Nghiên cứu đặc điểm tái sinh của loài bách vàng (xanthocyparis Vietnamensis fargo & N. T. Hype) tại xã Ca Thành huyện Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng - Trần Quang Diệu

Bach vang (Xanthocyparis vietnamensis Fajon & N. T. Hiep) is a plant species discovered in Vietnam in recent years and also ranked as one of the most Endangered species according to Vietnam RedBook and IUCN red list. Bach vang is known as a precious woody species with high economic value. At present, this species is being seriously harvested by upland minority ethnic communities which have low economy, poor livelihood and their life based mainly on natural resources. Therefore, the harvesting situation of natural resources in general and Bach vang species in particular in recent years are have been pushing the species to blink of extinction. With a very little number of remaining individuals as reported by previous studies, Bach vang is facing with risk of being permanently disappeared in Nguyen Binh district, Cao Bang province. As per the results investigated in Ca Thanh commune, Nguyen Binh district, Cao Bang province, 29 mature trees with height of ranging from 5 – 12m were found in 8 standard plots and 8 studied routes, these trees located at the top of mountains. Also, 33 Bach vang seedlings regenerated from seeds were discovered here. The quality of the seedlings are at level of poor (25/33) and medium (8/33), none of them grown well. All of seedlings have a height of varying less than 50 cm, there were no seedlings which its height is more than 50cm and grown well. Mostly, Bach vang seedlings generated from seeds, Bach vang is capable of regenerating from fallen branches (27/33). Tree composition at the study area are mainly Thông tre lá ngắn (Podocarpus pilgeri), Thiết sam giả (Pseudotsuga brevifolia), Chắp tay (Symingtonia tonkinensis), Thích (Acer tonkinense), Trâm (Syzygium sp.) mixed with other species such as hồ đào núi (platycarya strobilacea), Sến mật (Madhuca pasquieri).etc Regeneration density of baby trees is 2.5 seedlings per 1 route and 0.25 seedling/1 mature tree (parents tree). By poor density of seedling as presented above, it is very urgent and important to conduct inventories to assess situation and provide appreciate solutions for species conservation and protection

pdf6 trang | Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 518 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu đặc điểm tái sinh của loài bách vàng (xanthocyparis Vietnamensis fargo & N. T. Hype) tại xã Ca Thành huyện Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng - Trần Quang Diệu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trần Quang Diệu và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 104(04): 35 - 40 35 NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM TÁI SINH CỦA LOÀI BÁCH VÀNG (XANTHOCYPARIS VIETNAMENSIS Fargo & N. T. Hype) TẠI XÃ CA THÀNH HUYỆN NGUYÊN BÌNH TỈNH CAO BẰNG Trần Quang Diệu1, La Quang Độ1, Đặng Kim Vui2* 1Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên, 2Đại học Thái Nguyên TÓM TẮT Bách vàng (Xanthocyparis vietnamensis Fajon & N. T. Hiep) là một loài mới được phát hiện tại Việt Nam trong những năm gần đây và cũng là một trong những loài cây được xếp vào cấp rất nguy cấp (CR B1+2b,c,e. và CR B2ab(v)) trong