên
liệu, trộn đều với H2SO4 đặc theo tỉ lệ 1:1
(nguyên liệu:axit sunfuric; khối lƣợng (g):thể
tích (ml)), các hóa chất dùng cho quá trình thí
nghiệm đều có độ tinh khiết PA.
Sau đó đem sấy ở 150oC trong 24 giờ.
Nguyên liệu sau khi sấy đƣợc rửa sạch bằng
nƣớc cất hai lần và ngâm trong dung dịch
NaHCO3 1% trong 24 giờ để loại bỏ axit dƣ.
Lọc lấy bã rắn và tiếp tục sấy ở 150oC cho
đến khô rồi đem nghiền nhỏ và rây thu đƣợc
VLHP 2 có kích thƣớc hạt các cỡ <0,02 mm;
0,02÷0,05 mm; 0,06÷0,1 mm [1].
3. Phƣơng pháp thực nghiệm và các thí
nghiệm nghiên cứu
a.Phương pháp thực nghiệm
Trong mỗi thí nghiệm hấp phụ:
- Thể tích dung dịch metylen xanh: 100ml
với nồng độ và pH xác định.
- Lƣợng các VLHP 0,4g.
- Thí nghiệm tiến hành ở nhiệt độ phòng, hỗn
hợp hấp phụ đƣợc trộn bằng máy khuấy với
tốc độ 160 vòng/ phút.
- pH đƣợc điều chỉnh bằng dung dịch HCl và
NaOH loãng.
b. Các thí nghiệm nghiên cứu
+ Khảo sát đặc trƣng cấu trúc của các VLHP.
+ Khảo sát khả năng hấp phụ metylen xanh
của nguyên liệu và các VLHP.
+ Khảo sát các điều kiện tối ƣu để hấp phụ
metylen xanh của các VLHP :
- Độ pH
- Thời gian hấp phụ
- Khối lƣợng các VLHP
- Kích thƣớc các VLHP
- Nồng độ metylen xanh ban đầu
Nồng độ của các dung dịch metylen xanh
trƣớc và sau khi hấp phụ đƣợc xác định
bằng phƣơng pháp đo quang ở bƣớc sóng
554nm, cuvet dày 1cm.
Hiệu suất và dung lƣợng hấp phụ của các
VLHP tính theo công thức:
o cb
o
C -C
H= .100 (1)
C
o cbC -Cq= V (2)
m
Trong đó:
- H: hiệu suất hấp phụ (%).
- Co, Ccb: nồng độ đầu và nồng độ tại thời
điểm cân bằng tƣơng ứng của dung dịch
metylen xanh (mg/l).
- q: dung lƣợng hấp phụ (mg/g)
- V: thể tích dung dịch (l)
- m: khối lƣợng VLHP (g)
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
1. Khảo sát đặc trƣng cấu trúc của các VLHP
thông qua phổ hồng ngoại (IR)
Nguyên liệu bã mía sau khi xử lý bằng
fomanđehit thu đƣợc VLHP 1, bằng axit
sunfuric thu đƣợc VLHP 2. Kết quả của các
quá trình xử lý đƣợc thể hiện trên phổ IR.
Hình 1. Phổ IR của nguyên liệu
Hình 2. Phổ IR của VLHP
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Lê Hữu Thiềng và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 78(02): 45 - 50
47
Hình 3. Phổ IR của VLHP 2
Trên phổ IR của VLHP1 dải hấp thụ của
nhóm cacbonyl C=O dịch chuyển về vùng có
số sóng cao hơn 1741,53 cm-1 (hình 2) so với
vị trí của nó trong nguyên liệu 1734,80 cm-1
(hình 1). Trên phổ IR của VLHP2 (hình 3)
các dải hấp thụ từ số sóng 2865,02 đến
2935,52 cm
-1
tƣơng ứng với các dải hấp thụ
của nhóm CH2, CH3 đối xứng và bất đối
xứng. Các dải hấp thụ từ 1032,77 đến 1105,63
cm
-1
có liên quan đến sự phân huỷ lignin. Nói
chung các dải phổ của các nhóm này đều có
nguồn gốc từ nhóm OH trong cấu trúc của
nguyên liệu, làm tăng các vị trí hấp phụ của
VLHP [1]. Kết quả nghiên cứu phổ IR của
các VLHP chứng tỏ việc xử lý nguyên liệu đã
có hiệu quả.
