Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của một số giống chè mới tại Thái Nguyên

- Trong các giống nghiên cứu có 7 giống có dạng thân gỗ nhỡ và 4 giống thân bụi, các giống chè có chiều cao cây biến động từ 70,77 cm - 102,30 cm; có độ rộng tán biến động từ 63,03 cm - 100,80 cm và có đường kính thân biến động từ 1,86 cm - 3,34 cm. Nói chung các giống chè thân gỗ nhỡ thường sinh trưởng mạnh hơn, có chiều cao, độ rộng tán và đường kính thân lớn hơn các giống có dạng thân bụi. - Các giống chè thí nghiệm đều thuộc loại có diện tích lá từ nhỏ đến trung bình, biến động từ 10,50 - 36,86 cm2, có hệ số diện tích lá biến động từ 0,25 - 0,83 m2lá/ m2đất, giống chè có diện tích lá nhỏ nhất là giống Nhật Bản 2, đạt 10,50 cm2. - Các giống thí nghiệm có thời gian sinh trưởng từ 312 -323 ngày trong năm (tương đương với giống chè Trung Du), có từ 3,6 - 4,2 đợt sinh trưởng tự nhiên và trong điều kiện có đốn hái có từ 5,7 - 6,7 đợt sinh trưởng búp/năm. Những giống có đợt sinh trưởng búp cao là Keo Am Tích và PT 95.

pdf5 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 25/03/2022 | Lượt xem: 147 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng của một số giống chè mới tại Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Vũ Thị Quý và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 61(12/2): 97 - 101 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 97 NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG CỦA MỘT SỐ GIỐNG CHÈ MỚI TẠI THÁI NGUYÊN Vũ Thị Quý1*, Lê Tất Khương2, Nguyễn Ngọc Nông1 1Trường Đại học Nông lâm - ĐH Thái Nguyên, 2Bộ Khoa học Công nghệ - Môi trường TÓM TẮT Thí nghiệm nghiên cứu đặc điểm sinh trƣởng của một số giống chè mới tại Thái Nguyên từ năm 2003 đến năm 2005. Qua nghiên cứu cho thấy trong các giống chè thí nghiệm có 7 giống có dạng thân gỗ nhỡ và 4 giống thân bụi, các giống chè có chiều cao cây biến động từ 70,77 cm - 102,30 cm; có độ rộng tán biến động từ 63,03 cm - 100,80 cm và có đƣờng kính thân biến động từ 1,86 cm - 3,34 cm. Các giống chè thí nghiệm đều thuộc loại có diện tích lá từ nhỏ đến trung bình, biến động từ 10,50 - 36,86 cm2, có hệ số diện tích lá biến động từ 0,25 - 0,83 m2lá/ m2đất, giống chè có diện tích lá nhỏ nhất là giống Nhật Bản 2, đạt 10,50 cm2. Các giống thí nghiệm có thời gian sinh trƣởng từ 312 - 323 ngày trong năm (tƣơng đƣơng với giống chè Trung Du), có từ 3,6 - 4,2 đợt sinh trƣởng tự nhiên và trong điều kiện có đốn hái có từ 5,7 - 6,7 đợt sinh trƣởng búp/năm. Những giống có đợt sinh trƣởng búp cao là Keo Am Tích và PT 95. Từ khóa: Đặc điểm sinh trưởng, giống chè mới. ĐẶT VẤN ĐỀ Chè là cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh cao và giá trị sử dụng cao. Phát triển sản xuất chè sẽ góp phần khai thác tiềm năng đất đai, giải quyết việc làm cho ngƣời lao động, bảo vệ môi trƣờng sinh thái, thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, đặc