Nghiên cứu hệ thống giám sát tai nạn thương tích ngành y tế tỉnh Yên Bái giai đoạn 2002-2010

1. Hệ thống giám sát được triển khai từ năm 2003 từ tuyến tỉnh đến xã, phường. 2. Nguồn lực: cho đến nay vẫn chưa có cán bộ chuyên trách, cán bộ làm việc kiêm nhiệm và thường bị luân chuyển. Trang thiết bị như máy vi tính, điện thoại vẫn phải sử dụng nhờ các chương trình Y tế khác. 3. Báo cáo số liệu tai nạn thương tích đã được thực hiện theo biểu mẫu và quy định của Bộ Y tế tuy nhiên còn rất nhiều hạn chế như: bỏ sót trường hợp, không xác định đúng nguyên nhân tử vong do tai nạn thương tích, báo cáo thường muộn hơn thời gian yêu cầu, số liệu báo cáo chưa đầy đủ, tuyến trên không kiểm soát được số liệu của tuyến dưới. KIẾN NGHỊ - Cần mở những lớp đào tạo nâng cao kiến thức giám sát TNTT cho cán bộ làm công tác giám sát TNTT tại tuyến tỉnh để về chỉ đạo tuyến huyện thị, xã phường. - Tập huấn về cách ghi chép biểu mẫu cho cán bộ làm công tác thống kê báo cáo TNTT. - Qui định ghi chép số liệu người bệnh bị tai nạn đối với các bệnh viện. - Qui định cụ thể hình thức báo cáo đối với bệnh viện đa khoa tuyến huyện. - Cung cấp phần mềm thống kê báo cáo về TNTT.

pdf5 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 348 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu hệ thống giám sát tai nạn thương tích ngành y tế tỉnh Yên Bái giai đoạn 2002-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lương Mai Anh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 169 – 174 169 NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG GIÁM SÁT TAI NẠN THƯƠNG TÍCH NGÀNH Y TẾ TỈNH YÊN BÁI GIAI ĐOẠN 2002-2010 Lương Mai Anh, Nguyễn Thúy Lan, Trịnh xuân Đàn Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên TÓM TẮT Nghiên cứu được tiến hành nhằm mục tiêu đánh giá hệ thống giám sát tai nạn thương tích của tỉnh Yên Bái giai đoạn 2002-2010. Bằng phương pháp nghiên cứu dựa trên các dữ liệu sẵn có, điều tra cắt ngang đã đạt được kết quả: Hệ thống giám sát được triển khai từ năm 2003 từ tuyến tỉnh đến xã, phường, cho đến nay về nguồn lực hiện vẫn chưa có cán bộ chuyên trách, về trang thiết bị như máy vi tính, điện thoại vẫn phải sử dụng nhờ các chương trình Y tế khác, về báo cáo số liệu tai nạn thương tích đã được thực hiện theo biểu mẫu và quy định của Bộ Y tế tuy nhiên còn rất nhiều hạn chế như: bỏ sót trường hợp, không xác định đúng nguyên nhân tử vong do tai nạn thương tích, báo cáo thường muộn hơn thời gian yêu cầu, số liệu báo cáo thiếu chính xác, tuyến trên không kiểm soát được số liệu của tuyến dưới. Từ đó chúng tôi đưa ra một số kiến nghị: Cần mở những lớp đào tạo nâng cao kiến thức giám sát TNTT cho cán bộ làm công tác giám sát TNTT tại tuyến tỉnh để về chỉ đạo tuyến huyện thị, xã phường; Tập huấn về cách ghi chép biểu mẫu cho cán bộ làm công tác thống kê báo cáo TNTT; Qui định ghi chép số liệu người bệnh bị tai nạn đối với các bệnh viện; Qui định cụ thể hình thức báo cáo đối với bệnh viện đa khoa tuyến huyện. Từ khóa: Tai nạn thương tích; hệ thống giám sát tai nạn