Từ bảng 1 cho thấy quá trình hấp phụ asen,
sắt và mangan của oxit β-MnO2 mô tả phù
hợp theo phương trình hấp phụ Langmuir với
hệ số tương quan cao. Điều này thể hiện bề
mặt của oxit β-MnO2 khá đồng nhất và có
năng lượng gần bằng nhau.
So với một số oxit nano điều chế bằng các
phương pháp khác như CuO [3], TiO2[18],
Fe3O4 [1] dung lượng hấp phụ asen của oxit
nano β-MnO2 cao hơn. So với vật liệu tự
nhiên như quặng mangan [2 ], quặng sắt [6]
khả năng hấp phụ asen của oxit nano này cao
hơn rất nhiều.
4 trang |
Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 527 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu chế tạo vật liệu nano β-Mno2 hấp phụ Asen, Sắt và Mangan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lưu Minh Đại và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 80(04): 149 - 152
149
NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO VẬT LIỆU NANO β-MnO2
HẤP PHỤ ASEN, SẮT VÀ MANGAN
Lưu Minh Đại1, Nguyễn Thị Tố Loan*2
1Viện Khoa học Vật liệu - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam
2Trường ĐH Sư phạm - ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Oxit β-MnO2 được tổng hợp ở nhiệt độ thấp (1800C) bằng phương pháp đốt cháy gel của poli vinyl
ancol (PVA) với muối mangan nitrat và amoni nitrat.
Quá trình hình thành pha và hình thái học của oxit được xác định bằng phương pháp nhiễu xạ
Rơnghen (XRD), hiển vi điện tử quét (SEM) và truyền qua (TEM). Ở khoảng nhiệt độ nung 150-
1800C trong 2 giờ thu được đơn pha của β-MnO2 có diện tích bề mặt riêng thu được theo phương
pháp BET là 49,7 m2 /g. Đã xác định được kích thước hạt của oxit β-MnO2 là khoảng 25 nm.
Khả năng hấp phụ asen, sắt và mangan của oxit này đã được xác định. Oxit nano β-MnO2 có dung
lượng hấp phụ cực đại tính theo phương trình đẳng nhiệt Langmuir đối với As(III) là 32,79 mg/g,
As(V) là 36,32 mg/g; Mn(II) là 101,37 mg/g và Fe(III) là 107,64 mg/g.
Từ khóa: MnO2, vật liệu nano, phương pháp đốt cháy, hấp phụ, PVA
MỞ ĐẦU*
MnO2 là một trong những oxit của mangan
được ứng dụng rộng rãi trong thực tiễn. Trong
lĩnh vực xử lí môi trường, MnO2 vừa là chất
oxi hóa, vừa làm chất hấp phụ rất tốt
[4,10,11]. MnO2 tồn tại nhiều dạng thù hình
như α, β, δ, ε, γ, λ, trong đó gồm các ô
mạng cơ sở là MnO6 liên kết theo các cách
khác nhau. Tùy thuộc vào mỗi phương pháp
điều chế mà MnO2 thu được có cấu trúc, hình
dạng khác nhau. Các phương pháp điều chế
MnO2 đều xuất phát từ phản ứng oxi hóa khử
của ion MnO4- hoặc Mn2+. Một số phương
pháp đã được sử dụng để điều chế MnO2 như
nhiệt phân [12], sol-gel [13], điện hóa học [7].
Trong bài báo này chúng tôi sử dụng phương
pháp đốt cháy gel để tổng hợp oxit MnO2 và
nghiên cứu khả năng hấp phụ asen, sắt,
mangan trong nước của oxit này [9].
THỰC NGHIỆM
Hóa chất
Các hoá chất sử dụng trong nghiên cứu đều là
loại tinh khiết phân tích: Fe(NO3)3.9H2O,
Mn(NO3)2, NH4NO3, polivinyl ancol (PVA,
M=980000). Dung dịch As(V) và As(III)
được pha từ dung dịch chuẩn (Meck) có nồng
độ 1000 mg/l.
