+ Khi tiếp nhận hồ sơ và trong quá trình giải
quyết thủ tục, cán bộ thủ tục phải giải thích cặn kẽ
những nội dung người đến làm thủ tục phải bổ sung,
phải điều chỉnh, tránh để xảy ra tình trạng người đến
làm thủ tục phải đi lại nhiều lần nhưng vẫn không
đáp ứng được các hướng dẫn của cán bộ thủ tục;
+ Lắng nghe ý kiến trình bày của người
đến làm thủ tục để chỉ ra giúp họ những vấn đề
chưa phù hợp theo quy định đối với hồ sơ thủ
tục. Trong trường hợp phải lập Biên bản vi phạm
hành chính trong lĩnh vực thủ tục hành chính đối
với người đến làm thủ tục, cán bộ thủ tục phải
chỉ rõ quy định pháp luật nào quy định hành vi
vi phạm của họ, hướng xử lý tiếp theo của các
cơ quan quản lý Nhà nước tại cảng và biện pháp
yêu cầu khắc phục nhằm giảm nhẹ việc vi phạm
pháp luật;
+ Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan
quản lý Nhà nước tại cảng để kịp thời tháo gỡ
các khó khăn vướng mắc của người đến làm
thủ tục.
6 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 24/03/2022 | Lượt xem: 239 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu giải pháp đơn giản hóa thủ tục hành chính cho tàu đến và rời các cảng biển khu vực Khánh Hòa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2014
154 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC
NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
CHO TÀU ĐẾN VÀ RỜI CÁC CẢNG BIỂN KHU VỰC KHÁNH HÒA
RESEARCH THE SOLUTION TO SIMPLIFY THE ADMINISTRATIVE PROCEDURES
FOR VESSELS INWARD TO AND OUTWARD FROM SEAPORTS
IN KHANH HOA PROVINCE
Nguyễn Văn Minh1, Nguyễn Đức Sỹ2, Thái Ninh3
Ngày nhận bài: 15/11/2013; Ngày phản biện thông qua: 22/11/2013; Ngày duyệt đăng: 13/8/2014
TÓM TẮT
Mục đích của nghiên cứu là tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của người đến làm thủ tục hành chính
(chủ tàu, thuyền viên, nhân viên đại lý - gọi chung là khách hàng) cho tàu đến và rời cảng biển khu vực Khánh Hòa. Từ
đó đề xuất các giải pháp để đơn giản hóa thủ tục hành chính cho tàu đến và rời các cảng biển trong khu vực, nhằm nâng
cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về hoạt động hàng hải ở Khánh Hòa. Để thực hiện công việc trên, tác giả đã tiến
hành quan sát việc tiếp nhận hồ sơ giải quyết thủ tục cho tàu đến và rời cảng biển tại “Phòng một cửa” của Cảng vụ Hàng
hải Nha Trang, kết hợp so sánh đối chiếu kết quả quan sát và quy định của pháp luật, thực hiện trao đổi và phỏng vấn các
chuyên gia của các cơ quan quản lý nhà nước tại cảng biển để phân tích nguyên nhân của sự khác biệt, tiến hành khảo sát
bằng phiếu hỏi để thu thập ý kiến của khách hàng và sử dụng công cụ toán học để đánh giá nguyên nhân. Kết quả nghiên
cứu cho thấy: Thủ tục còn gây khó khăn cho doanh nghiệp, cho chủ tàu vì địa điểm làm thủ tục còn phân tán; Tàu đến
cảng và rời cảng phải nộp và xuất trình quá nhiều loại giấy tờ; Thời lượng giải quyết thủ tục của từng cơ quan quản lý
Nhà nước tại cảng không giống nhau và bị kéo dài do phụ thuộc quy định riêng của mỗi cơ quan, chế độ báo cáo với cấp
trên, v.v; Cách thức giải quyết thủ tục còn gây trở ngại cho việc ứng dụng công nghệ thông tin nên chưa đạt được sự liên
thông giữa các cơ quan quản lý nhà nước tại cảng; Mức độ thỏa mãn của người đến làm thủ tục chỉ được đánh giá ở dưới
mức trung bình, cho thấy người đến làm thủ tục hoàn toàn không hài lòng với thủ tục hành chính cho tàu đến và rời các
cảng biển khu vực Khánh Hòa.
