Nghiên cứu độc tính cấp (LD50) và độc tính bán trường diễn của cao lỏng “Ngưu Sâm Tra” trên động vật thực nghiệm

The authors carried out a study the acute toxicity on the white mice and semi-continuous toxicity on the experimental rabbits of liquid extracts of “Nguu Sam Tra”. The results were as followed: liquid extract of “Nguu Sam Tra” with doses from 10 to 240 gram of sample/kg of mice dit not cause 50% of them to die. After three weeks rabbits were used by oral continuously liquid extract of “Nguu Sam Tra” with doses of 60 gram and 80 gram/kg /per day, the liquid extract of “Nguu Sam Tra” did not interfere with the general conditions of rabbits. This medicine extract increased the number of erythrocytes (RBC) and haemoglobin of experimental rabbits (p<0,05).This medicine had affected number of neutrophil (p<0,05), but did not have any influence on number of monocytes, lymphocytes, SGOT, SGPT and macroscopic structure and microscopic structure of the hepatic cells

pdf8 trang | Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 618 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu độc tính cấp (LD50) và độc tính bán trường diễn của cao lỏng “Ngưu Sâm Tra” trên động vật thực nghiệm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Thị Minh Thúy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 85(09)/2: 91 - 98 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 91 NGHIÊN CỨU ĐỘC TÍNH CẤP (LD50) VÀ ĐỘC TÍNH BÁN TRƯỜNG DIỄN CỦA CAO LỎNG “NGƯU SÂM TRA” TRÊN ĐỘNG VẬT THỰC NGHIỆM Nguyễn Thị Minh Thúy1*, Nguyễn Thị Hạnh Nguyễn Tiến Phượng, Trần Thị Mai Hương Trường ĐH Y Dược - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Các tác giả đã nghiên cứu độc tính cấp trên chuột nhắt trắng và độc tính bán trƣờng diễn trên thỏ thực nghiệm của cao lỏng “Ngƣu sâm tra”, kết quả nghiên cứu cho thấy: Cao lỏng “Ngƣu sâm tra” với liều từ 10 đến 240 gam mẫu thử/kg chuột không gây chết 50% số chuột. Sau 21 ngày uống cao lỏng liên tục với liều 60g và liều 80g/kg thỏ/ngày không thấy có ảnh hƣởng đến trạng thái chung của thỏ; nhƣng có ảnh hƣởng đến số lƣợng hồng cầu, hemoglobulin (p<0,05). Cao lỏng làm tăng số lƣợng bạch cầu đa nhân trung tính (p<0,05), không ảnh hƣởng đến số lƣợng bạch cầu lympho, bạch cầu mono, men SGOT, SGPT và hình ảnh đại thể, vi thể của tế bào gan (p>0,05). Từ khóa: Cao lỏng “Ngưu sâm tra”, độc tính cấp, độc tính bán trường diễn. ĐẶT VẤN ĐỀ* Cao lỏng “Ngƣu sâm tra” đƣợc nấu và cô đặc từ bài thuốc “Ngƣu sâm tra”, là bài thuốc kinh nghiệm có tác dụng hạ áp và giảm cholesterol máu. Bài thuốc có 7 vị dễ kiếm, tận dụng đƣợc nguồn dƣợc liệu sẵn có ở trong nƣớc. Để có cơ sỏ khoa học chắc chắn về độ an toàn của bài thuốc trƣớc khi tiến hành nghiên cứu đánh giá hiệu quả của thuốc trên lâm sàng và làm tiền đề cho những nghiên cứu sau này, chúng tôi tiến hành đề tài: Nghiên cứu độc tính cấp và độc tính bán trƣờng diễn của cao lỏng “Ngƣu Sâm Tra” trên động vật thực nghiệm nhằm 2 mục tiêu sau: 1.Xác định độc tính cấp (LD50) của cao lỏng “Ngưu Sâm Tra” trên động vật thực nghiệm. 