Sách đỏ Việt Nam và danh lục đỏ thế giới IUCN. Bách vàng một trong những loài gỗ quý, có giá trị kinh tế cao, hiện nay, loài đang bị khai thác mạnh mẽ bởi các cộng đồng dân tộc thiểu số vùng cao, đây là vùng dân cư có đời sống kinh tế còn nghèo nàn, sinh kế thấp, cuộc sống chủ yếu dựa vào nguồn tài nguyên là chính. Bởi vậy, thực trạng khai thác nguồn tài nguyên rừng nói chung và loài Bách vàng nói riêng trên địa bàn huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng trong những năm gần đây đang đẩy loài đứng trước bờ vực của tuyệt chủng. Với số lượng cá thể theo điều tra còn lại rất ít, tại huyện Nguyên Bình, loài Bách vàng đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt diệt. Kết quả nghiên cứu tại xã Ca Thành, huyện Nguyên Bình trong 8 ÔTC và trên 8 tuyến điều tra chúng tôi phát hiện 29 cây Bách vàng trưởng thành có chiều cao từ 5-12m tập trung chủ yếu trên đỉnh núi. Ba ba cây Bách vàng tái sinh, các cây tái sinh chủ yếu từ hạt. Chất lượng cây tái sinh kém (25/33 cây) và trung bình (8/33 cây), không có cây nào sinh trưởng tốt, tất cả các cây có chiều cao dao động dưới 50cm. Không có cá thể nào có chiều cao lớn hơn 0.5m và sinh trưởng tốt. Bách vàng tái sinh chủ yếu có nguồn gốc từ hạt (27/33). Bách vàng có khả năng tái sinh từ cành rơi dụng (một cây tái sinh từ cành rơi rụng). Thành phần cây gỗ chủ yếu là các loài: Thông tre lá ngắn (Podocarpus pilgeri), Thiết sam giả (Pseudotsuga brevifolia), Chắp tay (Symingtonia tonkinensis), Thích (Acer tonkinense), Trâm (Syzygium sp.) mọc xen với một số ít loài cây khác như hồ đào núi (platycarya strobilacea), Sến mật (Madhuca pasquieri),... Mật độ cây tái sinh rất thấp có trung bình 2,5 cây/tuyến và trung bình 0,65 cây tái sinh/gốc cây mẹ (mật độ tái sinh theo gốc cây mẹ). Như vậy, số lượng cá thể loài có thể nói là rất ít và việc nghiên cứu để đánh giá thực trạng loài nhằm đưa ra các giải pháp bảo tồn, bảo vệ loài là hết sức cần thiết và cấp bách hiện nay. Từ khoá: Bách vàng, nguy cấp, Sách đỏ Việt Nam, tái sinh. ĐẶT VẤN ĐỀ* Bách vàng hay Bách vàng Việt Nam, Hoàng đàn vàng Việt Nam, Trắc bách Quản Bạ hoặc cây Ché - tên gọi địa phương (danh pháp khoa học: Xanthocyparis vietnamensis Fajon & N. T. Hiep) là một loài cây thân gỗ mới được phát hiện trong thời gian gần đây trong họ Hoàng đàn (Cupressaceae), chỉ mới phát hiện ở khu vực huyện Quản Bạ, Đồng Văn, Mèo Vạc tỉnh Hà Giang thuộc miền Bắc Việt Nam. Bách vàng là loài cây gỗ, không chỉ có ý nghĩa về mặt khoa học mà còn có giá trị kinh tế rất cao. Gỗ Bách vàng mềm, rất khó bị mối mọt, ít cong vênh, trước đây Bách vàng đã được bán sang Trung Quốc làm quan tài quý. Cũng như các loài khác trong họ Hoàng đàn, gỗ Bách vàng có vân đẹp, phù hợp cho việc * Tel: 0913 384277. Email: dangkimvui@tnu.edu.vn chế tạo đồ mỹ nghệ cao cấp, đặc biệt gỗ Bách vàng có mùi rất thơm, có thể sử dụng làm hương liệu tốt (người dân địa phương tại thôn Cao Lù và lân cận còn gọi là cây Thông thơm). Do gỗ tốt, có giá trị kinh tế cao nên Bách vàng đã và đang bị khai thác rất mạnh. Theo kết quả điều tra, nghiên cứu số lượng Bách vàng còn lại rất ít, chúng chỉ tập trung phân bố ở đỉnh núi cao từ 1.000m đến 1.400m so với mực nước biển. Một số cá thể đã và đang bị chết dần tự nhiên, còn một số khác đã và đang bị người dân địa phương khai thác. Hơn nữa, dưới tán rừng rất ít gặp