Mối tương quan giữa hàm lượng Cd, Pb
trong cơ thể thực vật, động vật với hàm
lượng các chất đó có trong nước thải bệnh
viện nghiên cứu
Qua bảng trên cho thấy có mối quan hệ tuyến
tính, chặt chẽ giữa hàm lượng các kim loại
nặng Cd, Pb trong nước thải bệnh viện nghiên
cứu với thực phẩm là động vật, thực vật được
nuôi trồng trong môi trường chứa nước thải
nghiên cứu. Có nghĩa là hàm lượng Cd, Pb
trong nước thải càng cao thì mức độ tích luỹ
chúng trong động vật, thực vật càng lớn. Đặc
biệt là cá và rau được nuôi và tưới bằng nước
thải có ô nhiễm kim loại nặng
5 trang |
Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 539 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu hàm lượng Chì, Cadmium trong nước thải bệnh viên và sự tồn lưu của nó trong thực phẩm là động - thực vật được nuôi trồng tại khu vực có chứa nước thải của bệnh viện thuộc thành phố Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vũ Xuân Tạo và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 175 – 179
175
NGHIÊN CỨU HÀM LƯỢNG CHÌ, CADMIUM
TRONG NƯỚC THẢI BỆNH VIÊN VÀ SỰ TỒN LƯU CỦA NÓ
TRONG THỰC PHẨM LÀ ĐỘNG - THỰC VẬT ĐƯỢC NUÔI TRỒNG TẠI KHU VỰC
CÓ CHỨA NƯỚC THẢI CỦA BỆNH VIỆN THUỘC THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
Vũ Xuân Tạo1, Bùi Thị Thanh2, Lương Thị Hồng Vân3
1Công ty cổ phần ứng dụng khoa học kỹ thuật Việt Nam
2Viện công nghệ môi trường
3Đại học Thái Nguyên
TÓM TẮT
Các tác giả tiến hành nghiên cứu phân tích hàm lượng chì (Pb), cadmium (Cd) trong nước thải từ 2
bệnh viện nằm trên địa bàn thành phố Thái Nguyên (Kí hiệu: BV1 & BV2) và trong các mẫu rau
và cá được nuôi trồng tại vùng có chứa nước thải của 2 bệnh viên trên bằng máy hấp thụ nguyên tử
(AAS) và máy cực phổ Metrohm 797 VA computrace.
Kết quả cho thấy hàm lượng Cd, Pb trong các mẫu nước thải nghiên cứu cao hơn TCCP. Cụ thể:
hàm lượng Cd vượt TCCP từ 2,7 – 3,9 lần, hàm lượng Pb vượt TCCP từ 4,18 – 4,52 lần. Động vật
thuỷ sinh (cá) nuôi tại đây bị nhiễm kim loại nặng, hàm lượng Cd, Pb cao hơn TCCP, trong đó
hàm lượng Pb trong cá cao hơn TCCP từ 4,8 – 7,8 lần. Thực vật (Rau cải) trồng tại đây cũng bị ô
nhiễm kim loại nặng, đặc biệt là hàm lượng Cd trong rau cải cao hơn TCCP từ 9 – 13,5 lần.
Có mối tương quan chặt chẽ giữa hàm lượng các kim loại nặng trong cơ thể động thực vật và hàm
lượng các chất đó trong nước thải bệnh viên.
Từ khóa: Nước thải, bệnh viện, kim loại nặng, Pb, Cd, ô nhiễm, động vật, thực vật.
MỞ ĐẦU*
Tính đến năm 2010, Việt Nam có một hệ
thống rộng lớn gồm 1049 bệnh viện và các cơ
sở y tế tương đương. Trong tổng số 1049
bệnh viện trên địa bàn cả nước có: 27 bệnh
viện trong đó có 10 bệnh viện đa khoa, 17
bệnh viện chuyên khoa do Bộ Y Tế trực tiếp
quản lý; 959 bệnh viện, trong đó có 122 bệnh
viện đa khoa tỉnh, 262 bệnh viện chuyên
khoa, 575 bệnh viên huyện/thị xã do địa
phương quản lý (tỉnh, thành phố, huyện); 63
bệnh viện do các bộ ngành khác quản lý [1].
Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên thì khu vực
thành phố là khu vực tập trung nhiều bệnh
viện nhất. Các bệnh viện tại đây quy mô ngày
càng được mở rộng phát triển về chiều sâu
nâng cao chất lượng phục vụ bệnh nhân
không những trong tỉnh mà còn từ các tỉnh lân
cận. Chính vì lượng bệnh nhân ngày càng lớn
mà cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế nên nước
thải từ các bệnh viện này thải ra môi trường
xung quanh chưa đảm bảo chất lượng đổ thải.
*
Nước thải không đảm bảo tiêu chuẩn thải cứ
như vậy phát tán xa môi trường xung quanh
mang theo nhiều nguy cơ trong đó có nguy cơ
làm ô nhiễm môi trường về kim loại nặng.
Kim loại nặng là khái niệm để chỉ các kim loại
có nguyên tử lượng cao và thường có độc tính
đối với sự sống. Các kim loại nặng thường gặp
gồm: As, Pb, Cd, Hg, Mn, Cu, Zn, Cr trong
đó có những kim loại có độc tính rất cao có hại
cho con người và sinh vật như Pb, Cd. Chúng
được xếp vào các chất thải nguy hại hay độc
chất đối với môi trường và con người, vì chỉ
cần liều lượng nhỏ khi xâm nhập vào cơ thể
đã gây hại cho cơ thể bị nhiễm độc [6],[7]. Vi
sinh vật, thực vật, động vật, kể cả con người
khi tiếp xúc với kim loại nặng đều có thể bị
nhiễm độc. Phần lớn các chất độc được sinh
vật đào thải ra ngoài, một phần được tồn lưu
trong cơ thể, nhưng tốc độ tích tụ kim loại
nặng thường nhanh hơn tốc độ đào thải rất
nhiều, nên theo thời gian lượng kim loại nặng
sẽ tích luỹ trong cơ thể ngày càng nhiều. Theo
chuỗi thức ăn thì kim loại nặng có khả năng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Vũ Xuân Tạo và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 175 – 179
176
truyền từ sinh vật này sang sinh vật khác
thuộc bậc dinh dưỡng cao hơn kế nó trong
chuỗi thức ăn. Và con người thuộc bậc dinh
dưỡng cao nhất trong các bậc dinh dưỡng, có
nghĩa là con người có khả năng tích luỹ và
nhiễm độc cao nhất trong thế giới sinh vật [2],
[4], [5].
Nhưng trên thực tế người dân trong vùng vẫn
nuôi trồng rau, cá xung quanh khu vực bệnh
viện tại những nơi bị nhiễm nước thải bệnh
viện và dùng chúng như một nguồn thưc
phẩm hằng ngày. Như vậy nguồn thực phẩm
này có đảm chất lượng và độ an toàn? Xuất
phát từ cơ sở trên chúng tôi đã tiến hành
nghiên cứu này với mục tiêu sau:
- Xác định hàm lượng Pb, Cd trong nước thải
từ 2 bệnh viện đang hoạt động tại khu vực
thành phố Thái Nguyên và tác động của nó
đến chất lượng và độ an toàn của cá và rau
được nuôi trồng trong môi trường chịu ảnh
hưởng của nước thải từ các bệnh viện nói
trên.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu
kim loại nặng trong nước thải bệnh viện khi
đổ ra môi trường ngoài.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Mẫu nước
- Nước thải bệnh viện: Loại nước thải từ 2
bệnh viện lớn thuộc thành phố Thái Nguyên
trước khi đổ vào các thủy vực (ao chứa, hồ,
mương, rãnh).
