NGHIÊN CỨU CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐỂ
ĐƯA SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀO GIẢNG DẠY VÀ ĐÀO
TẠO TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC
MỤC LỤC
NỘI DUNG TRANG
DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN 1
PHẦN I: PHẦN MỞĐẦU 4
1. Tính cấp thiết của phải thực hiện Đề án 5
2. Mục tiêu của Đề án 7
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8
4. Phương pháp nghiên cứu 8
5. Nội dung nghiên cứu 8
PHẦN II: KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN 9
- Giới thiệu tổng quan . 10
- Chương 1. Thực trạng giảng dạy và đào tạo về sở hữu trí tuệ 13
trong các trường đại học
1.1 Nhận thức chung đối với giảng dạy và đào tạo về sở hữu 13
trí tuệ
1.2 Nhận định chung về thực trạng giảng dạy và đào tạo về sở 15
hữu trí tuệ trong các trường đại học của Việt Nam
1.3 Thực trạng giảng dạy và đào tạo về sở hữu trí tuệ trong 29
các trường đại học đào tạo chuyên ngành Luật
1.4 Thực trạng giảng dạy và đào tạo về sở hữu trí tuệ trong
45
các trường đại học đào tạo chuyên ngành Kinh tế - Tài
chính
1.5 Thực trạng giảng dạy và đào tạo về sở hữu trí tuệ trong 53
các trường đại học đào tạo chuyên ngành Xã hội – Nhân
văn
1.6 Thực trạng giảng dạy và đào tạo về sở hữu trí tuệ trong 61
các trường đại học đào tạo chuyên ngành Tự nhiên – Kỹ
thuật
1.7 Kết luận Chương 1 74
- Chương 2. Kinh nghiệm của thế giới trong giảng dạy và đào 76
tạo về sở hữu trí tuệ
2.1. Kinh nghiệm của thế giới trong giảng dạy sở hữu trí tuệ 76
dưới góc độ môn học trong các trường đại học
2.2. Kinh nghiệm của thế giới trong giảng dạy sở hữu trí tuệ 103
dưới góc độ chuyên ngành
2.3. Kết luận Chương 2 119
- Chương 3. Giảng dạy về sở hữu trí tuệ trong các trường đại 122
học dưới góc độ môn học
3.1. Tiếp c ận chung đối với việc đưa sở hữu trí tuệ vào
122
Chương trình đào tạo cử nhân của các trường đại học
dưới góc độ môn học
3.2. Xây dựng Chương trình các môn học về sở hữu trí tuệ cho 134
các trường đại học đào tạo chuyên ngành về luật
3.3. Xây dựng Chương trình các môn học về sở hữu trí tuệ cho 142
các trường đại học đào tạo chuyên ngành về kinh tế - tài
chính
3.4. Xây dựng Chương trình các môn học về sở hữu trí tuệ cho 152
các trường đại học đào tạo chuyên ngành về xã hội và
nhân văn
3.5. Xây dựng Chương trình các môn học về sở hữu trí tuệ cho 161
các trường đại học đào tạo chuyên ngành về khoa học tự
nhiên và kỹ thuật
3.6. Kết luận Chương 3 168
- Chương 4. Giảng dạy và đào tạo về sở hữu trí tuệ dưới góc 169
độ chuyên ngành
4.1. Tiếp c ận chung đối với việc đưa sở hữu trí tuệ vào 169
Chương trình đào tạo cử nhân của các trường đại học
dưới góc độ chuyên ngành
4.2. Định hướng đào tạo chuyên ngành về sở hữu trí tuệ trong 182
các trường đại học thời gian tới
4.3. Kết luận Chương 4 228
- Chương 5. Các điều kiện cần thiết cho hoạt động giảng dạy 229
và đào tạo về sở hữu trí tuệ
5.1. Phát triển đội ngũ giảng viên giảng dạy về sở hữu trí tuệ 229
trong các trường đại học
5.2. Phát triển hệ thống tài liệu phục vụ giảng dạy và đào tạo 233
về sở hữu trí tuệ trong các trường đại học
5.3. Kết luận Chương 5 246
- Chương 6. Định hướng đề xuất với các cơ quan chức năng 248
nhằm phát triển hoạt động giảng dạy và đào tạo về sở hữu trí
tuệ trong thời gian tới
6.1. Đặt vấn đềđối với việc đề xuất với các cơ quan chức năng 248
nhằm phát triển hoạt động giảng dạy và đào tạo về sở
hữu trí tuệ trong các trường đại học
6.2. Đề xuất với các cơ quan có trách nhiệm chính trong việc 251
quyết định đưa sở hữu trí tuệ vào giảng dạy và đào tạo
trong các trường đại học
6.3. Kết luận Chương 6 258
- Kết luận 260
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 262
PHẦN IV: DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 265
CÁC THAM LUẬN TỪ CÁC HỘI THẢO TRONG KHUÔN KHỔ
ĐỀ ÁN được tuyển chọn và tập hợp trong 2 tập riêng1
CÁC CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ KHẢO SÁT
được tập hợp trong 2 tập riêng2
1 Các tài liệu này có thể tham khảo tại Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo, Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và
Công nghệ, 386 Đường Nguyễn Trãi, Q. Thanh xuân, Hà Nội.
2 Các tài liệu này có thể tham khảo tại Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo, Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và
Công nghệ, 386 Đường Nguyễn Trãi, Q. Thanh xuân, Hà Nội.
272 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2145 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để đưa sở hữu trí tuệ vào giảng dạy và đào tạo tại các trường đại học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ham khảo về SHTT.
- Xác định những yêu cầu đối với giáo viên giảng dạy về SHTT. Nhiệm vụ
của giáo viên ở bậc ĐH không chỉ đơn thuần là giảng dạy mà còn là nghiên cứu
khoa học và hướng dẫn sinh viên nghiên cứu. Giáo viên giảng dạy về SHTT cần
giới thiệu danh mục tài liệu tham khảo cần thiết có liên quan đến bài giảng và thậm
chí cả những tài liệu định hướng nghiên cứu. Thông thường, các tài liệu tham khảo
có trong thư viện của trường có thể có phạm vi rộng hơn các tài liệu tham khảo do
giáo viên giới thiệu cho sinh viên khi học về SHTT. Tuy nhiên, các tài liệu tham
khảo của giáo viên có ý nghĩa rất quan trọng vì nó sát với yêu cầu nội dung môn
học, chủ đề của bài giảng và có thể được cập nhật kịp thời. Theo kinh nghiệm của
các giáo sư giảng dạy về SHTT của Khoa Luât, Trường ĐH tổng hợp Lund của
Thuỵ Điển, trước mỗi khoá học SHTT cho cả lớp cử nhân và sau ĐH, hệ thống tài
liệu tham khảo sẽ được giới thiệu cho sinh viên. Các sinh viên ghi tên tham gia
khoá học sẽ mua tài liệu hoặc được phát miễn phí tại thư viện hoặc trực tiếp từ các
giáo sư giảng dạy. Trong mọi trường hợp, sinh viên có thể tiếp cận với tài liệu
tham khảo tại thư viện. Thiết nghĩ trong qui trình giảng dạy về SHTT ở nước ta
nếu có thể triển khai theo hướng này thì chất lượng sẽ được đảm bảo. Tuy nhiên,
sự tìm kiếm và nghiên cứu tài liệu tham khảo của sinh viên không chỉ giới hạn
trong phạm vi tài liệu mà giảng viên đã cung cấp. Sinh viên có thể tìm các tài liệu
tham khảo ở thư viện và nhiều cách khác như trên Internet, trong hệ thống đĩa
quang được lưu trữ tại thư viện hoặc các trung tâm thông tin về SHTT.
Đối với các trường ĐH của Việt Nam, thời lượng dành cho SHTT kéo dài
khoảng 2-3 đơn vị học trình (tín chỉ) thì việc sử dụng hệ thống tài liệu tham khảo
được sưu tập và giới thiệu bởi giáo viên giảng dạy là tiện dụng và hiệu quả nhất.
Điều này giảm bởt chi phí thời gian cho sinh viên.
- Xác định nhiệm vụ hệ thống hoá tài liệu của thư viện của các trường ĐH.
Hiện nay, việc thực hiện tra cứu ở các trường ĐH cơ bản đã dựa trên ứng dụng các
phần mềm tra cứu. Việc hệ thống hoá các tài liệu SHTT theo các tiêu chí, nhất là từ
khóa sẽ rất hữu ích cho sinh viên, giáo viên. Các trường ĐH nếu có thể, thì xây
dựng hệ thống tra cứu chi tiết đến bài viết trên tạp chí chuyên ngành.