*
Tel: 0915 208 010; Email: Loansptn81@gmail.com
Chế tạo và đặc trưng vật liệu hấp phụ
Tổng hợp vật liệu MnO2 được tiến hành theo
phương pháp đốt cháy gel PVA với
Mn(NO3)2 ở điều kiện tối ưu về nhiệt độ tạo
gel, pH tạo gel, nhiệt độ nung gel và có mặt
của NH4NO3 .
Thành phần pha của vật liệu được xác định
bằng phương pháp nhiễu xạ Rơnghen trên
máy SIEMENS D5000 với chế độ đo: ống
phát tia X bằng Cu với bước sóng λ=0,15406
nm, điện áp 40 kV, cường độ dòng điện 40
mA, nhiệt độ 250C, góc quét 2θ=10 ÷ 700,
bước quét 0,030/s. Ảnh vi cấu trúc và hình
thái học của vật liệu được xác định bằng kính
hiển vi điện tử quét (SEM) JEOL – 5300 và
hiển vi điện tử truyền qua (TEM). Diện tích
bề mặt riêng của mẫu được xác định theo
phương pháp BET trên máy ASAP 2010 của
Mĩ . Điểm điện tích không của oxit được xác
định bằng phương pháp chuẩn độ đo pH với
chất điện li là KNO3 0,1M.
Nghiên cứu khả năng hấp phụ asen,
mangan, sắt của vật liệu
Đẳng nhiệt hấp phụ của asen, mangan và sắt
trên vật liệu được tiến hành theo phương pháp
tĩnh, nồng độ ban đầu của các ion thay đổi từ
1 mg /l đến 250 mg /l, ở nhiệt độ 300C. Nồng
độ sắt, mangan được xác định bằng phương
pháp so màu ở bước sóng 510, 525 nm. Nồng
độ asen được xác định bằng phương pháp
quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS).
Lưu Minh Đại và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 80(04): 149 - 152
150
Chúng tôi sử dụng phương trình đẳng nhiệt
Langmuir để nghiên cứu quá trình hấp phụ
của vật liệu. Phương trình đẳng nhiệt
Langmuir có dạng:
q = qmax
f
f
bC
Cb
+1
.
.
Trong đó: q: dung lượng hấp phụ tại nồng độ
Cf (mg/g), qmax: dung lượng hấp phụ cực đại
đơn lớp (mg/g), b: hằng số đẳng nhiệt
Langmuir, Cf: nồng độ của chất bị hấp phụ
khi cân bằng được thiết lập (mg/l);
Các hằng số đẳng nhiệt hấp phụ của vật liệu
được xác định từ kết quả hồi qui các số liệu thực
nghiệm trên phần mềm tính toán Table Curve.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Tổng hợp vật liệu nano β-MnO2
a) Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự tạo pha và
kích thước hạt
* Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ nung:
Điều chế các gel ở pH = 4, tỉ lệ mol KL/PVA =
1/3, KL/NH4NO3 = 2/1 ở 800C và nung ở nhiệt
độ từ 120 ÷ 4000C trong 2 giờ. Giản đồ nhiễu
xạ Rơnghen của mẫu được chỉ ra ở hình 1.
Hình 1. Giản đồ XRD của các mẫu khi nung ở
nhiệt độ khác nhau
Giản đồ nhiễu xạ Rơnghen cho thấy, mẫu
nung ở nhiệt độ 120oC đã bắt đầu hình thành
tinh thể. Mẫu nung ở nhiệt độ 150oC và 1800C
có thành phần đơn pha β-MnO2. Từ
250÷400oC, ngoài pha β-MnO2 bắt đầu xuất
hiện pha Mn3O4 và α-Mn2O3. Qua đó cho thấy
để điều chế β-MnO2, mẫu cần được nung ở
khoảng nhiệt độ từ 150oC đến 1800C trong 2
giờ. Nhiệt độ nung 1800C được chúng tôi
chọn cho các nghiên cứu tiếp theo.