thương tích; đánh giá; đào tạo; thống kê báo cáo. ĐẶT VẤN ĐỀ* Hiện tại ở Việt Nam thông tin về tình hình tai nạn thương tích (TNTT) có được từ 2 nguồn chính đó là báo cáo của Bộ Y tế và báo cáo thường xuyên của các bộ, ngành theo chức năng nhiệm vụ quản lý Nhà nước của từng Bộ, ngành. Riêng ngành Y tế giám sát TNTT cũng đã được triển khai từ năm 2003, báo cáo số liệu thu thập từ hệ thống này được tổng hợp từ tuyến tỉnh lên Cục Quản lý môi trường y tế định kỳ hàng quý, 6 tháng và 1 năm. Tuy nhiên báo cáo thường chậm, số liệu chưa đầy đủ và thiếu chính xác. Để có cơ sở cho việc xây dựng và triển khai thí điểm hệ thống giám sát điểm về TNTT tại Việt Nam, Cục Quản lý môi trường y tế tiến hành khảo sát hệ thống giám sát TNTT hiện tại tỉnh Yên Bái giai đoạn 2002-2010. Mục tiêu: Đánh giá hệ thống giám sát TNTT của tỉnh Yên Bái. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP Phương pháp nghiên cứu - Nghiên cứu dựa trên các dữ liệu có sẵn (desk study); * - Sử dụng phương pháp mô tả cắt ngang kết hợp nghiên cứu định lượng và định tính (phỏng vấn sâu) Đối tượng nghiên cứu: - Các văn bản chỉ đạo, báo cáo giám sát TNTT giai đọan 2002-2010; - Các cán bộ làm công tác PCTNTT của ngành Y tế tỉnh Yên Bái được lựa chọn theo phương pháp phân tầng có chủ đích từ tỉnh tới huyện, thị, xã, phường. Tuyến tỉnh 03 người của Sở Y tế. Tuyến huyện chọn 03 huyện, mỗi huyện 03 người (01 của Trung tâm Y tế, 01 của Bệnh viện, 01 của phòng Y tế); tuyến xã: mỗi huyện chọn 01 xã, mỗi xã chọn 10 người. Tổng số: 42 người. Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Địa điểm: Chọn chủ đích 03 huyện: Trấn Yên, Văn Yên và thành phố Yên Bái. - Thời gian: Tháng 10- 12/2010 KẾT QUẢ, BÀN LUẬN Văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện hệ thống giám sát của tỉnh Yên Bái + Tuyến tỉnh: - Quyết định số 1236/QĐ-UBND ngày 06/8/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Báivề việc phê duyệt chương trình hành Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Lương Mai Anh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 169 – 174 170 động, phòng chống tai nạn thương tích của tỉnh Yên Bái đến năm 2010. - Kế hoạch triển khai công tác PCTNTT năm 2009 của Sở Y tế tỉnh Yên Bái. - Kế hoạch triển khai công tác PCTNTT năm 2010 của Sở Y tế tỉnh Yên Bái. + Tuyến huyện: - Kế hoạch công tác PCTNTT tại cộng đồng đến năm 2010 của thành phố Yên Bái trong đó có nội dung về giám sát, báo cáo TNTT; - Kế hoạch công tác PCTNTT tại cộng đồng đến năm 2010 của huyện Trấn Yên trong đó có nội dung về giám sát báo cáo TNTT; - Kế hoạch triển khai mô hình an toàn PCTNTT huyện Trấn Yên, huyện Văn Yên trong đó có nội dung về giám sát báo cáo TNTT. + Tuyến xã: - Không xây dựng kế hoạch riêng cho công tác PCTNTT mà lồng ghép trong kế hoạch công tác chung của xã phường trong đó có nội dung về giám sát báo cáo TNTT. Các nguồn số liệu trong hệ thống giám sát TNTT của ngành Y tế tỉnh Yên Bái + Nguồn từ hệ thống giám sát thường xuyên: - Số liệu mắc/chết do TNTT tại cộng đồng: thu thập báo cáo TNTT