1. Kết luận:
- Về kết cấu vàng câu: Chọn vàng câu có
chiều dài 7.500m, số lượng thẻo câu 15.00
thẻo, khoảng cách giữa các thẻo câu là 5m, số
lượng phao ganh 1.500 phao; khóa xoay liên
kết dây triên chính 1.500 cái, móc kẹp giữa dây
trên và thẻo câu 1.500 cái. Các bộ phận khác
của cấu tạo vàng câu chọn lựa như thống kê
ở bảng 1.
- Về vật liệu chế tạo ngư cụ:
+ Dây triên chính: Sử dụng cước PA,
đường kính 1,8mm.
+ Dây thẻo: Sử dụng cước PA, đường kính
0,9mm.
+ Chì: Hình trụ tròn, xâu chì có 7 viên chì
kết lại với nhau, trọng lượng 0,14kg.
+ Khóa xoay, móc kẹp: Vật liệu bằng Inox,
bảo đảm chất lượng, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật
(Bảng 1).
+ Phao ganh: Vật liệu PVC, hình trụ tròn,
kín nước.
7 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 23/03/2022 | Lượt xem: 219 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu hoàn thiện vàng câu tầng đáy khai thác mực vùng biển ven bờ tỉnh Khánh Hòa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2016
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 55
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC
NGHIÊN CỨU HOÀN THIỆN VÀNG CÂU TẦNG ĐÁY KHAI THÁC
MỰC VÙNG BIỂN VEN BỜ TỈNH KHÁNH HÒA
COMPLETE THE LONGLINES TO CATCH THE SQUID IN BOTTOM
OF COASTAL WATERS IN KHANH HOA PROVINCE
Trần Đức Phú1
Ngày nhận bài: 14/01/2016; Ngày phản biện thông qua: 09/03/2016; Ngày duyệt đăng: 15/6/2016
TÓM TẮT
Nghề khai thác mực bằng câu vàng tầng đáy là nghề đang được ngư dân ở các tỉnh Tây Nam Bộ sử dụng
rất hiệu quả ở vùng nước xa bờ. Đối với vùng nước ven bờ, đến thời điểm hiện nay chỉ có 01 nghiên cứu ứng
dụng vàng câu tầng đáy để khai thác mực vùng ven bờ tỉnh Quảng Ninh với những cải tiến cơ bản về cấu trúc
vàng câu phù hợp với địa hình vùng biển và mang lại hiệu quả cao. Bài báo này trình bày nghiên cứu hoàn
thiện vàng câu khai thác mực tầng đáy phù hợp với điều kiện tự nhiên, địa hình cũng như các yếu tố thủy văn
của vùng biển ven bờ tỉnh Khánh Hòa góp phần vào việc đảm bảo sinh kế, bảo vệ nguồn lợi và hệ sinh thái
vùng nước ven bờ. Với 3 đợt tổ chức sản xuất thử nghiệm vàng câu mực tầng đáy tại ngư trường vùng ven bờ
tỉnh Khánh Hòa, kết quả nghiên cứu đã hoàn thiện được vàng câu khai thác mực tầng đáy bao gồm chiều dài
vàng câu là 7.500m, số lượng thẻo câu là 1.500 thẻo làm bằng vật liệu PA với đường kính 0,90mm, khoảng
cách giữa các dây thẻo là 5m, số lượng xâu chì: 1.500 xâu với trọng lượng là 0,14kg/xâu; các móc xoay liên
kết được chế tạo bằng vật liệu Inox.
Từ khóa: Câu vàng, khai thác bền vững
ABSTRACT
The catching of squid by longlines is type of the fi shing gear which was used effi ciently by fi shers in the
offshore in Southwest of Vietnam. Meanwhile, in inshore areas, there was only one case study to apply this
fi shing gear in Quang Ninh province. With many structural innovations of longlines, it took much more
economic consequence as well as improving livelihood. This paper reports the researching to complete
the longlines to catch squid which live in the depth fl oor with some of innovations to appropriate with the
tophography, hydrology of the coastal areas in Khanh Hoa province. By doing this, the livelihood be enhanced,
protect ocean environment and coastal waters. With three experiments on the sea, the structural longlines
were completed to catch squid in coastal waters in Khanh Hoa, including the length of longlines is 7.500m,
the number of branch lines 1.500 units with 0,90milimets diameter made by PA plastic, 0,14kg wight of several
blacklead chains. In addition to the innovitions, the using of Inox material to make the connectors between
segments of main lines, and the main lines with branch lines.