Từ khóa: thủ tục hành chính, cảng biển khu vực Khánh Hòa
ABSTRACT
The main purpose of research is to determine the factors that impact on the satisfactions of person who submit the
administrative procedures (customers) when their vessels inward to and outward from seaports in Khanh Hoa province.
The research results helped author give out the solution to simplify the administrative procedures in order to enhance the
State management effect of maritime activities in Khanh Hoa province. To study the above mentioned problem, author
observed the real situations of receiving the administrative procedure records at the “single-window” section of Maritime
Authority of Nha Trang; compared the observation results with the regulation of the current law; discussed and interviewed
the experts of the management States at seaports to analyse the causes of the difference. Beside that, author collected
information via the questionnaires from customers, and then author used the mathematic tool to assess the main causes.
The research results indicated that the administrative procedures make diffi culties for business and ship-owners, because
the “single-window” section was established at the disadvantage places; declarant must submit so many documents and
records; duration of the administrative procedures from the management States at seaports is not same and is lengthened
because it depends on the regulations of each agent, etc. Beside that, the way to process the administrative procedures in
the present make diffi culties also for applying informatics technologies and it do not create the necessary information links
between the management States at seaports. The satisfactions of customers the administrative procedures are assessed at
under the average level. It indicated that person who submit the administrative procedures are not satisfy with the
administrative procedures when their vessels inward to and outward from seaports in Khanh Hoa province.
Keywords: administrative procedures, seaports in Khanh Hoa
1 Nguyễn Văn Minh: Cao học Quản trị Kinh doanh 2010 - Trường Đại học Nha Trang
2 TS. Nguyễn Đức Sỹ: Viện Khoa học và Công nghệ Khai thác thủy sản - Trường Đại học Nha Trang
3 ThS. Thái Ninh: Khoa Kế toán Tài chính - Trường Đại học Nha Trang
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 155
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo quy định pháp luật, thủ tục hành chính
cho tàu đến và rời cảng biển Việt Nam được điều
chỉnh chính bởi Nghị định số 71/2006/NĐ-CP ngày
25/07/2006 và nay được thay thế bằng Nghị định
số 21/2012/NĐ-CP ngày 21/03/2012, có hiệu lực
từ ngày 01/6/2012 của Chính phủ về quản lý cảng
biển và luồng hàng hải. Tuy nhiên, trên thực tế các
thủ tục này lại bị tác động bởi nhiều văn bản quy
phạm pháp luật khác thuộc các lĩnh vực khác nhau
như: Hàng hải, Thương mại, Hải quan, Tài chính,
Môi trường, Xuất nhập cảnh, Bảo vệ thực vật, Bảo
vệ động vật và Y tế, do đó đã dẫn đến sự chồng
chéo, mâu thuẫn, không có sự liên thông giữa các
cơ quan quản lý Nhà nước tại cảng biển, và chưa
phù hợp với quy định của công ước quốc tế mà Việt
Nam đã ký kết tham gia (Công ước FAL 65 - Công
ước về tạo thuận lợi trong giao thông hàng hải quốc
tế) khi các cơ quan quản lý Nhà nước tại cảng biển
khu vực Khánh Hòa giải quyết thủ tục tàu đến và
rời cảng, đã hạn chế sự thuận lợi phát triển của hệ
thống cảng biển ở Việt Nam nói chung và tại Khánh
Hòa nói riêng.
