Leguminous crops, including peanut, black bean and soybean were intercropped with maize (ver. LVN99) on a sloping area of Van Chan district, Yen Bai province to evaluate the effectiveness regarding growth and development of maize, soil and weed control as well as the changes in soil chemical properties in comparison with the conventional monocropping of maize. The results showed that intercropping maize with black bean and soybean resulted in the increased growth and yield of maize. Additionally, reduced soil erosion, weed development and increased soil fertility were evident. Of those, intercropping between maize and soybean was the most effective treatment with an increase of 0.162 ton/ha compared to the control treatment.
5 trang |
Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 517 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu hiệu quả của việc trồng xen một số cây che phủ họ đậu trong canh tác cây ngô trên đất dốc tại Yên Bái, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hà Minh Tuấn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 85(09)/1: 93 - 97
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 93
NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ CỦA VIỆC TRỒNG XEN MỘT SỐ CÂY CHE PHỦ
HỌ ĐẬU TRONG CANH TÁC CÂY NGÔ TRÊN ĐẤT DỐC TẠI YÊN BÁI
Hà Minh Tuân*, Nguyễn Minh Tuấn, Nguyễn Viết Hưng
Trường ĐH Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Các cây họ đậu gồm lạc, đậu đen và đậu tƣơng đƣợc trồng xen trên nƣơng ngô (LVN99) tại Văn
Chấn, Yên Bái để đánh giá hiệu quả về sinh trƣởng, phát triển cây ngô, khả năng hạn chế xói mòn,
cỏ dại và cải thiện hoá tính đất so với phƣơng thức trồng ngô thuần truyền thống. Kết quả nghiên
cứu cho thấy, việc trồng xen các cây đậu đen và đậu tƣơng đều có hiệu quả hỗ trợ cây trồng chính
sinh trƣởng, đồng thời tăng năng suất, hạn chế xói mòn, cỏ dại và tăng hàm lƣợng dinh dƣỡng
trong đất so với công thức trồng ngô thuần. Trong đó, công thức trồng xen ngô với đậu tƣơng cho
hiệu quả cao nhất, làm tăng năng suất ngô lên 16,2 tạ/ha.
Từ khóa: Cây che phủ, cây ngô, xói mòn, trồng xen.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây ngô (Zea mays L.) là một loại cây ngũ
cốc quan trọng trên thế giới và Việt Nam,
thuộc họ hoà thảo (Poaceae) (PBO 1994;
OGTR 2008; Phan Thị Vân 2010). Là một
trong những loại cây trồng có giá trị kinh tế,
thƣơng mại và năng suất cao, với năng suất
trung bình trên toàn thế giới khoảng trên 4,0
tấn/ha (Paliwal 2000a; Farnham et al. 2003).
Ngoài ra, ngô là một loại cây trồng có khả
năng thích ứng khá cao với các điều kiện môi
trƣờng và độ cao khác nhau, đóng vai trò
quan trọng trong việc cung cấp lƣơng thực
cho ngƣời (OGTR 2008), làm thức ăn chăn
nuôi (Paliwal 2000b; Farnham et al. 2003) và
là nguyên liệu cho chế biến (White 1994;
Hoobs 2003; McCutheon 2008).
Yên Bái là một trong những tỉnh nghèo thuộc
miền núi phía Bắc, có địa hình phức tạp, diện
tích đồi núi chiếm 67,6% diện tích toàn tỉnh.
Dân tộc thiểu số chiếm 50,4%, trong đó riêng
huyện Văn Chấn, tỷ lệ dân tộc thiểu số chiếm
đa số (66,7%) (Nguyễn Minh Tuấn 2009).
Cây ngô là một trong những loại cây trồng
nông nghiệp quan trọng tại huyện Văn Chấn,
sản lƣợng dự kiến đến 2015 trong định hƣớng
phát triển của huyện là 12.000 tấn (Phùng
Quốc Hiển 2005). Đốt nƣơng làm rẫy là một
tập quán điển hình, gắn liền với hoạt động sản
xuất của ngƣời dân tộc thiểu số ở các tỉnh
miền núi phía Bắc. Đây là nguyên nhân chính
gây ra hiện tƣợng xói mòn rửa trôi, làm đất bị
Tel: 0979759141; Email: hatuan.tuaf@gmail.com
bạc màu, mất sức sản xuất (Trần Lâm Đƣờng
2008; TTKNQG 2008).