- Nước ao (D) dùng làm đối chứng (ĐC):
Nước ao tại khu vực không bị nhiễm nước
thải bệnh viện.
Động vật thủy sinh và thực vật dùng làm
thực phẩm cho người
- Thực phẩm là thực vật (rau): Rau cải được
trồng trong môi trường (đất, nước) nhiễm
nước thải bệnh viện và được tưới bằng nước
của thủy vực có chứa nước thải bệnh viện.
Mẫu rau ĐC trồng tại khu vực không bị
nhiễm nước thải bệnh viện.
- Thực phẩm là động vật thủy sinh (cá trê lai)
sống ít nhất 3 tháng trong các thủy vực có
chứa nước thải các bệnh viện nói trên và tại
khu vực không bị nhiễm nước thải bệnh viện
làm mẫu ĐC.
Địa điểm nghiên cứu
Địa điểm lấy mẫu:
- Nước thải của bệnh viện BV1 và BV2 trước
khi đổ vào ao chứa.
- Nước ĐC được lấy từ ao nuôi cá của một
hộ gia đình thuộc xã Quyết thắng – thành
phố Thái Nguyên.
Địa điểm phân tích mẫu
- Bộ môn Sinh học, Hóa học, Trường Đại học
Khoa học, ĐHTN.
- Bộ môn Sinh thái Môi trường, Hóa sinh -
Viện khoa học Sự sống, ĐHTN.
Phương pháp nghiên cứu
- Sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả,
phân tích. Thiết kế nghiên cứu cắt ngang, so
sánh các mẫu độc lập so sánh với ĐC và so
sánh với tiêu chuẩn cho phép (TCCP) [3].
- Quy trình thu mẫu, xử lý, bảo quản và phân
tích mẫu theo quy định chuẩn của chuyên
môn ngành.
- Thiết bị: Sử dụng các thiết bị hiện đại có tại
Viện KHSS – ĐHTN. Tất cả các mẫu được
vô cơ hoá và đo trên máy quang phổ hấp thụ
nguyên tử (AAS) và máy cực phổ Metrohm
797 VA computrace
- Hóa chất: Sử dụng các hóa chất tinh sạch
của các hãng có uy tín trên thế giới như Hãng
Meck (Đức), Prolet (Tâybanha)
- Cỡ mẫu: phải đạt ít nhất 3 mẫu đủ tiêu
chuẩn phân tích cho mỗi loại mẫu.
Xử lý số liệu
- Sử dụng toán thống kê ứng dụng trong y –
sinh học.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Vũ Xuân Tạo và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 175 – 179
177
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Hàm lượng Pb, Cd trong nước thải của 2 bệnh viện nghiên cứu
Bảng 1. Hàm lượng một số kim loại nặng trong mẫu nước thải nghiên cứu
QS
BV Kim loại
Đơn vị
Hà
X ± SD
X ± SD
p/ĐC TCCP
BV1 Pb mg/l 0,209 ± 0,001 0,12 ± 0,001 P< 0,01 0,05
n=4 Cd mg/l 0,039 ± 0,001 0,03 ± 0,001 P< 0,01 0,01
BV2 Pb mg/l 0,226 ± 0,001 0,12 ± 0,001 P< 0,01 0,05
n=4 Cd mg/l 0,027 ± 0,001 0,03 ± 0,001 P< 0,05 0,01
TCCP: Sử dụng Quy chuẩn Việt Nam QCVN 08:2008/BTNMT về chất lượng nước mặt
Bảng 2. Hàm lượng Cd ,Pb trong cá được nuôi trong môi trường chứa nước thải bệnh viện (mg/kg)
Quan sát
Mẫu
Kim loại
Hàm lượng
X ± SD
ĐC -D
X ± SD
p/ĐC TCCP
BV1
n=4
Cd 0,69 ± 0,01 1,57 ± 0,03 P<0,05 1