Thủ tục hành chính phù hợp sẽ góp phần thúc
đẩy, phát triển kinh tế hàng hải, với các lý do sau:
Tăng nhanh số lượng doanh nghiệp đầu tư vào
các dự án thuộc lĩnh vực hàng hải, đặc biệt là đầu
tư nước ngoài: đầu tư xây dựng cảng biển, đóng
tàu, dịch vụ cảng biển, đầu tư dịch vụ đại lý hàng
hải, v.v; Thủ tục hành chính đơn giản, hiệu quả
tại cảng biển sẽ làm giảm thời gian và chi phí cho
chủ tàu, làm tăng khả năng cạnh tranh của do-
anh nghiệp, tăng lượng tàu và hàng hóa qua cảng,
tăng nguồn thu từ phí và lệ phí hàng hải cho nhà
nước, v.v
Nghiên cứu cải cách thủ tục hành chính là
không mới nhưng với ngành đặc thù quản lý Nhà
nước tại cảng biển thì chưa được nhiều nhà khoa
học trong nước quan tâm. Vì vậy nghiên cứu này
được thực hiện nhằm tìm ra nguyên nhân, những
yếu tố tác động có ảnh hưởng đến chất lượng thủ
tục hành chính cho tàu đến và rời các cảng biển khu
vực Khánh Hòa. Sau cùng là đề ra các giải pháp
nhằm đơn giản hóa thủ tục để thu hút tàu biển đến
khu vực nhiều hơn, tăng nguồn thu cho ngân sách
địa phương và đưa ra gợi ý cho những nghiên cứu
tiếp theo trong tương lai.
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thu thập số liệu thứ cấp từ nguồn các báo cáo
tổng kết hàng năm (từ năm 2006 đến 2012) của các
cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành tại cảng
biển khu vực Khánh Hòa, từ các Quy trình nghiệp
vụ về thủ tục hành chính cho tàu đến và rời cảng
biển khu vực Khánh Hòa do Cảng vụ Hàng hải Nha
Trang biên soạn, nhằm triển khai chi tiết các điều
khoản của Nghị định số 71/2006/NĐ-CP, Nghị định
số 21/2012/NĐ-CP.
Quan sát thực tế giải quyết thủ tục hành chính
cho tàu đến và rời cảng tại các văn phòng “Một cửa”
được tổ chức tại Cảng vụ Hàng hải Nha Trang, kết
hợp quan sát tại các Đồn Biên phòng khu vực cảng
biển Khánh Hòa, ghi chép lại số liệu về số lượng và
loại hồ sơ phải nộp và xuất trình khi làm thủ tục cho
tàu đến và rời cảng biển khu vực Khánh Hòa.
Thông qua phỏng vấn một số chuyên gia của
cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành tại cảng
biển khu vực Khánh Hòa để tìm hiểu nguyên nhân
nhằm lý giải những khác biệt phát hiện được trong
quá trình nghiên cứu giữa quy định của pháp luật
và thực tế giải quyết thủ tục cho tàu đến và rời cảng
biển khu vực Khánh Hòa.
Ngoài ra, số liệu điều tra được thu thập từ
khách hàng thông qua bảng câu hỏi là tập hợp của
các biến số được phát triển từ 9 thành phần để đo
lường mức độ hài lòng của khách hàng khi làm thủ
tục tại các cảng biển khu vực Khánh Hòa.
Các số liệu thứ cấp sau khi thu thập được tiến
hành phân loại, chọn lọc, chọn ra những thông tin
cần thiết phục vụ cho nội dung nghiên cứu của đề
tài và được tổng hợp thành các biểu bảng.
Số liệu quan sát được từ thực tế tiếp nhận và
giải quyết thủ tục cho tàu đến và rời cảng biển khu
vực Khánh Hòa được phân loại, thống kê và tổng
hợp thành các biểu bảng có hình thức tương ứng
với các biểu bảng tổng hợp số liệu thứ cấp để dễ so
sánh và đối chiếu, nhằm tìm ra kết quả nghiên cứu.