2.Xác định độc tính bán trường diễn của cao lỏng “Ngưu Sâm Tra” trên động vật thực nghiệm. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Thuốc nghiên cứu Thành phần bài thuốc nghiên cứu Công thức bài thuốc nghiên cứu gồm 7 vị thuốc sau: Thổ phục linh 30g, Sơn tra 20g, Ngƣu tất 20g, Đan sâm 15g, Hà thủ ô đỏ 30g, Nấm linh chi 10g, Thảo quyết minh 20g. * Tel:0915532829; Email: thuydongy@gmail.com Dạng thuốc sử dụng Dƣợc liệu dùng trong bài thuốc đƣợc cung cấp bởi Ths. Nguyễn Thị Minh Thúy- giảng viên bộ môn Y học cổ truyền cung cấp dƣới dạng bài thuốc. Thuốc dùng dƣới dạng thuốc sắc cô đặc thành cao lỏng tỷ lệ 1:1. Các hóa chất và thiết bị khác Dung dịch NaCl 0,9% Bơm kim tiêm Cân Robervan Máy xét nghiệm sinh hóa TC 84 Plus Máy xét nghiệm huyết học poCH-100i của hãng Sysmex Máy định công thức bạch cầu Erma Các thiết bị dụng cụ và hóa chất cần thiết khác dùng để xét nghiệm máu. Các loại động vật được sử dụng trong nghiên cứu Chuột nhắt trắng chủng Swiss cả hai giống khỏe mạnh, trọng lƣợng 20 ± 2 g. Thỏ cả hai giống khỏe mạnh, trọng lƣợng 2,0 ± 0,2 kg. Động vật đƣợc nuôi theo tiêu chuẩn phòng thí nghiệm tại bộ môn Dƣợc lý trƣờng Đại học Y - Dƣợc Thái Nguyên. Thời gian và địa điểm tiến hành nghiên cứu Thời gian tiến hành: từ tháng 10/2010 đến tháng 3/2011. Địa điểm tiến hành: Bộ môn Dƣợc lý, Bộ môn giải phẫu bệnh Trƣờng Đại học Y Dƣợc Thái Nguyên. Nguyễn Thị Minh Thúy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 85(09)/2: 91 - 98 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 92 Phương pháp nghiên cứu Theo mục tiêu nghiên cứu của đề tài, chúng tôi tiến hành đề tài theo phƣơng pháp thực nghiệm có đối chứng, theo sơ đồ 1. Thử độc tính cấp theo phương pháp Lichtfield – Wilcoxon [3],[4] Cách tiến hành: - Động vật thí nghiệm: Chuột nhắt trắng dòng Swiss cả 2 giống, trọng lƣợng 20± 2g, đƣợc chia theo từng lô, mỗi lô 10 con (chia 10 lô). Sau khi nhịn ăn 12 giờ nhƣng vẫn uống nƣớc đầy đủ, chuột đƣợc uống thuốc thử với liều tăng dần, từ liều thấp nhất gây chết 0% đến liều cao nhất gây chết 100 %. Theo dõi tình trạng chung của chuột với tỷ lệ chuột chết trong 72 giờ, tất cả chuột chết ở các lô đƣợc mổ để đánh giá tổn thƣơng đại thể. Tính kết quả, xác định LD50 theo phƣơng pháp của Lichtfield – Wilcoxon. Thử độc tính bán trường diễn theo phương pháp của Đỗ Trung Đàm [3],[4] Cho thỏ uống liều 1,2 ml/kg cân nặng (lô NST1) và 1,6 ml/kg cân nặng (lô NST2), uống hàng ngày 9h sáng, uống liền trong 21 ngày làm xét nghiệm trƣớc, trong và sau uống thuốc. + Theo dõi cân nặng của thỏ bằng cân Robervan. + Theo dõi số lƣợng sống chết hàng ngày của thỏ. + Theo dõi sự thay đổi lông, hoạt động ăn uống. Lấy máu xét nghiệm trƣớc, giữa và sau thí nghiệm: xét nghiệm Hb, Hồng cầu, công thức bạch