- Xây dựng được đường chuẩn xác định Zr(IV) trong
môi trường axit HCl 2,5M với khoảng nồng độ tuyến
tính tuân theo định luật buge-Lamber-Beer của
Zr(IV) từ 1,8 đến 36 g/mL với hệ số tương quan
của mẫu là: R2 =0,9994.
- Xác định đượ c khoảng nồng độ tối ưu của axit HCl
khi chiết Zr (IV) là từ 2,0 đến 3,0 M và giả i thí ch cơ
chế ả nh hưở ng củ a nồ ng độ HCl đế n sự chiế t Zr (IV)
bằ ng D2EHPA.
- Xác định được nồng độ tối ưu của tác nhân chiết
D2EHPA trong n-hexan là 0,005M.
- Nghiên cứu tá c nhân tách loại Zr (IV) ra khỏi pha
hữu cơ cho thấy: Dung dị ch H2SO4 loãng (từ 1M đến
2M) không có khả năng tá ch loại Zr (IV) ra khỏi pha
hữu cơ . Dung dị ch HNO 3 có khả năng tách loại
Zr(IV) ra khỏi pha hữu cơ. Trong đó, hỗ n hợ p (HNO3
2M+ H2O2) theo tỷ lệ 8 : 2 về thể tích có khả năng
tách loại tốt nhất.
- Nghiên cứu và giả i thí ch cơ chế ảnh hưởng của cá c
muối NaClO3, KSCN cho thấy cả hai muối đều có
ảnh hưởng tích cực đến hiệu suất chiết Zr(IV). Trong
đó, tại giá trị nồng độ NaClO3 bằng 0,05M và nồng
độ của KSCN bằng 0,1 M thì cá c muố i nà y có ảnh
hưởng tốt nhất đến hiệu suất chiết Zr (IV). Trong đó ,
muối KSCN có ảnh hưởng mạ nh hơn so với muối
NaClO3.
5 trang |
Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 481 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu điều kiện chiết Zr(IV) trong môi trường axit HCl bằng di-2-etylhexyl photphoric axit trong n-hexan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dương Thị Tú Anh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 86(10): 115 - 119
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 115
NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN CHIẾT Zr(IV) TRONG MÔI TRƯỜNG
AXIT HCl BẰNG DI-2-ETYLHEXYL PHOTPHORIC AXIT TRONG n-HEXAN
Dương Thị Tú Anh*, Chu Mạnh Nhương, Hứa Thị Tuyến
Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Bài báo thông báo các điều kiện tối ưu cho sự chiết Zr(IV) bằng D2EHPA (Di-2-etylhexyl
photphoric axit) trong n-hexan. Đó là các điều kiện: nồng độ axit HCl khoảng 2M đến 3M, nồng
độ của D2EHPA là 0,1M thì hiệu suất chiết một lần đạt trên 85%. Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng
độ muối đến sự chiết Zr(IV) cho thấy sự có mặt của các muối NaClO3, KSCN có xu hướng làm
tăng hiệu suất chiết Zr(IV) lên đặc biệt tăng mạnh khi nồng độ của NaClO3là 0,005M và nồng độ
của KSCN là 0,1M. Nghiên cứu sự tách loại của Zr(IV) ra khỏi pha hữu cơ cho thấy: H2SO4 ở
khoảng nồng độ từ 1M đến 2M không có khả năng tách loại Zr(IV) ra khỏi pha hữu cơ, còn hỗn
hợp HNO3 2M-H2O2 9,8M có khả năng tách loại Zr(IV) tốt nhất.
Từ khoá: chiết Zr(IV), alizarin S, D2EHPA, n-hexan, hiệu suất chiết.
GIỚI THIỆU
Zirconi (Zr) là nguyên tố chuyển tiếp (thuộc
nhóm IVB, bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa
học) được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh
vực, đặc biệt được dùng để chế tạo vỏ bọc
thanh nhiên liệu hạt nhân (dưới dạng ZrO2).
Tuy nhiên, để sử dụng được nó vào trong lĩnh
vực này đòi hỏi Zr phải rất tinh khiết và vì thế
cần phải loại bỏ các tạp chất đi kèm với nó
đặc biệt là hafni (Hf)-nguyên tố có tính chất
rất giống và luôn đi kèm với Zr [9].