Số liệu sau khi thu thập từ việc phỏng vấn cá
nhân trực tiếp được biên tập lại, giúp cho việc giải
thích các vướng mắc phát hiện được trong quá trình
nghiên cứu.
Các bản câu hỏi khảo sát sau khi thu thập được
xử lý, hiệu chỉnh, chọn lọc lại và mã hóa dữ liệu cho
phù hợp. Sử dụng công cụ toán là phần mềm SPSS
phiên bản 16.0 để phân tích, đánh giá.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2014
156 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Hình 1. Sơ đồ mô hình đo lường chất lượng dịch vụ
Áp dụng thang đo SERVQUAL (service quality) của Parasuraman vào nghiên cứu mô hình đo lường chất
lượng dịch vụ về thủ tục hành chính cho tàu đến và rời cảng biển khu vực Khánh Hòa của các cơ quan quản lý
Nhà nước chuyên ngành tại cảng biển đối với những khách hàng đến làm thủ tục, được đề xuất gồm 9 thành
phần đo lường (hình 1).
Mô hình lý thuyết giả thuyết rằng có mối quan hệ đồng biến giữa các nhân tố độc lập với nhân tố phụ thuộc,
nghĩa là khi một thành phần của chất lượng phục vụ tăng hay giảm sẽ làm cho mức độ thỏa mãn của người
đến làm thủ tục tăng hay giảm theo.
Xây dựng phương trình hồi quy dể tìm hiểu mức độ tác động của mỗi thành phần chất lượng phục vụ đến
mức độ hài lòng của khách hàng như sau:
HÀI LÒNG = bo + b1TINCAY + b2DAPUNG + b3NLPHUCVU + b4TIEPCAN + b5LICHSU
+ b6THONGTIN + b7DONGCAM
(1)
Trong đó: bo là hằng số của phương trình hồi quy;
b1 đến b7 là các hệ số quan hệ với biến phụ thuộc.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Tổng hợp số liệu về tiếp nhận và giải quyết thủ tục cho tàu đến và rời cảng biển khu vực Khánh Hòa thu
thập từ các nguồn thông tin được thể hiện ở bảng 1.
Bảng 1. So sánh giấy tờ thủ tục theo quy định và theo thực tế
Thủ tục 1 Thủ tục 2 Thủ tục 3 Thủ tục 4
Số giấy tờ phải nộp theo quy định 4 16 3 14
Số giấy tờ thực tế phải nộp 7 24 6 20
Số giấy tờ phải nộp vượt quy đị nh 3 8 3 6
Số giấy tờ phải trình theo quy định 20 34 21 38
Số giấy tờ thực tế phải trình 30 46 32 50
Số giấy tờ phải xuấ t trình vượt quy đị nh 10 12 11 12
Địa điểm giải quyết thủ tục Sai Phù hợp Sai Phù hợp
Tỷ lệ các trường hợp vượt thời hạn giải quyết thủ
tục so với quy định (60 phút) 20% 0% 80 % 30%
+ Thủ tục 1: Thủ tục đối với tàu Việt Nam hoạt động nội địa đến cảng, tàu nước ngoài chuyển cảng từ một
cảng khác của Việt Nam.
Mức độ hài lòng của người đến
làm TTHC cho tàu đến
và rời cảng biển
Phương tiện phục vụ
Tin cậy
Đáp ứng
Năng lực phục vụ
Tiếp cận
Lịch sự
Thông tin
An toàn
Đồng cảm
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 157
+ Thủ tục 2: Thủ tục đối với trường hợp tàu Việt
Nam hoặc tàu nước ngoài nhập cảnh.
+ Thủ tục 3: Thủ tục đối với tàu Việt Nam hoạt
động nội địa rời cảng, tàu nước ngoài xin chuyển
đến một cảng khác của Việt Nam.
+ Thủ tục 4: Thủ tục đối với tàu Việt Nam hoặc
tàu nước ngoài xuất cảnh.
