Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý khai thác thủy sản tại đầm Thủy Triều, tỉnh Khánh Hòa

Đối với Sở NN- PTNT tỉnh Khánh Hòa: Xây dựng kinh phí để đáp ứng đủ cho đội tàu tuần tra hoạt động tuần tra, kiểm soát tàu thuyền khai thác. Nghiên cứu và kiến nghị với UBND tỉnh Khánh Hòa giảm số lượng tàu thuyền khai thác trong đầm Thủy Triều nhằm bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trong đầm Thủy Triều cũng như tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng quy định kích thước mắt lưới cho các nghề như: lờ dây Trung Quốc, nò sáo. Đối với chính quyền địa phương: Phối hợp tốt hơn nữa trong công tác đấu tranh, xử lý các vi phạm về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

pdf8 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 23/03/2022 | Lượt xem: 139 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý khai thác thủy sản tại đầm Thủy Triều, tỉnh Khánh Hòa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2017 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 71 THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ KHAI THÁC THỦY SẢN TẠI ĐẦM THỦY TRIỀU, TỈNH KHÁNH HÒA THE STUDY PROPOSES MANAGEMENT SOLUTIONS OF FISHERIES EXPLOITATION IN THUY TRIEU MARSH OF KHANH HOA PROVINCE Nguyễn Thị Nga1, Đặng Ngọc Tính2 Ngày nhận bài: 08/03/2017; Ngày phản biện thông qua: 04/4/2017; Ngày duyệt đăng: 15/6/2017 TÓM TẮT Mục đích của nghiên cứu này để phân tích, đánh giá các nhân tố quan trọng quyết định việc quản lý khai thác thủy sản cũng như gia tăng phúc lợi cộng đồng ngư dân tại đầm Thủy Triều, tỉnh Khánh Hòa như: Số lượng tàu, thuyền khai thác; Thời gian khai thác; Sản lượng khai thác; Cơ cấu và thu nhập bình quân... Nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi cứu tài liệu, thu thập số liệu thứ cấp và thu thập dữ liệu sơ cấp dựa trên số mẫu gồm 100 hộ dân làm nghề khai thác thủy sản quanh đầm Thủy Triều, tỉnh Khánh Hòa. Kết quả nghiên cứu cho thấy: công tác quản lý khai thác thuỷ sản có tầm quan trọng rất lớn không chỉ với sự phát triển của nghề cá mà còn cả về mặt kinh tế, xã hội, môi trường, sinh học, sinh thái, như: Bảo vệ đa dạng sinh học và sinh thái; Quản lý khai thác nhằm giúp nghề cá phát triển ổn định và bền vững theo các mục tiêu xác định; Bảo vệ môi trường sống của thuỷ sản; Làm ổn định hiệu quả sản xuất; Phân phối công bằng quyền khai thác; Giải quyết việc làm cho người lao động. Từ đây, các hoạt động quản lý thủy sản trong công tác quản lý khai thác thủy sản và gia tăng phúc lợi cộng đồng dân cư tại đầm Thủy Triều, tỉnh Khánh Hòa được đề xuất. Từ khóa: Quản lý khai thác thủy sản, phúc lợi cộng đồng dân cư, đầm Thủy Triều, Khánh Hòa ABSTRACT The purpose of this study is to analyze and evaluate important factors to make fi shing management decisons as well as added benefi ts to the fi shing communities in Thuy Trieu marsh of Khanh Hoa province . The study investigated the number of fi shing boats; exploitation time; catches; the structure and average income and use retrospective method to study documents and secondary data and primary data collection based on a sample of 100 households employed around the Thuy Trieu marsh in Khanh Hoa province. The study results showed that the management of fi shing is of great importance not only for the development of fi sheries, but also economic, social, environmental, biological, ecological well being such as the