Đến nay đã có một số mô hình sử dụng cây
che phủ họ đậu trồng xen với cây trồng nông
nghiệp đƣợc triển khai thành công tại các tỉnh
nhƣ Bắc Kạn, Sơn La và Hà Giang, Các kết
quả bƣớc đầu cho thấy hiệu quả rõ rệt về khả
năng chống xói mòn, cải tạo đất, và hạn chế
cỏ dại (NOMAFSI 2006). Tuy nhiên, những
nghiên cứu sâu và hệ thống về kỹ thuật sử
dụng cây che phủ nhằm khai thác hết các tiềm
năng để khuyến cáo và áp dụng sản xuất còn
hạn chế. Do vậy, việc nghiên cứu tổng hợp
hiệu quả của một số loại cây trồng xen họ đậu
là hết sức cần thiết, góp phần xây dựng và
giới thiệu các biện pháp kỹ thuật phù hợp với
điều kiện tự nhiên và sản xuất tại địa bàn
nghiên cứu.
NỘI DUNG, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Giống
ngô LVN99 là giống đƣợc trồng phổ biến ở
địa phƣơng, đƣợc bố trí là cây trồng chính
trong thí nghiệm trên đất dốc. Các cây trồng
xen gồm: đậu đen (giống địa phƣơng), đậu
tƣơng (giống địa phƣơng) và giống lạc L14.
Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu ảnh
hƣởng của việc trồng xen các giống cây che
phủ họ đậu đến sinh trƣởng, phát triển của
cây trồng chính; khả năng chống xói mòn,
hạn chế cỏ dại, biến động hoá tính đất và hiệu
quả kinh tế của các công thức thí nghiệm.
Phương pháp nghiên cứu: Thí nghiệm gồm:
04 công thức, đƣợc bố trí theo khối ngẫu
nhiên hoàn chỉnh với 03 lần nhắc lại, diện tích
mỗi ô thí nghiệm là 50m2. Cây ngô đƣợc
trồng với khoảng cách 70 x 25cm (mật độ 5,7
vạn cây/ha), cây che phủ đƣợc trồng giữa hai
Hà Minh Tuấn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 85(09)/1: 93 - 97
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 94
hàng ngô, khoảng cách giữa các hốc là 15cm
x 2 cây/hốc.
Các công thức gồm: Công thức 1: Ngô trồng
thuần theo phƣơng thức truyền thống của địa
phƣơng (đối chứng); Công thức 2: Ngô + Lạc
là cây che phủ (giống L14); Công thức 3: Ngô
+ Đậu đen là cây che phủ (giống địa phƣơng);
Công thức 4: Ngô + Đậu tƣơng là cây che phủ
(giống địa phƣơng).
- Quy trình thí nghiệm theo quy trình sản xuất
ngô của Viện nghiên cứu ngô Trung Ƣơng.
Các chỉ tiêu theo dõi theo phƣơng pháp thí
nghiệm đồng ruộng hiện hành.
Thời gian và địa điểm nghiên cứu: Từ tháng
02 đến tháng 06 năm 2010 tại xã Sơn thịnh,
huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.
Phương pháp xử lý số liệu: trên phần mềm
thống kê IRRISTAT (ver. 5.0, 2005).
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Nhìn chung, việc trồng xen các cây che phủ
có ảnh hƣởng đến đặc điểm hình thái cây ngô.
Chiều cao cây ngô giữa các công thức trồng
xen cây họ đậu không có sự khác biệt (dao
động từ 207,1 - 211,3 cm), cao hơn chiều cao
cây ngô ở công thức đối chứng trồng thuần
(194,3 cm). Đồng thời, công thức 3 và 4 có
chỉ tiêu về số lá tƣơng đƣơng nhau, với số lá
trung bình lần lƣợt là 18,7 và 18,9 lá/cây, cao
hơn công thức đối chứng (17,6 lá/cây) và
công thức 2 (17,9 lá/cây) (P < 0,05) (Bảng 1).