Kết quả ở bảng 1 cho thấy có nhiều sự khác
biệt giữa quy định của pháp luật và thực tế triển
khai như là: số lượng hồ sơ, giấy tờ trình nộp; địa
điểm làm thủ tục; thời lượng giải quyết thủ tục cho
tàu đến và rời các cảng biển khu vực Khánh Hòa.
Nguyên nhân là do bên cạnh Cơ quan Cảng vụ, việc
tham gia giải quyết các thủ tục cho tàu tuyền còn có
sự tham gia của các cơ quan như: Biên phòng, Hải
quan và Kiểm dịch Y tế.. . Vì vậy, ngoài việc áp dụng
các quy định tại Nghị định số 71/2006/NĐ-CP, Nghị
định số 21/2012/NĐ-CP, các cơ quan khác nhau còn
áp dụng các quy định riêng đặc thù như:
Biên phòng Khánh Hòa đang tiếp tục áp dụng
Nghị định 161/2003/NĐ-CP ngày 18/03/2003 của
Chính phủ về “Quy chế khu vực biên giới biển” khi
tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính cho tàu
đến và rời cảng biển khu vực Khánh Hòa. Do vậy,
đối với trường hợp tàu Việt Nam hoạt động tuyến
nội địa và tàu thuyền nước ngoài chuyển cảng, cơ
quan Biên phòng tỉnh Khánh Hòa vẫn tổ chức việc
tiếp nhận thêm và kiểm tra thêm các giấy tờ, hồ sơ
thủ tục ngay tại các Đồn Biên phòng cửa khẩu cảng
thuộc địa phận tỉnh Khánh Hòa.
Cục Hải quan Khánh Hòa áp dụng Thông tư số
194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010 của Bộ Tài chính
ban hành, hướng dẫn về “Thủ tục Hải quan; kiểm tra,
giám sát hải quan, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và
quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu”
vào lĩnh vực thủ tục Hải quan. Do vậy, khi tiếp nhận
hồ sơ thủ tục, cơ quan Hải quan sẽ yêu cầu nộp thêm
bản khai “Danh sách hành khách”.
Trung tâm Kiểm dịch Y tế quốc tế tỉnh Khánh
Hòa áp dụng Quyết định số 2331/2004/QĐ-BYT
ngày 06/07/2004 Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành về
“Quy trình kiểm dịch y tế biên giới Nước Cộng hòa
Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” vào công tác thủ tục
Kiểm dịch Y tế.
Ngoài ra kết quả nghiên cứu cũng cho thấy hầu
hết những trường hợp bị vượt thời lượng giải quyết
thủ tục khi tàu đến cảng là do năng lực của cán bộ
làm thủ tục còn hạn chế khi phải kiểm tra quá nhiều
hồ sơ giấy tờ của tàu và của thuyền viên, nhất là
những hồ sơ giấy tờ được ghi bằng tiếng Anh. Phần
công việc chiếm thời lượng nhiều nhất trong tổng thời
gian giải quyết thủ tục là khâu báo cáo và chờ ý kiến
chỉ đạo từ cấp trên, tiếp đến là khâu lập biên lai thu
phí và lệ phí hàng hải do Cảng vụ Hàng hải Nha
Trang thực hiện, cuối cùng là khâu trình lãnh đạo ký
biên lai và ký Giấy phép rời cảng. Đây là các khâu
công việc mà cán bộ thủ tục bị phụ thuộc vào cấp
trên và bộ phận tính phí nên không thể chủ động
được thời lượng công việc. Vì thế, cán bộ làm thủ
tục không thể đảm bảo được tổng thời lượng giải
quyết thủ tục là 60 phút như quy định của Nghị định
21/2012/NĐ-CP.