protection of biodiversity and ecological management of fi sheries exploitation. These aim to help develop stability and sustainable objectivesincluding: Protection of the aquatic environment; Stabilized production effi ciency; Equitable distribution of mining rights; as well as job creation . From the fi ndings, suggestions are made to improve the management of fi sheries activities to increase community welfare in Thuy Trieu marsh of Khanh Hoa province. Keywords: Fisheries management, community welfare, Thuy Trieu marsh, Khanh Hoa province 1 Khoa Kinh tế, Trường Đại học Nha Trang 2 Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Khánh Hòa 72 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2017 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Khánh Hòa là một tỉnh ven biển Nam Trung Bộ, với hơn 300 km bờ biển và 135 km đường ven đảo, nhiều vũng vịnh, đầm phá như: vịnh Nha Trang, vịnh Cam Ranh, vịnh Vân Phong, đầm Nha Phu, đầm Thủy Triều [7]. Đây là nơi có điều kiện rất thuận lợi cho sự phát triển các ngành kinh tế biển như: Du lịch biển, khai thác thủy sản, nuôi hải sản nước mặn, đóng tàu, cảng biển,... Đầm Thủy Triều nằ m trên địa bàn huyện Cam Lâm bao gồm các xã Cam Hải Đông, Cam Hải Tây, Cam Hòa, Cam Thành Bắc và thị trấn Cam Đức, cù ng vớ i một phần nhỏ thuộc phường Cam Nghĩa của thà nh phố Cam Ranh. Trải dài qua các xã phường nên Đầ m có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế cũng như đời sống của gần 4.000 hộ gia đình nơi đây [3]. Việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng trong lĩnh vực khai thác thủy sản và những tác động có liên quan đến nguồn lợi, môi trường thủy sản nói chung cũng như nguồn lợi thủy sản tại đầm Thủy Triều nói riêng. Từ đó, đề xuất một số giải pháp cụ thể, khả thi về khai thác thủy sản và bảo vệ nguồn lợi có hiệu quả cũng như góp phần cải thiện điều kiện kinh tế - xã hội của cộng đồng ngư dân sinh sống quanh khu vực đầm tại thành phố Cam Ranh nói riêng và tỉnh Khánh Hòa nói chung. Do đó, việc quản lý khai thác thủy sản và gia tăng phúc lợi cộng đồng ngư dân tại đầm Thủy Triều tỉnh Khánh Hòa có ý nghĩa hết sức quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh nói riêng cũng như kinh tế của cả nước nói chung. II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1. Quản lý khai thác nguồn lợi thủy sản Theo tổ chức Nông Lương của Liên hợp quốc (FAO - Food and Agriculture Organization) thì khái niệm quản lý nghề cá được hiểu như sau: Quản lý nghề cá là một quá trình tổng hợp về thu thập thông tin, phân tích, quy hoạch, tư vấn, ra quyết định, phân bổ nguồn lợi, xây dựng và thực hiện các quy định hoặc các luật lệ và thi hành khi cần thiết, nhằm quản lý các hoạt động khai thác để đảm bảo năng suất tiếp tục của nguồn lợi và đạt được các mục tiêu khác về khai thác thủy sản. Hội thảo quốc tế về nghề cá có trách nhiệm ở thành phố Can-cun, năm 1992 (Mexico) đã thống nhất: Quản lý nghề cá là “Hoàn thiện việc sử dụng bền vững nguồn lợi thuỷ sản hài hoà với môi trường; thực hiện nuôi trồng và đánh bắt không gây hại cho hệ sinh thái, nguồn lợi và chất lượng, kết hợp giá trị gia tăng với các sản phẩm thông qua quá trình vận chuyển để đáp ứng tiêu chuẩn vệ sinh cần thiết; quản lý các hoạt động thương mại để cung cấp cho khách hàng sản phẩm có chất lượng tốt” (Cacun, 1992). 