* Ảnh hưởng của tỉ lệ mol KL/NH4NO3 đến
kích thước hạt MnO2:
Điều chế gel ở cùng tỉ lệ mol KL/PVA (1/3),
nhiệt độ tạo gel (80oC) khi không có mặt
NH4NO3 (mẫu M1) và khi có mặt NH4NO3
với tỉ lệ mol KL/NH4NO3 =2/1 (mẫu M2),
1/1 (mẫu M3), 1/2 (mẫu M4). Gel được nung
ở nhiệt độ 180oC trong thời gian 2 giờ. Ảnh
SEM của các mẫu được chỉ ra ở hình 2.
(a) mẫu M1 (b) mẫu M2
(c) mẫu M3 (d) mẫu M4
Hình 2. Ảnh SEM của các mẫu
Ảnh SEM của mẫu cho thấy, mẫu M2 là các
tinh thể β-MnO2 hình cầu, có kích thước
khoảng 30 nm. Các mẫu M1, M3 và M4
không xốp, hạt kết đám với nhau. Do đó tỉ lệ
mol KL/NH4NO3 = 2/1 được chọn để tổng
hợp oxit β-MnO2.
b) Một số đặc trưng của mẫu tối ưu
Qua kết quả khảo sát trên, chúng tôi tổng hợp
mẫu ở điều kiện tỉ lệ mol KL/NH4NO3 = 2/1,
KL/PVA=1/3, nhiệt độ tạo gel 800C, pH = 4,
nhiệt độ nung 1800C. Ảnh hiển vi điện tử quét
SEM và truyền qua TEM của mẫu (hình 3)
cho thấy, oxit có hạt hình cầu, kích thước
đồng đều với đường kính trung bình tính theo
công thức Scherrer là 24,65 nm. Diện tích bề
mặt riêng của mẫu tối ưu theo phương pháp
BET là 49,7 m2/g. Giá trị pH tại điểm điện tích
không của oxit β-MnO2 xác định được bằng 7,6.
*
*
●
* Mn3O4
● Mn2O3
1200
1500
1800
2500
4000C
* *
* *
●
●
•
*
●
●
●
* *
Lưu Minh Đại và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 80(04): 149 - 152
151
0
2
4
6
8
10
12
14
16
18
20
0 50 100 150 200 250
t (phút)
q(
m
g/
g) As(III)
As(V)
Mn(II)
Fe(III)
Oxit β-MnO2 tổng hợp bằng phương pháp đốt
cháy gel có diện tích bề mặt riêng lớn hơn so
với phương pháp sol-gel (27-28 m2/g)[5],
phương pháp kết tủa (18 m2/g) [8]. Hơn nữa,
nhiệt độ nung và kích thước hạt của oxit β-
MnO2 khi điều chế bằng phương pháp đốt
cháy gel đều nhỏ hơn so với một số phương
pháp khác [15-17].
(a) (b)
Hình 3. Ảnh SEM (a) và TEM (b) của oxit β-MnO2
Nghiên cứu khả năng hấp phụ của oxit
nano β-MnO2
a) Ảnh hưởng của thời gian tiếp xúc
Ảnh hưởng của thời gian tiếp xúc đến dung
lượng hấp phụ asen, sắt và mangan của oxit
β-MnO2 nano được chỉ ra ở hình 4.
Như vậy, thời gian đạt cân bằng của As(V)
(150 phút) nhanh hơn của As(III) (180 phút).
Đối với Fe(III) và Mn(II), thời gian đạt cân
bằng xảy ra rất nhanh trong khoảng 60 phút.
Hình 4. Ảnh hưởng của thời gian tiếp xúc đến
dung lượng hấp phụ asen, sắt và mangan của oxit
nano β-MnO2
b) Hấp phụ asen, sắt và mangan của oxit nano
Dựa trên số liệu thực nghiệm, kết quả xác
định các thông số của phương trình đẳng nhiệt
hấp phụ Langmuir được trình bày ở bảng 1.
Bảng 1. Các thông số của phương trình đẳng nhiệt
hấp phụ Langmuir trên oxit nano β-MnO2
Chất bị
hấp phụ
qmax
(mg/g) b R
2
As(III) 32,79 0,088 0,993
As(V) 36,32 0,096 0,996
Fe(III) 107,64 0,066 0,999
Mn(II) 101,37 0,048 0,995
Từ bảng 1 cho thấy quá trình hấp phụ asen,
sắt và mangan của oxit β-MnO2 mô tả phù
hợp theo phương trình hấp phụ Langmuir với
hệ số tương quan cao. Điều này thể hiện bề
mặt của oxit β-MnO2 khá đồng nhất và có
năng lượng gần bằng nhau.
So với một số oxit nano điều chế bằng các
phương pháp khác như CuO [3], TiO2[18],
Fe3O4 [1] dung lượng hấp phụ asen của oxit
nano β-MnO2 cao hơn. So với vật liệu tự
nhiên như quặng mangan [2 ], quặng sắt [6]
khả năng hấp phụ asen của oxit nano này cao
hơn rất nhiều.
KẾT LUẬN
- Đã tổng hợp được oxit β-MnO2 bằng
phương pháp đốt cháy gel có kích thước hạt <
30 nm, diện tích bề mặt riêng lớn (49,7 m2/g).
- Nghiên cứu khả năng hấp phụ của oxit
β-MnO2 cho thấy, đây là vật liệu có triển
vọng để xử lí nước nhiễm asen, sắt, mangan.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Phạm Văn Lâm, Phan Thị Bích Ngọc, Đào
Quốc Hương (2007), “Chế tạo, khảo sát các đặc
trưng và hiệu ứng hấp phụ asen của vật liệu oxit
sắt từ kích thước nano”, Tạp chí Hóa học,
T.45(6A), tr. 11-15.
[2]. Bruce A.Manning, Scotte, Fendorf,
Benjamin Bostick and Donald L. Suarez (2002),
“Arsenic (III) Oxidation and Arsenic (V) Adsorption
reactions on Synthetic Birnessite”, Environmental
Science Technology, 36, pp. 976 -981.
[3]. Carol A. Martinson, K. J. Reddy (2009),
“Adsorption of arsenic (III) and arsenic (V) by
cupric oxide nanoparticles”, Journal of Colloid
and Interface Science, 336, pp. 406 -411.
[4]. E. Eren, B. Afsin, Y. Onal (2009),
“Removal of lead ions by acid activated and
manganese oxide-coated bentonite”, Journal of
Hazardous Materials, 161, pp. 677-685.
[5]. F. A. Al-Sagheer, M. I. Zaki (2000),
“Surface properties of sol-gel synthesized δ-MnO2
Lưu Minh Đại và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 80(04): 149 - 152
152
as assessed by N2 sorptometry, electron
microscopy, and X-ray photoelectron
spectronscopy”, A: Physicochemical and
Engineering Aspects, 173, pp. 193-204.
[6]. H. Xu, B. Allard, A. Grimvall (1988),
“Influence of pH and organic substance on the
adsorption of As(V) on geologic materials”, Water
Air Soil Pollut, 40, pp. 293-305.
[7]. Laurie I. Hill, Alain Verbaere, Dominique
Guyomard (2003), “MnO2 (α, β, γ-) compounds
prepared by hydrothermal-electrochemical
synthesis: characterization, morphology, and
lithium insertion behavior”, Journal of Power
Sources, 119-121, pp. 226-231.
[8]. Lei Jin, Chun hu Chen, Vincent Mark B.
Crisostomo, Linping Xu, Young-Chan Son,
Steven L. Suib (2009), “γ-MnO2 octahedral
molecular sieve: Preparation, characterization, and
catalytic activity in the atmospheric oxidation of
toluene”, Applied Catalysis A: General, 355,
pp.169-175.