Pb 9,61 ± 0,02 0,78 ± 0,02 P<0,05 2
BV2
n=4
Cd 0,34 ± 0,02 1,57 ± 0,03 P>0,05 1
Pb 15,55 ± 0,04 0,78 ± 0,02 P<0,05 2
Ghi chú: TCCP sử dụng tiêu chuẩn của Bộ Y tế (1998 và năm 2007)
Bảng 3. Hàm lượng Cd ,Pb trong rau cải được trồng tại vùng chứa nước thải bệnh viện (mg/kg)
Quan sát
Mẫu
Kim loại
Hàm lượng
X ± SD
ĐC -D
X ± SD
p/ĐC TCCP
BV1
n=4
Cd 0,27 ± 0,001 0,012 ± 0,001 P<0,05 0,02
Pb 1,66 ± 0,001 0,548 ± 0,001 P<0,05 0,5
BV2
n=4
Cd 0,18 ± 0,001 0,012 ± 0,001 P<0,05 0,02
Pb 3,13 ± 0,001 0,548 ± 0,001 P<0,05 0,5
Ghi chú: TCCP sử dụng tiêu chuẩn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Quy định tạm
thời về sản xuất rau an toàn, quyết định số 67 năm 1998/QĐ-BNN-KHCN kèm theo quy trình sản
xuất và lưu thông rau sạch của Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường Hà Nội
Bảng 4. Mối tương quan giữa hàm lượng Cd, Pb trong cơ thể thực vật, động vật với hàm lượng các chất
đó có trong nước thải bệnh viện nghiên cứu
Kim loại năng Quan hệ Số cặp r p Phương trình - Nhận định
Cd Nước và cá 6 0,97 <0,05 y = 27,88x – 0,4 Tương quan thuận, rất chặt chẽ
Nước và rau 8 0,88 <0,05 y = 0,106x + 0,009 Tương quan thuận, chặt chẽ
Pb Nước và cá 6 0,99 <0,05 y = 342,12 x – 61,83 Tương quan thuận, rất chặt chẽ
Nước và rau 8 0,96 <0,05 y = 0,012x + 0,189 Tương quan thuận, rất chặt chẽ
Ghi chú: r là hệ số tương quan; p là độ tin cậy 95% của hệ số tương quan (r)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Vũ Xuân Tạo và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 175 – 179
178
Từ bảng trên ta thấy rằng hàm lượng Pb và
Cd trong nước thải ở cả 2 bệnh viện đều cao
hơn nhiều lần TCCP:
- Pb: Cao hơn đối chiếu từ 1,7–1,9 lần (sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê p<0,01),Cao
hơn TCCP từ 4,18 - 4,52 lần. Pb trong nước
thải của BV2 cao hơn BV1 1,08 lần.
- Cd: Cao hơn TCCP từ 2,7 - 3,9 lần. Cd
trong nước thải BV1 cao hơn BV2 là 1,44 lần.
Như vậy nước thải từ 2 bệnh viện nghiên cứu
đều không đạt TCCP, nguồn nước thải này
thải ra môi trường xung quang sẽ là nguy cơ
gây ô nhiễm môi trường xung quang về chỉ
tiêu kim loại nặng.
Hàm lượng Cd, Pb trong thực phẩm là
động thực vật được nuôi trồng trong môi
trường bị nhiễm nước thải bệnh viện
Qua bảng ta thấy đều có sự tồn dư Pb, Cd
trong cơ thể động vật thủy sinh thí nghiệm,
tuy nhiên hàm lượng Cd tồn dư nằm trong
TCCP. Nhưng với hàm lượng Pb tồn dư trong
cá vượt TCCP rất nhiều lần từ 4,8 – 7,8 lần.
So với lô đối chứng thì hàm hàm lượng Pb
tồn dư trong cá gấp từ 12,3 – 19,9 lần ( có ý
nghĩa thống kê p<0,05).