biệt là nông nghiệp, nông thôn miền núi. Thái Nguyên là vùng chè nổi tiếng trong cả nƣớc. Sản phẩm chè xanh của Thái Nguyên đƣợc thị trƣờng trong nƣớc và thế giới đánh giá cao nhờ ƣu thế về điều kiện đất đai, khí hậu và kinh nghiệm trồng và chế biến chè lâu đời của ngƣời trồng chè Thái Nguyên. Đến nay, Thái Nguyên có 16.994 ha chè, tập trung chủ yếu ở các huyện Đồng Hỷ, Phú Lƣơng, Đại Từ, Định Hoá, Phổ Yên, Sông Công và Thành phố Thái Nguyên. Trong đó, có 15.730 ha chè kinh doanh với năng suất trung bình là 94,88 tạ búp tƣơi/ ha. Cây chè đƣợc xác định là cây trồng mũi nhọn của tỉnh. Kết quả điều tra tình hình sản xuất chè ở Thái Nguyên cho thấy: Diện tích chè già, cằn cỗi cần cải tạo và phá đi trồng lại ở Thái Nguyên còn rất lớn, chiếm trên 60% diện tích chè của tỉnh; cơ cấu giống chè còn nghèo nàn, chủ yếu là giống chè Trung Du trồng hạt, tỷ lệ lẫn tạp cao, chƣa có một cơ  Tel: 0975.143.666 cấu giống hợp lý. Đây là nguyên nhân chủ yếu làm cho chất lƣợng chè nguyên liệu của Thái Nguyên còn thấp so với yêu cầu của nguyên liệu cho chế biến chè xanh đặc sản. Để phát triển vùng chè Thái Nguyên thành vùng chè xanh đặc sản thì việc xác định bộ giống chè chất lƣợng tốt thích hợp cho chế biến chè xanh đặc sản là việc làm cần thiết và cấp bách [4]. Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Nghiên cứu một số đặc điểm sinh trưởng của một số giống chè mới tại Thái Nguyên". NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu một số đặc điểm sinh trƣởng của 11 giống chè mới nhập nội đƣợc trồng năm 2000 tại Công ty chè Sông Cầu - Thái Nguyên, bao gồm các giống sau: PT95, Keo Am Tích, Phú Thọ 10, Hoa Nhật Kim, Phúc Vân Tiên, Bảo Thọ Trà, Long Vân 2000, Hùng Đỉnh Bạch, Nhật Bản 2, Kiara 8 và TRI 2024 và giống Trung Du (đối chứng) [3]. Thí nghiệm đƣợc bố trí với 12 công thức và 3 lần nhắc lại theo phƣơng pháp thí nghiệm cây công nghiệp dài ngày của Phạm Chí Thành và Phạm Tiến Dũng (1986) [2]. Các chỉ tiêu đƣợc theo dõi từ năm 2003 -2005, theo phƣơng pháp quan trắc thí nghiệm đồng ruộng chè của Nguyễn Văn Tạo (1998), bao gồm các chỉ tiêu sau: Dạng thân, chiều cao Vũ Thị Quý và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 61(12/2): 97 - 101 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 98 cây, rộng tán, đƣờng kính thân, số cành cấp1, chiều cao phân cành, góc phân cành, thế lá, màu sắc lá, mặt lá, dài lá, rộng lá, diện tích lá, dài/rộng lá, hệ số diện tích lá, thời gian sinh trƣởng, thời gian kết thúc sinh trƣởng và số đợt sinh trƣởng/năm [1]. Các số liệu thí nghiệm đƣợc tổng hợp xử lý theo phƣơng pháp thống kê hiện hành. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Đặc điểm hình thái các giống chè thí nghiệm Đặc điểm thân và cành Kết quả nghiên cứu đặc điểm thân và cành ở bảng 01 cho thấy: - Dạng thân: Trong số các giống thí nghiệm có 7 giống có dạng thân gỗ nhỡ nhƣ giống trung du đối chứng và 4 giống thân bụi là các giống Keo Am Tích, Bảo Thọ Trà, Long Vân 2000 và Nhật Bản 2. Bảng 1. Đặc điểm thân, cành và tán của các giống chè thí nghiệm (chè 5 tuổi) CT Tên giống Dạng thân Cao cây (cm) Rộng tán (cm) Đường kính thân (cm) 1 Trung du (đ/c) Gỗ nhỡ 83,2±1,25 59,19±1,34 2,12±0,12 2 PT 95 Gỗ nhỡ 84,27±1,14 86,83±1,55 2,36±0,06 3 Keo am tích Bụi 73,60±0,93 81,53±1,23 1,86±0,07 4 Phú Thọ 10 Gỗ nhỡ 79,50±1,61 66,30±1,65 1,89±0,05 5 Hoa nhật kim Gỗ nhỡ 84,27±1,14 76,80±1,98 1,98±0,07 6 Phúc vân tiên Gỗ nhỡ 95,47±1,72 90,13±1,62 2,37±0,07 7 Bảo thọ trà Bụi 70,77±1,34 63,03±2,35 1,90±0,10 8 Long vân 2000 Bụi 84,13±1,70 81,13±1,89 1,84±0,07 9 Hùng đỉnh bạch Gỗ nhỡ 83,23±1,27 78,43±2,37 1,86±0,08 10 Nhật Bản 2 Bụi 83,00±1,41 99,43±3,15 2,32±0,11 11 Kiara 8 Gỗ nhỡ 102,30±2,24 100,80±2,97 2,72±0,08 12 TRI 2024 Gỗ nhỡ 101,73±1,97 96,93±2,19 3,34±0,09 Bảng 2. Khả năng phân cành các giống thí nghiệm (chè 5 tuổi) CT Tên giống Cành cấp I (cành) Cao phân cành (cm) Góc phân cành (0) 1 Trung du (đ/c) 6,55 6,46 47,83 2 PT 95 7,24 6,63 43,66 3 Keo Am tích 8,17 -* 51,00 4 Phú Thọ 10 6,58 7,20 60,00 5 Hoa nhật kim 6,17 6,68 45,66 6 Phúc vân tiên 6,97 7,11 46,16 7 Bảo Thọ Trà 6,26 -* 51,00 8 Long Vân 2000 7,15 -* 48,33 9 Hùng đỉnh bạch 7,37 7,14 51,33 10 Nhật Bản 2 8,20 -* 50,50 11 Kia ra 8 7,36 8,25 61,50 12 TRI 2024 8,19 7,18 59,00 CV% 2,60 1,70 2,80 LSD05 0,32 0,20 2,45 Vũ Thị Quý và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 61(12/2): 97 - 101 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 99 - Chiều cao cây: Chiều cao cây của các giống thí nghiệm biến động từ 70,77 cm đến 102,30 cm. Các giống có dạng thân gỗ nhỡ thƣờng có chiều cao lớn hơn các giồng chè có dạng thân bụi. Hai giống có chiều cao thấp nhất là Keo Am Tích và Bảo Thọ Trà . - Đƣờng kính thân: Các giống nghiên cứu có dạng thân gỗ nhỡ đều có đƣờng kính thân phát triển mạnh hơn các giống dạng thân bụi, 5 giống có đƣờng kính thân cao hơn so với giống đối chứng là PT95, Phúc vân tiên, Nhật Bản 2, Kia ra 8 và TRI2043 (cao nhất là TRI 2024 đạt 3,34 cm, cao hơn đối chứng là 1,22cm), 6 giống còn lại có đƣờng kính thân thấp hơn (thấp nhất là giống Keo Am Tích và Hùng Đỉnh Bạch, chỉ đạt 1,86cm). - Độ rộng tán: Các giống chè mới đều có độ rộng tán lớn hơn so với giống trung du (đ/c), biến động từ 63,03 cm đến 100,80 cm. Trong đó rộng nhất là giống Kia ra 8, rộng hơn so với đối chứng 41,61 cm. Nghiên cứu đặc điểm phân cành của các giống chè thí nghiệm đƣợc thể hiện ở bảng 02: * Thân bụi Số liệu ở bảng 02 cho thấy: - Về số cành cấp 1: 8 giống là PT 95, Keo Am Tích, Phúc Vân Tiên, Long Vân 2000, Hùng Đỉnh Bạch, Nhật Bản 2, Kiara 8 và TRI 2024 có số cành cấp 1 lớn hơn đối chứng, đạt cao nhất là giống Nhật Bản 2 (8,20 cành). Giống có số cành cấp 1 thấp nhất là giống Hoa Nhật Kim, chỉ đạt 6,17 cành, thấp hơn giống Trung Du 0.38 cành/ cây. - Về góc phân cành: Các giống thí nghiêm