Việc bổ sung tài liệu tham khảo trong thư viện có thể dựa theo những đề
xuất của các cán bộ giảng dạy SHTT. Hiện nay, nguồn tài liệu tham khảo trên
246
mạng Internet rất phong phú, thư viện của các trường nên có cơ chế phối hợp với
các giáo viên giảng dạy để hệ thống các địa chỉ hữu ích trên Internet hỗ trợ việc tra
cứu thông tin của sinh viên, giáo viên. Các tài liệu cần được bổ sung, bám sát với
đặc trưng đào tạo của từng trường.
- Cần đa dạng hoá các hình thức tài liệu tttham khảo về SHTT. Hầu hết các
thư viện của trường ĐH được khảo sát cho thấy, các tài liệu chủ yếu là tài liệu giấy
(sách, báo) mà rất ít các tài liệu lưu trữ trên đĩa quang hoặc trong thư viện điện tử.
Nếu các thư viện thực hiện việc phát triển thư viện điện tử thì sẽ giúp sinh viên,
giáo viên nhanh chóng kiếm được tài liệu về SHTT cần thiết.
- Cần tăng cường bổ sung các tài liệu nước ngoài. Các tài liệu nước ngoài rất
quan trọng vì được cập nhật thường xuyên, do đó, thư viện cần bổ sung thường
xuyên trong hệ thống tài liệu tham khảo về SHTT. Bên cạnh đó, cần chú ý đến khả
năng dịch các tài liệu có giá trị, được nhiều người quan tâm sang tiếng Việt vì trình
độ ngoại ngữ của sinh viên nước ta còn hạn chế.
- Các trường ĐH cần có cơ chế phối hợp để chia sẻ thông tin và nguồn tài
liệu tham khảo về SHTT sẵn có.
Các trường có thể học tập kinh nghiệm nước ngoài về việc thành lập các tổ
chức về SHTT với chức năng cung cấp các thông tin và tăng cường sự nhận thức
về SHTT ở các trường. Đặc biệt là qua kênh thong tin trên mạng Internet, tổ chức
này có thể giúp đỡ sinh viên, giáo viên các tài liệu, thông tin về SHTT cần thiết.
5.3. Kết luận Chương 5
Có thể khẳng định rằng hệ thống tài liệu SHTT hiện nay trong các trường ĐH,
CĐ ở Việt Nam còn rất hạn chế cả về số lượng, chất lượng, nội dung và cách thức
tiếp cận. Sinh viên, học viên chủ yếu tiếp cận thông tin SHTT thông qua các lớp
học ngắn hạn và nguồn tài liệu chủ yếu được các giảng viên SHTT giới thiệu và
cung cấp. Thư viện của các trường chưa đủ khả năng đáp ứng nhu cầu của sinh
viên hiện nay đối với tài liệu về SHTT.
Đề án xin đưa ra dưới đây một số khuyến nghị về việc phát triển hệ thống tài
liệu SHTT trong các trường ĐH, CĐ:
Khuyến nghị về đội ngũ giảng viên
- Bộ Giáo dục và Đào tạo nên có chiến lược ưu tiên đối với đào tạo nguồn giảng
viên về SHTT trong các Chương trình hợp tác đào tạo với nước ngoài và lấy đội
ngũ này làm đội ngũ nòng cốt cho phát triển hoạt động giảng dạy và đào tạo về
SHTT ở Việt Nam trong thời gian tới.
- Các trường cần chủ động có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ giảng dạy
chuyên trách về SHTT.
- Các trường trong từng nhóm ngành đào tạo có thể thực hiện hợp tác sử dụng
chung nguồn giảng viên về SHTT phù hợp với lĩnh vực đào tạo của mình.
247
- Các trường cần mở rộng hợp tác với các cơ quan và tổ chức trong lĩnh vực SHTT
để tạo đội ngũ giảng viên kiêm nhiệm và giảng viên thỉnh giảng có chất lượng, có
thực tiễn.
- Các trường cần có chương trình hợp tác với các cơ quan và tổ chức trong lĩnh vực
SHTT, tạo điều kiện để cán bộ giảng dạy chuyên trách về SHTT thực tập chuyên
đề, thực hành nghề nghiệp, cũng như tham gia các sinh hoạt chuyên môn về SHTT
tại các cơ quan và tổ chức này.
Khuyến nghị đối với thư viện
- Bổ sung số lượng và chủng loại sách về SHTT (đa dạng hóa thông tin).
- Bổ sung các tài liệu chuyên sâu, liệt kê danh mục phân loại về các đối tượng, nội
dung về SHTT phục vụ việc tra cứu.
- Cập nhật và làm mới sách/ cải thiện chất lượng sách. Đa dạng hóa các
kênh truyền tải thông tin của thư viện như thư viện điện tử v.v.
- Thay đổi cách thức phục vụ: thời gian phục vụ, thời gian cho mượn sách,...
- Các thư viện của các trường có thể phổ biến rộng rãi các nguồn tài liệu tham khảo
hiện nay về SHTT cho cán bộ, sinh viên, học viên trong trường được tổng kết
trong các chuyên đề nghiên cứu và kỷ yếu Hội thảo của Đề án nghiên cứu này.
Khuyến nghị đối với giảng viên
- Giảng viên giảng dạy SHTT nên tích cực biên soạn, tổng hợp sách, tư liệu thông
tin về SHTT.
- Biên soạn giáo trình SHTT trong các trường ĐH, CĐ.
- Chủ động tổ chức hoặc phối hợp tổ chức các hội thảo, Seminar khoa học.
- Tạo điều kiện cho sinh viên được tham dự và tiếp cận tài liệu của các hội thảo về
SHTT do các cơ quan, tổ chức khác thực hiện.
248
CHƯƠNG 6
ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ XUẤT VỚI CÁC CƠ QUAN CHỨC NĂNG NHẰM PHÁT
TRIỂN HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY VÀ ĐÀO TẠO VỀ
SỞ HỮU TRÍ TUỆ TRONG THỜI GIAN TỚI
6.1. Đặt vấn đề đối với việc đề xuất với các cơ quan chức năng nhằm phát
triển hoạt động giảng dạy và đào tạo về SHTT trong các trường ĐH
SHTT có vai trò quan trọng không còn tranh cãi trong phát triển kinh tế hiện
nay của Việt Nam. Khai thác thế mạnh của SHTT được hay không phụ thuộc khá
lớn vào việc đưa các nội dung SHTT vào Chương trình đào tạo của các trường ĐH,
góp phần tạo ra đội ngũ cán bộ có hiểu biết căn bản đến các chuyên gia về SHTT.
Đội ngũ cán bộ này sẽ đủ sức giải quyết các vấn đề liên quan phát sinh trong quá
trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Vấn đề hiện không nằm ở nhận thức
của các cơ quan chức năng, hoặc tạo ra động lực cho việc phát triển hoạt động
giảng dạy và đào tạo về SHTT trong các trường ĐH.
Thực vậy, vấn đề nhận thức đã được cơ bản giải quyết trong thời gian qua
thông qua các hội nghị, hội thảo đến các nghiên cứu khoa học về SHTT. Động lực
cho việc phát triển hoạt động giảng dạy và đào tạo thể hiện một cách sinh động qua
các đàm phán về sở hứu trí tuệ với Hoa Kỳ, Tổ chức Thương mại thế giới với
những cam kết cụ thể và sau đó được chuyển hóa vào các văn bản quy phạm pháp
luật của Việt Nam: Luật SHTT và các văn bản hướng dẫn liên quan. Đặc biệt,
trong số này có các quy định trực tiếp về trách nhiệm của các Bộ liên quan đối với
việc phát triển giảng dạy và đào tạo về SHTT. Nhiệm vụ của các Bộ đối với việc
phát triển hoạt động giảng dạy và đào tạo về SHTT được phân tích trong Phần Mở
đầu của Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu này. Chính vì vậy, vấn đề duy nhất ở
đây là thức tỉnh ý thức trách nhiệm của các cơ quan chức năng để các cơ quan
này thực hiện nhiệm vụ của mình liên quan đến việc phát triển giảng dạy và đào
tạo về SHTT trong các trường ĐH.
Thực vậy, ngay từ khi Nghị định số 63/CP của Chính phủ quy định chi tiết về
SHCN để cụ thể hóa các quy định của Bộ luật Dân sự 1995 cách đây 11 năm, các
cơ quan chức năng, mà trực tiếp nhất là Bộ Giáo dục và Đào tạo, đã được giao
nhiệm vụ đưa các nội dung về SHCN vào Chương trình đào tạo của các trường ĐH.