2. Quản lý nghề cá ven bờ dựa vào cộng đồng Thấy rõ được tầm quan trọng và sự phức tạp của quản lý nghề cá ven bờ. Nghề cá ven bờ có số lượng ngư dân chiếm đa số lao động nghề cá, số ngư dân này sống rải rác dọc ven biển. Họ là những người nghèo. Cuộc sống của họ được gắn chặt với những con thuyền nhỏ hoạt động vùng ven bờ. Điều này dẫn đến tình trạng cạnh tranh ngày càng rõ rệt trong khai thác thủy sản, làm cho nguồn lợi ven bờ bị cạn kiệt nhanh chóng. Để có thể đảm bảo phát triển nghề cá lâu dài, thì việc áp dụng mô hình “Quản lý nghề cá dựa trên cộng đồng” có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quản lý khai thác thủy sản tại đầm Thủy Triều nói riêng, tỉnh Khánh hòa nói chung [4]. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2017 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 73 III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Cách tiếp cận Ngoài việc sử dụng phương pháp hồi cứu tài liệu và thu thập số liệu thứ cấp, nhóm tác giả thu thập dữ liệu sơ cấp từ việc phỏng vấn trực tiếp những hộ dân làm nghề khai thác thủy sản quanh đầm Thủy Triều, cũng như các chuyên gia lĩnh vực quản lý khai thác nguồn lợi thủy sản. Bảng câu hỏi được kế thừa và bổ sung các nghiên cứu trước đó được dùng làm điều tra [6]. 2. Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu Nhóm tác giả đã tiến hành điều tra khảo sát 100 hộ dân làm nghề khai thác thủy sản quanh đầm Thủy Triều và đã tiến hành khảo sát ở 6 xã, cụ thể: Cam Hải Đông 30 hộ, Cam Đức 20 hộ, Cam Hải Tây 10 hộ, Cam Hòa 10 hộ, Cam Thành Bắc 15 hộ, Cam Nghĩa 15 hộ. Sử dụng phần mềm Excel để xử lý và tính toán các chỉ số về, số lượng tàu khai thác; thời gian khai thác; sản lượng khai thác, thu nhập bình quân ... IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1. Thực trạng tàu thuyền khai thác nguồn lợi thủy sản trong đầm Thủy Triều Hình1. Quản lý nghề cá dựa trên cộng đồng Bảng 1. Phân bổ số lượng tàu thuyền theo nghề và nhóm công suất năm 2014 TT Nghề Nhóm công suất (cv) Tổng 50 1 Lờ dây Trung Quốc 210 70 30 310 2 Lưới kéo 10 08 04 22 3 Nò sáo 22 00 00 22 4 Lưới rê 93 50 07 150 5 Pha xúc 17 08 03 28 6 Câu 19 08 00 27 7 Rớ 02 00 00 02 8 Lặn 30 02 01 33 Tổng 403 146 45 594 Bảng 1 cho thấy: số lượng tàu thuyền tham gia khai thác thủy sản trong đầm Thủy Triều là 594 tàu thuyền, số lượng tàu thuyền dưới 20 cv hoạt động khai thác trong đầm chiếm tỷ lệ 67,84% tổng số tàu thuyền khai thác trong đầm Thủy Triều, tàu có công suất 20 ÷ 50 cv và trên 50 cv lần lượt chiếm 24,58% và 7,6%. 74 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2017 Như vậy, qua điều tra khảo sát 100 hộ dân tham gia khai thác thủy sản trong đầm Thủy Triều cho thấy tàu thuyền trong các loại nghề khai thác thủy sản thì thời gian khai thác nhiều nhất là nghề nò, nghề này đặt cố định một chỗ, chặn hướng di chuyển và hướng cá vào chuồng lưới. Nghề lờ dây Trung Quốc hoạt động với quy mô nghề và số lượng ngư cụ tham gia đánh bắt trong đầm lớn, ngư trường nghề này khai thác rộng, chủ yếu vào ban đêm, ngư dân thường thả lờ lúc 5 ÷ 6h tối, tới 3 ÷ 4h sáng sẽ thu lờ. Gây ảnh hưởng lớn tới phạm vi hoạt động của các nghề khác tham gia khai thác trong đầm (Bảng 2). 