Keywords: longlines, sustainable fi shing
1 Viện Khoa học và Công nghệ khai thác thủy sản – Trường Đại học Nha Trang
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2016
56 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đối với lĩnh vực thủy sản, vấn đề đang
được quan tâm hiện nay là sự cạn kiệt
nguồn lợi ven bờ mà nguyên nhân chính
là do khai thác tận thu từ một số lượng lớn
các đội tàu có công suất dưới 90CV. Cường
lực khai thác mạnh cùng với việc sử dụng
các phương pháp khai thác hủy diệt đã ảnh
hưởng trầm trọng đến hệ sinh thái của vùng
nước ven bờ [4].
Tính đến năm 2014, toàn tỉnh Khánh Hòa
hiện có trên 10.000 tàu cá các loại, tập trung
chủ yếu ở các địa phương ven biển là Vạn
Ninh, Ninh Hòa, Cam Lâm, Cam Ranh và Nha
Trang. Trong đó, chỉ hơn 12% số tàu thuyền đủ
điều kiện khai thác xa bờ (công suất từ 90CV
trở lên), còn lại hơn 8.500 là tàu cá nhỏ hoạt
động ở vùng ven bờ và vùng lộng [2,4]. Số
lượng lớn tàu thuyền công suất nhỏ này tạo ra
một áp lực lớn lên môi trường và nguồn lợi ven
bờ tỉnh Khánh Hòa, chưa kể một bộ phận khai
thác với các nghề mang tính hủy diệt nguồn lợi
như lưới kéo, lờ dây, xiệc điện,... đã khiến cho
nguồn lợi thủy sản ven bờ trở nên cạn kiệt, ảnh
hưởng trực tiếp đến môi trường sinh thái và
thu nhập của cộng đồng ngư dân.
Để hạn chế áp lực đối với vùng nước ven
bờ, nghề cá Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu
triển khai ứng dụng các nghề khai thác mang
tính chọn lọc, thân thiện với môi trường nhằm
bảo vệ nguồn lợi cũng như hệ sinh thái vùng
nước ven bờ, trong đó có nghề câu vàng khai
thác mực tầng đáy. Với ưu điểm là quy trình
chế tạo ngư cụ đơn giản, khai thác hoàn toàn
bằng thủ công, nghề câu vàng tầng đáy đã
được nghiên cứu hoàn thiện để khai thác tại
vùng biển Quảng Ninh [1], Bến Tre [3] mang lại
hiệu quả kinh tế cao.
Do đó, việc áp dụng nghề câu vàng khai
thác mực tầng đáy cho vùng biển ven bờ tỉnh
Khánh Hòa là hết sức cần thiết nhằm bảo vệ
nguồn lợi ven bờ và là cơ sở chuyển đổi nghề
khai thác, giải quyết các vấn đề về môi trường
cấp bách hiện nay cho nghề cá tỉnh Khánh Hòa.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, chúng tôi
tiến hành chọn vàng câu mẫu xuất xứ từ đề
tài của tỉnh Quảng Ninh cùng với việc khảo
sát các yếu tố về địa hình, khí tượng thủy văn
vùng ven bờ tỉnh Khánh Hòa để thử nghiệm và
hoàn thiện vàng câu khai thác mực có hiệu quả
cho vùng biển này.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu: Hoàn thiện vàng
câu khai thác mực tầng đáy gồm: Dây triên
chính, dây thẻo câu, trọng lượng xâu chì và
phao ganh.
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Lựa chọn vàng câu mẫu: Dựa vào vàng
câu mẫu, tiến hành chế tạo vàng câu mới phù
hợp với tàu thuyền, ngư trường, trình độ của
ngư dân để thử nghiệm trên vùng biển Khánh
Hòa. Cấu tạo tổng thể vàng câu như hình 1.