Tuy nhiên, cho đến nay, vấn đề hầu như chưa được triển khai bởi Bộ Giáo dục và
Đào tạo ngoài những gì các trường ĐH tự thực hiện trong mấy năm trở lại đây do
các tác động trực tiếp của cam kết mà Việt Nam đã ký kết với Hoa Kỳ và WTO.
Việc xác định trách nhiệm của các cơ quan chức năng xét cho cùng cũng chưa
được thừa nhận bởi lập luận mang tính bao biện rằng đó là quyền của các trường
ĐH do Chương trình khung do Bộ giáo dục và Đào tạo dành cho các trường đến
20% thời lượng để tự chủ xác định nội dung cần thiết đưa vào giảng dạy. Đây thực
249
là sự bao biện bởi vì nếu việc đưa hay không đưa nội dung SHTT vào Chương
trình đào tạo của các trường ĐH là quyền của các trường thì Chính phủ đã không
cần thiết quy định trực tiếp về trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa
học và Công nghệ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Tư pháp... Thực tiễn đào
tạo theo Chương trình khung do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành thời gian qua có
thể thấy sự bất cập mà các trường đang gặp phải là 20% thời lượng nêu trên không
đủ cho các môn cơ sở ngành và chuyên ngành thì thật khó dành cho các nội dung
SHTT. Trong nhiều trường hợp, nội dung về SHTT có thể được coi là kiến thức cơ
sở ngành. Vấn đề này đã được phân tích khá nhiều, cụ thể: “Không thể có một
chương trình cứng nhắc cho tất cả các trường các ngành mà phải là một chương
trình linh hoạt hơn. Giáo sư Mai Thế Hữu, nguyên Hiệu trưởng trường ĐH Huế đề
xuất nên điều chỉnh các môn: triết học, quân sự... cho phù hợp với tính chất và
ngành nghề của mỗi trường (khoa học xã hội, khoa học tự nhiên và kỹ thuật công
nghệ)”1. Bức xúc hơn về Chương trình khung, TS Lê Văn Hảo (ĐH Thuỷ sản) cho
rằng “Bộ GD-ĐT thống nhất quản lý chương trình đào tạo đã bộc lộ nhược điểm:
Bộ không thể xây dựng đầy đủ các mục tiêu cho từng môn học, vì mỗi môn học có
vai trò khác nhau ở những ngành đào tạo khác nhau. Đồng thời, tạo cho các
trường có xu hướng thụ động”2. Như vậy, trong điều kiện hiện nay, coi phát triển
các nội dung về SHTT là quyền của các trường ĐH chẳng những không phù hợp
với yêu cầu của thực tiễn đào tạo ĐH, mà còn gián tiếp loại bỏ khả năng các
trường phát triển hoạt động giảng dạy và đào tạo về SHTT. Bên cạnh đó, thực tế
nêu trên còn hạn chế phát huy năng lực của các cơ quan quản lý nhà nước, khiến
các cơ quan này chưa thực hiện đầy đủ nhiệm vụ của mình theo quy định trong các
Nghị định hướng dẫn thi hành Luật SHTT.
Mặt khác, dưới góc độ đào tạo chuyên ngành, phát triển một chuyên ngành về
SHTT là hết sức khó khăn do đây là một hướng mới lại phức tạp, khả năng ứng
dụng chưa được nhận thức đầy đủ trong xã hội (cần nhấn mạnh là khả năng ứng
dụng chưa cao vì sự nhận thức chứ không phải không có, nhất là khi việc ứng dụng
ngày càng tăng thể hiện trong các nhu cầu được phân tích trong các Chương của
Báo cáo Tổng hợp này). Trong điều kiện này, nếu không có nỗ lực Bộ Giáo dục và
Đào tạo thì rất khó để hiện thực hóa hướng đào tạo mới về SHTT.
Để thực hiện được việc đưa các nội dung về SHTT vào Chương trình đào tạo
đòi hỏi Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa vấn đề ra để mổ xẻ, phân tích, cân nhắc
phương hướng giải quyết. Thực vậy, cho đến thời điểm này, Bộ Giáo dục và Đào
tạo chưa một lần thực hiện việc tổ chức hội nghị hay hội thảo, tổ chức nhóm tư vấn
v.v. để đánh giá thực trạng của vấn đề đưa SHTT vào giảng dạy và đào tạo trong
các trường ĐH. Thực tế này thể hiệnviệc Bộ Giáo dục và Đào tạo chưa làm hết
trách nhiệm của mình khiến vấn đề giảng dạy và đào tạo SHTT chỉ dừng lại ở mức
1 Xem bài “Cần có một khung chương trình ĐH đủ chất lượng để hội nhập”, mạng giáo dục:
2 Đổi mới về chất lượng giáo dục ĐH, Mạng Giáo dục:
250
độ tự phát với những nội dung hét sức khiêm tốn, chưa đáp ứng được nhu cầu của
nền kinh tế thị trường mang tính mở hiện nay. Chính vì vậy, hiện nay Bộ Giáo dục
và Đào tạo cần làm rõ trách nhiệm của mình đối với việc đưa SHTT vào giảng dạy
và đào tạo trong các trường ĐH. Đối với vấn đề mang tính cơ sở của đào tạo ĐG
như SHTT, rất cần sự quan tâm giải quyết một cách đầy đủ và triệt để của Bộ Giáo
dục và Đào tạo. Bộ Giáo dục và Đào tạo và các cơ quan chức năng liên quan khác
cần phân định rõ chức năng và nhiệm vụ của mình để triển khai các nghiên cứu
liên quan làm cơ sở cho việc ban hành các giải pháp tương ứng, ví dụ, việc quyết
định đưa các nội dung SHTT vào môn học “Pháp luật đại cương” hay xây dựng
môn học riêng bắt buộc trong Chương trình khung, thậm chí chỉ là một đề xuất
mang tính khuyến khích các trường đưa môn học về SHTT vào Chương trình đào
tạo của mình. Sự chủ động của các trường thực sự quan trọng nhưng vai trò của Bộ
Giáo dục và Đào tạo cũng không thể thiếu.
Việc đưa SHTT vào giảng dạy và đào tạo tại các trường ĐH là một việc làm
hết sức cần thiết và cấp thiết. Để đạt được điều này cần sự phối hợp đồng bộ của
nhiều cơ quan ban ngành như Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ,
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tư
pháp, các viện nghiên cứu, các doanh nghiệp và chính các trường ĐH thông qua
các biện pháp cụ thể và khả thi đối với hệ thống giáo dục ĐH của Việt Nam. Chính
vì vậy, vấn đề này cần được nghiên cứu và trao đổi một cách rộng rãi nhằm thu hút
các ý kiến đóng góp của các chuyên gia trong và ngoài nước.
Các cơ quan chức năng có thể tham khảo kết quả nghiên cứu của Đề án này để
quyết định tiếp tục nghiên cứu hoặc ra những giải pháp ban đầu, trên cơ sở đó định
hướng phát triển hoạt động giảng dạy và đào tạo về SHTT trong các trường ĐH.
Vấn đề khó khăn nhất đối với các cơ quan chức năng khi ra quyết định hiện nay là
đưa các nội dung về SHTT vào giảng dạy và đào tạo trong các trường ĐH như thế
nào và đưa vào với mức độ bao nhiêu. Với các kết quả nghiên cứu của Đề án về cơ
bản có thể cho những câu trả lời phù hợp vì dựa vào các khía cạnh của hoạt động
giảng dạy và đào tạo trong các trường ĐH liên quan đến SHTT đã được phân tích
một cách toàn diện. Những phân tích và đề xuất trong Đề án có thể được sử dụng
để xây dựng những chính sách, nguyên tắc, chương trình, môn học về SHTT phục
vụ cho việc đưa SHTT vào giảng dạy và đào tạo trong các trường ĐH. Như vậy,
kết quả của Đề án, trước tiên là Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu này, có
thể được nhân bản để gửi tới các cơ quan chức năng có liên quan dưới góc độ là
tài liệu tham khảo quan trọng. Bên cạnh đó, việc gửi bản sao tới các trường ĐH
cũng rất cần thiết để các trường chủ động đối với việc nghiên cứu, xem xét đưa
SHTT vào giảng dạy và đào tạo góp phần hoàn thiện Chương trình đào tạo của
mình theo hướng đáp ứng yêu cầu của phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế.