các cá thể cây con tái sinh, vì vậy việc bảo tồn loài cây quý hiếm, đặc hữu này sẽ có ý nghĩ rất lớn trong việc phát triển nguồn gen thực vật quý hiếm ở nước ta cũng như góp phần vào việc bảo tồn tính đa dạng thực vật. 40Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Trần Quang Diệu và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 104(04): 35 - 40 36 Hiện nay, tỉnh Cao Bằng đang có nhiều chủ trương, chính sách khuyến khích phát triển sản xuất Lâm nghiệp, trong những năm gần đây có rất nhiều các dự án Lâm nghiệp do Nhà nước đầu tư như dự án trồng rừng 661, 327 Ngoài ra, Cao Bằng là một trong những tỉnh miền núi với diện tích rừng khá lớn khu vực miền Bắc, đây là địa điểm lý tưởng cho nhiều tổ chức nước ngoài đầu tư các dự án về Lâm nghiệp, trong đó có một số dự án liên quan đến vấn đề bảo tồn. Do ảnh hưởng của khai thác động thực vật quá mức đã làm cho hệ sinh thái rừng bi xáo trộn, một số loài thực vật đã và đang bị khai thác có nguy cơ bị tuyệt vong cao, trong đó có loài Bách vàng (Xanthocyparis vietnamensis Fajon & N. T. Hiep) [5]. Tại huyện Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng, những nghiên cứu về đa dạng thực vật còn rất ít và những hiểu biết về cây Bách vàng cũng nằm trong tình trạng tương tự. Để góp thêm những hiểu biết về mặt khoa học nhằm bảo vệ loài cây quý hiếm, đặc hữu này thì việc nghiên cứu một số đặc điểm sinh thái học, tái sinh và phân bố là rất cấp thiết. MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Mục tiêu nghiên cứu. Xác định một số đặc điểm tái sinh tự nhiên tại khu vực nghiên cứu có phân bố của loài Bách Vàng. Đối tượng nghiên cứu. Loài cây Bách vàng (Xanthocyparis vietnamensis Fajon &N.T.Hiep) Phạm vi nghiên cứu. Đề tài tập trung nghiên cứu các đặc điểm tái sinh của Bách vàng (Xanthocyparis vietnamensis Fajon & N. T. Hiep) ở các trạng thái rừng tại xã Ca Thành, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Nội dung nghiên cứu. -Tổ thành tầng cây cao khu vực nghiên cứu. -Tổ thành tái sinh nơi có bách vàng phân bố tự nhiên. -Đặc điểm tái sinh của cây Bách vàng PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU -Kế thừa các tài liệu: Tham khảo kế thừa các tài liệu của các nghiên cứu trước làm cơ sở. -Điều tra theo tuyến: Trong quá trình điều tra chúng tôi thực hiện phương pháp điều tra theo tuyến trên cơ sở xác định khu vực có sự phân bố của loài Bách vàng thông qua phương pháp phỏng vấn người dân địa phương và dựa vào các điều tra trước. Trên cơ sở đó, chúng tôi tiến hành lập 8 tuyến điều tra qua đó xác nhận có sự tồn tại của loài Bách vàng. Các tuyến điều tra được tập trung ở khu vực có tiềm năng tồn tại của Bách vàng và được lập theo hướng Đông – Tây, Nam – Bắc, bắt đầu từ chân đến đỉnh núi và ngược lại. Trên các tuyến điều tra, để xác định chính xác vị trí tồn tại của Bách vàng. Sử dụng bản đồ địa hình nơi có Bách vàng phân bố, cùng người dân địa phương xác định chính xác nơi có Bách vàng, tiến hành điều tra theo tuyến. Trên các tuyến điều tra, được thiết lập từ chân đến các đỉnh núi có loài Bách vàng phân bố. Tuyến điều tra vuông góc với đường đồng mức, trên các tuyến tiến hành quan sát sang 2 bên là 10m để xác định vị trí sinh trưởng của bách vàng. Quá trình điều tra bằng phương pháp quan sát trực tiếp được kết hợp với việc thiết lập OTC để thu thập các thông tin cần thiết (cây mẹ, tổ thành cây tầng cao, tổ thành cây tái sinh, ...). Diện tích OTC được lập là 1000m2 (20mx50m). Để xác định số lượng Bách vàng tái sinh cũng như tổ thành thực vật trong các OTC, trong mỗi OTC tiến hành lập 5 ô dạng bản (ODB). Bốn ODB được lập ở 4 góc của OTC và 1 ô còn lại được lập ở tâm 2 đường chéo của OTC, diện tích của các ODB được lập là 25m2 (5mx5m). - Điều tra tái sinh dưới tán cây mẹ. Do số lượng cây Bách vàng trưởng thành còn rất ít nên lượng hạt giống sẽ rất hiếm và số lượng cây tái sinh sẽ không nhiều. Để đánh giá khả năng phát tán và gieo giống, cũng như điều tra tình hình tái sinh dưới gốc cây mẹ và những nơi không có cây mẹ, trên tuyến điều tra và các OTC. tiến hành điều tra tái sinh dưới tán của tất cả các cây trưởng thành trong OTC và cây trên tuyến điều tra. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Đặc điểm thảm thực vật rừng khu vực điều tra Qua điều tra thực tế chúng tôi thấy rằng khu vực rừng tại xã Ca Thành, huyện Nguyên 41Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Trần Quang Diệu và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 104(04): 35 - 40 37 Bình, tỉnh Cao Bằng chủ yếu là rừng tự nhiên và địa hình phần lớn là núi đá vôi và khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi. Vì vậy hệ thực vật ở đây còn tương đối đa dạng và phong phú, thành phần loài cây khá đa dạng với nhiều loài cây. Đặc biệt đây là vùng nằm trong khu vực phân bố của nhiều loài cây lá kim ở Việt Nam. Áp dụng hệ thống phân loại thảm thực vật Thái Văn Trừng (1999) [4] trong quá trình nghiên cứu các đặc điểm cấu trúc các quần xã rừng của thảm thực vật núi đá vôi Ca Thành, chúng tôi xếp thảm thực vật núi đá vôi thuộc kiểu “Kiểu rừng kín hỗn giao cây lá rộng lá kim, ẩm á nhiệt đới núi thấp đến trung bình” đã bị tác động mạnh của con người (khai thác gỗ, củi, Lâm sản ngoài gỗ). Tính nguyên sơ của kiểu thảm thực vật này không còn, tầng cây gỗ ở các quần xã này phát triển chậm, cây gỗ cao chỉ thấy ở các nơi thấp hay vực sâu, nhất là trong các lũng. Kiểu quần xã thực vật này phân bố trên tất cả các núi đá vôi ở Ca Thành, ở các cao độ khác nhau từ khoảng 800m đến 1.400m so với mực nước biển. Qua khảo sát và lập OTC trên 8 tuyến điều tra chúng tôi thu được kết quả về thành phần chủ yếu là các loài cây ở khu vực này như trình bày ở bảng 1. Trên tám OTC điển hình tại khu vực, Bách vàng xuất hiên tại 2 OTC 1 và 8 với số lượng 18 cây. Vật hậu cây Bách vàng Trong đợt điều tra tháng 4-5 năm 2012 nhóm điều tra đã phát hiện một số cây Bách vàng có nón trưởng thành và bắt đầu phát tán vào tháng 5 (9 cây, 2 cây đã được người dân khai thác tháng 8/2012). Theo như mô tả của Nguyễn Tiến Hiệp, Bách vàng ra nón vào tháng 10 -11 và phát tán tháng 12-2 năm sau. Tại khu vực nghiên cứu từ tháng 10 tới nay chưa thấy cá thể cây mẹ nào ra nón. Đặc điểm tái sinh của Bách vàng Tái sinh rừng là một quá trình sinh học mang đặc thù của hệ sinh thái rừng, đó là sự xuất hiện của thế hệ cây con của những loài cây gỗ ở những nơi còn hoàn cảnh rừng như dưới tán rừng, khoảng trống trong rừng, trên đất rừng sau khai thác hoặc sau nương rẫy, các cây con sẽ thay thế cây già cỗi. Theo nghĩa hẹp, tái sinh rừng là quá trình phục hồi lại thành phần cơ bản của rừng, chủ yếu là tầng cây gỗ. Tái sinh rừng là sự thay thế thế hệ cây già cỗi bằng thế hệ cây mới theo