2. Khảo sát khả năng hấp phụ của nguyên liệu
và các VLHP
Các thí nghiệm đƣợc tiến hành với nồng độ
ban đầu của metylen xanh là 99,23 mg/l,
nhiệt độ phòng (26±1oC), thời gian khuấy 120
phút, tốc độ khuấy 160 vòng/phút, pH của các
dung dịch là 7. Kết quả đƣợc chỉ ra trong
bảng 1.
Bảng 1. Các thông số hấp phụ của nguyên liệu
và VLHP
Kết quả ở bảng 1 cho thấy cả nguyên liệu và
hai loại VLHP đều có khả năng hấp phụ
metylen xanh. Tuy nhiên, so sánh dung lƣợng
hấp phụ, hiệu suất hấp phụ giữa hai loại
VLHP và nguyên liệu đối với metylen xanh
chúng tôi nhận thấy khả năng hấp phụ của hai
loại VLHP tốt hơn nguyên liệu. Cụ thể: Hiệu
suất hấp phụ và dung lƣợng hấp phụ của
VLHP 2 cao hơn của VLHP 1, của VLHP 2
cao hơn gần 3 lần so với nguyên liệu
3. Khảo sát các yếu tố ảnh hƣởng đến khả
năng hấp phụ của VLHP
a. Ảnh hưởng của pH
Các thí nghiệm đƣợc tiến hành với nồng độ
đầu của metylen xanh là 100 mg/l, khối
lƣợng VLHP (0,4g/100ml), kích thƣớc <0,02
mm, nhiệt độ phòng(26±10C), thời gian
khuấy 120 phút, tốc độ khuấy 160 vòng/phút,
pH của các dung dịch khác nhau (2, 3, 4, 5, 6,
7 ,8, 9). Kết quả đƣợc chỉ ra ở bảng 2, hình 4.
Bảng 2. Ảnh hƣởng của pH đến hiệu suất hấp phụ
của các VLHP
Hình 4. Sự phụ thuộc của hiệu suất hấp phụ vào pH
Từ kết quả ở bảng 2 và hình 4 cho thấy: Khi
pH tăng hiệu suất hấp phụ của VLHP 1 và
VLHP 2 đều tăng. Trong khoảng pH từ 2÷7
hiệu suất hấp phụ của VLHP 1 tăng nhanh,
hiệu suất hấp phụ của VLHP 2 tăng không
đáng kể. Ở pH từ 7÷9 hiệu suất hấp phụ của
cả hai VLHP là tƣơng đối ổn định. Do đó
chúng tôi chọn pH của các dung dịch là 7 để
tiến hành các thí nghiệm tiếp theo.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Lê Hữu Thiềng và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 78(02): 45 - 50
48
b. Ảnh hưởng của thời gian
Tiến hành sự hấp phụ với nồng độ dung dịch
metylen xanh là 99,23 mg/l, khối lƣợng
VLHP là 0,4g/100ml, pH = 7, ở nhiệt độ
phòng (26 ±1
0C), thời gian khuấy khác nhau
(15, 30, 45, 60, 90 và 120 phút). Kết quả
đƣợc chỉ ra ở bảng 3, hình 5.
Từ kết quả thu đƣợc cho thấy trong khoảng
thời gian khảo sát (từ 15÷120 phút) khi tăng
thời trở đi. Do đó, chúng tôi chọn thời gian
đạt cân bằng hấp phụ của VLHP 1, VLHP 2
lần lƣợt là 60 và 90 phút. gian khuấy thì hiệu
suất hấp phụ của cả hai VLHP đều tăng. Đối
với VLHP 1 từ 60 phút trở đi hiệu suất hấp
phụ là cao nhất và tƣơng đối ổn định còn đối
với VLHP 2 là từ 90 phút
Nhƣ vậy, thời gian đạt cân bằng hấp phụ của
VLHP 1 và VLHP 2 không nhƣ nhau có thể
là do cấu trúc bề mặt của chúng khác nhau.