Hình 1. Bản vẽ kỹ thuật vàng câu thử nghiệm lần 1
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2016
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 57
2.2. Phương pháp tổ chức đánh bắt thử nghiệm
- Địa điểm bố trí thực nghiệm: Tiến hành
3 đợt thử nghiệm tại vùng biển ven bờ tỉnh
Khánh Hòa, có độ sâu từ 30 đến 40m.
- Phương tiện thử nghiệm: Gồm 02 vàng
câu được bố trí trên 01 tàu có công suất 145CV
với đầy đủ các trang thiết bị như hải đồ, máy
định vị và máy đo sâu dò cá.
- Phương pháp tiến hành:
Thử nghiệm lần 1: Theo dõi về độ ổn định
của vàng câu trong nước gồm: Độ bền của dây
triên chính, số lượng dây thẻo bị rối, bị đứt,
trọng lượng xâu chì và sản lượng theo từng
thành phần loài trong các mẻ lưới. Tổng số mẻ
câu khai thác trong đợt thử nghiệm lần 1 là 18
mẻ gồm 02 chuyến biển trong khoảng thời gian
là 23 ngày. Sơ đồ vàng câu thử nghiệm được
bố trí như hình 1.
Thử nghiệm lần 2: Sử dụng xâu chì có trọng
lượng 0,14kg thay cho xâu chì có trọng lượng
0,1kg để hạn chế số lượng thẻo câu bị rối và
đảm bảo thẻo câu hoạt động đúng độ sâu khai
thác. Vàng câu trong đợt thử nghiệm lần 2 với
chiều dài không đổi (7.500m), số lượng thẻo câu
là 1.500 thẻo; trong đó 750 thẻo câu trang bị xâu
chì trọng lượng 0,1kg và 750 thẻo câu có xâu chì
trọng lượng 0,14kg. Hai loại thẻo câu này được
lắp đặt xen kẽ theo quy cách cứ 10 thẻo xâu chì
0,1kg kết hợp với 10 thẻo có xâu chì 0,14kg cho
đến kết thúc vàng câu. Tổng số mẻ câu của đợt
thử nghiệm lần 2 là 16 mẻ, gồm 02 chuyến biển
trong khoảng thời gian là 20 ngày.
Phương pháp đánh giá hiệu quả của 02
loại xâu chì có trọng lượng khác nhau này là
dựa vào: (1) số lượng thẻo câu bị rối theo từng
loại; (2) sản lượng khai thác được trong tổng
số mẻ câu khai thác theo từng loại thẻo câu
được tính theo công thức (SL) = x Tổng
số mẻ câu (2-1) [5], trong đó: SL: sản lượng
khai thác của chuyến biển; là năng suất
trung bình chung của cả chuyến biển (kg/100
lưỡi/mẻ câu); (2-2). Với N
là số mẻ câu an toàn, bao gồm cả các mẻ có
sản lượng bằng không; n là số mẻ câu có sản
lượng khác không.
Bảng 1. Bảng thống kê vật liệu 1 vàng câu thử nghiệm lần 1
TT Tên chi tiết Vật liệu Đơn vị tính Số lượng Quy cách
1 Dây chính PA Mono m 7500 Ф1,80mm
2 Thẻo câu trên PA Mono m 1.500x28 Ф0,90mm
3 Thẻo câu dưới PA Mono m 1.500x2 Ф0,90mm
4 Dây phao ganh PE m 1.500x11 Ф4mm
5 Mồi câu giả PVC Chiếc 1500 L = 140mm
6 Hạt cườm tạo nút liên kết PVC Chiếc 1.500x2 Ф5mm
7 Khóa xoay thẻo câu Inox Chiếc 1.500x2 L = 30mm
8 Móc kẹp Inox Chiếc 1.500 L = 35mm
9 Phao ganh PVC Quả 1.500 L400, Ф100
10 Chì Pb Viên 1.500x5 200g
11 Phao cờ
- Dây phao cờ PE m 15x16 Ф4mm
- Thân cờ Tre Chiếc 15 LxФ = 3mx30mm
- Phao PVC Quả 15x2 PL300
- Vật nặng Xi măng Khối 15 5kg
- Đèn chớp PVC Chiếc 15 3V, đỏ
- Lá cờ Vải Chiếc 15 300mmx700mm
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2016
58 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Thử nghiệm lần 3: Sử dụng đoạn thẻo câu
dưới bằng vật liệu Inox nhằm hạn chế số hiện
tượng thẻo câu bị đứt do cá nóc cắn. Chiều
dài vàng câu trong đợt thử nghiệm lần 3 không
đổi (7.500m), trong 1.500 thẻo câu có 750 thẻo
cước với trọng lượng chì là 0,14kg/thẻo và
750 thẻo câu có đoạn thẻo câu dưới là vật liệu
Inox. Hai loại thẻo câu này được lắp đặt xen
kẽ theo qui cách cứ 10 thẻo câu vật liệu cước
có trọng lượng 0,14kg kết hợp với 10 thẻo câu
vật liệu Inox có trọng lượng xâu chì 0,14kg cho
đến kết thúc vàng câu. Số mẻ lưới được khai
thác trong đợt thử nghiệm lần 3 là 16 mẻ, trong
khoảng thời gian là 20 ngày gồm 02 chuyến
biển.