của 180 xã phường, số liệu tử vong theo số A6/YTCS của 180 xã phường. - Số liệu mắc/chết do TNTT tại 9 bệnh viện tuyến huyện; 02 bệnh viện tuyến tỉnh. + Nguồn từ hệ thống giám sát tại bệnh viện: - Số liệu mắc/ chết do tai nạn giao thông nhập viện tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái. + Nguồn từ một số điều tra nghiên cứu về TNTT: - Kết quả điều tra Hộ gia đình về TNTT năm 2006 của tỉnh Yên Bái. - Kết quả nghiên cứu thực trạng TNTT trẻ em <15 tuổi thành phố Yên Bái năm 2005. Nguồn lực hệ thống giám sát TNTT tỉnh Yên Bái + Cán bộ: Không có cán bộ chuyên trách, cán bộ thường xuyên bị luân chuyển công tác; Cán bộ kiêm nhiệm đã được đào tạo về giám sát tai nạn thương tích: tuyến tỉnh: 03 người ở Nghiệp vụ Y; 01 người ở Bệnh viện tỉnh, tuyến huyện: 02 người/huyện, tuyến xã: 01 người/xã, thôn(bản): 01 người/thôn (bản). + Trang thiết bị (máy vi tính): không có trang bị riêng cho giám sát TNTT, chủ yếu kết hợp với các chương trình y tế khác của đơn vị. + Biểu mẫu báo cáo: in cấp đầy đủ theo tháng, quí, năm. + Sử dụng phần mềm báo cáo của Bộ Y tế: chưa thực hiện. Nguồn thông tin của hệ thống giám sát Hệ thống được triển khai thí điểm ở thành phố Yên Bái từ năm 2003, đến năm 2005 triển khai đồng bộ ở 180 xã phường/9 huyện thị trong toàn tỉnh. Số liệu thu thập từ hệ thống này cung cấp các thông tin về số mắc, số tử vong, tuổi, giới, nghề nghiệp, địa điểm, nguyên nhân bị thương và địa điểm xử trí sau khi bị thương. Số liệu TNTT được Trạm Y tế xã báo cáo hàng tháng lên TTYT huyện, TTYT huyện sẽ báo cáo hàng quý lên Phòng Nghiệp vụ Y - Sở Y tế tỉnh và định kỳ hàng quý tỉnh báo cáo Bộ Y tế. Ưu điểm của hệ thống này là chỉ số báo cáo về thương tích được bổ sung và lồng ghép trong hệ thống thống kê y tế hiện tại nên chi phí thấp hơn so với các hệ thống giám sát khác. Hệ thống thu thập được số liệu TNTT nhẹ, thương tích không đến bệnh viện và cung cấp các thông tin cơ bản về TNTT. Tuy nhiên vẫn có một số vấn đề cần lưu ý của hệ thống này trong giai đoạn 2005-2010 là chất lượng báo cáo còn chưa cao. Có nhiều số liệu chưa chính xác và thiếu tính thống nhất. Các báo cáo tuyến dưới gửi tuyến trên muộn theo quy định. Số liệu tử vong chỉ thu thập được ở các cơ sở y tế chưa thực sự phản ánh thực trạng tử vong tại cộng đồng. Kết quả từ các nguồn thu thập thông tin: Từ hệ thống giám sát TNTT thường xuyên + Kết quả giám sát TNTT (2005 - 2010) (bảng) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Lương Mai Anh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 169 – 174 171 Từ báo cáo Tai nạn giao thông nhập viện: + Thời gian bắt đầu triển khai: 2009 + Đơn vị báo cáo: Bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái - Số báo cáo/Tổng số báo cáo/năm: 12/12 + Thời gian báo cáo: - Báo cáo tuần: Phòng Kế hoạch tổng hợp của bệnh viên tổng hợp số liệu báo cáo từ các khoa: Khoa khám bệnh, Cấp cứu, Ngoại chấn thương, Răng hàm mặt, Tai mũi họng, Mắt. Số liệu được cập nhật từ thứ 2 đến chủ nhật hàng tuần. - Báo cáo tháng: Bệnh viện đa khoa tỉnh tổng hợp số liệu