2. Hiện trạng công tác quản lý khai thác thủy sản và gia tăng phúc lợi cộng đồng dân cư tại đầm Thủy Triều, tỉnh Khánh hòa 2.1. Hiện trạng công tác quản lý khai thác nguồn lợi thủy sản 2.1.1. Công tác quản lý của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tỉnh Khánh Hòa chỉ đạo Thanh tra Sở NN-PTNT thường xuyên tuần tra, kiểm soát theo chức năng để kịp thời phát hiện, xử lý những vi phạm về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trong đầm Thủy Triều như việc khai thác, tàng trữ, mua bán san hô, đánh bắt các loại hải sản quý hiếm, dùng các phương tiện hủy diệt để khai thác thủy sản[1]. Ngoài những hoạt động đã triển khai thực hiện thì hiện nay công tác quản lý của Sở NN-PTNN tỉnh Khánh Hòa vẫn còn những hạn chế. 2.1.2. Công tác quản lý của Chi cục Thủy sản Chi cục Thủy sản luôn quan tâm và triển khai tập huấn, phổ biến các kiến thức pháp luật đối với khai thác thủy sản theo định kỳ hàng năm cho ngư dân các xã ven biển. Chi cục Thủy sản đã tiến hành nhiều biện pháp để nâng cao nhận thức và truyền đạt thông tin đến người dân thông qua nhiều hình thức phối hợp hoạt động khác nhau. Chi cục thủy sản đã in, phát tờ rơi đến các hộ dân tham gia khai thác thủy sản, đồng thời đặt 01 pa nô ở Ủy ban nhân dân xã Cam Hải Đông, 01 pa nô ở chân cầu Mới, nơi có đông người thường xuyên qua lại [2]. Tuy nhiên, hiện nay Chi cục chưa có phòng Thanh tra pháp chế và tất cả các phương tiện tuần tra đều thuộc Thanh tra Sở nên công tác tuần tra xử lý vi phạm không thực hiện được. 2.1.3. Tổ chức cán bộ thanh tra Ngành NN - PTNT tỉnh Khánh Hòa Lực lượng thanh tra viên tăng đều qua các năm như giai đoạn 2008-2010, 2010-2012 và 2012-2015 cụ thể, lần lượt là 29, 32 và 48 người [2]. Tuy nhiên với địa bàn quản lý rộng, kinh phí hạn chế nên lực lượng thanh tra còn gặp nhiều khó khăn trong công tác tổ chức, quản lý, phối hợp với các địa phương. 2.2. Gia tăng phúc lợi cộng đồng dân cư tại đầm Thủy Triều, tỉnh Khánh hòa 2.2.1. Thực trạng sản lượng khai thác Bảng 2. Thời gian tàu thuyền khai thác thủy sản theo nghề Nghề Số mẫu Trung bình/ngày (h) Nò sáo 10 24 Lưới kéo 12 8 Lờ dây Trung Quốc 40 6 Lưới rê 38 7 Tổng cộng 100 45 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2017 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 75 Bảng 2 cho thấy số lượng tàu thuyền hoạt động trong khu vực đầm biến động không lớn (từ năm 2010 đến 2015). Tuy nhiên với sự thay đổi về cơ cấu nghề khai thác đã làm ảnh hưởng tới thành phần và số lượng loài thủy sản sinh sống trong đầm dẫn đến sản lượng khai thác đã giảm dần theo từng năm, gây ra nhiều khó khăn cho đời sống và sinh hoạt của người dân. Bảng 3. Thống kê sản lượng khai thác trên đầm Thủy Triều TT Tên Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 01 Sản lượng (tấn) 981 950 975 890 830 788 02 Số tàu thuyền (chiếc) 590 540 535 537 594 575 03 Bình quân sản lượng (tấn/ chiếc) 1.66 1.75 1.82 1.65 1.39 1.37 Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Khánh Hòa Bảng 4. Sản lượng theo loại nghề khai thác Nghề Các chỉ số đánh giá Giá trị 2014 2015 Lưới kéo ĐVT: kg Sản lượng thấp nhất trong ngày 40 35 Sản lượng cao nhất trong ngày) 82 75 Sản lượng đánh bắt bình quân trong ngày 61,65 58,89 Độ lệch chuẩn 13,57 14,22 Sản lượng đánh bắt phổ biến nhất (mode) X X Lờ dây Trung Quốc ĐVT: kg Sản lượng thấp nhất trong ngày 5 3 Sản lượng cao nhất trong ngày 21 15 Sản lượng đánh bắt bình quân trong ngày 12 8 Độ lệch chuẩn 3,61 3,12 Sản lượng đánh bắt phổ biến nhất (mode) X X Lưới rê ĐVT: kg Sản lượng thấp nhất trong ngày 6 5 Sản lượng cao nhất trong ngày 19 17 Sản lượng đánh bắt bình quân trong ngày 10,42 9,28 Độ lệch chuẩn 4,12 4,02 Sản lượng đánh bắt phổ biến nhất (mode) 8,5 8 Bảng 4 cho thấy, sản lượng khai thác trung bình trong