Phương pháp đánh giá hiệu quả của 02
loại thẻo câu với 02 vật liệu khác nhau này là
dựa vào: (1) số lượng thẻo câu có đoạn dưới
bị đứt theo từng loại; (2) sản lượng khai thác
được trong tổng số mẻ câu khai thác theo từng
loại thẻo câu được tính theo công thức (2-1) và
(2-2). Ngoài ra, trong đợt thử nghiệm này, độ
bền của dây triên chính, các móc xoay liên kết,
lực nổi phao ganh và sản lượng theo thành
phần loài của từng mẻ lưới cũng được quan
sát. Sơ đồ bố trí vàng câu thực nghiệm lần 3
như hình 3.
Ngoài ra, đợt thử nghiệm thứ 2 cũng theo dõi số lượng thẻo câu có phần dưới bị đứt và xác định
nguyên nhân để tiến hành giải pháp hoàn chỉnh tiếp theo. Sơ đồ bố trí vàng câu thực nghiệm lần 2
như hình 2:
Hình 2. Vàng câu thử nghiệm lần 2 Hình 3. Vàng câu thử nghiệm lần 3
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Bảng 2. Sản lượng khai thác của vàng câu trong 3 đợt thử nghiệm
Đợt thử nghiệm
Tổng sản lượng mực (kg)
Số thẻo câu
hoạt độngTổng Thẻo câu loại (A) Thẻo câu loại (B)
Đợt 1
Tổng 362 - 362 22.475 2,9
Trung bình 35,6 - 35,6 1.249 2,9
Đợt 2
Tổng 360,2 215 145,2 10.735 3,36
Trung bình 45 26 18 1.341 3,36
Đợt 3
Tổng 300,5 280 20,5 15.156 2,0
Trung bình 27,3 25,5 1,9 1.378 2,0
(Theo câu loại A là thẻo câu có xâu chì trọng lượng 1,4kg thử nghiệm đợt 2 và đợt 3. Thẻo câu loại B là thẻo câu có xâu
chì trọng lượng 1,0kg thử nghiệm đợt 1 và đợt 2. Ngoài ra, thẻo câu loại A cũng là thẻo câu có đoạn thẻo dưới bằng vật liệu
Inox thử nghiệm đợt 3).
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2016
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 59
1. Kết quả thử nghiệm lần 1
- Sản lượng khai thác: Năng suất khai thác
trung bình đạt 2,9kg/100 thẻo câu trong tổng
số 1.249 thẻo câu của một mẻ lưới, sản lượng
khai thác trung bình của mỗi mẻ câu là 35,6kg
(bảng 2).
- Tỷ lệ thẻo câu hoạt động: Số thẻo câu
trung bình có tác dụng đánh bắt là 1.249 thẻo
(chiếm 83%), số thẻo câu trung bình bị đứt và
rối trong một mẻ câu là 251 thẻo (chiếm 17%)
(bảng 3).