Trong quá trình xem xét và ra Quyết định về việc đưa SHTT vào giảng dạy và
đào tạo trong các trường ĐH của các cơ quan chức năng có liên quan thì quan
trọng là xác định được nhiệm vụ của từng cơ quan cũng như cơ chế phối hợp của
các cơ quan này nhằm đóng góp ý kiến chuyên môn cần thiết cho dự thảo Quyết
251
định cuối cùng. Với việc nghiên cứu quy trình đào tạo và đặc thù của lĩnh vực
SHTT nên tiếp cận vấn đề thông qua phân tích dưới đây về nhiệm vụ của từng cơ
quan và hoạt động cụ thể mà các cơ quan này cần thực hiện.
6.2. Đề xuất với các cơ quan có trách nhiệm chính trong việc quyết định đưa
SHTT vào giảng dạy và đào tạo trong các trường ĐH
6.2.1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO:
Bộ Giáo dục và Đào tạo đóng vai trò quan trọng nhất trong việc quyết định
đưa SHTT vào giảng dạy và đào tạo trong trường ĐH do chức năng của mình. Cụ
thể, những nội dung sau Bộ cần thực hiện:
- Tổ chức việc nghiên cứu việc đưa SHTT vào giảng dạy dưới góc độ môn
học và khả năng phát triển đào tạo dưới góc độ chuyên ngành về SHTT. Trong quá
trình xây dựng các Chương trình đào tạo khung, Bộ cần xác định rõ những nội
dung về SHTT nào cần được đưa vào Chương trình mang tính bắt buộc và đưa vào
như thế nào: một môn học có sẵn, tổ chức môn học mới hay một sự kết hợp nhất
định để chuyển tải hết các nội dung SHTT cần thiết. Song song với quá trình này,
Bộ thực hiện việc triển khai nghiên cứu khả năng phát triển đào tạo SHTT như một
chuyên ngành, trong đó đặc biệt quan trọng là việc định hướng rõ đó là chuyên
ngành đào tạo nào, trong ngành đào tạo về Luật, Kinh tế hay một ngành khác, thậm
chí có thể là việc xây dựng một ngành đào tạo hoàn toàn mới v.v.
- Phối hợp với các trường ĐH xây dựng các môn học về SHTT thí điểm và
các Chương trình đào tạo chuyên ngành về SHTT. Việc triển khai này mang tính
chất thí điểm và nghiên cứu, có quá trình theo dõi đánh giá và những kết luận cụ
thể làm cơ sở cho việc triển khai trên diện rộng hoặc quyết định không triển khai.
Quá trình triển khai thí điểm cần mang tính mở để các trường ĐH khác, giảng viên
và sinh viên đóng góp ý kiến. Có thể xây dựng một diễn đàn về việc phát triển
giảng dạy và đào tạo về SHTT trong các trường ĐH.
- Tổng kết thực tiễn giảng dạy và đào tạo về SHTT, cũng như kết quả nghiên
cứu liên quan để quyết định về việc triển khai các nội dung giảng dạy và đào tạo về
SHTT trong các trường ĐH trong cả nước.
- Thường xuyên có sự đánh giá, rút kinh nghiệm để hoàn thiện các chương
trình đào tạo về SHTT hoặc các nội dung về SHTT. Trong trường hợp phát hiện có
những điểm chưa hợp lý sẽ thực hiện các thủ tục theo quy định của Luật giáo dục
và các văn bản liên quan để chỉnh lý Chương trình đào tạo khung. Song song với
các hoạt động này, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức định kỳ 5 năm một lần thực
hiện đánh giá toàn diện các Chương trình khung, trong đó có các nội dung về
SHTT để hoàn thiện các Chương trình này.
- Sử dụng hiệu quả cơ chế chuyên gia, hội đồng khoa học để đóng góp ý kiến
cho việc hoàn thiện Chương trình khung với các nội dung liên quan đến SHTT. Về
lâu dài, Bộ cần tạo ra cơ chế tự chủ hoàn toàn cho các trường ĐH, Bộ chỉ giữ vai
trò quản lý vĩ mô và kiểm soát chất lượng đào tạo. Khi đó, các trường sẽ có cách
252
thức tiếp cận vấn đề SHTT trong Chương trình đào tạo của mình một cách phù hợp
nhất và Bộ sẽ thực hiện giám sát để đảm bảo chất lượng đào tạo.
Ở đây, cần nhấn mạnh việc đưa các nội dung về SHTT vào Chương trình
khung đào tạo cử nhân là mục tiêu lớn và lâu dài. Trong thời gian khi chưa thực
hiện được việc này, các trường có thể chủ động và Bộ Giáo dục và Đào tạo nên có
những khuyến nghị với các trường để triển khai sớm những nội dung thiết yếu nhất
về SHTT trong Chương trình đào tạo của mình. Bộ Giáo dục và Đào tạo có thể lựa
chọn những nội dung quan trọng nhất về SHTT để khuyến nghị các trường, và về
phần mình, các trường có thể tham khảo kết quả nghiên cứu của Đề án này để
quyết định đưa các nội dung về SHTT vào giảng dạy và đưa những nội dung cụ thể
nào.
a. Đối với việc xây dựng các nội dung về SHTT trong Chương trình khung
cho các ngành đào tạo
Theo Luật Giáo dục ban hành tháng 12.1998, Chương trình khung là văn bản
nhà nước ban hành theo từng ngành đào tạo cụ thể, trong đó qui định cơ cấu, nội
dung môn học, thời gian đào tạo và tỉ lệ phân bố thời gian đào tạo giữa các môn
học cơ bản và chuyên môn, giữa lý thuyết và thực hành, thực tập; bao gồm khung
chương trình và những kiến thức cốt lõi, cần thiết, ít thay đổi theo thời gian. Như
vậy, Chương trình khung khác với các chương trình đào tạo cụ thể cho từng ngành
học. Đó là nội dung cơ bản và là phần cứng của chương trình đào tạo một ngành.
Thực hiện Luật Giáo dục, cho đến nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng
được Chương trình khung giáo dục ĐH cho hầu hết các ngành đào tạo, ví dụ
Chương trình khung giáo dục ĐH khối ngành kinh tế - quản trị kinh doanh; khối
ngành kỹ thuật v.v. Các Chương trình khung này được ban hành lần lượt qua các
năm. Cho đến nay, cần có sự tổng kết và rút kinh nghiệm, cũng như cập nhật và
đổi mới nội dung đào tạo, nhất là yêu cầu tăng cường tự chủ của các trường ĐH
trong việc xây dựng chương trình đào tạo. Điều này có nghĩa là cần xem xét, chỉnh
lý và cập nhật Chương trình khung đào tạo ĐH. Trong quá trình này, có thể lồng
ghép việc nghiên cứu để đưa các nội dung về SHTT vào Chương trình khung. Kết
quả nghiên cứu của Đề án này là những tài liệu hữu ích giúp những người tham gia
xây dựng Chương trình khung tiếp cận một cách có hệ thống, toàn diện đối với vấn
đề giảng dạy và đào tạo về SHTT. Trên cơ sở nghiên cứu này, có thể đưa ra những
đề xuất cụ thể đối với việc đưa các nội dung về SHTT cho phù hợp với Chương
trình khung đào tạo ĐH của từng ngành cụ thể. Cách thức thực hiện có thể như
sau:
Để chỉnh lý và bổ sung các Chương trình khung, Bộ ra quyết định thành lập
Hội đồng tư vấn đối với việc chỉnh lý và bổ sung Chương trình khung giáo dục ĐH
cho nhóm ngành và từng ngành với các chuyên gia am hiểu lĩnh vực đào tạo tương
ứng trên phạm vi cả nước.
Bộ Giáo dục và Đào tạo có thể đề xuất cho các Hội đồng tư vấn kết quả
nghiên cứu của Đề án “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để đưa SHTT vào
253
giảng dạy và đào tạo trong các trường ĐH”. Bên cạnh việc nghiên cứu các nội
dung khác của Chương trình khung, Hội đồng sẽ nghiên cứu các kết quả của Đề án
để đánh giá việc sử dụng kết quả này cho việc bổ sung nội dung về SHTT vào
Chương trình khung. Những nội dung nào có thể được sử dụng, và đưa vào từng
Chương trình khung như thế nào cho phù hợp với ngành đào tạo. Những đề xuất đa
dạng và mềm dẻo đối với các nội dung về SHTT trong Đề án có khả năng đáp ứng
những sự kết hợp khác nhau để đưa vào Chương trình khung đào tạo ĐH của các
ngành và chuyên ngành khác nhau.
Hoạt động của các Hội đồng như sau: Hội đồng khối ngành thống nhất lại tỷ
lệ khối lượng kiến thức chung và các tiêu chí đánh giá chương trình đào tạo. Sau
đó, Bản quy định khung khối lượng kiến thức và bộ tiêu chí đánh giá, gửi các Hội
đồng ngành. Các Hội đồng ngành tổ chức hội thảo xây dựng mục tiêu chương trình
đào tạo, thảo luận về khung chương trình, danh sách các học phần bắt bưộc, nội
dung các học phần, phân công biên soạn đề cương chi tiết các học phần bắt buộc.