ngày của tàu thuyền đánh bắt theo nghề trong năm 2015 giảm so với năm 2014. Nguyên nhân dẫn đến sản lượng đánh bắt trong ngày của ngư dân theo nghề giảm là do tần suất và thời gian đánh bắt của các Nghề đều tăng. 76 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2017 Nhìn chung cơ cấu lao động giữa nam và nữ có sự chệnh lệch tương đối lớn ở tất cả các địa phương xung quanh đầm Thủy Triều, hầu hết lao động là nam giới, phụ nữ ở nhà buôn bán và nội trợ. Phần lớn các hộ đều nghèo, trình độ dân trí còn thấp, chủ yếu là học chưa hết cấp 1 chiếm 65%, số người học cấp 2 với 20% , số người học cấp 3 rất ít chỉ đạt 2% và số người không biết chữ chiếm 13%, thêm vào đó thu nhập của ngư dân thấp và bấp bênh, cụ thể 2015 đã giảm đáng kể so với năm 2014 (Bảng 5). 3. Một số giải pháp triển khai thực hiện quản lý khai thác thủy sản và gia tăng phúc lợi cộng đồng dân cư tại đầm Thủy Triều 3.1. Giải pháp 1: Quản lý tàu thuyền Biện pháp: Không phát triển thêm (đóng mới, mua lại) các tàu cá nhỏ hoạt động ven bờ có công suất dưới 20 cv, từng bước tiến tới giảm dần tàu thuyền loại này. Không cho đăng ký thêm các tàu thuyền hoạt động trong khu vực, hạn chế tàu có kích thước lớn hoạt động khai thác trong vùng đầm Thủy Triều, chỉ cho phép những tàu có kích thước nhỏ và công suất máy dưới 20 cv mới được phép tham gia hoạt động và xây dựng quy chế quy định tuổi thọ của đội tàu tham gia khai thác, giải bản những tàu đã sử dụng trên 10 năm không đảm bảo an toàn. Nguyên nhân: Căn cứ kết quả nghiên cứu về thực trạng tàu thuyền khai thác trong đầm Thủy Triều. Tàu thuyền sử dụng trong nghề khai thác thủy sản đã có thời gian hoạt động từ 7 ÷ 10 năm, số lượng tàu thuyền tham gia khai thác thủy sản trong đầm Thủy Triều là rất lớn 594 tàu thuyền, số lượng tàu thuyền có công suất dưới 20 cv hoạt động khai thác trong đầm chiếm tỷ lệ 67,84% tổng số tàu thuyền khai thác trong đầm Thủy Triều (theo dữ liệu điều tra). 3.2. Giải pháp 2: Quản lý nghề Biện pháp: Không cho tàu làm nghề lưới kéo và nghề lờ dây Trung Quốc khai thác trong đầm Thủy Triều, ngoài số lượng nghề đang hoạt động, không cấp phép khai thác thêm cho những tàu thuyền khác, dần dần sẽ giảm số lượng tàu thuyền hoạt động khai thác trong khu vực. Không cho phát triển 2.2.2. Cơ cấu lao động và thu nhập bình quân Bảng 5. Cơ cấu lao động và Thu nhập bình quân Địa phương Lao động Thu nhập bình quân (ĐVT: VNĐ) người/ngày 2014 2015 Xã Cam Hải Đông Số lao động nam (135) 186.243 132.630 Số lao động nữ (30) Xã Cam Hải Tây Số lao động nam (50) 198.562 165.706 Số lao động nữ (25) Thị trấn Cam Đức Số lao động nam (80) 100.098 64.523 Số lao động nữ (50) Xã Cam Hòa Số lao động nam (30) 189.781 171.244 Số lao động nữ (15) Xã Cam Thành Bắc Số lao động nam (96) 92.586 81.428 Số lao động nữ (30) Phường Cam Nghĩa Số lao động nam (75) 148.207 117.978 Số lao động nữ (17) Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2017 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 77 những nghề có kích thước mắt lưới nhỏ hơn so với quy định, sắp xếp quy hoạch lại cơ cấu nghề khai thác, khoanh vùng quản lý đối với từng nghề khai thác cũng như thực hiện các mô hình chuyển đổi nghề nghiệp vùng bờ như hỗ trợ kinh phí đóng tàu khai thác vùng biển khơi, nuôi trồng thủy sản sinh thái, du lịch sinh thái... Nguyên nhân: Nghề lờ dây Trung Quốc tăng nhanh cả về số lượng tàu thuyền và quy mô nghề. Tới năm 2014 có tới 310 tàu làm nghề lờ dây