Có thể tách loại Zr ra khỏi các tạp chất bằng
phương pháp chiết dung môi. Trên thế giới ,
các tác nhân chiết như D 2EHPA, PC88A,
TBP, Cyanex...đang được nhiều tác giả quan
tâm nghiên cứu để chiết Zr (IV) trong các môi
trường axit khác nhau [7,8,9]. Tuy nhiên phức
chất tạo ra giữa Zr (IV) và các tác nhân trên
thường không có màu trong vùng UV -Vis, vì
vậy việc sử dụng chúng trong nghiên cứu
chiết Zr (IV) đòi hỏi phải sử dụng các máy
móc khá hiện đại . Từ những năm 60 của thế
kỷ trước, tác nhân alizarin S đã được sử dụng
khá phổ biến trong nghiên cứu xác định các
kim loại vì khả năng tạo ra phức màu của nó
với các ion kim loại [5]. Trong bài báo này ,
chúng tôi sử dụng alizar in S để xác định
Tel: 0988 760319, Email: haianhsptn@gmail.com
Zr(IV) sau khi chiết nó bằng D 2EHPA trong
môi trường axit HCl.
THỰC NGHIỆM
Thiết bị, dụng cụ, hoá chất
- Máy quang phổ UV-Vis 1240 (Nhật bản).
- Máy lắc, phễu chiết và các dụng cụ dùng
trong phân tích thể tích.
- Muối ZrOCl2.8H2O, D2EHPA (Di-2-etylhexyl
photphoric axit), HCl, alizarin S, n-hexan: đều
có độ tinh khiết phân tích.
Phương pháp
Tiến hành chiết Zr (IV) 91,224 g/mL trong
môi trường axit HCl bằng D 2EHPA trong n-
C6H14 với các điều kiện nghiên cứu khác nhau
của mỗi thí nghiệm. Trong các thí nghiệm chiết,
tỉ lệ thể tích pha hữu cơ và pha nước là 1:1; thời
gian lắc và cân bằng hai pha đều là 20 phút
[1,2,3]. Sau khi tách hai pha, lấy pha nước thực
hiện phản ứng tạo phức m àu với alizazin S
(phức của Zr (IV)-alizarrin S có màu đỏ anh
đào) và đo độ hấp thụ quang (A) của phức màu
ở bước sóng 535,5nm [5]. Các giá trị độ hấp thụ
quang được dùng để tính hiệu suất chiết (%Ex)
và hệ số phân bố (D) của Zr(IV) trong hai pha
khi chiết bằng D2EHPA.
Chuẩn bị các dung dịch phức của Zr (IV) và
alizarin S trong môi trường axit HCl 2,5M
thu được phức màu đỏ anh đào . Đo độ hấp
thụ quang của phức màu tại bước sóng
Dương Thị Tú Anh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 86(10): 115- 119
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 116
535,5nm. Kết quả thu được dùng để xây
dựng đường chuẩn xác định Zr (IV) và chỉ ra
ở bảng 1 và hình 1.
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu các yếu tố
như: ảnh hưởng của nồng độ HCl, ảnh hưởng
của nồng độ D2EHPA, ảnh hưởng của một số
muối như NaClO3, KSCN đến hiệu suất chiết
Zr(IV). Nghiên cứu một số tác nhân tách loại
Zr(IV) ra khỏi pha hữu cơ. Trong các thí
nghiệm nồng độ của Zr(IV) ban đầu là 91,224
g/mL.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Xây dựng đường chuẩn xác định Zr(IV)
Đường chuẩn này được chúng tôi sử dụng để
xác định hàm lượng của Zr(IV) trong các thí
nghiệm tiếp theo.
Khảo sát các điều kiện tối ưu khi chiết
Zr(IV) trong môi trường HCl bằng
D2EHPA trong n-hexan.
Các kết quả được chỉ ra từ bảng 2 đến bảng 6.
Từ bảng 2 cho thấy: trong khoảng nồng độ
HCl từ 2M đến 3M thì hiệu suất chiết là lớn
nhất. Do vậy khoảng nồng độ HCl từ 2M đến
3M là tối ưu nhất khi chiết Zr(IV). Với các
kết quả trên và dựa vào tài liệu tham khảo [7]
chúng tôi cho rằng cơ chế chiết Zr (IV) bằng
D2EHPA (H2A2) trong môi trường axit HCl
như sau:
- Ở miền axit thấp HCl (từ 0,1 đến 2M): xảy
ra các phản ứng
[Zr8(OH)20(H2O)24Cl13]
-
(a)
+ H
+
+ 4H2A2(o) ⇌
H3A2
+
[Zr8(OH)20(H2O)24Cl13.3H2A2](o) (1)
[Zr(H2O)2Cl6]
2-
(a) + 2H
+
+ 4H2A2 (o)
⇌(2H3A2)
2+
[Zr(H2O)2Cl6.2H2A2]
2-
(o); (2)
Các phản ứng (1), (2) có sự tiêu tốn ion H +,
nên phần trăm chiết của Zr(IV) có xu hướng
tăng theo nồng độ axit.