Sau khi kiểm định thang đo và phân tích các
yếu tố đã rút ra được 7 yếu tố độc lập và 1 yếu
tố phụ thuộc. Bảy yếu tố độc lập biểu hiện 7 thành
phần chất lượng phục vụ khách hàng: Tin cậy, Đáp
ứng, Năng lực phục vụ, Tiếp cận, Lịch sự, Thông tin,
Đồng cảm. Một yếu tố phụ thuộc là Mức độ hài lòng
của khách hàng.
Kết quả xử lý bằng phần mềm SPSS 16.0, thu
được phương trình biểu diễn mức độ hài lòng của
khách hàng tại “Phòng một cửa” được tổ chức tại
Cảng vụ Hàng hải Nha Trang:
THOAMAN = 0,211DAPUNG + 0,439TIEPCAN
+ 0,322DONGCAM (2)
Với giá trị trung bình của 3 thành phần chính
được thể hiển ở bảng 2.
Bảng 2. Giá trị trung bình của 3 thành phần chính
tác động đến mức độ hài lòng của khách hàng
Biến độc lập
(thành phần chính)
Số người đến
làm thủ tục
đã trả lời bản
câu hỏi
Giá trị trung
bình
ĐÁP ỨNG 109 2,606
TIẾP CẬN 109 3,000
ĐỒNG CẢM 109 2,936
HÀI LÒNG 109 2,789
Kết quả ở bảng 2 cho thấy, 3 thành phần chính
tác động đến mức độ hài lòng chỉ được khách hàng
đánh giá thấp hơn hoặc bằng mức trung bình.
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
- Phân tích mô hình hồi quy đã rút ra được 3 yếu
tố chính ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của khách
hàng đến làm thủ tục tàu đến và rời cảng khu vực
cảng biển Khánh Hòa là: Mức độ đáp ứng, Mức độ
tiếp cận và Mức độ đồng cảm. Trong đó Mức độ tiếp
cận có ảnh hưởng lớn nhất, kế tiếp là Mức độ đồng
cảm và cuối cùng là Mức độ đáp ứng. Các yếu còn lại
cũng có ảnh hưởng nhưng ở mức độ hạn chế hơn.
- Thủ tục hành chính cho tàu đến và rời các
cảng biển khu vực Khánh Hòa chưa đáp ứng được
nhu cầu của khách hàng do những nguyên nhân sau:
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2014
158 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
+ Địa điểm làm thủ tục còn phân tán cũng như
thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan có trách nhiệm
giải quyết thủ tục.
+ Chưa có sự chỉ đạo kịp thời của cấp có thẩm
quyền ở địa phương đối với các cơ quan quản lý
nhà nước chuyên ngành tại cảng để áp dụng thống
nhất quy định pháp luật mới thay cho các văn bản
pháp luật đã hết hiệu lực, dẫn đến việc gây phiền
phức cho người đến làm thủ tục. Người đến làm thủ
tục phải nộp và xuất trình quá nhiều hồ sơ, giấy tờ
so với quy định hiệ n hà nh về quản lý cảng biển và
luồng hàng hải khi giải quyết thủ tục hành chính tại
cảng biển.
+ Thời lượng giải quyết thủ tục của cơ quan
quản lý nhà nước tại cảng thường bị kéo dài do
công tác tổ chức cũng như quy định về chế độ báo
cáo cấp trên của từng cơ quan quản lý nhà nước tại
cảng biển đối với công tác thủ tục còn bất cập, v.v
Từ những tồn tại trên, đặt ra yêu cầu cần phải
có những giải pháp hữu hiệu để cải cách công tác
thủ tục hành chính cho tàu đến và rời các cảng biển
khu vực Khánh Hòa theo hướng đơn giản hóa,
khắc phục những bất cập đang cản trở quá trình
phát triển, hội nhập của hệ thống cảng biển khu vực
Khánh Hòa.