Bảng 3. Ảnh hƣởng của thời gian đến hiệu suất
hấp phụ của các VLHP
Hình 5. Sự phụ thuộc hiệu suất hấp phụ của
các VLHP vào thời gian
c. Ảnh hưởng của khối lượng các VLHP
Tiến hành các thí nghiệm hấp phụ metylen
xanh của các VLHP với những khối lƣợng
khác nhau (0,2; 0,4; 0,6; 0,8 và 1,0g các
VLHP/100ml dung dịch metylen xanh nồng
độ 99,23 mg/l) nhiệt độ phòng (26 ± 10C), pH
= 7, thời gian khuấy là thời gian đạt cân bằng
hấp phụ đối với mỗi VLHP. Kết quả đƣợc
trình bày ở bảng 4 và hình 6.
Các kết quả thực nghiệm thu đƣợc cho thấy
khi khối lƣợng các VLHP tăng từ
0,2÷1,0g/100ml dung dịch hiệu suất hấp phụ
của cả hai VLHP đều tăng. Với VLHP 1,
hiệu suất tăng từ 53,11÷85,73%; VLHP 2
tăng từ 56,90÷94,20%. Sự hấp phụ tăng lên
cùng khối lƣợng các VLHP có thể giải thích
là do sự tăng lên cả về diện tích bề mặt riêng
và các vị trí hấp phụ của các VLHP. Chúng
tôi đã chọn khối lƣợng các VLHP là 0,4 g
cho các thí nghiệm khác.
Bảng 4. Ảnh hƣởng của khối lƣợng các VLHP
đến hiệu suất hấp phụ
Hình 6. Sự phụ thuộc hiệu suất hấp phụ của các
VLHP vào khối lƣợng
d. Ảnh hưởng của kích thước các VLHP
Tiến hành các thí nghiệm hấp phụ metylen
xanh của các VLHP với 100 ml dung dịch
metylen xanh nồng độ 99,23 mg/l, pH = 7 và
lƣợng các VLHP là 0,4 g (với các kích thƣớc
khác nhau <0,02 mm; 0,02÷0,05 mm;
0,06÷0.1 mm).
Bảng 5. Ảnh hƣởng của kích thƣớc các VLHP
đến hiệu suất và dung lƣợng hấp phụ của chúng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Lê Hữu Thiềng và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 78(02): 45 - 50
49
Kết quả ở bảng 5 cho thấy: Kích thƣớc của
các VLHP có ảnh hƣởng rõ rệt đến dung
lƣợng cũng nhƣ hiệu suất hấp phụ. Kích
thƣớc của các VLHP càng nhỏ thì dung lƣợng
và hiệu suất hấp phụ càng cao. Chúng tôi đã
chọn các VLHP có kích thƣớc <0,02 mm cho
các thí nghiệm khác.
e. Ảnh hưởng của nồng độ metylen xanh ban
đầu
Tiến hành sự hấp phụ với lƣợng các VLHP
(0,4g/100ml), ở nhiệt độ phòng (26 ± 10C),
pH=7, thời gian khuấy là thời gian đạt cân
bằng đối với mỗi VLHP, nồng độ ban đầu
các dung dịch metylen xanh khác nhau
(49,17; 99,23; 148,50; 197,88 và
248,65mg/l). Kết quả đƣợc trình bày ở bảng
6 và hình 7.
Bảng 6: Ảnh hƣởng của nồng độ đầu
metylen xanhđến hiệu suất hấp phụ
của các VLHP
Hình 7: Sự phụ thuộc của hiệu suất hấp phụ
vào nồng độ metylen xanh ban đầu
Từ kết quả thu đƣợc ở bảng 6 và hình 7 cho
thấy, trong khoảng nồng độ khảo sát, khi tăng
nồng độ metylen xanh thì hiệu suất hấp phụ
của VLHP giảm.