- Ở miền axit cao HCl (từ 2 đến 3,5M): xảy ra
phản ứng:
ZrO2
2+
(a) + 2HA(o) ⇌ ZrOA2(o) + 2H
+
(aq) (3)
Phản ứng (3) sinh ra ion H+, nên khi nồng độ
axit tăng thì hiệu suất chiết của Zr(IV) có xu
hướng giảm.
Bảng 1. Độ hấp thụ quang (A) của phức Zr(IV) trong môi trường HCl 2,5M
TT 1 2 3 4 5 6 7
[Zr(IV)](ppm) 36 18 14,4 10,8 7,2 3,6 1,8
A ( max=535,5nm) 1,334 0,616 0,476 0,335 0,196 0,052 0,012
Bảng 2. Ảnh hưởng của nồng độ HCl đến hiệu suất chiết (%Ex) và hệ số phân bố (D) của Zr(IV)
CHCl(M) 0,1 0,5 1,0 1,5 2,0 2,5 3,0 3,5 4,0
A 1,105 1,058 0,938 0,649 0,529 0,538 0,537 0,615 0,809
% Ex 71,8 72,9 75,7 82,5 85,3 89,4 85,2 83,3 78,8
D 2,5 2,7 3,1 4,7 5,8 8,4 5,8 5,0 3,7
(Hệ chiết: Zr(IV) 91,224ppm; D2EHPA 10-4M trong n-hexan)
Bảng 3. Ảnh hưởng của nồng độ D2EHPA trong n-hexan đến hiệu suất chiết Zr(IV) và hệ số phân bố (D)
của Zr(IV) ( Hệ chiết: Zr(IV) 91,224ppm; HCl 2,5M)
CD2EHPA(M) 10
-4 0,005 0,01 0,02 0,03 0,05 0,1
A 0,938 0,646 0,568 0,582 0,578 0,570 0,123
%Ex 75,7 82,6 84,4 84,1 84,2 84,4 94,9
y = 0.0381x - 0.0597
R2 = 0.996
0
0.2
0.4
0.6
0.8
1
1.2
1.4
1.6
0 5 10 15 20 25 30 35
A
Hình 1. Đường chuẩn xác định Zr(IV) trong môi trường axit HCl
[Zr(IV), ppm]
Dương Thị Tú Anh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 86(10): 115 - 119
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 117
D 3,1 4,7 5,4 5,3 5,3 5,4 16,9
Bảng 4. Ảnh hưởng của nồng độ muối NaClO3 đến hiệu suất chiết Zr(IV)
và hệ số phân bố (D) của Zr(IV)
CNaClO3(M) 0 0,01 0,05 0,1 0,25 0,5 0,75 1,0 1,5
A 1,241 0,875 0,145 0,851 0,947 0,632 0,630 0,369 0,267
% Ex 68,6 77,2 94,4 77,8 75,5 82,9 83,0 89,1 91,5
D 2,2 3,4 16,9 3,5 3,1 4,8 4,9 8,2 10,3
(Hệ chiết: Zr(IV) 91,224ppm; HCl 0,5M;có NaClO3; D2EHPA 0,005M trong n-hexan
Bảng 5. Ảnh hưởng của nồng độ muối KSCN đến % chiết Zr(IV)
và hệ số phân bố (D) của Zr(IV)
CKSCN(M) 0,00 0,02 0,04 0,1 0,2 0,4 0,6 0,8 1,2 1,4
A 1,241 0,502 0,431 0,138 0,140 0,106 0,105 0,104 0,162 0,184
%Ex 68,6 86,0 87,7 94,6 94,5 95,3 95,4 95,4 94,0 93,5
D 2,2 6,1 7,3 17,5 17,2 20,3 20,7 20,7 15,7 14,4
(Hệ chiết: Zr(IV) 91,224ppm; HCl 0,5M;có KSCN; D2EHPA 0,005M trong n-hexan)
- Từ bảng 3 cho thấy: Khi tăng nồng độ
D2EHPA thì hiệu suất chiết Zr (IV) tăng.