Mặc dù, việc trồng xen các cây họ đậu không
làm thay đổi số bắp/cây và độ lớn của bắp,
nhƣng các công thức 3 và 4 có các chỉ số về
chiều dài bắp và số hạt trên bắp cao hơn công
thức đối chứng. Trong đó, công thức 4 (đậu
tƣơng là cây che phủ) có chỉ số chiều dài bắp
cao nhất (16,8 cm), tuy nhiên có số hạt/bắp
(444,7 hạt) tƣơng đƣơng về mặt thống kê với
công thức 3 (424,3 hạt) (P < 0,05) (Bảng 1).
Bảng 1. Các chỉ tiêu sinh trƣởng, yếu tố cấu thành năng suất và năng suất cây ngô
Công
thức
Chiều cao
(cm)
Số lá/cây
(lá)
Số
bắp/cây
(bắp)
Chiều dài
bắp (cm)
Đƣờng
kính bắp
(cm)
Số hạt/bắp
(hạt)
Năng suất
thực thu
(tạ/ha)
1 (Đ/C) 194,3 (b) 17,6 (b) 0,98 14,4 (a) 3,7 365,1 (a) 63,6 (a)
2 207,1 (a) 17,9 (b) 0,95 14,5 (a) 3,9 383,3 (a) 63,4 (a)
3 208,5 (a) 18,7 (a) 0,95 15,8 (b) 3,9 424,3 (b) 73,8 (b)
4 211,3 (a) 18,9 (a) 0,98 16,8 (c) 4,1 444,7 (b) 79,8 (c)
CV% 1,2 1,4 2,2 2,0 1,3 2,9 3,2
LSD0.05 4,32 0,48 0,04 0,57 0,93 22,2 4,2
P-value * * ns * ns * *
Ghi chú: các chữ số trong các cột thể hiện sự sai khác có ý nghĩa.* P < 0,05; ns: sai khác không có ý
nghĩa. Đ/C: công thức đối chứng. Số liệu được xử lý trên phần mềm IRRISTAT (ver.5.0)
Hình 1. Biểu đồ năng suất ngô hạt ở các công thức Ngô thí nghiệm
0
50
100
1 (Đ/C) 2 3 4
T
ạ
/h
a
Công thức
Năng suất thực thu (tạ/ha)
Hà Minh Tuấn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 85(09)/1: 93 - 97
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 95
Theo Adeoye K.B. (1984), việc sử dụng cây
che phủ trong canh tác Ngô tại Nigeria đã làm
tăng giá trị các yếu tố cấu thành năng suất và
do đó đã tăng năng suất lên 657kg/ha so với
công thức đối chứng trồng ngô thuần. Đồng
thời, các kết quả nghiên cứu của Viện khoa
học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía
Bắc đã cho thấy, việc kết hợp trồng cây lạc
dại (Arachis pintoi) (là một trong những cây
trồng họ đậu) với một số cây ăn quả tại Bắc
Kạn, Điện Biên, Sơn La và cây điều tại Tây
Nguyên đã góp phần làm tăng năng suất cây
trồng rõ rệt. Đối với ngô nƣơng, việc trồng
xen lạc dại đã làm chỉ số của các yếu tố cấu
thành năng suất, dẫn đến làm tăng năng suất
ngô từ 23 - 68% tại Chợ Đồn, Bắc Kạn (2001
- 2002) (NOMAFSI 2010). Trong thí nghiệm
này, việc trồng xen các cây đậu đen và đậu
tƣơng đã làm tăng các yếu tố cấu thành năng
suất của cây ngô. Do vậy, năng suất thực thu ở
hai công thức 3 và 4 đều cao hơn hai công thức
còn lại. Trong đó, năng suất của công thức 4
(79,8 tạ/ha) cao nhất trong các công thức thí
nghiệm, thấp nhất là công thức đối chứng
trồng thuần (63,6 tạ/ha) và công thức trồng xen
lạc (63,4 tạ/ha) (P < 0,05) (Bảng 1, Hình 1).
