Nghiên cứu khả năng hấp phụ Cr(VI), Ni(II) của quặng Mangan Cao Bằng

This report shows research results of adsorbability of Cr(VI) and Ni(II) of Cao Bang manganese ore as adsorbent desiccant. Experiments were done with the following parameters: the mass of absorbent desiccant: 1.0g; the volume of Cr(VI) or Ni(II) solution: 25mL; shaking speed: 200 rounds/minute; time to reach adsorption equilibrium of both above ion were 90 minutes at room temperature (25±10C). The best adsorption pH for Ni(II) was 5 – 5.5, for Cr(VI) was 2.0. The result shows that, the adsorption according to model Langmuir adsorption isotherm, the maximum adsorption capacity of Cao Bang manganese ore for Cr(VI) was 1.692 mg/g and for Ni(II) was 1.845 mg/g.

pdf8 trang | Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 561 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu khả năng hấp phụ Cr(VI), Ni(II) của quặng Mangan Cao Bằng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vũ Thị Hậu Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 128(14): 77 - 84 77 NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HẤP PHỤ Cr(VI), Ni(II) CỦA QUẶNG MANGAN CAO BẰNG Vũ Thị Hậu* Trường Đại học Sư Phạm - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Bài báo này trình bày các kết quả nghiên cứu hấp phụ ion Cr(VI) và ion Ni(II) của chất hấp phụ là quặng mangan Cao Bằng. Các thí nghiệm được tiến hành với các thông số sau: khối lượng vật liệu hấp phụ: 1,0g; thể tích dung dịch Cr(VI) hoặc Ni(II): 25 mL; tốc độ lắc: 200 vòng/phút; thời gian đạt cân bằng hấp phụ đối với cả 2 ion trên là 90 phút ở nhiệt độ phòng (25±10C); pH hấp phụ tốt nhất với Ni(II) là 5 ÷ 5,5; Cr(VI) là 2,0. Kết quả nghiên cứu cho thấy dung lượng hấp phụ cực đại của quặng mangan Cao Bằng đối với Cr(VI) theo mô hình đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir là 1,692 mg/g; đối với Ni(II) là 1,845 mg/g. Từ khóa: hấp phụ, Cr(VI), Ni(II), quặng mangan Cao Bằng MỞ ĐẦU* Hiện nay vấn nạn ô nhiễm môi trường nước do các kim loại nặng là khá nghiêm trọng, chúng có thể xâm nhập vào cơ thể người qua đường hô hấp, đường miệng, qua da,.. với hàm lượng vượt quá giới hạn cho phép sẽ gây rối loạn chức năng sinh lý của cơ thể sống, gây các bệnh ung thư, thần kinh. Do vậy, việc nghiên cứu loại bỏ chúng ra khỏi môi trường nước có ý nghĩa hết sức quan trọng. Đã có nhiều phương pháp xử lý nguồn nước bị ô nhiễm kim loại như phương pháp sinh học, kết tủa hóa học, lọc màng, hấp phụ,...phương pháp hấp phụ cho đến nay vẫn được xem là phương pháp hiệu quả vì vật liệu sử dụng làm chất hấp phụ khá phong phú, dễ điều chế, thân thiện với môi trường và có độ an toàn cao. Việc sử dụng các vật liệu tự nhiên, phổ biến, giá thành rẻ như phế thải nông nghiệp (lõi ngô, vỏ lạc, vỏ trấu), các loại