Qua bảng trên ta thấy hàm lượng Cd và Pb
trong rau cải nghiên cứu đều cao hơn ĐC và
vượt TCCP nhiều lần:
- Pb trong rau cải chịu tác động bởi nước thải
BV1 cao gấp 3,03 lần so với ĐC,ở BV2 cao
gấp 5,7 lần so với ĐC. Như vậy hàm lượng
kim loại Pb trong mẫu rau chịu tác động của
nước thải ở BV 2 cao hơn ở BV1. ( p< 0.05 ).
Và hàm lượng Pb ở cả hai mẫu đều cao hơn
TCCP ở BV 1 cao gấp 3,32 lần TCCP, còn ở
BV2 gấp 6,26 lần TCCP.
- Cd ở mẫu rau chịu tác động nước thải của
BV1 gấp 22,5 lần so với ĐC và gấp 13,5 lần
so với TCCP, còn ở mẫu rau chịu tác động
của nước thải BV2 gấp 15 lần so với ĐC và
gấp 9 lần so với TCCP ( p< 0,05 ).
Như vậy là sản phẩm rau được trồng tại
những vùng chịu ảnh hưởng của nước thải
bệnh viện (đất trồng, nước tưới) đều không an
toàn bởi nhiễm Cd và Pb rất cao.
Mối tương quan giữa hàm lượng Cd, Pb
trong cơ thể thực vật, động vật với hàm
lượng các chất đó có trong nước thải bệnh
viện nghiên cứu
Qua bảng trên cho thấy có mối quan hệ tuyến
tính, chặt chẽ giữa hàm lượng các kim loại
nặng Cd, Pb trong nước thải bệnh viện nghiên
cứu với thực phẩm là động vật, thực vật được
nuôi trồng trong môi trường chứa nước thải
nghiên cứu. Có nghĩa là hàm lượng Cd, Pb
trong nước thải càng cao thì mức độ tích luỹ
chúng trong động vật, thực vật càng lớn. Đặc
biệt là cá và rau được nuôi và tưới bằng nước
thải có ô nhiễm kim loại nặng.
KẾT LUẬN
Thực trang ô nhiễm kim loại nặng trong
nước thải bệnh viện nghiên cứu
Nước thải có sự tồn dư kim loại nặng lớn hơn
nhiều lần TCCP (Quy chuẩn Việt Nam QCVN
08:2008/BTNMT về chất lượng nước mặt )
như: Pb: Cao hơn đối chiếu từ 1,7–1,9 lần (sự
khác biệt có ý nghĩa thống kê p<0,01), cao
hơn TCCP từ 4,18 - 4,52 lần. Pb của lô Y cao
hơn lô X 1,08 lần. Cd: Cao hơn TCCP từ 2,7 -
3,9 lần.
Thực trạng ô nhiễm kim loại nặng trong cá
và rau được nuôi trồng trong môi trường
nhiễm nước thải bệnh viện nghiên cứu và
mối tương quan giữa chúng
Hàm lượng kim loại nặng tồn dư trong cá cao
đặc biệt với kim loại Pb: Pb tồn dư trong cá
vượt TCCP (Tiêu chuẩn của Bộ Y tế (1998 và
năm 2007) rất nhiều lần từ 4,8 – 7,8 lần. So
với lô đối chứng thì hàm hàm lượng Pb tồn
dư trong cá gấp từ 12,3 – 19,9 lần ( có ý nghĩa
thống kê p<0,05). Tồn tại mối tương quan rất
chặt chẽ giữa hàm lượng Pb, Cd trong nước
và trong cá (r = 0,99, r = 0,97).