Việc sử dụng cây trồng xen đã có hiệu quả rõ
rệt, thể hiện ở khả năng kiểm soát xói mòn,
bổ sung một khối lƣợng chất xanh tƣơng đối
lớn trả lại cho đất. Đồng thời, có thể thu nhập
thêm từ một số loại cây trồng xen. Kết quả
cho thấy, các công thức trồng xen cây họ đậu
đều có khả năng kiểm soát xói mòn tốt hơn so
với công thức đối chứng. Trong đó, các công
thức 3 (đậu đen là cây trồng xen) và công
thức 4 (đậu tƣơng là cây trồng xen) có lƣợng
đất bị xói mòn thấp hơn nhiều so với công
thức đối chứng trồng ngô thuần, với lƣợng đất
bị xói mòn lần lƣợt là 7,6 tấn/ha và 5,1 tấn/ha,
giảm 62,4 và 72,8% so với công thức đối
chứng (20,3 tấn/ha) (P < 0,05). Đồng thời,
công thức trồng xen cây đậu tƣơng (công thức
4) có khả năng hạn chế xói mòn hơn công
thức trồng xen cây đậu đen (công thức 3) (P <
0,05) (Bảng 2). Kết quả này tƣơng tự với kết
quả nghiên cứu trƣớc của tác giả Lê Quốc
Doanh (2004, trích trong Nguyễn Quang Ti
2009), việc kết hợp làm tiểu bậc thang và
trồng một số loại cây che phủ trên đất dốc từ
20-25
0
đã làm giảm tới 84,5% lƣợng đất xói
mòn so với ngô trồng thuần.
Đồng thời, các cây trồng xen và cây trồng
chính còn cung cấp một lƣợng chất xanh khá
lớn sau thu hoạch, các chất xanh này vừa có
thể đƣợc sử dụng làm phân bón, hoặc làm vật
liệu che phủ cho vụ sau (Nguyễn Viết Khoa et
al. 2008, p. 37). Trong thí nghiệm này, tổng
khối lƣợng chất phủ của các công thức trồng
xen cây họ đậu đều cao hơn so với công thức
đối chứng, trong đó công thức 4 (14,37
tấn/ha) có chỉ tiêu cao hơn các công thức khác
về mặt thống kê. Ngoài ra, các cây trồng xen
nhƣ lạc, đậu đen và đậu tƣơng đã góp phần
làm tăng thu nhập cho ngƣời dân nhờ việc thu
hoạch củ, với năng suất lần lƣợt là 5,73; 1,33
và 1,43 tạ/ha (P < 0,05; Bảng 2).
Một trong những đặc thù của cây họ đậu là có
khả năng cố định đạm và làm tăng độ phì đất,
hỗ trợ cây trồng chính phát triển và cho năng
suất (Vũ Thống Nhất 2009). Trong thí nghiệm
này, các công thức trồng xen có sự tăng lên
đáng kể về hàm lƣợng N, P2O5 và K2O sau thí
nghiệm. Trong đó, trồng xen cây đậu tƣơng
(Công thức 4) có sự tăng lên rõ rệt nhất về các
chỉ tiêu trên với số liệu lần lần lƣợt là 0,03;
0,06 và 0,06% so với trƣớc thí nghiệm (Bảng
3). Riêng công thức đối chứng trồng ngô
thuần, các chỉ tiêu N, P2O5 và K2O sau thí
nghiệm giảm đi lần lƣợt là 0,02; 0,04 và
0,10% (Bảng 3).