- Tỷ lệ thẻo câu bị đứt và rối: Trong tổng số
thẻo câu không có tác dụng đánh bắt (không
hoạt động), số thẻo câu trung bình bị đứt là 88
thẻo/mẻ, chiếm 35%; số thẻo câu trung bình bị
rối chiếm 65% (trung bình 164 thẻo/mẻ). Trong
tổng số thẻo câu bị rối, có 50% số thẻo câu bị
rối khi thả câu, số còn lại là do dòng chảy. Phần
lớn số thẻo câu bị đứt thường xảy ra ở đoạn
dưới của thẻo (tính từ chì đến rường câu) với
số lượng 68 thẻo/mẻ, chiếm 77,3% và 20 thẻo
câu bị đứt ở đoạn còn lại, chiếm 22,7% trong
tổng số thẻo bị đứt.
Số lượng thẻo câu mất tác dụng trong
quá trình đánh bắt khoảng 17% so với tổng số
thẻo câu hoạt động, làm giảm sản lượng của
mẻ câu. Số thẻo câu trung bình bị rối chiếm
khoảng 65% trong tổng số thẻo câu bị hư
(không hoạt động). Trong hội thảo khoa học
lần 1, các chuyên gia đều có chung nhận định
là do trọng lượng chì của thẻo câu nhẹ làm cho
các thẻo câu hoạt động không ổn định dẫn đến
bị rối. Do đó, cần phải điều chỉnh lượng chì
lên 0,14kg và tiến hành kiểm tra trong đợt thử
nghiệm tiếp theo.
- Tình trạng hoạt động của phụ tùng vàng
câu (khóa xoay, móc kẹp, phao ganh): Số
lượng khóa xoay liên kết các đoạn dây triên
chính bị đứt không đáng kể (có 27 khóa xoay bị
đứt trong chuyến thử nghiệm, chiếm 0,2% số
lần bị đứt/mẻ câu). Khóa xoay giữa dây triên
với dây thẻo đảm bảo độ bền, không làm rối
thẻo câu, không bị đứt. Phao ganh đảm bảo
lực nổi, ổn định được độ sâu của vàng câu
trong nước.
- Doanh thu và lợi nhuận chuyến biển: Số
thẻo câu bị đứt không chỉ ảnh hưởng đến năng
suất khai thác mà còn ảnh hưởng đến hiệu quả
khai thác của chuyến biển. Chi phí để tu bổ và
sửa chữa thẻo câu bị đứt và rối của vàng câu
Bảng 3. Tình trạng hoạt động của vàng câu trong 3 đợt thử nghiệm
Đợt thử nghiệm
Số thẻo câu bị hư
Tổng số thẻo
câu hoạt
động
Đứt Rối
Tổng
Số lượng % Số lượng %
Đợt 1
Tổng 1.580 35 2.945 65 4.525 22.475
Trung bình 88 35 163 65 251 1.249
Đợt 2
Tổng 569 45,5 696 54,5 1.265 10.735
Trung bình 71 45,5 87 54,5 158 1.341
Đợt 3
Tổng 302 32,6 1.041 77,4 1.344 15.156
Trung bình 40 32,6 82 77,4 122 1.378
Bảng 4. Chi phí, doanh thu và lợi nhuận của 3 đợt thử nghiệm
Đợt thử nghiệm Doanh thu (1000đ)
Chi phí (1000đ)
Lợi nhuận (1000đ)Sửa chữa
vàng câu
Chi phí khác
(dầu, nước đá,
nhu yếu phẩm)
Tổng
Đợt 1 84,673 26,612 34,640 61,252 23,420
Đợt 2 112,658 20,963 34,400 55,363 57,296
Đợt 3 96,813 12,002 33,840 45,842 50,971
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2016
60 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
chiếm 43,45% tổng chi phí của chuyến biển và
chiếm 73% so với tổng doanh thu (bảng 4).
2. Kết quả thử nghiệm lần 2
- Sản lượng khai thác: Sản lượng trung
bình tính trên 100 thẻo câu là 3,36kg, sản
lượng trung bình trên 01 mẻ câu là 45kg; trong
đó sản lượng khai thác thu được từ thẻo câu
trang bị xâu chì 0,14kg là 26kg, thẻo câu trang
bị xâu chì 0,1kg là 18kg (bảng 2).