làm mất cân đối trong quy mô nghề và làm giảm ngư trường hoạt động của các nghề khai thác khác và nghề lưới kéo là nghề bị cấm khai thác thủy sản trong đầm những vẫn ngang nhiên hoạt động, nghề này không chỉ khai thác cạn kiệt nguồn lợi mà còn cào xới nền đáy, gây ô nhiễm vùng nước và phá hoại hệ sinh thái cỏ biển trong đầm, gây ảnh hưởng lớn tới nguồn lợi thủy sản và môi trường sinh thái trong đầm Thủy Triều, thêm vào đó thời gian khai thác diễn ra cả ngày lẫn đêm chiếm tỷ lệ 50%, và tần suất các nghề khai thác trong đầm là rất cao. 3.3. Giải pháp 3: Quản lý và nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư ven Đầm Biện pháp: Tuyên truyền, giáo dục, vận động quần chúng, nhất là những hộ dân đang sống và khai thác nguồn lợi thủy sản trên đầm Thủy Triều có ý thức bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Tập huấn và hướng dẫn cho người dân các kỹ thuật về khai thác và nuôi trồng thủy sản, khai thác các loài thủy sản nhằm đảm bảo không gây ảnh hưởng tới môi trường sinh thái trong đầm Thủy Triều, thực hiện phân định ranh giới giữa vùng nuôi trồng thuỷ sản với khai thác tự nhiên, thành lập những khu vực bảo vệ nghiêm ngặt nguồn giống ở những bãi đẻ tự nhiên, quy định thời gian cho phép khai thác, thời gian hạn chế khai thác đối với các khu vực đã được xác định, khảo sát để khoanh vùng, phân chia mặt nước giao cho cộng đồng ngư dân quản lý và khai thác theo mô hình đồng quản lý cũng như dạy nghề và tạo cơ hội việc làm nhằm góp phần giảm tỷ lệ đánh bắt khi thực hiện chuyển đổi nghề nghiệp. Nguyên nhân: Vấn đề nhận thức và chấp hành quy định pháp luật của người dân trong lĩnh vực khai thác thủy sản và bảo vệ nguồn lợi thủy sản còn thấp và chưa đầy đủ. Cư dân địa phương chưa được tiếp cận việc quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo hình thức đồng quản lý. Khai thác tự do, không phân chia vùng biển khai thác giữa các địa phương trong khu vực đầm. Trong khi đó một số khu vực trong Đầm là bãi đẻ của các loài thủy hải sản và là nơi sinh trưởng, phát triển của các loài cá nhỏ cần được bảo vệ. 3.4. Giải pháp 4: Nâng cao năng lực quản lý Biện pháp: Tăng cường thêm phương tiện và con người phục vụ công tác tuần tra kiểm soát việc khai thác thủy sản trên các vùng biển địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Xây dựng kế hoạch và bổ sung nguồn kinh phí phục vụ công tác tuần tra, kiểm soát cho các ca nô, tàu kiểm ngư để hoạt động quản lý khai thác thủy sản được đảm bảo và hiệu quả. Ngăn chặn những hình thức sản xuất, khai thác gây ảnh hưởng đến tính bền vững nguồn lợi khu vực đầm. Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động khai thác thủy sản mang tính hủy diệt như dùng xung điện, các nghề cấm, đối tượng cấm, khu vực cấm. Tổ chức tập huấn cho cán bộ về phương pháp tham gia trong quản lý nguồn lợi tài nguyên ven biển dựa vào cộng đồng. Nguyên nhân: Lực lượng cán bộ làm công tác thanh tra chuyên ngành thủy sản ít, chưa có cán bộ chuyên ngành quản lý thủy sản tại các xã, phường, thị trấn và UBND huyện Cam Lâm, hầu hết là cán bộ không đúng chuyên môn và làm kiêm nghiệm nhiều lĩnh vực [5]. Kinh phí dùng cho hoạt động tuần tra, kiểm soát hoạt động khai thác thủy sản trên biển ít, không đảm bảo kinh phí để thực thi nhiệm vụ. Việc xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản hiện nay còn gặp nhiều khó khăn. Việc hiểu biết của cán bộ và cư dân địa phương về phương pháp tham gia