cầu. + Xét nghiệm enzym gan SGOT, SGPT. + Sau hết ngày theo dõi mổ thỏ lấy gan: cân gan thỏ, làm tế bào vi thể đánh giá tổn thƣơng tế bào. Xử lý số liệu Theo phƣơng pháp thống kê sinh học, sử dụng phần mềm thống kê SPSS for Window 16.0 và Microsoft Word 2007. Sơ đồ 1. Mô hình nghiên cứu Cao lỏng Ngưu Sâm Tra 1-1 Độc tính cấp Độc tính bán trƣờng diễn LD50 Tình trạng chung Công thức máu Đánh giá chức năng gan Đánh giá GP bệnh gan Xử lý số liệu KẾT LUẬN Nguyễn Thị Minh Thúy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 85(09)/2: 91 - 98 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 93 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Xác định độc tính cấp của cao lỏng Ngưu sâm tra Chuột nhắt trắng có trọng lƣợng 18-22g đƣợc uống cao lỏng Ngƣu sâm tra với liều tăng dần từ liều 10g/kg (0,01ml/10g) đến 240g/kg (0,4 ml/10g). Sau 72 giờ ở điều kiện phòng thí nghiệm 100% số chuột sống, không có chuột chết. Xác định độc tính bán trường diễn của cao lỏng Ngưu sâm tra Trên thỏ với liều cao lỏng Ngƣu sâm tra 60g/kg (1,2 ml/kg cân nặng) và 80g/kg (1,6 ml/kg cân nặng) cho uống liên tục trong 21 ngày. Kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày ở các bảng sau: - Thỏ phát triển bình thƣờng, lông hơi khô, không bóng mƣợt, không rụng, hoạt động của thỏ bình thƣờng, đi lại không có sự thay đổi nhiều, ăn uống bình thƣờng, phân và nƣớc tiểu bình thƣờng. Bảng 1. Ảnh hƣởng của cao lỏng Ngƣu sâm tra đến thể trọng của thỏ thực nghiệm (kg) Thời điểm nghiên cứu Lô nghiên cứu N0 D0( X ± SD) N10 D10( X ±SD) N21 D21( X ±SD) p Lô chứng (n = 7) 1,72 ± 0,22 1,72 ± 0,21 1,69 ± 0,19 p>0,05 Lô NST1 (n =7) (60g/kg) 1,84 ± 0,28 1,73 ± 0,29 1,69 ± 0,36 p>0,05 Lô NST2 (n =7) (80g/kg) 1,88 ± 0,26 1,88 ± 0,25 1,89 ± 0,29 p>0,05 * Nhận xét: Với liều thuốc uống cao lỏng Ngƣu sâm tra 60g/kg và 80g/kg không có sự biến đổi về cân nặng ở động vật thực nghiệm (p> 0,05). Bảng 2. Kết quả sự ảnh hƣởng của cao lỏng Ngƣu sâm tra đến số lƣợng hồng cầu của thỏ thực nghiệm Chỉ số nghiên cứu Thời điểm nghiên cứu Lô nghiên cứu N0 D0( X ±SD) N21 D21( X ±SD) P(sau 21 ngày) HC (T/L) Lô chứng (n=7) 4,24 ± 0,43 4,74 ± 0,49 p>0,05 Lô NST1 (n= 7) (Liều 60g/kg) 3,74 ± 1,53 3,87 ± 0,87 p>0,05 Lô NST2 (n=8) (Liều 80g/kg) 3,44 ± 0,28 3,97 ± 0,63 p<0,05 p (so với nhóm chứng) pt1-c trƣớc>0,05 pt2-trƣớc>0,05 pt1-c sau>0,05 pt2-csau>0,05 Nhận xét: - Với liều uống cao lỏng Ngƣu sâm tra 60g/kg thể trạng thì số lƣợng hồng cầu có sự thay đổi, nhƣng không đáng kể (p>0,05). - Số lƣợng hồng cầu thay đổi có ý nghĩa thống kê với liều uống 80g/kg thể trạng (p<0,05). Bảng 3. Ảnh hƣởng của cao lỏng Ngƣu sâm tra đến hàm lƣợng hemoglobine (g/l). Chỉ số nghiên cứu Thời điểm nghiên cứu Lô nghiên cứu N0 D0( X ±SD) N21 D21( X ±SD) p(sau 21 ngày) Hb (g/ml) Lô chứng (n=7) 101 ± 3,6 101,22 ± 5,4 p>0,05 Lô NST1 (n= 7) (Liều 60g/kg) 96,66 ± 7,09 101,83 ± 14,13 p<0,05 Lô NST2 (n=8) (Liều 80g/kg) 95,88 ± 2,23 100,62 ± 13,97 p<0,05 p (so với nhóm chứng) pt1-c trƣớc>0,05 pt2-c trƣớc>0,05 pt1-c sau>0,05 pt2-c sau>0,05 * Nhận xét: Với liều uống cao lỏng Ngƣu sâm tra 60g/kg và 80g/kg thể trạng thì hàm lƣợng Hb đều tăng lên (p<0,05). Nguyễn Thị Minh Thúy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 85(09)/2: 91 - 98 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 94 35.8 35.67 36.12 40.89 57.83 51.72 0 10 20 30 40 50 60 70 Lô chứng Lô NST 1 Lô NST 2 N0 N21 1.89 2.33 3.92 1.44 2.5 1.5 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 Lô chứng Lô NST 1 Lô NST 2 N0 N21 Biểu đồ 1. Ảnh hƣởng của cao lỏng Ngƣu sâm tra đến tỷ lệ bạch cầu trung tính * Nhận xét: Sau khi uống cao lỏng Ngƣu sâm tra 60g/kg và 80g/kg thể trạng thì tỷ lệ bạch cầu trung tính tăng rõ (p<0,05). Biểu đồ 2. Ảnh hƣởng của cao lỏng Ngƣu sâm tra đến số lƣợng bạch cầu Lympho * Nhận xét: Với liều uống Cao lỏng Ngƣu sâm tra 60g/kg và 80g/kg thể trạng không ảnh hƣởng đến số lƣợng bạch cầu lympho (p>0,05). 45.22 60 60.38 39.89 39.5 44.62 0 10 20 30 40 50 60 70 Lô chứng Lô NST 1 Lô NST 2 N0 N21 Nguyễn Thị Minh Thúy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 85(09)/2: 91 - 98 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 95 Biểu đồ 3. Ảnh hƣởng của cao lỏng Ngƣu sâm tra đến số lƣợng bạch cầu mono * Nhận xét: Với liều uống cao lỏng Ngƣu sâm tra 60g/kg và 80g/kg thể trạng thì tỷ lệ bạch cầu lympho không có sự thay ðổi (p>0,05). Bảng 4. Ảnh hƣởng của cao lỏng Ngƣu sâm tra đến thông số SGOT của thỏ thực nghiệm Chỉ số nghiên cứu Thời điểm nghiên cứu Lô nghiên cứu N0 D0( X ±SD) N21 D21( X ±SD) P(sau 21 ngàys) SGOT (U/L) Lô chứng (n=7) 89,88 ± 15,5 84,13 ± 10 p>0,05 Lô NST1 (n= 7) (Liều 60g/kg) 91,83 ± 8,4 92,33 ± 12,6 p>0,05 Lô NST2 (n=8) Liều 80g/kg 97,12 ± 11,3 95,18 ± 11,5 p>0,05 p (so với nhóm chứng) pt1-c trƣớc>0,05 pt2-c trƣớc>0,05 pt1-c sau>0,05 pt2-c sau>0,05 * Nhận xét: Với liều uống cao lỏng Ngƣu sâm tra 60g/kg và 80g/kg thể trạng thì nồng độ SGOT không thay đổi (p>0,05). Bảng 5. Ảnh hƣởng của cao lỏng Ngƣu sâm tra đến thông số SGPT trong huyết thanh của thỏ thực nghiệm Chỉ số nghiên cứu Thời điểm nghiên cứu Lô nghiên cứu N0 D0( X ±SD) N21 D21( X ±SD) p SGPT (U/L) Lô chứng (n=7) 87,56 ± 12,04 82,22 ± 13,56 p>0,05 Lô NST1 (n= 7) Liều 60g/kg 87,83 ± 11,9 82,67 ± 5,8 p>0,05 Lô NST2 (n=8) Liều 80g/kg 93,5 ± 19,1 90,3 ± 12,3 p>0,05 p (so với nhóm chứng) pt1-c trƣớc>0,05 pt2-c trƣớc>0,05 pt1-c sau>0,05 pt2-c sau>0,05 * Nhận xét: Với liều uống 60g/kg và 80 g/kg thể trạng thì nồng độ SGPT không thay đổi (p>0,05). Kết quả mô bệnh học gan thỏ thực nghiệm Kết quả quan sát hình ảnh gan thỏ cho thấy thuốc uống liều 60g/kg và liều 80g/kg ở 2 lô uống thuốc thử không có sự khác biệt gì so với lô chứng cả về cân nặng, màu sắc và không thấy dấu hiệu bất thƣờng trên bề mặt gan. HÌNH ẢNH VI THỂ CẤU TRÚC GAN Sung huyết tĩnh mạch cửa Sung huyết và giãn tĩnh mạch