Hội đồng ngành sẽ dựa trên các kết quả để xây dựng Dự thảo Chương trình. Ban
thư ký Hội đồng khối ngành tổ chức lấy ý kiến phản biện và các ủy viên Hội đồng
khối ngành về Dự thảo của khung chương trình. Bản tổng hợp ý kiến phản biện về
khung chương trình của các ngành được gửi cho các Hội đồng ngành. Các Hội
đồng ngành chỉnh sửa khung chương trình, tổ chức soạn thảo, phản biện và sửa
chữa đề cương chi tiết các học phần bắt buộc của ngành, tổ chức hội thảo đánh giá.
Trên cơ sở này hình thành Dự thảo mới của chương trình khung và Bộ đề cương
chi tiết các học phần bắt buộc của các ngành đào tạo để gửi Hội đồng khối ngành.
Hội đồng khối ngành tổ chức Hội thảo tổng kết, đánh giá và phê duyệt Chương
trình khung và bàn giao cho Vụ ĐH và Sau ĐH để làm các thủ tục ban hành của
Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Trong từng giai đoạn công việc của Hội đồng khối ngành và Hội đồng ngành,
vấn đề bổ sung các nội dung SHTT cần được đưa ra để nghiên cứu, phân tích và
cân nhắc. Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu khá cụ thể của Đề án, các Hội đồng
này có thể lựa chọn những nội dung riêng biệt hay kết cấu chúng thành các môn
học để đưa vào các Chương trình khung của các ngành tương ứng. Đặc biệt, các
hoạt động hội thảo, phản biện đối với Dự thảo các Chương trình khung có các nội
dung về SHTT cần có sự quan tâm hơn đến các nội dung này. Thông qua ý kiến
của các chuyên gia, những nội dung về SHTT thích hợp và quan trọng nhất sẽ
được đề xuất đưa vào Chương trình khung. Những Chương trình khung này sẽ góp
phần đào tạo những chuyên gia có trình độ cao, những nhà khoa học am hiểu một
cách cơ bản về SHTT để có những ứng dụng cần thiết trong hoạt động nghiên cứu
và công việc sau khi ra trường.
Trong việc xác định đưa nội dung SHTT vào Chương trình khung, các Hội
đồng khối ngành và Hội đồng ngành cần xác định một cách cụ thể phần nào của
Chương trình khung nên có các nội dung SHTT và những nội dung cụ thể nào.
Công việc này phụ thuộc rất nhiều vào nhóm ngành đào tạo và từng ngành đào tạo
do mối quan hệ với SHTT khác nhau. Chương trình khung một ngành bao gồm 2
254
phần: kiến thức giáo dục đại cương gồm tối thiểu 64 đơn vị học trình (chiếm
khoảng 35%) và kiến thức giáo dục chuyên nghiệp gồm tối thiểu 116 đơn vị học
trình. Đối với những ngành và nhóm ngành có mối quan hệ giữa SHTT và kiến
thức chuyên ngành không nhiều, các nội dung về SHTT nên được đưa vào phần
kiến thức giáo dục đại cương. Thông thường, phần kiến thức giáo dục đại cương
được xác định là cứng, bắt buộc chiếm tuyệt đại bộ phận của thời lượng, ví dụ, đối
với ngành kinh tế và quản trị kinh doanh, phần kiến thức đại cương bắt buộc này là
52/64 đơn vị học trình. Các nội dung về SHTT nên được lồng ghép vào các môn
học trong phần kiến thức bắt buộc này hoặc xây dựng một môn học độc lập.
Phần kiến thức giáo dục chuyên nghiệp chia ra thành kiến thức cơ sở khối
ngành, kiến thức cơ sở của ngành, kiến thức ngành, chuyên ngành, kiến thức bổ trợ
và thực tập nghề nghiệp, khóa luận (kể cả thi tốt nghiệp). Theo cách thức phân chia
này, đối với những ngành và nhóm ngành có mối quan hệ giữa SHTT và kiến thức
chuyên ngành nhiều, nên đưa các nội dung về SHTT vào phần kiến thức cơ sở khối
ngành, kiến thức cơ sở ngành, kiến thức ngành hay kiến thức chuyên ngành. Việc
đưa các nội dung SHTT vào cũng dựa trên sự mềm dẻo tối đa để có sự kết hợp phù
hợp nhất giữa kiến thức SHTT và các kiến thức cơ sở của các ngành đào tạo và
kiến thức ngành, chuyên ngành. Ví dụ như, trong phần kiến thức cơ sở ngành đào
tạo “công nghệ thông tin” có thể xây dựng môn học “quyền SHTT và công nghệ
thông tin” với những kiến thức tập trung vào quyền tác giả trong các hoạt động
công nghệ thông tin.
Song song với hoạt động xây dựng Chương trình khung của Bộ Giáo dục và
Đào tạo, các trường sẽ dựa trên các Chương trình khung để xây dựng Chương trình
đào tạo cho các ngành và chuyên ngành của mình. Quy trình xây dựng này có thể
tóm tắt như sau: trường quyết định xây dựng Chương trình đào tạo cho các ngành
và chuyên ngành - Dựa trên đề nghị của Hội đồng Khoa học –Đào tạo của trường,
Hiệu trưởng ra quyết định thành lập các hội đồng tư vấn ngành – Căn cứ vào mục
tiêu, thời gian đào tạo, khối lượng kiến thức qui định trong các phần của chương
trình khung, khả năng tuyển dụng của sinh viên sau khi tốt nghiệp, các hội đồng tư
vấn ngành cấp trường có nhiệm vụ thảo luận bổ sung các học phần cần thiết để xây
dựng chương trình đào tạo cụ thể cho từng ngành (tạo thành kiến thức ngành) – Để
xây dựng 20% phần chương trình còn lại cho mỗi chuyên ngành (kiến thức chuyên
ngành), trên cơ sở đề nghị của các trưởng khoa có chuyên ngành đào tạo, Hiệu
trưởng đã ra quyết định thành lập các hội đồng tư vấn chuyên ngành tương ứng -
Các hội đồng này họp nhiều phiên và bổ sung thêm các học phần khác biệt giữa
các chuyên ngành để tạo thành phần kiến thức chuyên ngành tương ứng. Dự thảo
các chương trình đào tạo vừa xây dựng, trước khi quyết định chính thức, thường
được niêm yết tại văn phòng các khoa để giáo viên tham khảo góp ý kiến. Sau khi
tiếp thu các ý kiến đóng góp Hiệu trưởng ký quyết định ban hành Bộ chương trình
giáo dục ĐH của các chuyên ngành của trường. Trong các công đoạn nêu trên, các
trường cần quan tâm đến việc nghiên cứu, phân tích và đánh giá khả năng đưa các
nội dung về SHTT liên quan vào các kiến thức ngành, chuyên ngành tương ứng. Ý
255
kiến đóng góp của các thành viên Hội đồng Khoa học – Đào tạo, Hội đồng tư vấn
chuyên ngành, cũng như của các giảng viên đối với các nội dung về SHTT cần đưa
vào Chương trình là rất quan trọng. Để có được ý kiến đóng góp này, các trường
cần có những đề xuất ban đầu cho các Hội đồng và các giảng viên về khả năng đưa
các nội dung về SHTT vào Chương trình đào tạo của mình. Những đề xuất như vậy
có thể lấy từ kết quả nghiên cứu của Đề án này. Cụ thể, đó là những nội dung
SHTT cụ thể trong các môn học hoặc các môn học được đưa ra trong Đề án này để
các Hội đồng và giáo viên xem xét cho ý kiến đóng góp. Ngoài ra, họ cũng có thể
bổ sung những nội dung về SHTT khác, nhất là những kiến thức liên quan đến
chuyên ngành đào tạo cụ thể của trường. Trên cơ sở những ý kiến này, Hiệu trưởng
sẽ quyết định Chương trình đào tạo cho các chuyên ngành của trường mình với các
nội dung về SHTT tương ứng.
b. Đối với việc xây dựng Chương trình khung cho đào tạo chuyên ngành về
SHTT
Phát triển đào tạo chuyên ngành về SHTT như phân tích trong Đề án, không
phải là vấn đề mới và cũng đã có một số kinh nghiệm trên thế giới. Xét đặc điểm
của đào tạo chuyên ngành này trên thế giới và đào tạo các cấp cử nhân, thạc sỹ và
tiến sỹ của Việt Nam, nên triển khai đào tạo bậc cử nhân về SHTT ở Việt Nam, sau
đó có thể phát triển tiếp bậc thạc sỹ và tiến sỹ. Tuy nhiên, việc đào tạo chuyên
ngành nào về SHTT có thể nên theo kinh nghiệm của các nước khi tuyệt đại bộ
phận các nước thực hiện với chuyên ngành Luật SHTT như đã phân tích trong
Chương 4 của Báo cáo tổng hợp. Việc phát triển ngành SHTT là một mục tiêu
trong tương lai xa nên ở đây chủ yếu đề cập đến khả năng phát triển đào tạo
chuyên ngành về SHTT.
