Nghiên cứu co cơ - Hướng đi và những điều chưa biết
Mục đích của các nghiên cứu hiện nay về co cơ đều nhằm biết được rõ hơn về các cấu trúc phân tử của quá trình co cơ của các tơ cơ và các tế bào cơ đơn nhằm giải thích được câu hỏi làm thế nào mà năng lượng hoá học trong quá trình co cơ (sinh ra bởi quá trình thuỷ phân ATP) được chuyển đổi thành năng lượng cơ học để thực hiện các thao tác, các vận động của cơ thể người hay cũng như hàng loạt các câu hỏi khác. Đã có rất nhiều các phương pháp đo khác nhau như đo nhiệt tạo ra trong suốt quá trình co cơ của cơ ếch(1,2) hay phân tích hoá học của PCr trong quá trình co cơ (3) hay đo đạc các giá trị về năng lượng cơ học của các tơ cơ khác nhau. Để đo lường được các năng lượng cơ học đó, một vài phòng thí nghiệm sử dụng các cảm biến tụ điện(4) (Watertown, MA) hoặc sử dụng các phương pháp như sử dụng cấu trúc sợi quang trong quá trình đo đạc, các ống hút siêu nhỏ, các vi điện cực thuỷ tinh, hay sử dụng cấu trúc chùm mái chìa bằng vật liệu silicon tổng hợp. Tất cả các phương pháp đo đạc đó đều thường được sử dụng kết hợp với các phương pháp đo lường điện tử tiên tiến được ứng dụng trong ngành điện tử y sinh học như các hệ thống cầu cân bằng, các hệ thống đo sức căng (strain gauge) hay thực hiện phân tích trên video, hoặc sử dụng phương pháp quang học hay tia laze Và tất cả các phương pháp này hiện nay hầu như đều gắn với một khái niệm mới đó là hệ thống kính hiển vi đo lực nguyên tử. Trong các quá trình nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đều đã chỉ ra được rất nhiều ưu nhược điểm của các hệ thống đo lường, các thông số thu thập khác nhau nhằm giải thích cho hiện tượng co cơ nhưng cho đến hiện nay vẫn chưa có lời giải cuối cùng.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_co_co_huong_di_va_nhung_dieu_chua_biet_8237.pdf