Giải pháp 1: Thống nhất việc áp dụng Nghị định
21/2012/NĐ-CP ngày 21/03/2012 của Chính phủ về
quản lý cảng biển và luồng hàng hải khi tiếp nhận và
giải quyết thủ tục cho tàu đến và rời các cảng biển
khu vực Khánh Hòa.
Giải pháp 2: Xây dựng và thống nhất Quy trình
tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính cho tàu
đến và rời cảng biển khu vực Khánh Hòa nhằm quy
định rõ các loại hồ sơ, giấy tờ người đến làm thủ tục
phải trình, nộp khi làm thủ tục.
Giải pháp 3: Xây dựng website dùng chung cho
các cơ quan quản lý nhà nước tại cảng biển tại địa
phương, nhằm phục vụ cho việc tiếp nhận và giải
quyết thủ tục hành chính cho tàu đến và rời các
cảng biển khu vực Khánh Hòa để rút ngắn thời gian
tiếp nhận và giải quyết thủ tục.
Giải pháp 4: Tăng cường số lượng cán bộ thủ
tục trong mỗi ca trực và điều chỉnh chế độ báo cáo
trong cơ cấu tổ chức của các cơ quan quản lý nhà
nước tại cảng để rút ngắn thời lượng giải quyết
thủ tục.
Giải pháp 5: Nâng cao chất lượng giải quyết
thủ tục hành chính cho tàu đến và rời các cảng biển
khu vực Khánh Hòa nhằm tăng sự thỏa mãn cho
người đến làm thủ tục.
- Giải pháp nâng cao chất lượng thành phần
Đáp ứng:
+ Tạo động lực làm việc;
+ Huy động các kỹ năng và kiến thức của từng
cá nhân;
+ Nâng cao văn hóa của các cơ quan quản lý
nhà nước tại cảng biển.
- Giải pháp nâng cao chất lượng thành phần
Tiếp cận:
+ Lập website về thủ tục hành chính cho tàu
thuyền đến và rời cảng biển. Đăng đầy đủ các thông
tin hướng dẫn về địa chỉ tiếp nhận và cách thực hiện
thủ tục hành chính cho tàu đến và rời cảng;
+ Niêm yết công khai các hướng dẫn về thực
hiện thủ tục hành chính cho tàu đến và rời cảng tại
địa điểm tiếp nhận và giải quyết thủ tục của Cảng vụ
Hàng hải Nha Trang;
+ Lập bộ phận tư vấn miễn phí thủ tục hành
chính cho người đến làm thủ tục tại các địa điểm
cung cấp thủ tục hành chính của Cảng vụ Hàng hải
Nha Trang. Giới thiệu trên website và tại địa điểm
tiếp nhận thủ tục các số điện thoại “nóng” để người
đến làm thủ tục có thể liên hệ bất cứ lúc nào.
- Giải pháp nâng cao chất lượng thành phần
Đồng cảm:
+ Khi tiếp nhận hồ sơ và trong quá trình giải
quyết thủ tục, cán bộ thủ tục phải giải thích cặn kẽ
những nội dung người đến làm thủ tục phải bổ sung,
phải điều chỉnh, tránh để xảy ra tình trạng người đến
làm thủ tục phải đi lại nhiều lần nhưng vẫn không
đáp ứng được các hướng dẫn của cán bộ thủ tục;
+ Lắng nghe ý kiến trình bày của người
đến làm thủ tục để chỉ ra giúp họ những vấn đề
chưa phù hợp theo quy định đối với hồ sơ thủ
tục. Trong trường hợp phải lập Biên bản vi phạm
hành chính trong lĩnh vực thủ tục hành chính đối
với người đến làm thủ tục, cán bộ thủ tục phải
chỉ rõ quy định pháp luật nào quy định hành vi
vi phạm của họ, hướng xử lý tiếp theo của các
cơ quan quản lý Nhà nước tại cảng và biện pháp
yêu cầu khắc phục nhằm giảm nhẹ việc vi phạm
pháp luật;
+ Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan
quản lý Nhà nước tại cảng để kịp thời tháo gỡ
các khó khăn vướng mắc của người đến làm
thủ tục.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 159
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Kim Anh, Nguyễn Kim Long, 2010. Quản trị dịch vụ công. Trường Đại học mở TP. Hồ Chí Minh.