Thông thường, việc xây dựng một chuyên ngành mới bắt đầu từ các trường
ĐH. Các trường thấy cần thiết phát triển chuyên ngành đào tạo sẽ xây dựng luận
chứng cho chuyên ngành đào tạo để trình Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định. Tuy
nhiên, đối với vấn đề SHTT, khi nhận thức của xã hội còn thấp để có những ứng
dụng cần thiết, Bộ Giáo dục và Đào tạo có thể chủ động xây dựng chuyên ngành
đào tạo mới về SHTT để đề xuất cho các trường ĐH. Trường nào có đủ khả năng
sẽ triển khai việc đào tạo chuyên ngành mới này.
Trên cơ sở Đề xuất của Đề án này, Bộ Giáo dục và Đào tạo có thể thành lập
một Hội đồng tư vấn để xem xét và đánh giá sự cần thiết, khả năng xây dựng
chuyên ngành mới về SHTT (ví dụ như Luật SHTT). Sau khi có ý kiến của Hội
đồng này về việc nên phát triển chuyên ngành đào tạo về SHTT, Bộ sẽ triển khai
xây dựng Chương trình đào tạo cho chuyên ngành dựa trên Chương trình khung đã
có. Ví dụ, nếu dự định xây dựng Chương trình đào tạo cho chuyên ngành Luật
SHTT, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ thành lập Hội đồng tư vấn để xây dựng Chương
trình này dựa trên Chương trình khung của ngành Luật học. Dự thảo Chương trình
đào tạo chuyên ngành Luật SHTT do Hội đồng tư vấn đề xuất được Bộ giáo dục và
Đào tạo xem xét và thông qua. Chương trình đào tạo này được đề xuất với các cơ
256
sở đào tạo ngành Luật học trong cả nước để quyết định triển khai.
Về phía mình, các trường đào tạo ngành luật học trong cả nước sẽ dựa trên đề
xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thực hiện đào tạo chuyên ngành mới
và có thể có những chỉnh lý trong phần kiến thức chuyên ngành theo quy định của
Luật Giáo dục và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan. Các trường này cũng
có thể thực hiện đào tạo theo Chương trình đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo đề
xuất mà không cần có chỉnh lý.
Như vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc
phát triển giảng dạy và đào tạo về SHTT trong các trường ĐH. Cùng với sự tăng
cường vai trò của SHTT đối với kinh tế và xã hội như hiện nay, Bộ Giáo dục và
Đào tạo nên bắt tay ngay vào việc triển khai các ý tưởng liên quan đến đưa SHTT
vào giảng dạy và đào tạo trong các trường ĐH. Quá trình triển khai này đòi hỏi
thực hiện sớm nhất vì tốn khá nhiều thời gian, ví dụ để có được sinh viên đầu tiên
được đào tạo chuyên ngành Luật SHTT chắc chắn không thể sớm hơn năm 2015.
Nếu cho đến khi đó chưa triển khai được hoạt động đào tạo chuyên ngành về
SHTT thì nhu cầu của nền kinh tế sẽ khó được đáp ứng. Điều này có nghĩa là vai
trò của hoạt động đào tạo không thể hiện được và tình trạng khi đó có thể trở thành
rào cản mới đối với phát triển kinh tế.
6.2.2. BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Đây là Bộ quản lý nhà nước chủ trì trong lĩnh vực SHTT và trực tiếp quản lý
nhà nước về SHCN. Với chức năng và nhiệm vụ của mình, Bộ là người đóng góp ý
kiến chuyên môn về SHTT một cách toàn diện cho việc xây dựng Chương trình
đào tạo. Các hoạt động này cần được thực hiện trong mối quan hệ chặt chẽ với Bộ
Giáo dục và Đào tạo, các Bộ quản lý nhà nước có liên quan khác. Các hoạt động
sau cần được Bộ Khoa học và Công nghệ tích cực thực hiện:
- Tham gia phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc nghiên cứu, xây
dựng và triển khai các hoạt động giảng dạy và đào tạo về SHTT. Đặc biệt, Bộ cần
chủ động tham gia các cơ chế phát triển Chương trình đào tạo cử nhân về SHTT
của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đóng góp ý kiến về việc đưa các nội dung SHTT với
thời lượng hợp lý vào Chương trình đào tạo của các trường ĐH. Thông qua đơn vị
chức năng của mình là Cục SHTT, Bộ có thể đóng vai trò như một người phản
biện các nội dung chuyên môn được đưa vào Chương trình đào tạo của các trường
ĐH.
- Hỗ trợ Bộ Giáo dục và Đào tạo và các trường ĐH trong phạm vi có thể để
phát triển các điều kiện cần thiết cho các hoạt động giảng dạy và đào tạo về SHTT.
Những hoạt động SHTT mang tính thực tiễn là hết sức quan trọng đối với các
trường ĐH và Cục SHTT có thể đáp ứng như việc thực tập, sinh hoạt chuyên môn,
hội nghị, hội thảo về các vấn đề chuyên môn liên quan đến SHTT... Hỗ trợ độ ngũ
giảng viên cũng như hoạt động đào tạo chuyên sâu về SHTT rất cần có sự tham gia
của Cục SHTT, nhất là trong giai đoạn hiện nay.
257
Hiện nay, khi Bộ Giáo dục và Đào tạo do có nhiều lý do, khách quan cũng
như chủ quan để quan tâm đầy đủ đến các hoạt động giảng dạy và đào tạo về
SHTT trong các trường ĐH, Bộ Khoa học và Công nghệ với vai trò là chủ trì quản
lý nhà nước về SHTT nên có những hoạt động chủ động để phối hợp với Bộ Giáo
dục và Đào tạo phát triển các hoạt động giảng dạy và đào tạo về SHTT trong các
trường ĐH. Việc Bộ Khoa học và Công nghệ triển khai Đề án này là một bước đi
đúng đắn theo hướng này. Để tiếp tục, Bộ Khoa học và Công nghệ có thể xây dựng
đề xuất cụ thể về việc đưa các nội dung SHTT cụ thể cho các Chương trình đào tạo
cử nhân, cũng như đề xuất về việc phát triển đào tạo chuyên ngành về SHTT trên
cơ sở kết quả nghiên cứu của Đề án này để gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đây sẽ là
một yếu tố quan trọng để Bộ Giáo dục và Đào tạo bắt đầu các hoạt động triển khai
thực hiện nhiệm vụ của mình liên quan đến việc đưa các nội dung về SHTT vào
các trường ĐH.
6.2.3. BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
Với chức năng quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan, thông qua
Cục Bản quyền tác giả văn học – nghệ thuật, Bộ cần đẩy mạnh các hoạt động sau:
- Tham gia phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc nghiên cứu, xây
dựng và triển khai các hoạt động giảng dạy và đào tạo về quyền tác giả và quyền
liên quan trong các trường ĐH. Đặc biệt, Bộ cần có sự chủ động tham gia các cơ
chế phát triển Chương trình đào tạo cử nhân của Bộ giáo dục và Đào tạo, đóng góp
ý kiến về việc đưa các nội dung về quyền tác giả, quyền liên quan vào Chương
trình đào tạo của các trường ĐH. Thông qua cơ quan chức năng của mình là Cục
Bản quyền tác giả văn học – nghệ thuật, Bộ có thể đóng vai trò như một người
phản biện các nội dung chuyên môn được đưa vào Chương trình đào tạo của các
trường ĐH.
- Hỗ trợ Bộ Giáo dục và Đào tạo và các trường ĐH trong phạm vi có thể để
phát triển các điều kiện cần thiết cho các hoạt động giảng dạy và đào tạo liên quan
đến quyền tác giả và quyền liên quan. Những hoạt động mang tính thực tiễn mà
Cục Bản quyền tác giả văn học – nghệ thuật có thể đáp ứng nhu cầu đào tạo của
các trường ĐH như việc thực tập, sinh hoạt chuyên môn, hội nghị, hội thảo về các
vấn đề chuyên môn liên quan đến quyền tác giả, quyền liên quan... Việc hỗ trợ độ
ngũ giảng viên và đào tạo chuyên sâu cho giảng viên SHTT rất cần có sự tham gia
của Cục, nhất là trong giai đoạn hiện nay.