luật sinh tồn và diệt vong của tự nhiên (Phùng Ngọc Lan, 1986, 2001; Hoàng Kim Ngũ, Phùng Ngọc Lan, 1998) [1] [2] [3]. Theo người dân địa phương, tình hình khai thác Bách vàng diễn ra mạnh mẽ, một số người dân thường nhổ cây con về trồng tại vườn nhà. Cây Bách vàng trưởng thành người dân chặt lấy gỗ vì vậy đã làm ảnh hưởng đến sự tái sinh của loài Bách vàng. Bảng 1: Tổ thành tầng cao khu vực nghiên cứu ÔTC Công thức tổ thành tầng cây cao 1 3.95 Bách vàng + 1.32 Thiết sam giả + 1.05 Thông tre + 0.53 (Dẻ lá nhọn, Sến đất Trung Hoa, Trâm) + 3.15 LK 2 1.82 Trâm + 1.52 (Dẻ, Thích) + 1.21 Thiết sam + 5.45 LK 3 9.5 Trâm + 0.5 Thông tre lá ngắn 4 5.9 Thích bắc bộ + 1.2 Thiết sam + 0.6 Thiết sam giả + 0.6 Trâm + 0.6 Sến mật + 0.6 Sến mật + 0.5 LK 5 4.0 Đuôi ngựa + 2.0 Dẻ lá nhọn + 1.5 Hồ đào núi + 0.5 Dẻ + 0.5 Du + 1.0 Kháo + 0.5 Thôi chanh 6 4.52 Thông tre lá ngắn + 3.55Trâm lá nhỏ + 0.99 Thiết sam giả + 0.94 LK 7 1.3 Chắp tay + 1.3 Sồi + 1.3 Thiết sam giả + 0.67 Bằng lăng ổi + 0.67 Chân chim + 0.67 Trâm + 0.2 Thông tre + 0.2 Chẹo tía 8 2.0 Chắp tay + 1.5 Thích + 1.5 Thông tre + 1.4 Bách vàng + 1.0 Thiết sam + 1.0 Sến mật + 0.5 Đa lông + 1.0 LK Ghi chú : LK – Loài khác. 42Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Trần Quang Diệu và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 104(04): 35 - 40 38 Đặc điểm tái sinh, Tổ thành tái sinh Bảng 2: Tổ thành tái sinh Bách vàng khu vực nghiên cứu TT-OTC Công thức tổ thành tầng cây cao 1 3.65 Thông tre lá ngắn 1.82 Thiết sam giả 1.12 Dẻ 1.10 Trâm – 0.42 Sến mật - 0,12 Bách vàng + 1.77LK 8 2.84 Thông tre lá ngắn 1.48 Hồ đào núi 1.0 Chắp tay 1.0 Dẻ + 0.8 Thiết sam giả 0.5 Re hương + 0.5 Trai đỏ + 0.5 Thích bắc bộ – 0.2 Bách vàng + 1.18LK Trong các OTC đã lập chỉ có 2 ô có Bách vàng tái sinh là những OTC đều có cây mẹ trưởng thành (OTC 1 và 8 ). Số lượng cây tái sinh rất nhỏ so với các loài phổ biến như Thông tre lá ngắn (Podocarpus pilgeri), Thiết sam giả (Pseudotsuga brevifolia), Hồ đào núi (platycarya strobilacea), Chắp tay (Symingtonia tonkinensis), Trai đỏ (Garcinia bracteata), Re hương (Cinnamomum parthenoxylon), Thích (Acer tonkinense), ... Bảng 3: Hình thức tái sinh loài Bách vàng tại các tuyến điều tra Số hiệu tuyến OD B Tên loài Cấp chiều cao và chất lượng Nguồn gốc 0 – 100 cm T TB T TB T TB T TB T Hạt Chồi Tuyến 1 1 Bách vàng 0 1 0 0 0 0 0 0 0 1 0 2 B.V 0 0 2 0 0 0 0 0 0 2 0 5 B.V 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 1 6 B.V 0 2 0 0 0 0 0 0 0 2 0 Tổng 0 3 3 0 0 0 0 0 0 5 1 Tuyến 2 1 B.V 0 0 1 0 0 0 0 0 0 1 0 2 B.V 0 1 1 0 0 0 0 0 0 1 1 4 B.V 0 0 2 0 0 0 0 0 0 2 0 5 B.V 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 1 7 B.V 0 0 1 0 0 0 0 0 0 0 1 8 B.V 0 1 1 0 0 0 0 0 0 2 0 10 B.V 0 0 1 0 0 0 0 0 0 1 0 Tổng 0 2 8 0 0 0 0 0 0 7 3 Tuyến 3 1 B.V 0 0 1 0 0 0 0 0 0 1 0 2 B.V 0 0 2 0 0 0 0 0 0 2 0 5 B.V 0 0 2 0 0 0 0 0 0 2 0 Tổng 5 5 T 4 B.V 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 T 5 B.V 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 T 6 B.V 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 T 7 B.V 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 T 8 B.V 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Tổng 8 tuyến 0 5 16 0 0 0 0 0 0 17 4 OTC 1 0 2 7 0 0 0 0 0 0 8 1 OTC 8 0 1 2 0 0 0 0 0 0 2 1 Tổng các Tuyến OTC 8 25 0 0 0 0 0 0 27 6 Nhận