trong quản lý nguồn lợi tài nguyên ven biển dựa vào cộng đồng còn hạn chế. 78 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2017 V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Các nghề khai thác trên đầm Thủy Triều liên tục quanh năm chứ không theo mùa vụ khai thác. Ngày đánh bắt lớn nhất trong tháng là 28 ngày, thấp nhất là 12 ngày gây áp lực lớn lên nguồn lợi thủy sản trong đầm Thủy Triều. Thêm vào đó, trong những năm gần đây số lượng tàu thuyền làm nghề lờ dây Trung Quốc tăng mạnh từ 150 tàu (năm 2010) lên 310 tàu (năm 2014). Sản phẩm khai thác trong đầm Thủy Triều đa dạng về loài nhưng sản lượng đánh bắt không cao. Kích thước và sản lượng sản phẩm khai thác thu được trên mỗi mẻ lưới đã bị suy giảm từ 30 – 50 % so với những năm 2000 trở về trước[5], sản lượng khai thác giảm rõ rệt. Bên cạnh đó, đa số các hộ dân sống quanh đầm Thủy Triều có cuộc sống khó khăn, lao động làm nghề khai thác thủy sản cần cù, chịu khó. Nguồn lợi thủy sản trong đầm ngay càng ít lên thu nhập từ nghề khai thác thủy sản trong đầm thấp, đời sồng kinh tế người dân gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, quản lý khai thác thủy sản và gia tăng phúc lợi cộng đồng ngư dân tại đầm Thủy Triều, tỉnh Khánh Hòa là rất cần thiết. 2. Kiến nghị Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa: Xây dựng và ban hành quy chế phân chia vùng khai thác, chủ động giao các vùng được phân này cho từng địa phương và cộng đồng ngư dân quản lý theo mô hình đồng quản lý. Cần có các công trình nghiên cứu về đánh giá trữ lượng nguồn lợi, các bãi đẻ, nơi sinh sản, thời gian sinh sản của các loài thủy sản cũng như mùa vụ khai thác cho từng nghề phù hợp với mỗi hộ ngư dân được phép khai thác, từ đó đề ra các phương án tối ưu cho các nghề khai thác đối với mùa vụ và đối tượng khai thác trong khu vực. Đối với Sở NN- PTNT tỉnh Khánh Hòa: Xây dựng kinh phí để đáp ứng đủ cho đội tàu tuần tra hoạt động tuần tra, kiểm soát tàu thuyền khai thác. Nghiên cứu và kiến nghị với UBND tỉnh Khánh Hòa giảm số lượng tàu thuyền khai thác trong đầm Thủy Triều nhằm bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trong đầm Thủy Triều cũng như tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng quy định kích thước mắt lưới cho các nghề như: lờ dây Trung Quốc, nò sáo. Đối với chính quyền địa phương: Phối hợp tốt hơn nữa trong công tác đấu tranh, xử lý các vi phạm về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2008. Các văn bản pháp quy về quản lý tàu cá. NXB Lao động xã hội, Hà Nội. 2. Chi cục Thủy sản Khánh Hòa. Báo cáo tổng kết hàng năm. 3. Nguyễn Xuân Hòa, Nguyễn Thị Thanh Thủy, Nguyễn Nhật Như Thủy, 2012. Hiện trạng hệ sinh thái rừng ngập mặn và thảm cỏ biển ở khu vực đầm Thủy Triều tỉnh Khánh Hòa. Hội nghị khoa học toàn quốc về sinh thái và tài nguyên sinh vật lần thứ 5, tr 488 - 497. 4. Nguyễn Long, 2004. Quản lý bền vững nguồn lợi hải sản ven bờ, những tồn tại và đề xuất các biện pháp quản lý dựa trên cơ sở cộng đồng. 5. Phòng Nông nghiệp huyện Cam Lâm. Báo cáo tổng kết hàng năm. 6. Phương pháp điều tra mẫu thuỷ sản của FAO trong thống kê nghề cá ven bờ. Constantine Stamatapoulos, FAO, Rome. 7. Nguyễn Tám, Bùi Minh Sơn, Đỗ Phi Phong, 2004. Đặc điểm khí hậu và thủy văn tỉnh Khánh Hòa. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Khánh Hòa.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_de_xuat_giai_phap_quan_ly_khai_thac_thuy_san_tai.pdf