từ ngày 01 đến 30 hàng tháng báo cáo Sở Y tế, Cục Quản lý môi trường y tế trước ngày 05 hàng tháng. + Biểu mẫu báo cáo: - Được thực hiện theo biểu mẫu báo cáo các trường hợp tai nạn giao thông nhập viện. Biểu mẫu của Bộ Y tế. + Cán bộ thực hiện: - Hiện tại không có cán bộ chuyên trách thực hiện ghi chép và tổng hợp số liệu báo cáo tại bệnh viện, mỗi khoa phòng hàng ngày cử 01 cán bộ ghi chép các trường hợp tai nạn giao thông vào viện. Hàng tuần các khoa phòng tổng hợp số liệu và báo cáo + Chất lượng báo cáo hiện nay: - Số liệu cập nhật hàng ngày trong phạm vi của bệnh viện do vậy số liệu đầy đủ. - Báo cáo được thực hiện đảm bảo về thời gian. - Số liệu báo cáo chỉ để báo cáo cho tuyến trên Đánh giá về số liệu của hệ thống giám sát hiện nay của ngành Y tế tế tỉnh Yên Bái *Tính đầy đủ của số liệu: - Các đơn vị trong ngành Y tế tỉnh Yên Bái đều có báo cáo số liệu TNTT theo mẫu quy định của Bộ Y tế. - Bỏ sót các trường hợp TNTT nhẹ gia đình không thông báo cho nhân viên y tế thôn để lập phiếu TNTT. - Bỏ sót các trường hợp nạn nhân là người địa phương nhưng làm việc ở xa bị TNTT và tử vong ở xa, gia đình không thông báo kịp thời. - Nhiều trường hợp khai báo với tư pháp mà không được ghi trong sổ tử vong A6 và không được báo cáo. - Nhiều gia đình có người tử vong đều đốt đi các giấy tờ liên quan đến nguyên nhân người chết như: giấy ra viện, các kết quả chẩn đoán của các cơ sở y tế sau đó khai lại không đúng với nguyên nhân chết. - Có những trạm phân công cán bộ dân số phụ trách việc ghi chép sổ A6 nên gặp hạn chế trong xác định nguyên nhân gây tử vong. *Tính kịp thời: - Báo cáo thống kê TNTT tuyến tỉnh: 01 quý tổng hợp/01 lần do đó không phản ánh sớm được thực trạng TNTT theo thời gian, mùa vụ. - Báo cáo tổng hợp nguyên nhân tử vong theo sổ tử vong A6/YTCS các tuyến (01 năm/01 lần) quá chậm không phản ánh được nguy cơ tử vong kịp thời do đó khó có thể đưa các giải pháp can thiệp sớm. - Thời gian tổng hợp số liệu tử vong A6/YTCS dự kiến: 3 tháng nhưng thực tế: 10 tháng các huyện mới gửi đầy đủ do đó báo cáo lên Trung ương không đúng thời gian quy định. *Tính chính xác của số liệu: - Tuyến xã: Phần lớn không có máy tính để tổng hợp báo cáo do đó số liệu báo cáo không đúng. Nhân viên Y tế thôn bản ở một số địa phương không ghi chép được phiều TNTT do không hiểu rõ về chấn thương. Các cộng tác viên y tế, dân số đều không có trình độ chuyên môn nên việc báo cáo nguyên nhân không chính xác phần lớn ghi là chết do già - Tuyến huyện: Việc tổng hợp rất khó khăn ở những khoa Y tế công cộng vì không có máy tính và cán bộ chuyên trách lại thay đổi qua các năm do đó báo cáo không chính xác. - Tuyến tỉnh: Không kiểm soát được số liệu báo cáo của tuyến huyện. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Lương Mai Anh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 169 – 174 172 TT Loại TNTT 2005 2006 2007 2008 2009 2010 M TV M TV M TV M TV M TV M TV 1 TNTT chung 4590 31 9737 42 11853 126 11857 68 12276 52 12590 123 2 TNGT 1653 17 3312 26 4543 35 3866 27 4491 20 3900 37 3 TNLĐ 662 1 2041 2 1119 6 1132 2 1047 4 1310 18 4 Súc vật cắn 7 0 76 0 128 2 207 2 239 0 285 0 5 Ngã 455 2 2041 2 1733 4 3714 2 4190 2 4132 6 6 Đuối nước 3 1 11 1 24 1 5 3 7 6 68 14 7 Bỏng 71 3 240 3 323 2 364 0 352 0 301 0 8 Ngộ độc 226 0 300 0 258 14 282 0 122 295 1 9 Tự tử 60 6 140 6 246 12 231 9 263 12 320 16 10 Bạo lực xung đột 133 1 442 1 780 0 882 1 909 3 625 1 11 Khác 1320 1 1821 1 2699 50 1174 22 656 5 1354 30 Đánh giá việc sử dụng kết quả số liệu TNTT tại các tuyến - Tuyến xã: Tổng hợp và báo cáo tuyến huyện theo yêu cầu. Không có can thiệp gì (trừ một số xã có sử dụng để lập kế hoạch xây dựng cộng đồng an toàn). - Tuyến huyện: Tổng hợp số liệu và báo cáo tuyến tỉnh: Một số địa phương sử dụng để lựa chọn các xã triển khai xây dựng cộng đồng an toàn, còn lại đều không có can thiệp gì. - Tuyến tỉnh: Tổng hợp số liệu báo cáo Bộ Y tế, làm cơ sở cho việc lập kế hoạch PCTNTT phù hợp với các lọai hình TNTT ở từng địa phương. Khó khăn của Hệ thống giám sát TNTT hiện tại của ngành Y tế tỉnh Yên Bái: Về nhân lực: Đội ngũ cán bộ làm công tác PC TNTT còn thiếu, kiêm nhiệm và thay đổi; Về kinh phí: Không phải là chương trình Mục tiêu cho nên nguồn kinh phí thường xuyên của các đơn vị từ tỉnh đến huyện đều không ưu tiên cho hoạt động giám sát TNTT. Về đào tạo: - Công tác tác đào tạo, đào tạo lại cho tuyến tỉnh, huyện, xã chưa được thực hiện thường xuyên do đó đội ngũ cán bộ làm công tác giám sát TNTT của các tỉnh không được tập huấn. - Y tế thôn bản phần đa chưa được tập huấn về cách ghi chép hoặc được tập huấn nhưng có sự thay đổi người nên việc ghi chép tổng hợp đôi khi thiếu chính xác. Về chỉ đạo giám sát TNTT: - Đã thiết lập hệ thống giám sát TNTT và tăng cường hệ thống báo cáo tử vong theo sổ A6/YTCS. - Giám sát các hoạt động của công tác PC TNTT chưa làm được thường xuyên. Về chất lượng giám sát: - Tai nạn thường xảy ra không trên địa bàn cán bộ phụ trách do đó xảy ra hiện tượng ghi thiếu hoặc trùng lặp không kiểm soát được theo mẫu báo cáo TNTT. - TTYT báo cáo, BV báo cáo do đó số liệu người bị tai nạn nhập viện đôi khi báo cáo 2 lần (TTYT rất khó khăn trong việc thu thập báo cáo từ các bệnh viện vì chủ yếu bệnh viện báo cáo về Sở Y tế). - Đối với các trường hợp tử vong. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Lương Mai Anh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 169 – 174 173 + Tử vong do tai nạn ở địa phương khác hoặc trên đường vận chuyển hoặc BV tuyến trên cũng dẫn đến hiện tượng bỏ quên hoặc báo cáo trùng lặp đối với báo cáo thống kê TNTT. + Đối với báo cáo tử vong theo mẫu sổ A6: - Đôi khi bỏ sót các trường hợp trẻ sơ sinh chưa kịp khai báo; - Một số trường hợp do đột tử không rõ nguyên nhân do đó giữa sổ sinh tử của xã và báo cáo của thôn bản nguyên nhân tử vong đôi lúc không trùng khớp trạm y tế đã tự điền nguyên nhân theo phỏng đoán; trường hợp tai nạn chết ngay tại chỗ hầu như không ghi bộ phận bị thương. KẾT LUẬN 1. Hệ thống giám sát được triển khai từ năm 2003 từ tuyến tỉnh đến xã, phường. 