zeolit, than tro bay, rong biển để xử lý chất ô nhiễm nhận được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học [3-7]. Ở Việt Nam, khoáng sản kim loại rất phong phú và đa dạng [8], phân bố ở nhiều tỉnh thành trong cả nước [1] trong đó có quặng mangan. Mỏ mangan Cao Bằng có trữ lượng lớn, giá thành rẻ [9]. Tuy nhiên, các loại quặng nói chung và quặng này nói riêng mới chỉ được sử dụng chủ yếu trong lĩnh vực sản * Tel: 0917 505976, Email: vuthihaukhoahoa@gmail.com xuất công nghiệp, việc nghiên cứu sử dụng trực tiếp quặng tự nhiên làm chất hấp phụ và xúc tác còn ít được quan tâm. Bài báo này trình bày các kết quả nghiên cứu hấp phụ Cr(VI) và Ni(II) sử dụng quặng mangan Cao Bằng làm chất hấp phụ. THỰC NGHIỆM Hóa chất và thiết bị nghiên cứu Hóa chất: NiSO4.6H2O, dung dịch NH3, dung dịch brom bão hoà, đimetylglyoxim, Kalidicromat K2Cr2O7, axit H3PO4, dung dịch H2SO4 1:1, dung dịch 1,5 – điphenylcarbazide, dung dịch NaOH 0,1M; dung dịch HNO3 0,1M. Tất cả hóa chất nêu trên đều có độ tinh khiết PA và được chuẩn bị thành các dung dịch có nồng độ xác định. Thiết bị nghiên cứu: Máy nghiền bi RETSCH PM-100 (Đức), thiết bị rây, cân phân tích 4 số Precisa XT 120A (Thụy Sĩ), máy lắc IKA KS260 (Đức), máy đo pH Precisa pH900 (Thụy Sĩ) , tủ sấy, máy đo quang UV mini 1240 (Shimadzu - Nhật Bản). Chất hấp phụ Chất hấp phụ được sử dụng trong nghiên cứu này là quặng mangan lấy ở mỏ Rọong Tháy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng (Mn-CB) được nghiền nhỏ bằng máy nghiền bi, phân loại hạt với kích thước d ≤ 63 µm, rửa sạch bằng nước cất, sấy khô, bảo quản trong lọ Vũ Thị Hậu Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 128(14): 77 - 84 78 polietilen, sau đó được xác định thành phần hóa học chính và một số đặc trưng như ghi phổ nhiễu xạ tia X (XRD), diện tích bề mặt riêng (BET), điểm đẳng điện. Quy trình thực nghiệm và các thí nghiệm nghiên cứu Quy trình thực nghiệm Trong mỗi thí nghiệm hấp phụ: - Thể tích dung dịch Cr(VI) hoặc Ni(II): 25 mL với nồng độ xác định - Lượng chất hấp phụ: 1g - Thí nghiệm được tiến hành ở nhiệt độ phòng, sử dụng máy lắc với tốc độ 200 vòng/phút Các thí nghiệm nghiên cứu + Xác định điểm đẳng điện của Mn-CB: Chuẩn bị các dung dịch NaCl 0,1M có pH tăng dần từ 1,15 đến 11,98. Lấy 12 bình nón cho vào mỗi bình 1,0g Mn - CB. Sau đó cho lần lượt vào các bình nón 25ml dung dịch có pH tăng dần đã chuẩn bị sẵn, để trong vòng 48h rồi xác định lại pH của các dung dịch trên + Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hấp phụ Cr(VI), Ni(II) của Mn-CB: - Thời gian đạt cân bằng hấp phụ - Ảnh hưởng của pH - Ảnh hưởng của nồng độ đầu Cr(VI), Ni(II) và xác định dung lượng hấp phụ cực đại. + Động học hấp phụ Cr(VI), Ni(II) trên Mn-CB Nồng độ Cr(VI), Ni(II) trước và sau hấp phụ được xác định