Việc tăng trọng lượng chì trên thẻo câu (7
viên chì 0,14kg) cho hiệu quả khai thác mực
cao hơn so với thẻo câu thử nghiệm lần đầu.
Năng suất khai thác của thẻo câu tăng trọng
lượng chì đạt 26kg/mẻ, trong khi đó, thẻo câu
trọng lượng chì 0,1kg chỉ đạt 18kg/mẻ. Ngoài
ra, việc sử dụng xâu chì nặng cũng hạn chế
được hiện tượng rối thẻo câu (chỉ có 6% trong
tổng số thẻo câu bị rối).
- Tỷ lệ thẻo câu hoạt động: Số thẻo câu
trung bình có tác dụng đánh bắt trong một mẻ
câu là 1.342 thẻo, chiếm gần 90% tổng số thẻo
câu của vàng câu. Trong khi đó, số thẻo câu
trung bình bị hư là 158 thẻo, chiếm 10% tổng
số thẻo câu của vàng câu. Trong tổng số thẻo
câu bị đứt và rối của đợt thử nghiệm lần 2, có
45,5% số thẻo câu bị đứt, 54,5% bị rối. Trong
số thẻo câu bị rối có 94% thẻo câu có trọng
lượng chì 0,1kg và 6% thẻo câu có trọng lượng
chì 0,14kg (bảng 3).
Số thẻo câu bị đứt ở đoạn dưới của thẻo
tiếp tục xảy ra như thử nghiệm lần đầu, đây
có thể là do ma sát giữa thẻo câu với nền đáy
hoặc có thể do cá nóc cắn.
- Doanh thu và lợi nhuận: Tổng chi phí
chiếm khoảng 49% so với doanh thu của
chuyến biển; trong đó chi phí dùng cho sửa
chữa và thay mới thẻo câu (gồm cước và
mồi giả) chiếm khoảng 37%, các chi phí khác
chiếm 63% (bảng 4).
- Tình trạng hoạt động của phụ tùng vàng
câu (khóa xoay, móc kẹp, phao ganh): Số
lượng khóa xoay liên kết các đoạn dây triên
chính có 1 lần bị đứt trong tổng số 16 mẻ câu
khai thác (chiếm 0,15% số lần bị đứt/mẻ câu).
Các khóa xoay, móc kẹp liên kết giữa dây triên
và dây thẻo đảm bảo được độ bền, ít sửa chữa
hoặc thay thế (chiếm 2%/ vàng câu). Phao
ganh đảm bảo lực nổi, ổn định được độ sâu
của vàng câu trong nước.
Qua thực tế 2 lần đánh bắt thử nghiệm kết
hợp với ý kiến của các chuyên gia tại hội thảo
khoa học lần 2, chúng tôi tiếp tục điều chỉnh
thông số vàng câu và các phụ tùng để thử
nghiệm lần 3.
3. Kết quả thử nghiệm lần 3
- Sản lượng khai thác: Sản lượng khai thác
trung bình của mẻ câu là 27,3kg, trong đó sản
lượng trung bình của thẻo câu bằng cước là
25,5kg (chiếm 93,2% sản lượng trung bình
của mẻ câu) và thẻo câu bằng Inox là 1,9kg
(chiếm 6,8%). Số thẻo câu trung bình có tác
dụng đánh bắt của vàng câu là 1.378 thẻo, sản
lượng trung bình/100 thẻo câu của 01 mẻ câu
là 2,0kg (bảng 2).
- Tỷ lệ thẻo câu hoạt động: Số thẻo câu
trung bình có tác dụng đánh bắt của vàng câu
là 1.378 thẻo, chiếm 92% tổng số thẻo câu của
vàng câu, số thẻo câu trung bình không có tác
dụng đánh bắt là 122 thẻo (chiếm 8,2%); trong
đó có 82 thẻo câu bị rối (chiếm 77,4%), 40 thẻo
bị đứt (chiếm 32,6%). Trong 40 thẻo câu bị đứt,
số thẻo câu bằng cước chiếm đến 98% so với
số thẻo câu bằng Inox.
Tuy nhiên, việc áp dụng thẻo câu Inox làm
cho mồi giả bị cứng, không mềm mại bằng
cước nên sản lượng khai thác giảm, năng suất
khai thác trung bình của mẻ câu còn 2kg/100
thẻo câu, đạt 59% so với thử nghiệm lần 2.
Hiệu quả khai thác của thẻo câu bằng Inox chỉ
đạt 6,8% so với thẻo câu bằng cước.
- Doanh thu và lợi nhuận: Chi phí tu bổ,
sửa chữa, thay mới rường câu cho mỗi mẻ câu
trung bình khoảng 26% so với tổng chi phí; lợi
nhuận thu được từ đợt thử nghiệm khoảng
53% (bảng 4).
- Tình trạng hoạt động của phụ tùng vàng
câu (khóa xoay, móc kẹp, phao ganh): Hoạt
động của các khóa xoay, móc kẹp liên kết
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2016
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 61
đảm bảo độ bền, không bị đứt hay xoắn trong
quá trình khai thác. Phao ganh đảm bảo lực
nổi, không bị hư hỏng.
Căn cứ vào sản lượng đánh bắt của 2 loại
thẻo câu sử dụng vật liệu cước và Inox, kết
hợp lợi nhuận thu được từ các chuyến biển
cho thấy thẻo câu bằng cước có hiệu quả kinh
tế cao hơn so với thẻo câu Inox. Do đó, việc sử
dụng loại thẻo câu bằng cước để hoàn thiện
công nghệ và đưa vào sản xuất là hợp lý và có
tính khả thi cao.
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
- Về kết cấu vàng câu: Chọn vàng câu có
chiều dài 7.500m, số lượng thẻo câu 15.00
thẻo, khoảng cách giữa các thẻo câu là 5m, số
lượng phao ganh 1.500 phao; khóa xoay liên
kết dây triên chính 1.500 cái, móc kẹp giữa dây
trên và thẻo câu 1.500 cái. Các bộ phận khác
của cấu tạo vàng câu chọn lựa như thống kê
ở bảng 1.
- Về vật liệu chế tạo ngư cụ:
+ Dây triên chính: Sử dụng cước PA,
đường kính 1,8mm.
+ Dây thẻo: Sử dụng cước PA, đường kính
0,9mm.
+ Chì: Hình trụ tròn, xâu chì có 7 viên chì
kết lại với nhau, trọng lượng 0,14kg.
+ Khóa xoay, móc kẹp: Vật liệu bằng Inox,
bảo đảm chất lượng, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật
(Bảng 1).
+ Phao ganh: Vật liệu PVC, hình trụ tròn,
kín nước.
2. Kiến nghị
- Tiếp tục triển khai vàng câu trên tàu cá có
công suất từ 20 - 45CV để rút ngắn thời gian
chuyến biển, thuận lợi trong quá trình nhân
rộng mô hình, chuyển giao công nghệ.
- Tiếp tục nghiên cứu triển khai câu vàng
tầng đáy khai thác ở vùng biển khơi tỉnh Khánh
Hòa (≥ 24 hải lý) để kết hợp vừa thăm dò ngư
trường khai thác mực, vừa tránh được ảnh
hưởng của nghề lưới kéo trong quá trình khai
thác ven bờ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Quảng Ninh, 2013. Hoàn thiện và chuyển giao công nghệ
khai thác mực bằng câu vàng tầng đáy vùng biển Quảng Ninh.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2013, 2014. Báo cáo tổng kết ngành thủy sản tỉnh Khánh Hòa.
3. Hoàng Văn Tính, 2014. Nghiên cứu ứng dụng nghề câu vàng tầng đáy cho tỉnh Bến Tre.
4. Viện Khoa học và Công nghệ khai thác thủy sản - Trường Đại học Nha Trang, 2012. Điều tra thực trạng bảo quản
sản phẩm khai thác trên tàu cá xa bờ và đề xuất giải pháp.
Tiếng Anh
5. Jihoon Lee, Chun-Woo Lee, Ludvig Karlsen, 2011. Sea trials and application of a numerical method for the
analysis of the ocean current displacement phenomena of demersal longlines.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_hoan_thien_vang_cau_tang_day_khai_thac_muc_vung_b.pdf