Bảng 2. Khả năng kiểm soát xói mòn, khối lƣợng chất phủ và năng suất cây trồng xen
Công
thức
Lượng đất
xói mòn
(tấn/ha)
Khối lượng cây
trồng xen (tấn/ha)
Khối lượng
thân lá ngô
(tấn/ha)
Khối lượng
chất phủ
(tấn/ha)
Năng suất
quả khô
(tạ/ha)
1 (Đ/C) 20,20 (a) 0,00 (a) 9,41 (a) 9,41 (a) 0,00 (a)
2 12,52 (b) 1,62 (b) 9,63 (a) 11,26 (b) 5,73 (b)
3 7,63 (c) 1,75 (bc) 11,42 (c) 13,17 (c) 1,33 (c)
4 5,13 (d) 1,77 (c) 12,60 (d) 14,37 (d) 1,43 (c)
CV% 11,0 5,1 3,6 3,3 14,2
Hà Minh Tuấn và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 85(09)/1: 93 - 97
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 96
LSD0.05 2,07 0,14 0,73 0,77 0,44
Bảng 3. Các chỉ tiêu về biến động hoá tính của đất sau thí nghiệm
Công
thức
N (%) P205 (%) K2O (%)
Trƣớc thí
nghiệm
Sau
TN
Tăng
(%)
Trƣớc thí
nghiệm
Sau
TN
Tăng
(%)
Trƣớc thí
nghiệm
Sau
TN
Tăng
(%)
1 (Đ/C) 0,15 0,13 - 0,02 0,11 0,07 -0,04 0,29 0,19 -0,10
2 0,15 0,16 0,01 0,11 0,17 0,05 0,29 0,31 0,03
3 0,15 0,16 0,01 0,11 0,16 0,04 0,29 0,32 0,03
4 0,15 0,18 0,03 0,11 0,19 0,06 0,29 0,35 0,06
Ghi chú: Trước khi trồng xen cây họ đậu, mẫu đất được lấy chung cho toàn bộ khu thí nghiệm. Các
chỉ tiêu được phân tích theo quy trình của Viện Khoa học sự sống, Trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên. Đ/C: đối chứng; TN: thí nghiệm.
Kết quả nghiên cứu trên tƣơng tự nhƣ kết quả
nghiên cứu của tác giả Vũ Thống Nhất
(2009), khi nghiên cứu về ảnh hƣởng của việc
trồng xen cây họ đậu trên vƣờn chè ở thời kỳ
kiến thiết cơ bản đã chứng minh khả năng làm
tăng hàm lƣợng dinh dƣỡng (N, P2O5 và K2O)
và mùn trong đất của các loại cây họ đậu và
do đó làm tăng độ phì của đất.
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Kết luận
- Trong điều kiện trồng cây ngô tại huyện
Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, việc trồng xen các
loại cây đậu đen và đậu tƣơng là rất cần
thiết trong việc hỗ trợ cây trồng chính sinh
trƣởng, hạn chế xói mòn và cỏ dại, làm tăng
độ phì của đất. Trong đó, công thức trồng
xen đậu tƣơng với ngô có hiệu quả cao hơn
cả, tăng 16,2 tạ/ha so với phƣơng pháp
trồng ngô thuần.
Đề nghị
- Để có kết luận chính xác hơn chúng tôi xin
đề nghị tiếp tục nghiên cứu đề tài này trong
thời gian tới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Adeoye, KB 1984, 'Influence of Grass
mulch on Soil Temperature, Soil moisture, and
Yield of Maize and Gero Millet in a Savanna Zone
soil', Journal of Agricultural Research, no. 2, pp.
87-9.
[2]. Farnham, DE, Benson, GO & Pearce, RB
2003, 'Corn perspective and culture', in PJ White
& L Johnson (eds), Corn chemistry and
technology, American Association of Cerial
Chemicals, Inc. St. Paul, Minesota, pp. 1-33.
[3]. Hoobs, L 2003, 'Corn Sweeteners', in PJ
White & LA Johnson (eds), Corn: Chemistry and
Technology, 2 edn, American Association of
Cerial Chemicals, Inc. St. Paul, Minesota, USA,
pp. 635-69.
[4]. McCutheon, A 2008, Bioethanol in
Victoria, Department of Primary Industries,
Victoria, Australia, viewed 20 April 2011,
<
crops/crop-production/bioethanol-in-victoria>.
[5]. Nguyễn-Hƣơng-Trà 2008, Trồng xen
băng cây phân xanh, Báo Nông nghiệp Việt Nam,
viewed 25 April 2011,
<
vn/61/158/45/89/89/11109/Default.aspx>.
[6]. Nguyễn Minh Tuấn, (2009), Giới thiệu
tổng quát về tỉnh Yên Bái, Sở Thông tin và Truyền
thông tỉnh Yên Bái, viewed 21 April 2011,
<
x>.
[7]. Nguyễn-Quang-Ti (2009), Phương pháp
mới canh tác ngô trên đất dốc, Viện KHKT Nông
Lâm nghiệp miền núi phía Bắc, Phú Thọ.
[8]. Nguyễn Viết Khoa, Võ Đại Hải & Vũ
Đức Thanh, (2008), Kỹ thuật canh tác trên đất
dốc, Trung tâm khuyến nông quốc gia, Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Nxb Nông nghiệp
Hà Nội.