2. Nguồn lực: cho đến nay vẫn chưa có cán bộ chuyên trách, cán bộ làm việc kiêm nhiệm và thường bị luân chuyển. Trang thiết bị như máy vi tính, điện thoại vẫn phải sử dụng nhờ các chương trình Y tế khác. 3. Báo cáo số liệu tai nạn thương tích đã được thực hiện theo biểu mẫu và quy định của Bộ Y tế tuy nhiên còn rất nhiều hạn chế như: bỏ sót trường hợp, không xác định đúng nguyên nhân tử vong do tai nạn thương tích, báo cáo thường muộn hơn thời gian yêu cầu, số liệu báo cáo chưa đầy đủ, tuyến trên không kiểm soát được số liệu của tuyến dưới. KIẾN NGHỊ - Cần mở những lớp đào tạo nâng cao kiến thức giám sát TNTT cho cán bộ làm công tác giám sát TNTT tại tuyến tỉnh để về chỉ đạo tuyến huyện thị, xã phường. - Tập huấn về cách ghi chép biểu mẫu cho cán bộ làm công tác thống kê báo cáo TNTT. - Qui định ghi chép số liệu người bệnh bị tai nạn đối với các bệnh viện. - Qui định cụ thể hình thức báo cáo đối với bệnh viện đa khoa tuyến huyện. - Cung cấp phần mềm thống kê báo cáo về TNTT. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Bộ Y tế (2006), "Báo cáo thực hiện CSQG về PC TNTT – giai đoạn 2002-2005". [2]. Bộ Y tế (2009), "Báo cáo đánh giá thực hiện quyết định 170/QĐ-BYT về xây dựng cộng đồng an toàn phòng chống TNTT". [3]. Bộ Y tế (2010), "Báo cáo đánh giá thực hiện CSQG PC TNTT giai đoạn 2006- 2009". [4]. Bộ Y tế (2010), "Báo cáo hoạt động PC TNTT trẻ em giai đoạn 2001- 2010". [5]. Sở Y tế (2010), "Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ Chính sách quốc gia PCTNTT giai đoạn 2002-2010 của ngành Y tế tỉnh Yên Bái". SUMMARY STUDYING THE INJURY SURVEILLANCE SYSTEM OF HEALTH SECTOR IN YEN BAI PROVINCE FROM 2002 TO 2010 Luong Mai Anh*, Nguyen Thuy Lan, Trinh Xuan Dan Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy The study was implemented to evaluate the injury surveillance system of Yen Bai from 2002- 2010. With the desk review of available data, the study obtained the following results. The surveillance system has been carried out since 2003 from provincial to communal level. So far the human resource has been still inadequate. Use of equipments such as computer or telephone has been based on other health programs. Report of injury has been implemented in accordance with the form and regulation of Ministry of Health. However, there are still some limitations; namely cases missing, incorrect identification of causes of deaths, late reports, inaccurate data etc. Hence, the study recommends to enhance the training courses on capacity building of injury surveillance system for staffs working at injury prevention field; to provide training course on filling the registration form on injury; to launch the regulation on collecting and reporting data of injured patients at hospital and to ratify rule on format of report of hospital at district level. Key words: Injury; the injury surveillance system; evaluation; trainning; statistics report. * Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_he_thong_giam_sat_tai_nan_thuong_tich_nganh_y_te.pdf
Tài liệu liên quan