bằng phương pháp đo mật độ quang ở bước sóng tương ứng 540, 536 nm. Hiệu suất hấp phụ của quá trình hấp phụ được tính theo công thức: .100 C CC H o to  Trong đó: - H: hiệu suất hấp phụ (%) - Co, Ct: nồng độ đầu và nồng độ tại thời điểm t của dung dịch Cr(VI), Ni(II) (mg/L) Dung lượng hấp phụ cực đại của mỗi ion kim loại trên được xác định dựa vào phương trình hấp phụ đẳng nhiệt Langmuir dạng tuyến tính: bq 1 C q 1 q C max e max e  Trong đó: - q, qmax: dung lượng hấp phụ và dung lượng hấp phụ cực đại - Ce: nồng độ tại thời điểm cân bằng của dung dịch Cr(VI) hoặc Ni(II) - b: hằng số Vẽ đồ thị Ce/q = f(Ce) từ đây ta tính được dung lượng hấp phụ cực đại của chất hấp phụ đối với Cr(VI) hoặc Ni(II). KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Một số đặc trưng của Mn-CB Kết quả xác định thành phần hoá học chính của Mn-CB được cho trong bảng 1: hàm lượng Mn lớn (41%), hàm lượng Fe thấp (5,7%). Kết quả nhiễu xạ tia X cho biết trong Mn- CB, mangan ôxit tồn tại ở dạng alpha. Diện tích bề mặt riêng của Mn-CB đo được theo phương pháp BET là 44 m2/g. Kết quả xác định điểm đẳng điện của Mn-CB được chỉ ra ở hình 1. Từ kết quả ở hình 1 ta thấy điểm đẳng điện của Mn - CB là pI = 6,3. Điều này cho thấy khi pH < pI thì bề mặt Mn - CB tích điện dương, khi pH > pI thì bề mặt Mn - CB tích điện âm. Bảng 1. Thành phần hóa học chính của Mn-CB Thành phần Mn Fe SiO2 Khác Thành phần khối lượng (%) 41 5,7 20,1 33,2 Vũ Thị Hậu Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 128(14): 77 - 84 79 -4 -3 -2 -1 0 1 2 3 0 2 4 6 8 10 12 14 pHbd p H b d - p H c b Hình 1. Đồ thị xác định điểm đẳng điện của Mn-CB Khảo sát một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hấp phụ Cr(VI) và Ni(II) của Mn-CB Ảnh hưởng của thời gian Tiến hành các thí nghiệm hấp phụ với nồng độ đầu của Cr(VI) là 51,390 mg/L, của Ni(II) là 50,880 mg/L; khối lượng Mn-CB là (1,0g/25mL); nhiệt độ phòng (25±10C); thời gian hấp phụ khác nhau (10, 20, 30, 45, 60, 90, 120, 150 phút). Kết quả được trình bày ở hình 2. 0.2 0.3 0.3 0.4 0.4 0.5 0.5 0.6 0.6 0.7 0.7 0 50 100 150 200 Thời gian (phút) q ( m g /l ) 0.3 0.4 0.4 0.5 0.5 0.6 0.6 0.7 0.7 0.8 0.8 0 50 100 150 200 Thời gian (phút) q ( m g /l ) Hình 2. Sự phụ thuộc của hiệu suất hấp phụ vào thời gian đối với Cr(VI) (a) và Ni(II) (b) Bảng 2. Ảnh hưởng của pH đến hiệu suất hấp phụ Cr(VI) và Ni(II) của Mn-CB Ion pH Co (mg/l) Ccb (mg/l) q (mg/g) H (%) Ni(II) 1,05 52,081 24,854 0,681 52,278 2,03 52,081 23,468 0,715 54,939 3,06 52,081 21,960 0,753 57,835 4,02 52,081 20,914 0,779 59,843 5,00 52,081 19,309 0,819 62,925 6,02 52,081 17,631 0,861 66,147 Cr(VI) 1,05 51,390 25,759 0,641 49,875 1,98 51,390 23,693 0,692 53,896 3,04 51,390 25,124 0,657 51,111 4,06 51,390 26,852 0,613 47,749 5,05 51,390 28,258 0,578 45,013 6,03 