trung tâm Hình 2. Cấu trúc vi thể gan thỏ lô uống cao lỏng Ngƣu sâm tra 60g/kg Nguyễn Thị Minh Thúy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 85(09)/2: 91 - 98 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 96 Giãn tĩnh mạch trung tâm tiểu thùy Giãn tĩnh mạch trung tâm Hình 3. Cấu trúc vi thể gan thỏ lô uống cao lỏng Ngƣu sâm tra 80g/kg * Nhận xét: Hình 2, 3 cho thấy hình ảnh vi thể của gan ở 2 lô liều 60g/kg và liều 80g/kg đều có giãn nhẹ tĩnh mạch trong gan và tĩnh mạch cửa. BÀN LUẬN Độc tính cấp của cao lỏng Ngưu sâm tra trên chuột Cho chuột nhắt trắng uống cao lỏng Ngƣu sâm tra với liều tăng dần từ 10g/kg đến 240g/kg, theo dõi trong 72giờ không thấy chuột nào có biểu hiện ngộ độc, không chuột nào chết. Nhƣ vậy với liều 240g/kg gấp 80 lần so với liều điều trị lâm sàng có tác dụng (3g/kg cân nặng) thuốc vẫn không gây ra độc tính, mà đây là liều cao nhất có thể cho chuột uống. Theo chúng tôi cao lỏng Ngƣu sâm tra có phạm vi an toàn khá rộng. Không gây ra liều chết 50% súc vật của thuốc (LD50). Độc tính bán trường diễn của cao lỏng Ngưu sâm tra trên thỏ *Ảnh hưởng của cao lỏng Ngưu sâm tra trên cân nặng và tình trạng hoạt động chung của thỏ Kết quả nghiên cứu cho thấy không có sự thay đổi về cân nặng của động vật thực nghiệm ở lô uống uống cao lỏng NST 60g/kg cũng nhƣ 80g/kg sau 21 ngày dùng thuốc (p>0,05). Tình trạng hoạt động chung của động vật thực nghiệm ở cả lô chứng và lô uống cao lỏng Ngƣu sâm tra trong suốt qua trình nghiên cứu, không thấy rõ biểu hiện gì bất thƣờng. Động vật thực nghiệm ăn uống bình thƣờng, lông khô mƣợt, không rụng lông, phân và nƣớc tiểu bình thƣờng. Nhƣ vậy, cao lỏng Ngƣu sâm tra với liều 60g/kg và 80g/kg trên thỏ trong 21 ngày không ảnh hƣởng tới hoạt động chung và sự phát triển thể trọng của động vật thí nghiệm. * Ảnh hưởng của cao lỏng Ngưu sâm tra trên chức phận tạo máu Từ bảng 2 và 3 cho thấy lô chứng và lô uống thuốc với liều 60g/kg sau 21 ngày thấy có sự tăng nhẹ số lƣợng hồng cầu và hàm lƣợng hemoglobine. Tuy nhiên, ở liều 80g/kg sau 21 ngày số lƣợng hồng cầu và hàm lƣợng hemoglobine trƣớc và sau sử dụng thuốc tăng có ý nghĩa thống kê (p< 0,05). Trong bài thuốc Hà thủ ô có tác dụng bổ huyết, Thảo quyết minh có tác dụng bổ huyết an thần. Sơn tra tác dụng kích thích tiêu hóa làm ăn ngon hơn giúp hấp thu dinh dƣỡng thúc đẩy quá trình tạo máu [1], [2], [5], [6]. Số liệu biểu đồ 3.1 cho thấy số lƣợng bạch cầu trung tính tăng ở cả 2 nhóm sử dụng thuốc với liều 60g/kg, liều 80g/kg có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Bài thuốc có Hà thủ ô và Nấm linh chi là hai vị thuốc có tác dụng tăng cƣờng hệ thống miễn dịch [1], [2], [5], [6]. Kết quả biểu đồ 2 và 3 cho ta thấy không ảnh hƣởng đến số lƣợng bạch cầu lympho, mono ở cả 2 nhóm sử dụng thuốc (liều 60g/kg, liều 80g/kg ) (p>0,05). Nhƣ vậy theo chúng tôi nếu dùng thuốc dài ngày (21 ngày) sẽ ảnh hƣởng tới chức phận tạo máu cụ thể làm tăng số lƣợng hồng cầu, hemoglobin, tăng bạch cầu trung tính. Tuy nhiên, chúng tôi thấy cần phải nghiên cứu sâu hơn trong thực nghiệm cũng nhƣ lâm sàng để làm rõ cơ chế tác dụng của thuốc đến cơ quan tạo máu. * Ảnh hƣởng của cao lỏng Ngƣu sâm tra trên chức phận gan Từ bảng 4 và bảng 5 cho thấy thuốc uống liều 60g/kg và 80g/kg thể trạng có sự thay đổi men SGOT và SGPT không đáng kể, không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Theo chúng tôi Nguyễn Thị Minh Thúy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 85(09)/2: 91 - 98 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 97 trong bài thuốc Linh chi có tác dụng dƣợc lý nuôi dƣỡng gan, điều trị viêm gan siêu vi trùng có khả năng làm hạ men gan. Ngƣu tất cũng có khả năng cải thiện chức năng gan [1], [2], [5], [6]. Kết quả quan sát hình ảnh gan thỏ cho thấy thuốc uống liều 60g/kg và liều 80g/kg ở 2 lô uống thuốc thử không có sự khác biệt gì so với lô chứng cả về cân nặng, màu sắc và không thấy dấu hiệu bất thƣờng trên bề mặt gan. Tuy nhiên ở hình 2, 3 cho thấy hình ảnh vi thể của gan ở 2 lô liều 60g/kg và liều 80g/kg đều có giãn nhẹ tĩnh mạch trong gan và tĩnh mạch cửa. Vì trong bài thuốc có Đan sâm, Ngƣu tất là các thuốc có tác dụng hoạt huyết mạnh, tác động làm giãn mạch [1], [2], [5], [6]. Qua nghiên cứu thấy rằng bài thuốc Ngƣu sâm tra liều 60g/kg không làm thay đổi men SGOT và SGPT. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho ngƣời bệnh khi dùng thuốc: không kéo dài, nên kiểm tra chức năng gan trƣớc và sau điều trị, đồng thời thận trọng đối với bệnh nhân có các bệnh về gan. Bài thuốc Ngƣu sâm tra gồm các vị thuốc có tác dụng tốt và đều đã đƣợc nghiên cứu kỹ lƣỡng với nhiều đề tài có tính tin cậy cao về tác dụng an thần, hạ huyết áp và hạ cholesterol máu tốt trên cả thực nghiệm và lâm sàng. KẾT LUẬN 1.Với liều 10 g đến 240g/kg trên chuột nhắt trắng, cao lỏng Ngƣu sâm tra không gây ra độc tính cấp. 2. Xác định độc tính bán trƣờng diễn của cao lỏng “Ngƣu Sâm Tra” trên động vật thực nghiệm. - Với liều 60g/kg thể trọng và 80g/kg thể trọng trên thỏ trong 21 ngày không ảnh hưởng tới sự phát triển thể trọng và hoạt động chung của động vật thực nghiệm. - Với liều 60g/kg sau 21 ngày có sự thay đổi số lƣợng hồng cầu và hàm lƣợng Hemoglobine. Với liều 80g/kg sau 21 ngày đã tăng số lƣợng hồng cầu và hàm lƣợng Hemoglobine có ý nghĩa thống kê (p< 0,05). - Số lƣợng bạch cầu trung tính tăng ở cả 2 nhóm sử dụng thuốc có ý nghĩa thống kê (p<0,05). - Số lƣợng bạch cầu lympho, mono không có sự thay đổi ở cả 2 nhóm sử dụng thuốc (p>0,05) - Với liều 60g/kg và liều 80g/kg không có sự thay đổi SGOT và SGPT (p>0,05). - Hình ảnh vi thể đều có hình ảnh giãn nhẹ tĩnh mạch trong gan. KHUYẾN NGHỊ 1. Tiếp tục nghiên cứu tìm hiểu về cơ chế tác dụng của cao lỏng NST: - Ảnh hưởng của thuốc đến cơ quan tạo máu. - Ảnh hưởng của cao lỏng NST trên chức phận gan. 2. Tiếp tục nghiên cứu tác dụng dƣợc lý của cao lỏng NST trên động vật thực nghiệm. 