có góc phân cành biến động từ 43,66 độ đến 61,50 độ. Giống có góc phân cành lớn nhất là giống Kiara 8, thấp nhất là giống PT 95, thấp hơn giống Trung Du 4,17 độ. Đặc điểm hình thái lá của các giống chè thí nghiệm Qua bảng 3 cho ta thấy: - Các giống chè có nguồn gốc khác nhau nên có các dạng thế lá khác nhau. Có 5 giống chè thế ngang (Trung Du, Bảo Thọ Trà, PT 95, Phúc Vân Tiên, Hùng Đỉnh Bạch), 5 giống thế lá xiên (Phú Thọ 10, Hoa Nhật Kim, Long Vân 2000, Kiara 8, TRI 2024) và 2 giống thế lá rủ là (Keo Am Tích, Nhật Bản 2). Nghiên cứu bề mặt lá chè cho thấy lá chè của các giống thí nghiệm có 2 loại đó là: mặt lá nhẵn (có 5 giống gồm: Trung Du, PT 95, Phúc Vân Tiên, Kiara 8, TRI 2024) và mặt lá gồ ghề (có 7 giống gồm: Keo Am Tích, Nhật Bản 2, Long Vân 2000, Phú Thọ 10, Hoa Nhật Kim, Bảo Thọ Trà, Hùng Đỉnh Bạch). Về màu sắc lá chè: Giống có màu xanh đậm gồm 5 giống (PT 95, Keo Am Tích, Nhật Bản 2, Long Vân 2000, TRI 2024); giống có màu xanh vàng gồm 5 giống (Phú Thọ 10, Hoa Nhật Kim, Bảo Thọ Trà , Hùng Đỉnh Bạch, Kiara 8); 2 giống có màu xanh và xanh sáng là giống Trung Du và Phúc Vân Tiên. - Diện tích lá: Qua theo dõi chúng tôi thấy diện tích lá của các giống biến động rất cao, từ 10,05 cm2 - 36,86 cm2. Trong đó 8 giống có diện tích lá nhỏ hơn giống Trung Du, nhỏ nhất là giống Nhật Bản 2, chỉ đạt 10,50 cm2. Có 3 giống có diện tích lá cao hơn giống đối chứng, cao nhất là giống TRI 2043 đạt 36,86 cm 2. Hệ số dài/rộng giữa các giống tƣơng đối đồng đều nhau, dao động trong khoảng từ thấp nhất là 2,19 - 2,80, qua đó cho thấy: hầu hết các giống nghiên cứu đều có dạng lá thuôn dài. Về hệ số diện tích lá cho thấy: giống có hệ số diện tích lá biến động từ 0,25 - 0,83 m 2 lá/m 2 đất, đạt cao nhất là Kiara 8 đạt 0,83 m 2 lá/m 2 đất, thấp nhất là giống Bảo Thọ Trà, chỉ đạt 0,25 m2 lá/m2 đất. Đặc điểm sinh trưởng của các giống chè thí nghiệm Thời gian sinh trưởng của các giống chè thí nghiệm Số liệu bảng 4 cho thấy: - Thời gian sinh trƣởng của các giống trong năm kéo dài từ 312 - 323 ngày. Trong đó 7 giống có thời gian sinh trƣởng dài hơn Trung Du (đ/c) từ 6 -9 ngày (dài nhất là giống PT 95 dài hơn đối chứng 9. thời gian sinh trƣởng dài hơn Trung Du (đ/c) từ 6 -9 ngày (dài nhất là giống PT 95 dài hơn đối chứng 9 ngày), 3 giống có thời gian sinh trƣởng ngắn nhất: Bảo Thọ Trà , Nhật Bản 2 và Phú Thọ 10 (312 ngày). Vũ Thị Quý và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 61(12/2): 97 - 101 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 100 Bảng 3. Đặc điểm hình thái lá của các giống chè thí nghiệm T T Giống Chỉ tiêu theo dõi Thế lá Màu sắc lá Mặt lá Dài lá (cm) Rộng lá (cm) diện tích lá (cm 2 ) Dài/rộng HSDTL (m 2 lá/ m 2 đất ) 1 Trung du (đ/c) Ngang Xanh Nhẵn 8,40±0,35 3,7±0,1 21,76±0,02 2,27 0,48 2 PT 95 Ngang X. đậm Nhẵn 8,42±0,30 3,3±0,1 19,43±0,02 2,55 0,52 3 Keo Am Tích Rủ X.