51,390 30,888 0,513 39,895 Kết quả hình 2 cho thấy trong khoảng thời gian khảo sát từ 10 ÷ 150 phút thấy quặng mangan Cao Bằng hấp thụ khá tốt ion Ni(II), Cr(VI). Dung lượng hấp phụ đều tăng theo thời gian. Từ 10÷90 phút dung lượng hấp phụ tăng nhanh, từ 90 phút đến 150 phút tăng chậm và dần ổn định (quá trình hấp phụ đã đạt cân bằng). Từ đây xác định được thời gian đạt cân bằng hấp phụ đối với Cr(VI) và Ni(II) là 90 phút. Vũ Thị Hậu Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 128(14): 77 - 84 80 Ảnh hưởng của pH Tiến hành sự hấp phụ Cr(VI) và Ni(II) với khối lượng Mn-CB xác định (1,0g/25mL dung dịch); pH thay đổi từ 1 đến 6; nhiệt độ phòng (25±10C); thời gian hấp phụ 90 phút; nồng độ ban đầu dung dịch Cr(VI) là 51,390mg/l và Ni(II) là 52,081 mg/l. Kết quả được trình bày ở bảng 2 và hình 3. 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7 0.8 0 1 2 3 4 5 6 7 pH q ( m g /l ) 0.5 0.6 0.7 0.8 0.9 0 2 4 6 8 pH q ( m g /g ) Hình 3. Ảnh hưởng của pH đến dung lượng hấp phụ Cr(VI) (a) và Ni(b) của quặng Mn-CB Từ kết quả ở bảng 2 và hình 3 cho thấy: Đối với Ni(II): Trong khoảng pH từ 1÷ 6 thì dung lượng hấp phụ tăng và tăng khá nhanh trong khoảng pH từ 1 ÷ 4 và đạt các giá trị cao nhất trong khoảng pH từ 5 ÷ 6. Điều này có thể giải thích như sau: ở pH thấp, nồng độ ion H+ cao nên có sự cạnh tranh với cation kim loại trong sự hấp phụ, kết quả là làm giảm sự hấp phụ cation kim loại của Mn-CB. Tương tự, ở pH cao, nồng độ ion H+ giảm, trong khi nồng độ cation kim loại gần như không đổi bởi vậy quá trình hấp phụ cation kim loại ở đây có thể xảy ra phản ứng trao đổi ion H+ - M2+ (M: kim loại). Tuy nhiên, ở pH gần bằng 6 bắt đầu xuất hiện kết tủa Ni(OH)2. Do vậy, lựa chọn pH hấp phụ tốt nhất đối với ion Ni(II) là trong khoảng 5 đến 5,5. Giá trị này được sử dụng cho các thí nghiệm tiếp theo. Đối với Cr(VI): Trong khoảng pH từ 1÷ 2 thì dung lượng hấp phụ tăng. Khi pH tăng từ 2 ÷ 5 thì dung lượng hấp phụ của quặng Mn-CB giảm. Điều này có thể do ở pH thấp Cr(VI) tồn tại chủ yếu dạng HCrO4- và do đó xảy ra lực hút tĩnh điện giữa chất hấp phụ tích điện dương và các ion HCrO4- tích điện âm. Ngược lại, ở pH cao dung lượng hấp phụ của Mn-CB đối với Cr(VI) giảm là do sự cạnh tranh giữa CrO42- với ion OH- trong dung dịch. Vì vậy, chúng tôi chọn pH = 2 cho các thí nghiệm tiếp theo. Ảnh hưởng của nồng độ Cr(VI), Ni(II) ban đầu và xác định dung lượng hấp phụ cực đại Tiến hành sự hấp phụ Cr(VI) và Ni(II) với khối lượng Mn-CB xác định (1g/25mL dung dịch); pH của các dung dịch được điều chỉnh đến pH tối ưu như trình bày ở trên; nhiệt độ phòng (25±10C); thời gian hấp phụ 90 phút; nồng độ ban đầu các dung dịch Cr(VI) và Ni(II) khác nhau. Kết quả được trình bày ở bảng 3 và hình 4. Các kết quả thực nghiệm đã chứng tỏ hiệu suất hấp phụ của Mn-CB giảm khi nồng độ đầu của Cr(VI) và Ni(II) tăng. Điều này là hoàn toàn phù hợp với quy luật. Cũng từ các kết quả thực nghiệm này, dựa vào phương trình đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir dạng tuyến tính (hình 5) ta tính được dung lượng hấp phụ cực đại của Mn-CB đối với Cr(VI) là 1,692 mg/g, đối với Ni(II) là 1,845 mg/g. Kết quả này cho thấy Mn-CB có khả năng hấp phụ Ni(II) tốt hơn Cr(VI). Vũ Thị Hậu Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 128(14): 77 - 84 81 Bảng 3. Ảnh hưởng của nồng độ Cr(VI) và Ni(II) ban đầu đến hiệu suất hấp phụ của Mn-CB Cr(VI) Ni(II) Co (mg/L) Ce (mg/L) q (mg/g) H (%) Ce/q (g/l) Co (mg/L) Ce (mg/L) q (mg/g) H (%) Ce/q (g/l) 26,20 10,40 0,40 60,32 26,31 25,29 6,71 0,46 73,45 14,46 51,01 24,85 0,65 51,28 38,00 51,82 19,94 0,80 61,52 25,02 74,40 39,79 0,87 46,51 46,00 76,01 35,48 1,01 53,32 35,02 102,80 58,90 1,10 42,71 53,66 102,73 52,58 1,25 48,82 41,93 125,20 78,99 1,16 36,91 68,39 124,68 72,37 1,31 41,95 55,35 153,00 102,94 1,25 32,72 82,24 147,98 91,68 1,41 38,04 65,14 175,00 123,06 1,30 29,68 94,78 173,02 114,40 1,47 33,88 78,06 199,30 145,00 1,36 27,25 106,81 203,18 138,13 1,63 32,01 84,94 20 25 30 35 40 45 50 55 60 65 0 25 50 75 100 125 150 175 200 225 C(mg/L) H (% ) 20 30 40 50 60 70 80 0 25 50 75 100 125 150 175 200 225 C(mg/L) H (% ) Hình 4. Sự phụ thuộc hiệu suất hấp phụ vào nồng độ ban đầu Cr(VI) (a) và Ni(II) (b) y = 0.5909x + 21.39 R 2 = 0.9976 0 20 40 60 80 100 120 0 50 100 150 y = 0.5419x + 13.999 R2 = 0.991 0 20 40 60 80 100 0 50 100 150 Hình 5. Đường đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir dạng tuyến tính của Mn-CB đối với Cr(VI) (a) và Ni(II) (b) Động học hấp phụ Cr(VI), Ni(II) Bảng 4. Các số liệu hấp phụ Cr(VI) theo thời gian của Mn-CB t, phút 0 10 20 30 45 60 90 120 Ct, mg/L 51,39 37,51 34,18 31,86 29,02 26,91 24,70 24,62 H, % 0 27,00 33,49 38,01 43,53 47,64 51,93 52,09 qt, mg/g 0 0,35 0,43 0,49 0,56 0,61 0,67 0,67 Theo Lagergren [4], sự hấp phụ có thể xảy ra theo phương trình động học bậc 1:     11k dt d (3.1) Ce/q(g/l) Ce(mg/l) Ce/q(g/l) Ce(mg/l) Vũ Thị Hậu Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 128(14): 77 - 84 82 Nghĩa là, tốc độ hấp phụ tăng theo hàm bậc nhất của bề mặt tự do  1 (bề mặt chưa bị hấp phụ) Vì e t q q  qt:: dung lượng hấp phụ ở thời điểm t qe: dung lượng hấp phụ ở thời điểm cân bằng thay vào (3.1), ta có:  te qqk dt d  1  (3.2 ) Tích phân (3.2) ta được: ln(qe-qt) = lnqe – k1t (3.3) (3.3) được gọi là phương trình biểu kiến bậc 1 Lagergren. Hoặc sự hấp phụ có thể xảy ra theo phương trình động học bậc 2:  22 1    k dt d (3.4) Hoặc viết dưới dạng: ee t q t qkdt dq  2 2 1 ( 3.5) Dạng tích phân của phương trình (3.5) là: eet q t qkq t  2 2 1 (3.6) (3.6) được gọi là phương trình động học