Trong khoảng nồng độ của D 2EHPA từ 0,01
đến 0,05M chúng tôi nhận thấy hiệu suất chiết
Zr(IV) gần như không đổi đạt xấp xỉ 84%, và
khi tăng đến 0,1M thì hiệu suất chiết tăng cao
nhất là 94,9%. Do đó trong các thí nghiệm
chiết tiếp theo, chúng tôi sử dụng giá trị nồng
độ của D2EHPA là 0,005M.
Từ bảng 4 cho thấy: Khi có mặt của NaClO3
hiệu suất chiết Zr(IV) tăng lên so với lúc chưa
có mặt của nó. Tại giá trị nồng độ của muối
NaClO3 bằng 0,005M hiệu suất chiết Zr (IV)
là lớn nhất . Vì vậy chúng tôi nhận thấy muối
NaClO3 có ảnh hưởng tích cực đến hiệu suất
chiết Zr(IV).
- Từ bảng 3.5 cho thấy: Khi có mặt của
muối KSCN hiệu suất chiết Zr(IV) cũng
tăng so với khi chưa có mặt của nó. Trong
đó, hiệu suất chiết Zr(IV) tăng mạnh nhất
khi nồng độ của KSCN tăng lên đến 0,1M.
Tại giá trị nồng độ này nếu tiếp tục tăng
nồng độ muối KSCN lên hiệu suất chiết hầu
như không đổi. Chính vì vậy chúng tôi cho
rằng muối KSCN có ảnh hưởng tích cực và
ổn định đến hiệu suất chiết Zr(IV).
Qua nghiên cứu ảnh hưởng của các muối MX
(NaClO3 và KSCN ), chúng tôi cho rằng cơ
chế ảnh hưởng của các muối khi chiết Zr (IV)
trong môi trường HCl được thể hiện thông
qua các phương trình phản ứng sau:
- Khi thêm các muối điện ly , chúng phân ly
thành các ion:
MX → M+ + X-; X- là ClO3
-
, SCN
-
(4)
- Các cation M + làm tăng khả năng phân ly
của tác nhân H2A2:
2M
+
+ H2A2 ⇌ M2A2 + 2H
+
(5)
- Khi nồng độ của A 2
2-
, X
-
tăng thì sẽ tăng
cường sự tạo phức của Zr4+:
Zr
4+
+ A2
2-
+ 2X
-
⇌ ZrA2X2 (6)
Phức trung hòa điện ZrA 2X2 được tạo thành
càng mạnh thì nó bị chiết lên pha hữu cơ với
hiệu suất càng cao . Do vậy, khi tăng nồng độ
của các muối điệ n ly mạnh có gốc axit là các
phối tử anion như ClO 3
-
, SCN
-
thì sẽ làm
tăng hiệu suất chiết ion Zr 4+. Tuy nhiên
chúng tôi nhận thấy , phối tử SCN - có khả
năng tạo phức mạnh hơn phối tử ClO 3
-
nên
muối KSCN có hiệu ứng cường chiế t mạnh
hơn so với muối NaClO 3.
Dương Thị Tú Anh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 118
Bảng 6. Giá trị % tách loại Zr(IV) ra khỏi pha hữu cơ bằng một số tác nhân
TT TN1 TN2 TN3 TN4 TN5 TN6
A(H2O) 1,878 1,866 1,816 1,873 1,870 1,873
A(sau giải chiết) 0,087 0,123 0,143 0,121 - -
% tách loại Zr(IV) 7,58 9,17 9,74 9,34 0 0
Trong đó: TN1 (HNO31M); TN2 (HNO32M); TN3(HNO32M: H2O29,8M theo tỷ lệ 8:2 về thể tích); TN4(HNO3 2M:
H2O2 9,8M theo tỷ lệ 7:3 về thể tích); TN5(H2SO41M); TN6(H2SO4 2M).
Dương Thị Tú Anh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 119
Dựa vào bảng 3.6 cho thấy tác nhân TN5 và TN6
không có khả năng tách loại Zr (IV) ra khỏi pha hữu
cơ. Còn các tác nhân còn lại có khả năng tách loại
Zr(IV) ra khỏi pha hữu cơ . Trong đó , tác nhân TN 3
có khả năng tách loại tốt nhất . Chúng tôi cho rằng
tính oxi hóa mạnh của tác nhân TN 3 đã làm tăng khả
năng tách loại của nó đối với Zr(IV).
KẾT LUẬN
- Xây dựng được đường chuẩn xác định Zr(IV) trong
môi trường axit HCl 2,5M với khoảng nồng độ tuyến
tính tuân theo định luật buge-Lamber-Beer của
Zr(IV) từ 1,8 đến 36 g/mL với hệ số tương quan
của mẫu là:
2R =0,9994.