Hàm lượng kim loại nặng tồn dư trong rau cải
khá cao. Pb tồn dư trong rau cải vượt TCCP
(tiêu chuẩn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn - Quy định tạm thời về sản xuất rau
an toàn, quyết định số 67 năm 1998/QĐ-
BNN-KHCN ) từ 3,32 – 6,26 lần, Cd cao hơn
TCCP từ 9 – 13,5. Tồn tại mối tương quan
chặt chẽ giữa hàm lượng Pb, Cd trong nước
và trong rau (r = 0,96, r = 0,88).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Vũ Xuân Tạo và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 89(01/2): 175 – 179
179
KIẾN NGHỊ
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi là một lời
cảnh báo cho các nhà quản lý y tế, các nhà
quản lý môi trường, các nhà đầu tư trang thiết
bị xây dựng cơ sở hạ tầng cho hệ thống y tế,
người dân xung quanh khu vực có các bệnh
viện hay cơ sở y tế hoạt độngcần có các
biện pháp xử lý nước thải bệnh viện một cách
thoả đáng, nâng cao ý thức cộng đồng vì nước
thải bệnh viện là một nguồn chứa đầy các yếu
tố nguy hại cho bản thân mỗi con người, đặc
biệt là yếu tố kim loại nặng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Bộ y tế ,quyết định số 1047/QĐ – BYT ngày
28/3/2002 về việc quy hoạch mạng lưới khám
chữa bệnh Việt Nam đến 2010.
[2]. Trần Minh Hương (2007), “Báo cáo seminar
Tổng quát về nguyên tố vi lượng”, Khoa công
nghệ hoá học trường ĐH Bách Khoa TPHCM.
[3]. Nông Thanh Sơn, Lương Thị Hồng
Vân,(2003): Phương pháp nghiên cứu khoa học
ứng dụng trong y - sinh học, Nxb Y học, Hà Nội
[4]. TC 86: Tuyển tập 31 tiêu chuẩn Việt Nam về
môi trường bắt buộc áp dụng.
[5]. Lâm Minh Triết, Lê Thanh Hải (2006), Giáo
trình quản lý chất thải nguy hại, NXB Xây Dựng.
[6]. Chiroma TM, F.K.Hymore, R.O.Ebwele (2003),
Heavy metal contamination of vegetable and soil irigated
with sewage water in Yola, NJERD, vol, 2, No 3.
[7]. Nasima Akter, Environmental Engineering
Program_School of Environment, Resources and
Development, January, 2000, ATF ( Asian
Institure of Technology).:4-5
SUMMARY
RESEARCH CONTENT OF LEAD, CADMIUM IN HOSPITAL WASTEWATER
AND ITS RESIDUES IN FOOD IS FAUNA AND FLORA GROWN IN AREAS
CONTAINING HOSPITAL WASTEWATER OF THAI NGUYEN CITY
Vu Xuan Tao*1, Bui Thi Thanh2, Luong Thi Hong Van3
1Viet Nam Technical Scientific Application Joint Stock Company
2Viet Nam Academy of Science and Technology
3Thai Nguyen University
The authors carried out analyses the total content of lead (Pb), cadmium (Cd) in wastewater from
two hospitals in Thai Nguyên city (BV1 & BV2) and in vegetables and fish samples grown in
areas containing hospital wastewater by AAS and Metrohm 797 VA computrace.
The results showed that the content of Cd, Pb in wastewater samples of the study area is higher than
allowable standard. Specifically: the content Cd was higher than allowable standard from 2,7 to 3,9
times, the content of Pb was higher than allowable standard from 4,18 to 4,52 times. Aquatic fauna
(fish) were polluted by heavy metals, the content of Cd, Pb was higher than allowable standard, the
content Pb was higher than allowable standard from 4,8 to 7,8 times. Flora (Brassica sinensis L ) were
polluted by heavy metals, too. Especially, the content Cd was higher than allowable standard from 9 to
13,5 times.
There was a very close correlation between the content of heavy metals in fauna, flora and their
content in wastewater.
Key words: Wastewater, hospital, heavy metals, lead, cadmium, pollution , fauna, flora
*
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- brief_33171_36998_308201295956892_split_30_6729_2052469.pdf