hấp phụ biểu kiến bậc 2. Sử dụng kết quả ở bảng 4, xây dựng đồ thị tương ứng của các phương trình (3.3) và (3.6) ta nhận được các đồ thị động học biểu kiến bậc 1 và biểu kiến bậc 2 đối với Cr(VI) như thể hiện trên hình 6. Từ hình 6 nhận thấy rằng sự hấp phụ Cr(VI) trên Mn-CB phù hợp với mô hình biểu kiến bậc 2 khá tốt (R2 >0,99) hơn là mô hình động học biểu kiến bậc 1 (R2 ~ 0,9). Tương tự như Cr(VI), Ni(II) cũng được nghiên cứu trong cùng điều kiện và phương pháp. Các kết quả về động học hấp phụ đối với Ni(II) được chỉ ra ở bảng 5. Sử dụng kết quả ở bảng 5, xây dựng đồ thị tương ứng của các phương trình (3.3) và (3.6) ta nhận được các đồ thị động học biểu kiến bậc 1 và biểu kiến bậc 2 đối với Ni(II) như thể hiện trên hình 7. y = -0.0262x - 0.0093 R2 = 0.8999 -3 -2.5 -2 -1.5 -1 -0.5 0 0 20 40 60 80 100 Thời gian (phút) lo g (q e- q t) y = 1.3x + 19.772 R2 = 0.9957 0 20 40 60 80 100 120 140 0 20 40 60 80 100 Thời gian (phút) t/ q t Hình 6. Động học hấp phụ biểu kiến bậc 1 (a) và biểu kiến bậc 2 (b) của Cr(VI) trên Mn – CB Bảng 5. Các số liệu hấp phụ Ni(II) theo thời gian của Mn-CB t, phút 0 10 20 30 45 60 90 120 Ct, mg/L 50,88 34,48 30,84 27,82 25,49 23,32 20,43 20,28 H, % 0 32,22 39,39 45,32 49,91 54,16 59,85 60,14 qt, mg/g 0 0,41 0,50 0,58 0,63 0,69 0,76 0,76 Từ hình 7 nhận thấy rằng sự hấp phụ Ni(II) trên Mn-CB cũng xảy ra với động học biểu kiến bậc 2 với độ tin cậy cao (R2 >0,99). KẾT LUẬN Đã nghiên cứu một số đặc trưng của Mn-CB, kết quả nhiễu xạ tia X cho biết trong Mn-CB mangan oxit tồn tại ở dạng alpha; theo phương pháp BET diện tích bề mặt riêng của Mn-CB là 44 m2/g; đã xác định được điểm đẳng điện của Mn-CB là 6,3. (a) (b) Vũ Thị Hậu Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 128(14): 77 - 84 83 Sự hấp phụ Cr(VI) và Ni(II) của Mn-CB đã được nghiên cứu dưới các điều kiện thí nghiệm khác nhau. Kết quả thu được: - Thời gian đạt cân bằng hấp phụ là 90 phút đối với cả Cr(VI) và Ni(II). - Theo mô hình đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir xác định được dung lượng hấp phụ cực đại đối với Cr(VI) là 1,692 mg/g; đối với Ni(II) là 1,845 mg/g. - Trong cùng điều kiện thí nghiệm Mn-CB có khả năng hấp phụ Ni(II) tốt hơn Cr(VI). - Sự hấp phụ Cr(VI) và Ni(II) trên Mn-CB đều tuân theo quy luật động học biểu kiến bậc 2. y = -0.0235x - 0.0324 R2 = 0.898 -3 -2.5 -2 -1.5 -1 -0.5 0 0 20 40 60 80 100 Thời gian (phút) lo g (q e -q t) y = 1.1604x + 16.107 R2 = 0.9954 0 20 40 60 80 100 120 0 20 40 60 80 100 Thời gian (phút) t/ q t Hình 7. Động học hấp phụ biểu kiến bậc 1 (a) và biểu kiến bậc 2 (b) của Ni(II) trên Mn – CB TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Văn Cần, Phạm Hồng Huấn, Trần Anh Ngoan, Hoàng Đức Ngọc, Nguyễn Hùng Quốc (1993), Địa chất các mỏ khoáng công nghiệp, Nhà xuất bản Đại học mỏ địa chất, Hà Nội. 2. Vũ Thị Hậu, Vũ Ngọc Duy, Cao Thế Hà (2010), “Khảo sát hoạt tính xúc tác của một số quặng tự nhiên trong phản ứng ôxi hoá pha lỏng xử lý thuốc nhuộm hoạt tính”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Viện khoa học & Công nghệ Việt Nam,Tập 48 (2A), tr. 235 – 242. 