3. Nghiên cứu đánh giá tác dụng của bài thuốc trên lâm sàng. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt [1]. Bộ Y Tế (2006),"Dƣợc học Cổ Truyền", Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. [2]. Vũ Văn Chi (1997),"Từ điển cây thuốc", Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. [3]. Đỗ Trung Đàm (1996),"Phƣơng pháp xác định độc tính cấp của thuốc Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. [4]. Đỗ Trung Đàm (2001), "Phƣơng pháp ngoại suy liều có hiệu quả tƣơng đƣơng giữa ngƣời và động vật thí nghiệm", Tạp chí Dược học, số 2/2001. [5]. Đỗ Tất Lợi (1999),"Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam", Nhà xuất bản Y học Hà Nội, Hà Nội tr 48, 355. [6]. Viện Dƣợc học (1997)“ Cây thuốc và động vật làm thuốc Việt Nam” Nhà xuất bản Y học. Quyển 1. tr 732, 884. Quyển 2. tr 159, 430 -435, 785, 840, 883 Tài liệu tiếng Anh [7]. Ishizaka, N., et al. (2009), "Association between metabolic syndrome and carotid atherosclerosis in individuals without diabetes based on the oral glucose tolerance test", Atherosclerosis, 204(2), tr. 619-23. [8]. Kato, N., et al. "Meta-analysis of genome-wide association studies identifies common variants associated with blood pressure variation in east Asians", Nat Genet, 43(6), tr. 531-8. Nguyễn Thị Minh Thúy và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 85(09)/2: 91 - 98 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 98 SUMMARY RESEARCH ON THE ACUTE TOXICITY(LD50) AND SEMI-CONTINUOUS TOXICITY ON THE EXPERIMENTAL ANIMALS OF LIQUID EXTRACTS OF “NGUU SAM TRA” Nguyen Thi Minh Thuy * , Nguyen Thi Hanh Nguyen Tien Phuong, Tran Thi Mai Huong Thai Nguyen University of Medicine and Pharmacy - TNU The authors carried out a study the acute toxicity on the white mice and semi-continuous toxicity on the experimental rabbits of liquid extracts of “Nguu Sam Tra”. The results were as followed: liquid extract of “Nguu Sam Tra” with doses from 10 to 240 gram of sample/kg of mice dit not cause 50% of them to die. After three weeks rabbits were used by oral continuously liquid extract of “Nguu Sam Tra” with doses of 60 gram and 80 gram/kg /per day, the liquid extract of “Nguu Sam Tra” did not interfere with the general conditions of rabbits. This medicine extract increased the number of erythrocytes (RBC) and haemoglobin of experimental rabbits (p<0,05).This medicine had affected number of neutrophil (p<0,05), but did not have any influence on number of monocytes, lymphocytes, SGOT, SGPT and macroscopic structure and microscopic structure of the hepatic cells Key words: Liquid extracts of “Nguu Sam Tra”, acute toxicity, semicontinuous toxicity. * Tel:0915532829; Email: thuydongy@gmail.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbrief_32655_36476_168201293138nghiencuudoctinhcap_151_2052701.pdf