6.2.4. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Tương tự như Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ có thể tích cực tham gia
giải quyết các nhiệm vụ sau:
- Tham gia phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo trong việc nghiên cứu, xây
dựng và triển khai các hoạt động giảng dạy và đào tạo về bảo hộ giống cây trồng
mới trong các trường ĐH. Bộ cần có sự chủ động tham gia các cơ chế phát triển
Chương trình đào tạo cử nhân của Bộ giáo dục và Đào tạo, đóng góp ý kiến về việc
258
đưa các nội dung về quyền đối với giống cây trồng mới vào Chương trình đào tạo
của các trường ĐH. Thông qua cơ quan chức năng của mình là Văn phòng Giống
cây trồng, Cục Trồng trọt, Bộ có thể đóng vai trò như một người phản biện các nội
dung chuyên môn được đưa vào Chương trình đào tạo của các trường ĐH.
- Hỗ trợ Bộ Giáo dục và Đào tạo và các trường ĐH trong phạm vi có thể để
phát triển các điều kiện cần thiết cho các hoạt động giảng dạy và đào tạo liên quan
đến quyền đối với giống cây trồng. Những hoạt động mang tính thực tiễn của Văn
phòng Giống cây trồng giúp đáp ứng nhu cầu đào tạo của các trường ĐH như việc
thực tập, sinh hoạt chuyên môn, hội nghị, hội thảo về các vấn đề chuyên môn liên
quan đến bảo hộ giống cây trồng mới... Việc hỗ trợ độ ngũ giảng viên và đào tạo
chuyên sâu cho giảng viên SHTT Văn phòng có thể tích cực tham gia, nhất là trong
giai đoạn hiện nay.
6.2.5. BỘ TƯ PHÁP
Bộ Tư pháp tuy không phải cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo,
hoặc SHTT nhưng lại có vai trò rất quan trọng trong việc đưa SHTT vào giảng dạy
trong các trường ĐH. Do SHTT có mối quan hệ chặt chẽ với luật để đảm bảo quá
trình bảo hộ và thực thi các quyền SHTT, cũng như thực tiễn trên thế giới, các khía
cạnh liên quan đưa vào chương trình đào tạo của các trường ĐH trước tiên mang
tính pháp lý cao. Có thể nói rằng, những nội dung pháp lý về SHTT chiếm một
phần lớn những nội dung SHTT được đưa vào giảng dạy và đào tạo trong các
trường ĐH. Chính vì vậy, Bộ Tư pháp là cơ quan giúp đảm bảo về mặt chuyên
môn đối với các vấn đề về SHTT liên quan đến khoa học pháp lý cũng như luật
thực định. Bộ Tư pháp cần tham gia phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo để đóng
góp ý kiến chuyên môn đối với các chương trình khung về SHTT hoặc nội dung về
SHTT trong các Chương trình khung.
Như vậy, ý kiến của Bộ Tư pháp là ý kiến thẩm định quan trọng đối với việc
phát triển các hoạt động giảng dạy và đào tạo về SHTT trong các trường ĐH.
Những ý kiến này cần thiết để các Bộ ngành liên quan, trước tiên là Bộ Giáo dục
và Đào tạo và Bộ Khoa học và Công nghệ, xem xét một cách nghiêm túc để có
những quyết định phù hợp nhằm triển khai sớm các công tác chuẩn bị, giúp hiện
thực hóa nhanh nhất các hoạt động giảng dạy và đào tạo về SHTT trong các trường
ĐH, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
6.3. Kết luận Chương 6
Việc đưa SHTT vào giảng dạy và đào tạo trong các trường ĐH là một quá
trình, mặc dù quá trình này đòi hỏi sớm do nhu cầu phát triển kinh tế và hội nhập
quốc tế của Việt Nam. Điều này có nghĩa là không còn nhiều thời gian để chuẩn bị
phổ cập kiến thức SHTT cho sinh viên cũng như đào tạo chuyên gia về SHTT. Các
cơ quan chức năng của Việt Nam: Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Bộ quản lý nhà
nước về SHTT và Bộ Tư pháp là những lực lượng chủ chốt quyết định khả năng
phát triển giảng dạy và đào tạo về SHTT trong các trường ĐH.
259
Việc phối hợp giữa các cơ quan chức năng để đưa SHTT vào giảng dạy và
đào tạo là hết sức quan trọng, nhất là khai thác thế mạnh của mỗi cơ quan nhằm
thúc đẩy nhanh quá trình này. Tuy nhiên, cần nhận thấy vai trò chủ đạo của Bộ
Giáo dục và Đào tạo. Đây thực sự là nhiệm vụ quan trọng đòi hỏi Bộ Giáo dục và
Đào tạo sớm quyết định về vấn đề này trên cơ sở nghiên cứu cần thiết, trước tiên là
nghiên cứu kết quả của Đề án này.
Vai trò của các cơ quan chức năng rất quan trọng, nhưng chỉ có thể đạt được
mục tiêu: triển khai thành công việc giảng dạy và đào tạo về SHTT trong các
trường ĐH nếu có sự chủ động và tích cực thực hiện các công việc chuẩn bị cần
thiết, kể cả việc đề xuất cần thiết với Bộ Giáo dục và Đào tạo, và các Bộ ngành có
liên quan. Với sự phối hợp nhịp nhàng của cả hai phía: cơ quan quản lý và trường
ĐH, sinh viên sẽ được định hướng đúng và trang bị những kiến thức SHTT cần
thiết cho việc học tập, nghiên cứu trong trường, nhất là chuẩn bị hành trang cho
công tác sau khi tốt nghiệp ĐH.
260
KẾT LUẬN
Trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội, kể cả các hoạt động
kinh tế, các trường ĐH với nguồn nhân lực tiên tiến và khả năng đáp ứng nhu cầu
ở phạm vi rộng và trình độ cao về nguồn nhân lực ngày càng tăng cho xã hội thông
qua hoạt động đào tạo. Đây là chìa khóa cho thành công của các doanh nghiệp và
toàn bộ nền kinh tế nói chung. Cho đến nay, khoa học đã thừa nhận vị trí then chốt
của nguồn nhân lực. Con người có thể tạo nên sự phát triển, và ngược lại, có thể
hủy hoại nó. Ở Việt Nam, những vấn đề phát sinh trong phát triển kinh tế hiện nay
đòi hỏi tập trung vào các giải pháp hạn chế đến mức thấp nhất những khó khăn
phát sinh khi sử dụng các đối tượng SHTT của nước ngoài và nâng cao hiệu quả
của quá trình sử dụng này. Trên cơ sở này tạo ra sự phát triển về chất đối với các
hoạt động sáng tạo để có những đối tượng SHTT mới đủ sức cạnh tranh với nước
ngoài.
Những hoạt động SHTT luôn dựa vào các hoạt động nghiên cứu khoa học và
ứng dụng thành quả của nghiên cứu khoa học để phát triển. Môi trường nghiên cứu
và đào tạo ở trình độ cao của các trường ĐH là thích hợp nhất cho các hoạt động
ứng dụng. Thực tiễn thế giới cũng chứng minh cho định hướng này. Nếu các
trường biết tạo ra mối quan hệ đúng đắn với giới kinh doanh thì kết quả sẽ còn cao
hơn nhiều. Trong hai hoạt động liên quan trực tiếp là nghiên cứu khoa học tạo ra
đối tượng SHTT để thương mại hóa và tạo ra nguồn nhân lực đủ sức giải quyết các
vấn đề liên quan đến SHTT phát sinh trong phát triển kinh tế thì nhiệm vụ đào tạo
có phần khó khăn hơn do nhận thức cũng như điều kiện triển khai của chúng ta hầu
như chưa có gì. Điều này đòi hỏi chúng ta phải tập trung hơn đối với nhiệm vụ đào
tạo nguồn nhận lực về SHTT.
So sánh thực tiễn giảng dạy và đào tạo về SHTT của Việt Nam với thực tiễn
của các nước phát triển chúng ta thấy rõ sự yếu kém của Việt Nam trong vấn đề
này. Chương trình đào tạo của các trường ĐH các nước phát triển không chỉ dừng
ở những kiến thức cơ bản và thực tiễn bảo hộ quyền SHTT của quốc gia đó mà mở
rộng sang các vấn đề bảo hộ quốc tế, thực tiễn bảo hộ ở nước ngoài, bảo hộ các
quyền SHTT của quốc gia ở nước ngoài và những vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội
có liên quan như bảo hộ quyền SHTT ở nước ngoài đảm bảo lợi ích kinh tế của
quốc gia, nâng cao tiêu chuẩn bảo hộ...