đậm Gồ ghề 7,52±0,18 3,3±0,1 17,14±0,01 2,28 0,48 4 Phú Thọ 10 Xiên X. vàng Gồ ghề 9,62±0,21 3,7±0,1 25,16±0,01 2,60 0,38 5 Hoa Nhật Kim Xiên X.vàng Gồ ghề 8,08±0,20 3,4±0,1 19,17±0,01 2,38 0,39 6 Phúc Vân Tiên Ngang X. sáng Nhẵn 7,63±0,13 3,2±0,1 17,19±0,01 2,38 0,60 7 Bảo Thọ Trà Ngang X. vàng Gồ ghề 7,47±0,23 3,1±0,1 16,10±0,01 2,41 0,25 8 Long Vân2000 Xiên X. đậm Gồ ghề 6,45±0,12 2,5±0,1 11,17±0,01 2,58 0,53 9 Hùng Đỉnh Bạch Ngang X. vàng Gồ ghề 7,39±0,22 3,3±0,1 17,17±0,01 2,24 0,42 10 Nhật Bản 2 Rủ X. đậm Gồ ghề 6,44±0,11 2,3±0,1 10,50±0,01 2,80 0,56 11 Kia Ra 8 Xiên X. vàng Nhẵn 10,17±0,27 3,8±0,1 27,34±0,02 2,68 0,83 12 TRI 2024 Xiên X.đậm Nhẵn 10,75±0,30 4,9±0,1 36,86±0,02 2,19 0,76 Bảng 4. Đặc điểm sinh trƣởng của các giống chè thí nghiệm Tên giống Bắt đầu sinh trưởng Kết thúc sinh trưởng Thời gian sinh trưởng (ngày) Trung Du (đ/c) 10/2 20/12 314 PT 95 7/2 26/12 323 Keo Am Tích 8/2 23/12 319 Phú Thọ 10 12/2 20/12 312 Hoa Nhật Kim 10/2 20/12 314 Phúc Vân Tiên 9/2 26/12 321 Bảo Thọ Trà 12/2 20/12 312 Long Vân 2000 8/2 24/12 320 Hùng Đỉnh Bạch 10/2 26/12 320 Nhật Bản 2 18/2 2/12 312 Kiara 8 8/2 25/12 321 TRI 2024 10/2 27/12 321 Bảng 5. Số đợt sinh trƣởng búp của các giống chè thí nghiệm TT Tên giống Đợt sinh trưởng tự nhiên (đợt/năm) Đợt sinh trưởng nhân tạo (đợt/năm) 1 Trung du (đ/c) 3,8 6,2 2 PT 95 4,2 6,7 3 Keo Am Tích 4,1 6,7 4 Phú Thọ 10 3,9 5,9 5 Hoa Nhật Kim 3,6 5,8 6 Phúc Vân Tiên 3,9 6,3 7 Bảo Thọ Trà 3,7 5,7 8 Long Vân 2000 4,0 6,1 9 Hùng Đỉnh Bạch 3,9 6,4 10 Nhật Bản 2 4,0 6,0 11 Kiara 8 3,9 6,2 12 TRI 2024 3,8 6,2 Vũ Thị Quý và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 61(12/2): 97 - 101 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 101 - Thời điểm bắt đầu sinh trƣởng đầu tiên và thời điểm kết thúc đợt sinh trƣởng cuối năm của các giống mới với giống đối chứng lệch nhau từ 3 - 9 ngày. Giống bắt đầu sinh trƣởng sớm nhất là giống PT 95 (7/2) và kết thúc sinh trƣởng muộn nhất là giống TRI 2024 (27/12). Số đợt sinh trưởng búp trong năm của các giống thí nghiệm Kết quả ở bảng 05 cho thấy: - Trong điều kiện không hái đốn, các giống có số đợt sinh trƣởng búp chè tự nhiên từ 3,6 - 4,2 đợt. Cùng trong một điều kiện sống song 7 giống có số đợt sinh trƣởng cao hơn giống đối chứng từ 0,1 - 0,4 đợt (cao nhất là giống PT 95: 4,2 đợt), 2 giống (Hoa Nhật Kim, Bảo Thọ Trà ) có số đợt sinh trƣởng thấp hơn giống đối chứng (thấp nhất là giống Hoa Nhật Kim: 3,6 đợt). - Trong điều kiện có hái đốn, số đợt sinh trƣởng búp của các giống cao gần gấp 2 lần so với trong điều kiện không hái đốn, biến động từ 5,7 đợt đến 6,7 đợt. Trong 8 giống có nguồn gốc từ Trung Quốc thì 4 giống có số đợt sinh trƣởng cao hơn giống đối chứng nhƣ: PT 95, Keo Am Tích (cao nhất), Phúc Vân Tiên, Hùng Đỉnh Bạch. Các giống còn lại thấp hơn (thấp nhất là giống Bảo Thọ Trà : 5,7 đợt); Các giống chè Indonexia, Nhật Bản có số đợt sinh trƣởng tƣơng đƣơng với giống đối chứng là 6,2 