xét: Theo bảng số liệu bảng 3 và bảng 4 cho thấy, số lượng Bách vàng tái sinh ngoài tự nhiên là rất ít, trong Tuyến điều tra số 1, 2 và 3, OTC 1 và 8 đã phát hiện tổng cộng 33 cây Bách vàng, trong giới hạn bán kính tán của 29 gốc cây mẹ (không phát hiện cây Bách vàng tái sinh nào ngoài tán cây mẹ hoặc xa gốc cây mẹ), 27/33 cây được phát hiện đều có nguồn gốc từ hạt (tái sinh từ hạt cây mẹ rơi trực tiếp xuống gốc) và có chiều cao trong khoảng từ 0 – 50cm, không có cây nào có chiều cao lớn hơn 50cm. Trong đó 6 cá thể tái sinh chồi, có 1 cá thể tái sinh từ cành rơi rụng. 43Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Trần Quang Diệu và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 104(04): 35 - 40 39 Bảng 4. Hình thức tái sinh loài Bách vàng dưới tán cây mẹ OT C Số cây mẹ Vị trí điều tra Tỷ lệ % số cá thể theo chiều cao (m) Tổng số cây Hvn: 0 - 1 Số cây Tỉ lệ % Số cây Tỉ lệ % Số cây Tỉ lệ % S.cây T.lệ 1 15 Trong tán 9 100 9 100 0 0 0 0 Ngoài tán 0 0 0 0 0 0 0 0 8 3 Trong tán 3 100 3 100 0 0 0 0 Ngoài tán 0 0 0 0 0 0 0 0 12 100 12 100 0 0 0 0 Trong khoảng thời gian từ tháng 10- tháng 12, qua điều tra cho thấy cành nhánh tươi của cây Bách vàng rụng rất nhiều trên mặt đất (dài 3- 6cm). Có thể những cành nhánh này gặp khi có độ ẩm cao (khoảng thời gian này khu vực Cao Lù có sương mù dầy đặc) sẽ nảy thành cây chồi. Đây là một tín hiệu cho thấy loài có khả năng tái sinh chồi bằng phương pháp giâm hom là rất cao. - Mật độ cây tái sinh: + Mật độ tái sinh theo tuyến: Trong tuyến điều tra 1, chúng tôi đã phát hiện thấy 6 cây Bách vàng trong 4 ODB (ODB 1, 2, 5, 6) với tổng diện tích điều tra là 100m2. Trong tuyến điều tra số 2 số lượng Bách vàng tái sinh được tìm thấy là 10 cây trong 7 ODB (ODB 1, 2, 4, 5, 7, 8, 10), tuyến 3 có 5 cây trong 3 ODB tổng diện tích điều tra là 250m2. Như vậy, mật độ cây tái sinh trung bình theo tuyến sẽ là 2,5 cây/tuyến. + Mật độ tái sinh theo gốc cây mẹ: Trong 12 cây Bách vàng con tái sinh được phát hiện tái sinh dưới gốc và trong bán kính tán của 18 gốc cây mẹ, vậy mật độ cây tái sinh bình quân quanh gốc cây mẹ của loài Bách vàng là 0,65 cây/gốc cây mẹ. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Kết luận Tỉ lệ tái sinh của loài Bách vàng rất thấp, trong số 8 tuyến điều tra chúng tôi chỉ phát hiện thấy sự tồn tại của loài trong 3 tuyến và 2 OTC với 33 cá thể cây con. Tất cả cây tái sinh đều tập trung quanh gốc cây mẹ và sự phân bố của những cây này là không đồng đều theo các ODB, độ cao, khu vực đã được lập trong quá trình điều tra Chất lượng cây tái sinh rất thấp, chủ yếu là cây sinh trưởng xấu (27/33), một số ít cây có chất lượng trung bình (6/33), 1 cây nẩy chồi từ cành rơi rụng. Số lượng cây mẹ còn lại có thể nói là rất ít vì thực trạng khai thác trái phép của người dân địa phương và khả năng tái sinh của loài trong tự nhiên rất kém Đề xuất Để bảo tồn và phát triển nguồn gen quý hiếm cần tiến hành bảo vệ tốt số cây Bách vàng ít ỏi còn lại tại khu vực nghiên cứu Tiến hành gây trồng bằng giâm hom loài Bách vàng tại khu vực nghiên cứu hoặc tại khu bảo tồn Phia Oắc, nhằm bảo tồn và phát triển loài cây Bách vàng đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng cao tại phía Bắc Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Phùng Ngọc Lan, 1986. Lâm sinh học, Nxb Nông nghiệp Hà Nội [2]. Phùng Ngọc Lan, 2001. Lâm học nhiệt đới, Đại học Lâm nghiệp Việt Nam [3]. Hoàng Kim Ngũ, Phùng Ngọc Lan, 1998. Sinh thái rừng, Nxb Nông nghiệp Hà Nội [4]. Thái Văn Trừng, 1999. Những hệ sinh thái rừng nhiệt đới ở Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. [5].Farjon A., Hiệp N. T., Harder D. K., Lộc P. K., & Averyanov L. (2002). A new genus and species in the Cupressaceae (Coniferales) from northern Vietnam, Xanthocyparis vietnamensis. Novon12: 179–189. 44Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Trần Quang Diệu và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 104(04): 35 - 40 40 SUMMARY STUDY ON REGENERATION FEATURES OF BACH VANG SPECIES (XANTHOCYPARIS VIETNAMENSIS Farjon & N. T. Hiep) IN CA THANH COMMUNE, NGUYEN BINH DISTRICT, CAO BANG PROVINCE Tran Quang Dieu1, La Quang Do1, Dang Kim Vui2∗ 1College of Agriculture and Forestry - TNU, 2Thai Nguyen University Bach vang (Xanthocyparis vietnamensis Fajon & N. T. Hiep) is a plant species discovered in Vietnam in recent years and also ranked as one of the most Endangered species according to Vietnam RedBook and IUCN red list. Bach vang is known as a precious woody species with high economic value. At present, this species is being seriously harvested by upland minority ethnic communities which have low economy, poor livelihood and their life based mainly on natural resources. Therefore, the harvesting situation of natural resources in general and Bach vang species in particular in recent years are have been pushing the species to blink of extinction. With a very little number of remaining individuals as reported by previous studies, Bach vang is facing with risk of being permanently disappeared in Nguyen Binh district, Cao Bang province. As per the results investigated in Ca Thanh commune, Nguyen Binh district, Cao Bang province, 29 mature trees with height of ranging from 5 – 12m were found in 8 standard plots and 8 studied routes, these trees located at the top of mountains. Also, 33 Bach vang seedlings regenerated from seeds were discovered here. The quality of the seedlings are at level of poor (25/33) and medium (8/33), none of them grown well. All of seedlings have a height of varying less than 50 cm, there were no seedlings which its height is more than 50cm and grown well. Mostly, Bach vang seedlings generated from seeds, Bach vang is capable of regenerating from fallen branches (27/33). Tree composition at the study area are mainly Thông tre lá ngắn (Podocarpus pilgeri), Thiết sam giả (Pseudotsuga brevifolia), Chắp tay (Symingtonia tonkinensis), Thích (Acer tonkinense), Trâm (Syzygium sp.) mixed with other species such as hồ đào núi (platycarya strobilacea), Sến mật (Madhuca pasquieri).etcRegeneration density of baby trees is 2.5 seedlings per 1 route and 0.25 seedling/1 mature tree (parents tree). By poor density of seedling as presented above, it is very urgent and important to conduct inventories to assess situation and provide appreciate solutions for species conservation and protection. Keywords: Bach vang, Endangered, RedBook Viet Nam, Regeneration Ngày nhận bài:24/3/2013, ngày phản biện:07/4/2013, ngày duyệt đăng:24/4/2013 ∗ Tel: 0913 384277. Email: dangkimvui@tnu.edu.vn 45Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbrief_38745_42296_392013937733_9501_2051978.pdf