2. Vũ Cao Đàm, 2003 - xuất bản lần thứ tám. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. NXB Khoa học và Kỹ thuật. Hà Nội.
3. Nguyễn Thị Thu Hường, 2007. Cải cách thủ tục hành chính ở cảng biển Việt Nam hiện nay. Luận văn Thạc sỹ Luật học. Đại
học Quốc gia Hà Nội.
4. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Thống kê ứng dụng trong kinh tế - x hội. Tái bản lần thứ nhất. NXB Thống
kê. Hà Nội.
5. Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Tập 1 và 2. NXB Hồng Đức. TP. Hồ
Chí Minh.
6. Bộ Giao thông Vận tải, 2010. Bộ luật Hàng hải Việt Nam. Hà Nội.
7. Bộ Giao thông Vận tải, 2007. Nghị định 71/2006/NĐ-CP ngày 25/7/2006 của Chính phủ về Quản lý cảng biển và luồng hàng
hải. Hà Nội.
8. Bộ Giao thông Vận tải, 2007. Thông tư số 10/2007/TT-BGTVT ngày 06/08/2007 hướng dẫn thực hiện Nghị định 71/2006/
NĐ-CP ngày 25/07/2006 của Chính phủ về Quản lý cảng biển và luồng hàng hải.
9. Bộ Quốc phòng, 1997. Pháp lệnh Biên phòng. Hà Nội.
10. Bộ Tài chính, 2010. Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010 hướng dẫn về Thủ tục Hải quan; kiểm tra, giám sát hải
quan, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
11. Bộ Y tế, 2010. Nghị định số 103/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật
Phòng, chống bệnh truyền nhiễm về kiểm dịch y tế biên giới. Hà Nội.
12. Nguyễn Thị Cành, 2004. Giáo trình Phương pháp và phương pháp luận nghiên cứu khoa học kinh tế. NXB Đại học Quốc gia
TP. Hồ Chí Minh.
13. Chí nh phủ , 2003. Nghị định 161/2003/NĐ-CP ngày 18/03/2003 của Chính phủ về Quy chế khu vực biên giới biển.
14. Chí nh phủ , 2008. Nghị định 50/2008/NĐ-CP ngày 21/04/2008 của Chính phủ về Quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự tại cửa khẩu
cảng biển.
15. Cục Hàng hải Việt Nam, 2003. Sổ tay Pháp luật hàng hải. NXB Giao thông vận tải. Hà Nội
16. Cục Hàng hải Việt Nam, 2003. Tuyển tập các công ước Hàng hải quốc tế. NXB Lao động. Hà Nội.
17. Cục Hàng hải Việt Nam, 2007. Nội quy cảng biển thuộc địa phận tỉnh Khánh Hòa, tỉnh Ninh Thuận.
18. Cục Hàng hải Việt Nam, 2010. Các văn bản Quy phạm pháp luật về Hàng hải. NXB Giao thông Vận tải. Hà Nội.
19. Học viện Chính trị Hành chính quốc gia, 2010. Giáo trình Khoa học hành chính, Tập 1 và 2. NXB Chính trị - Hành chính.
20. Quố c hộ i, 2005. Luật Hải quan, Hà Nội.
21. Tổ chức Hàng hải Thế giới, 1998. Công ước FAL 65 về Tạo thuận lợi trong giao thông hàng hải quốc tế. London. Anh.
Website
22. của Bộ Nội vụ.
23. của Cảng vụ Hàng hải Nha Trang.
24. của Cục Hàng hải Việt Nam.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_giai_phap_don_gian_hoa_thu_tuc_hanh_chinh_cho_tau.pdf