đợt. KẾT LUẬN - Trong các giống nghiên cứu có 7 giống có dạng thân gỗ nhỡ và 4 giống thân bụi, các giống chè có chiều cao cây biến động từ 70,77 cm - 102,30 cm; có độ rộng tán biến động từ 63,03 cm - 100,80 cm và có đƣờng kính thân biến động từ 1,86 cm - 3,34 cm. Nói chung các giống chè thân gỗ nhỡ thƣờng sinh trƣởng mạnh hơn, có chiều cao, độ rộng tán và đƣờng kính thân lớn hơn các giống có dạng thân bụi. - Các giống chè thí nghiệm đều thuộc loại có diện tích lá từ nhỏ đến trung bình, biến động từ 10,50 - 36,86 cm2, có hệ số diện tích lá biến động từ 0,25 - 0,83 m2lá/ m2đất, giống chè có diện tích lá nhỏ nhất là giống Nhật Bản 2, đạt 10,50 cm2. - Các giống thí nghiệm có thời gian sinh trƣởng từ 312 -323 ngày trong năm (tƣơng đƣơng với giống chè Trung Du), có từ 3,6 - 4,2 đợt sinh trƣởng tự nhiên và trong điều kiện có đốn hái có từ 5,7 - 6,7 đợt sinh trƣởng búp/năm. Những giống có đợt sinh trƣởng búp cao là Keo Am Tích và PT 95. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Nguyễn Văn Tạo (1998), Phƣơng pháp quan trắc thí nghiệm đồng ruộng chè, Tuyển tập các chương trình nghiên cứu về chè (1988-1997), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. [2]. Phạm Chí Thành - Phạm Tiến Dũng (1986), Báo cáo nghiên cứu độ chính xác của thí nghiệm chè tại Phú Hộ. [3]. Tổng Công ty chè Việt Nam (2001), Tóm tắt lý lịch các giống chè nhập nội. [4]. UBND tỉnh Thái Nguyên (2002), Đề án phát triển sản xuất chế biến tiêu thụ chè tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2000 - 2005. SUMMARY STUDY ON THE GROWING CHARACTERITCS OF SOME NEW TEA VARIETIES IN THAI NGUYEN Vu Thi Quy 1 , Le Tat Khuong 2 , Nguyen Ngoc Nong 1 1 College of Agriculture and Forestry – Thai Nguyen University, 2Ministry of Science and Technology This research was carried out to identify the most appropriate and potential tea species that contribute to list of tea species products of Thai Nguyen province. The experiment was conducted from 2003 to 2005 and obtained results showed that among the tea species, seven tea species are wood stem and four species are fine stem species. These species have variation of height ranging from 70.77 to 102.30 cm, variation of leaf canopy from 63.03-100.80 cm, diameter of trunk ranges from 1.86 cm to 3.34 cm. These tea species have diameter of leaf vary from 10.50-36.86 cm2 and its variation from 0.250.83 m2/leaf/m2 land. The species with smallest leaf diameter is Japan 2 with 10.50 cm2. Tea species for experiment has growth duration of 312-321 days in a year, its natural growth is about 3 times under stem cutting of 5.7-6.7 times per year. The tea species named Am Tich and PT 95 showed highest growth of bud. Keywords: The growing characteristics, the new tea varieties.  Tel: 0975.143.666

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_dac_diem_sinh_truong_cua_mot_so_giong_che_moi_tai.pdf
Tài liệu liên quan