3. Đỗ Trà Hương (2010), “Nghiên cứu khả năng hấp phụ ion Cu(II), Ni(II) của than bùn Việt Yên- Bắc Giang”, Tạp chí phân tích Hoá, Lý và Sinh học, Tập 15, tr.150-154. 4. Hà Thị Hồng Hoa, Vũ Trường Thành, Trần Văn Hùng, Đặng Kim Chi, Nguyễn Hữu Phú (2012), “Nghiên cứu sự hấp phụ của một số ion kim loại nặng (Me2+) trên vật liệu bentonit – Phần 2. Động học hấp phụ”, Tạp chí Xúc tác và Hấp phụ, Tập 1 (1), tr. 122-128. 5. Ngô Thị Mai Việt (2013), “Đánh giá khả năng hấp phụ Fe(III), Cr(VI) của các vật liệu đá ong biến tính”, Tạp chí phân tích Hoá, Lý và Sinh học, Tập 19 (2), tr.23-32. 6. Aghdas Heidari, Habibollah Younesi, Zahra Mehraban, Harri Heikkinen (2013), “Selective adsorption of Pb(II), Cd(II), and Ni(II) ions from aqueous solution using chitosan - MAA nanoparticles”, International Journal of Biological Macromolecules, 61, pp. 251 – 263. 7. LiHui Huang, Yuan Yuan Sun, Tao Yang, Li Li (2011), “Adsorption behavior of Ni(II) on lotus stalks derived active carbon by phosphoric acid activatio”, Desalination, 268, pp. 12 – 19 8. V.X.KRAXULIN, biên tập Nguyễn Như Mai (1981), Sách tra cứu của nhà kỹ thuật địa chất, Nhà xuất bản Khoa học & Kỹ thuật 70 – Trần Hưng Đạo, Hà Nội. 9. (a) (b) Vũ Thị Hậu Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 128(14): 77 - 84 84 SUMMARY RESEARCH ON THE ADSORBABILITY OF Cr(VI) AND Ni (II) ON CAO BANG MANGANESE ORE Vu Thi Hau* College of Education - TNU This report shows research results of adsorbability of Cr(VI) and Ni(II) of Cao Bang manganese ore as adsorbent desiccant. Experiments were done with the following parameters: the mass of absorbent desiccant: 1.0g; the volume of Cr(VI) or Ni(II) solution: 25mL; shaking speed: 200 rounds/minute; time to reach adsorption equilibrium of both above ion were 90 minutes at room temperature (25±10C). The best adsorption pH for Ni(II) was 5 – 5.5, for Cr(VI) was 2.0. The result shows that, the adsorption according to model Langmuir adsorption isotherm, the maximum adsorption capacity of Cao Bang manganese ore for Cr(VI) was 1.692 mg/g and for Ni(II) was 1.845 mg/g. Key words: adsorption, Cr(VI), Ni(II), Cao Bang manganese ore Ngày nhận bài:05/9/2014; Ngày phản biện:19/9/2014; Ngày duyệt đăng: 25/11/2014 Phản biện khoa học: TS. Trương Thị Thảo – Trường Đại học Khoa học - ĐHTN * Tel: 0917 505976, Email: vuthihaukhoahoa@gmail.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbrief_48363_52279_49201521345513_3939_2046487.pdf
Tài liệu liên quan