[9]. NOMAFSI 2006, Nghiên cứu áp dụng
các biện pháp che phủ đất phục vụ phát triển bền
vững nông nghiệp vùng cao, Viện Khoa học Kỹ
thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc
(NOMAFSI), viewed 22 April 2011,
<
e1=51&msgId=182>.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 97
[10]. NOMAFSI 2010, Lạc dại (Arachis pintoi) -
một loài cây che phủ cải tạo đất, cây thức ăn gia súc
và cây cảnh triển vọng, Viện Khoa học Kỹ thuật
Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc, viewed 25
April 2011,
<
76&mno=0&ms=411>.
[11]. OGTR 2008, The Biology of Zea Mays L.
ssp mays (maize or corn), Office of Gene Technology
Regulator, Department of Health and Ageing,
Australian Government, ACT, Australia.
[12]. Paliwal, RL 2000a, 'Introduction to maize
and its importance', in Tropical maize: Improvement
and Production, Food and Agriculture Organization
of the United Nations, Rome, pp. 1-3.
[13]. Paliwal, RL 2000b, 'Uses of Maize', in RL
Paliwal, G Granados, HR Laffite & AD Vlollc (eds),
Tropical maize:Improvement and production, Food
and Agriculture Organisation of the United Nations,
Rome, pp. 45-57.
[14]. PBO 1994, The biology of Zea mays (L.)
(Maize), Plant Biosafety Office, Plant Products
Directorate, Canadian Food Inspection Agency,
Ontario.
[15]. Phan Thị Vân 2010, Bài giảng cây ngô,
Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Thái
Nguyên.
[16]. Phùng Quốc Hiển, (2005), Quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Văn Chấn thời kỳ
2001-2010 và đến 2015, Uỷ Ban Nhân dân tỉnh Yên
Bái, viewed 22 April 2011,
<
Pages/dinhhuongphattrien.aspx>.
[17]. Trần Lâm Đƣờng (2008), Mô hình nông -
lâm kết hợp, giải pháp bình ổn cuộc sống cho người
nông dân, Trung tâm Tin học và Thống kê, Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn, viewed 22 April
2011, <
VN/64/109/18120/Default.aspx>.
[18]. TTKNQG 2008, Ứng dụng kỹ thuật canh tác
bền vững trên đất dốc, Trung tâm khuyến nông quốc
gia, viewed 22 April 2011,
<
dung-ky-thuat-canh-tac-ben-vung-tren-111at-
doc/view>.
[19]. Vũ Thống Nhất, (2009), 'Nghiên cứu ảnh
hƣởng của trồng xen cây họ đậu đến chè kiến thiết cơ
bản tại Phú Hộ', Msc. thesis, Trƣờng Đại học Nông
Lâm, Đại học Thái Nguyên.
[20]. White, PJ 1994, 'Properties of corn starch',
in AR Hallauer (ed.), Specialty corns, CRC Press
Inc., Boca Raton, USA, pp. 29-54.
SUMMARY
STUDY ON THE EFFECTIVENESS OF SOME LEGUMINOUS COVER CROPS ON UPLAND
MAIZE CULTIVATION IN YEN BAI PROVINCE
Ha Minh Tuan*, Nguyen Minh Tuan, Nguyet Viet Hung
College of Agricultere and Forestry - TNU
Leguminous crops, including peanut, black bean and soybean were intercropped with maize (ver. LVN99) on a sloping
area of Van Chan district, Yen Bai province to evaluate the effectiveness regarding growth and development of maize,
soil and weed control as well as the changes in soil chemical properties in comparison with the conventional
monocropping of maize. The results showed that intercropping maize with black bean and soybean resulted in the
increased growth and yield of maize. Additionally, reduced soil erosion, weed development and increased soil fertility
were evident. Of those, intercropping between maize and soybean was the most effective treatment with an increase of
0.162 ton/ha compared to the control treatment.
Key words: Cover crops, maize, soil erosion, intercropping.
*
Tel: 0979759141; Email: hatuan.tuaf@gmail.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- brief_32587_36378_158201292034nghiencuuhieuqua_5834_2052760.pdf