Để bắt kịp với thực tiễn thế giới và thể hiện được vai trò của mình đối với sự
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, các trường ĐH của Việt Nam cần nhiều nỗ
lực hơn để nhanh chóng phát triển hoạt động giảng dạy và đào tạo về SHTT cho
phù hợp với sự phát triển nhanh như hiện nay của nền kinh tế. Việc xây dựng
chương trình phổ cập kiến thức về SHTT, cũng như phát triển chuyên ngành đào
tạo riêng là một quá trình phức tạp cần có sự vào cuộc mạnh mẽ của các cơ quan
chức năng, trước tiên là Bộ Giáo dục và Đào tạo, và các Bộ thực hiện quản lý nhà
nước về SHTT, cũng như Bộ Tư pháp. Chỉ sự phối hợp chặt chẽ có hiệu quả giữa
261
các trường ĐH và các cơ quan chức năng mới có thể thay đổi được tình thế hiện
nay đối với hoạt động giảng dạy và đào tạo về SHTT - một trụ cột cho phát triển
kinh tế trong nền kinh tế tri thức hiện đại. Đề án “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực
tiễn để đưa SHTT vào giảng dạy và đào tạo trong các trường ĐH” là những nhịp
cầu đầu tiên cho mối quan hệ này.
262
PHẦN III
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
263
Từ sự phân tích ở trên, có thể rút ra những kết luận sau:
1. Việc phổ cập kiến thức về SHTT trong các trường ĐH là cần thiết và có
tính cấp bách;
2. Phổ cập kiến thức SHTT cho sinh viên là một quá trình phát triển từ
thấp đến cao, cần theo một lộ trình được xác định trước;
3. Bộ giáo dục cần làm ngay các khuyến nghị về việc đưa các nội dung về
SHTT vào Chương trình giảng dạy của các trường ĐH theo các cách
thức phù hợp với đặc thù đào tạo của các trường;
4. Bộ giáo dục và Đào tạo cần xây dựng kế hoạch đưa các nội dung về
SHTT vào Chương trình khung đào tạo ĐH theo các ngành và chuyên
ngành khác nhau;
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo cần chủ trì sớm nhất việc xây dựng ngành
(chuyên ngành) đào tạo ĐH về SHTT để triển khai ở một số trường có
khả năng thực hiện;
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo cần chủ trì trong việc chuẩn bị các điều kiện
cần thiết để đưa SHTT vào giảng dạy và đào tạo trong các trường ĐH,
chủ yếu đối với giáo trình, tài liệu tham khảo và đào tạo đội ngũ giảng
viên;
Từ những kết luận cụ thể mang tính giải pháp nêu trên, có thể kiến
nghị như sau:
Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập một Hội đồng tư vấn đối với việc phát
triển giảng dạy và đào tạo về SHTT trong các trường ĐH có sự tham gia của
các đơn vị sau:
- Vụ ĐH và Sau ĐH, Bộ GD&ĐT;
- Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Bộ GD&ĐT;
- Cục SHTT, Bộ KH&CN;
- Cục Bản quyền tác giả văn học – nghệ thuật, Bộ VH, TT&DL;
- Cục Trồng trọt (Văn phòng bảo hộ Giống cây trồng), Bộ
NN&PTNN;
264
- Vụ Pháp luật Dân sự - Kinh tế, Bộ Tư pháp;
- Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp;
- Đại diện một số trường trong các lĩnh vực;
- Một số nhà khoa học am hiểu về SHTT;
Hội đồng sẽ do Vụ trưởng Vụ ĐH và Sau ĐH, hoặc Thứ trưởng Bộ Giáo
dục làm chủ tịch. Trên cơ sở nghiên cứu Đề án này và các tài liệu nghiên cứu
khác hoặc triển khai thêm các nghiên cứu mới, Hội đồng có nhiệm vụ xây
dựng một Kế hoạch khả thi để thực hiện các kết luận nêu trên trình cho Bộ
Giáo dục và Đào tạo để thông qua. Sau khi Kế hoạch này được thông qua,
Hội đồng sẽ giám sát việc triển khai Kế hoạch. Trong trường hợp cần thiết,
Hội đồng sẽ có những ý kiến đề xuất và chỉnh lý phù hợp để triển khai Kế
hoạch một cách có kết quả.
265
PHẦN IV
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
266
1. Kamil Idris, SHTT, một công cụ đắc lực để phát triển kinh tế, WIPO,
bản tiếng Việt năm 2005.
2. Cẩm nang SHTT, WIPO, bản tiếng Việt năm 2005.
3. Shahid Alikhan, Lợi ích kinh tế, xã hội của việc bảo hộ SHTT ở các
nước đang phát triển, bản tiếng Việt năm 2007.
4. Michel Blakeney, Handbook on IP Curricula and Teaching Materials,
EC-ASEAN Intellectual Property Rights Co – operation Progamme
(ECAP II).
5. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực: Học viện thế giới của WIPO,
ISIP/99/2, tháng 8 năm 1999.
6. Sự phát triển của chương trình giảng dạy về nghiên cứu Luật SHTT,
WIPO/IP/CAR/BB/98/3, tháng 10 năm 1998.
7. Tài liệu Hội thảo khoa học: EU-ASEAN Colloquium on a Common
Postgraduate IP Curriculum and Syllabi Template for ASEAN
Countries, Singapore, 17-18/8/2005,
project.org/activitiesevents/at_regional_level/eu_asean_colloquium_on
_a_common_postgraduate_ip_curriculum_and_syllabi_template_for_as
ean_countries_17_18_august_2005_singapore.html
8. Tài liệu Hội thảo khoa học: EU-ASEAN Colloquium on IP Education,
Kuala Lumpur, Malaysia, 22-23/11/2006,
project.org/activitiesevents/at_regional_level/eu_asean_colloquium_on
_ip_education_22_23_november_2006_kuala_lumpur.html
9. Tài liệu của các Hội thảo trong khuôn khổ Đề án “Nghiên cứu cơ sở lý
luận và thực tiễn để đưa SHTT vào giảng dạy và đào tạo trong các
trường ĐH”.
10. Trần Lê Hồng, Bảo hộ quyền SHTT trong hoạt động của trường ĐH,
Tài liệu Hội thảo về hoạt động SHTT trong các trường ĐH, Trường ĐH
Bách khoa Hà Nội, tháng 11/2006.
11. Trần Lê Hồng, Xây dựng Chương trình phổ cập kiến thức SHTT cho
sinh viên trong các trường ĐH, Tài liệu Hội nghị tập huấn “Hoạt động
267
SHTT trong các trường ĐH và CĐ”, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội,
06/1/2007.
12. Trần Văn Hải, Giới thiệu Luật SHTT và hướng triển khai trong các
trường ĐH và CĐ, Tài liệu Hội nghị tập huấn “Hoạt động SHTT trong
các trường ĐH và CĐ”, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, 06/1/2007.
13. Roberta Rosenthal Kwall, The Intellectual Property Curriculum:
Findings of Professor and Practitioner Surveys, 49 J. Legal Educ, 1999.
14. Kenneth L. Port, Intellectual Property Curricula in the United States,
IDEA—The Intellectual Property Law Review N. 46, 2005.
15. Janice Luck, ‘Intellectual Property as a University Subject’, 2005,
16. Đề cương môn học tương ứng trong Chương trình đào tạo ngắn hạn 6
tháng về pháp luật và nghiệp vụ SHTT của trường ĐH Luật Thành phố
Hồ Chí Minh phối hợp với Cục SHTT do các tác giả Lê Tất Chiến và
Trần Lê Hồng biên soạn, 2007.
17. Đề cương môn học “Thông tin tư liệu SHCN” của tác giả Nguyễn Tuấn
Hưng, Chương trình đào tạo về pháp luật và nghiệp vụ SHTT của
Trường ĐH Luật TP Hồ chí Minh và Cục SHTT, 2007.
18. Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu của Đề tài trọng điểm cấp ĐH
Quốc gia về Hoàn thiện cơ chế thực thi pháp luật về SHTT trong tiến
trình hội nhập quốc tế của Việt Nam (mã số: QGTĐ.03.05, chủ trì:
PGS.TS. Nguyễn Bá Diến), ĐH Quốc gia Hà Nội, 2006.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để đưa sở hữu trí tuệ vào giảng dạy và đào tạo tại các trường đại học.pdf