KẾT LUẬN
Bã mía là nguyên liệu thông dụng dễ kiếm và
rẻ tiền. Sự hấp phụ metylen xanh trong dung
dịch nƣớc bằng bã mía qua xử lí bằng
fomanđehit (VLHP1) và axit sunfuric
(VLHP2) đã đƣợc nghiên cứu đồng loạt dƣới
các điều kiện thí nghiệm khác nhau. Kết quả
thu đƣợc:
- Đã xác định đặc điểm bề mặt của hai loại
VLHP bằng phổ IR. Kết quả nhận đƣợc cho
thấy các VLHP chế tạo đƣợc có nhiều vị trí
hấp phụ,
- Nghiên cứu khả năng hấp phụ metylen xanh
trong dung dịch nƣớc của hai loại VLHP. Kết
quả thu đƣợc cho thấy:
+ pH tốt nhất cho sự hấp phụ là 7,0.
+ Thời gian đạt cân bằng của VLHP 1 là 60
phút, VLHP 2 là 90 phút.
+ Khi khối lƣợng các VLHP tăng thì hiệu
suất hấp phụ tăng (trong khoảng 0,2-1,0
g/100ml hiệu suất cao nhất là 94,4%).
+ Khi tăng kích thƣớc các VLHP và nồng độ
dung dịch metylen xanh hiệu suất hấp phụ
giảm (kích thƣớc tốt: 0,02 mm và nồng độ tối
ƣu là 9,9 mg/l).
Kết quả này mở ra khả năng lựa chọn bã mía
để xử lí nguồn nƣớc nhiễm metylen xanh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. A.G.Liew Abdullah, MA, Mohd Salled,
M.K.Siti Mazlina, M.J Megat Mohd Noor, M.R
Osman, R.Wagiran, and S.Sobri, (2005). Azo dye
removal by adsorption using waste biomass:
Sugarcane bagasse. International Journal of
Engineering and Technogy, vol.2, No.1, pp.8-13.
[2]. Jain, A. K., Gupta, V. K., Bhatnagar, A.,
Suhas, (2003). Utilization of industrial waster
products as absorbents for the removal of dyes.
Journal of Hazardous Material B101: 31 – 42.
[3]. Mas Rosemal H.Mas Haris and Kathiresan
Sathasivam, (2009). The removal of methyl red
from aqueous solutions using banana Pseu dostem
Fibers, American Journal of applied sciences 6(9):
1690-1700, ISSN 1546-9237.
[4]. S.Saiful Azhar, A.Ghaniey Liew, D.Suhardy,
K.Farizul Hafiz, M.D Irfan Hatim, (2005). Dye
removal from aqueous solution by using
adsorption on treated sugarcane bagasse,
American Journal of applied sciences 2(11): 1499-
1503, ISSN 1546-9239.
[5]. Garg, V.K., Amita, M. Kumar, R., Gupta, R.,
(2004). Basic dye (methylene blue) removal from
Simulated wastewater by adsorption using Indian
Rosewood Sandust: a timber industry. Dyes and
Pignents, 63: 343-250.
[6]. Ho, Y.S., McKay, G., (2003). Sorption of
dyes and coppen ions outo biosorbents. Process
Biochemistry 38: 1047 - 1061.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Lê Hữu Thiềng và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 78(02): 45 - 50
50
SUMMARY
INVESTIGATING OF THE ADSORPTION CAPACITY OF METHYLENNE BLUE
FROM AQUEOUS SOLUTION ON CHEMICALLY MODIFIED SUGARCANE
BAGASSE
Le Huu Thieng
*
, Ngo Thi Lan Anh, Dao Hong Hanh, Nguyen Thi Thuy
College of Education, Thai Nguyen University
This study investigates the potential use of sugarcane bagasse, pretreated with formandehyde
(aborbing material 1) and sulphuric acid (aborbing material 2), for the removal of methylenne
blue in the water solution. The experiments were carried at room temperature (26±1
0
C).
Aborption coefficients are investigated according to langmuir adsorption isothermal model.
Experiments are carried out in accordance with the following parameters: aborption materials:
0,4g; concentration: 99,23 mg/l; pH=7; stiring duration for absorption materials 1: 60 minutes;
stiring duration for absorption materials 2: 90 minutes. The results of exeperiments indicate that
the capability of aborption materials is much better than materials. Productivity of absorption
materials 1 is 87,38 percent and absorption materials is 90 percent.
Key words: Adsorption, Sugarcane bagasse, Formandehyde, Sulphuric acid, Methylenne blue
*
Tel: 0982859002
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- brief_33415_37236_49201216411478_split_6_0457_2052304.pdf