- Xác định được khoảng nồng độ tối ưu của axit HCl
khi chiết Zr (IV) là từ 2,0 đến 3,0 M và giải thích cơ
chế ảnh hưởng của nồng độ HCl đến sự chiết Zr (IV)
bằng D2EHPA.
- Xác định được nồng độ tối ưu của tác nhân chiết
D2EHPA trong n-hexan là 0,005M.
- Nghiên cứu tác nhân tách loại Zr (IV) ra khỏi pha
hữu cơ cho thấy: Dung dịch H2SO4 loãng (từ 1M đến
2M) không có khả năng tách loại Zr (IV) ra khỏi pha
hữu cơ . Dung dịch HNO 3 có khả năng tách loại
Zr(IV) ra khỏi pha hữu cơ. Trong đó, hỗn hợp (HNO3
2M+ H2O2) theo tỷ lệ 8 : 2 về thể tích có khả năng
tách loại tốt nhất.
- Nghiên cứu và giải thích cơ chế ảnh hưởng của các
muối NaClO3, KSCN cho thấy cả hai muối đều có
ảnh hưởng tích cực đến hiệu suất chiết Zr(IV). Trong
đó, tại giá trị nồng độ NaClO3 bằng 0,05M và nồng
độ của KSCN bằng 0,1 M thì các muối này có ảnh
hưởng tốt nhất đến hiệu suất chiết Zr (IV). Trong đó,
muối KSCN có ảnh hưởng mạnh hơn so với muối
NaClO3.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Trần Tứ Hiếu (2001), Phân tích quang phổ hấp thụ
UV-Vis, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội.
[2]. Hồ Viết Quý (2002), Chiết tách, phân chia, xác định
chất bằng dung môi hữu cơ T1, NXB Khoa học và Kỹ
thuật Hà Nội.
[3]. Hồ Viết Quý (2007), Các phương pháp phân tích công
cụ trong hoá học hiện đại, NXB Đai học Sư phạm.
[4]. B. Ramachandra Reddy, J. Rajesh Kumar, A. Varada
Reddy, D. Neel Priya (2004), Solvent extraction of
zirconium (IV) from chloride media By PC88A in
Kerosene, India.
[5] C. Dragulescu, T. Simonescuand Septimia Policec
(1963), Extraction of the zirconium – alizarin S complex
With butanol, , Romania.
[6]. S. Acharya, A, Nayak (1987), Separation of D2EHPA
and M2EHPA, India.
[7]. R.K.Biswas, M.A. Hayat (2002), Solvent extraction of
zirconium(IV) from chloride media by D2EHPA in
Kerosene, Bangladesh.
[8]. P.H. Tedesco V.B.de Rumi, J.A.Gonza’lez Quintana
(1966), Extraction of tetravalent metals with D2EHPA,
Romania.
[9]. Science Direct, Hydrometallurgy (2008), Zirconium and
hafnium, properties of zirconium. India.
SUMMARY
RESEARCH ON CONDITIONS FOR SOLVEN EXTRACTION OF Zr(IV)
FROM CHLORIDE MEDIA BY D2EHPA IN n-HEXAN
Duong Thi Tu Anh, Chu Manh Nhuong, Hua Thi Tuyen
Faculty of Chemistry, Thai Nguyen University of Education
The newpaper article introducis the best conditions for solvent extraction of Zr(IV) by D2EHPA (Di-2-etylhexyl photphoric
acid) in n-hexan. These were: concentration of HCl acid about from 2 to 3M; concentration of D2EHPA was 0,1M. So, the
efficiency of the first extraction was above 85%. Researching an influence of some salts as NaClO3 and KSCN made increased
the extraction efficiency of Zr(IV). Especially, it increasses fast when concentration of KSCN was 0,1M and concentration of
NaClO3 was 0,005M. Researching the separation of Zr(IV) from organic phase shows: acid H2SO4 solution was incapacity of
separation Zr(IV) from organic phase but acid HNO3 solution was capacity of separation Zr(IV). However, mixture of HNO3
2M and H2O2 9,8M with HNO3/H2O2 ratio was 8/2 about volume capacity of the best separation Zr(IV).
Key words: extraction of zirconi(IV), alizarin S, D2EHPA, n-hexan, performance extracted.
Tel: 0988 760319, Email: haianhsptn@gmail.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- brief_32871_36707_2482012142354nghiencuudieukhienchiet_8627_2052638.pdf