[9]. Nano Materials, Edited by D. Chakavorty
Indian National Science Academy 47, Bahadur
Shah Zafar Marg, New Delhi - p. 47-68 (2001)
[10]. P. Julius Pretorius, Peter W. Linder (2001),
“The adsorption characteristics of δ-manganese
dioxide: a collection of diffuse double layer
constants for the adsorption of H+, Cu2+, Ni2+,
Zn2+, Cd2+ and Pb2+”, Applied Geochemistry, 16,
pp. 1067-1082.
[11]. Qin Hui Zhang, Shuying Sun, Shaopeng Li,
Hao Jiang, Jian Guo Yu (2007), “Adsortion of
lithium ions on novel nanocrystal MnO2”, Chemical
Engineering Science, 62, pp. 4869- 4874.
[12]. Shoko Sugiyama and Sadaaki Yamamoto
(1999), “Preparation of α-MnO2 with an Open
Tunnel”, Journal of Solid State Chemistry, 144,
pp. 136-142.
[13]. Stanton Ching, Diana J. Petrovay, Matthew
L. Jorgensen, Steven L. Suib (1997), “Sol-gel
synthesis of layered birnessite-type manganese
oxides”, Inorganic Chemistry, 36, pp. 883-890.
[14]. T. Tuutijarvi, J. Lu, M. Sillanpaa, G. Chen
(2009), “As(V) adsorption on maghemite
nanoparticles”, Journal of Hazardous Materials,
166, pp. 1414-1420.
[15]. Yankuan Liu, Han Wang, Yongchun Zhu,
Xiaoqing Liu, Haibo Li, Yitai Qian (2009),
“Pyrolysis synthesis of magnetic ε- and β-MnO2
nanostructures and the polymorph discrimination”,
Solid State Communications, 149, pp. 1514-1518.
[16]. Zeheng Yang, Yuancheng Zhang, Weixin
Zhang, Xue Wang, Yitai Qian, Xiaogang Wen,
Shihe Yang (2006), “Nanorods of manganese
oxides: Synthesis, characterzation and catalytic
application”, Journal of Solid State Chemistry,
179, pp. 679-684.
[17]. Zhihui Ai, Lizhi Zhang, Fanhai Kong, Hao
Liu, Wenting Xing, Jianrong Qiu (2008),
“Microwave-assisted green synthesis of MnO2
nanoplates with environmental catalytic activity”,
Material Chemistry and Physics, 111, pp. 162-167.
[18]. Zhonghou Xu, Xiaoguang Meng (2009),
“Size effects of nanocrystalline TiO2 on As(V) and
As(III) adsorption and As(III) photooxidation”,
Journal of Hazardous Materials, 168, pp. 747-752.
SUMMARY
SYNTHESIS OF NANOSIZED β-MnO2 FOR ADSORPTION OF ARSENIC, IRON
AND MANGANESE
Luu Minh Dai1, Nguyen Thi To Loan2*
1Institute of Materials Science - VAST, 2College of Education - TNU
β-MnO2 powder has been synthesized at low temperature (1800C) by the combustion of gel
prepared from polyvinyl alcohol (PVA), manganese nitrate and ammonia nitrate.
The crystalline process and the morphology of oxide particles were considered by X-Ray
diffraction (XRD), Scanning Electron Microscopy (SEM), Transmission Electron Microscopy
(TEM). Further thermal treatment at 150-1800C in 2h yields the single phase β-MnO2 with the
surface area by the BET (Brunauer- Emmett-Teller) 49,7 m2/g. β-MnO2 powders with crystallite
size 25 nm have been prepared.
The adsorption treatment of iron, mangane and arsenic were investigated. The nanosized β-MnO2
material yielded maximum sorption capacity of 32,79 mg/g for arsenic, 36,32 mg/g for arsenat;
101,37 mg/g for manganese and 107,64 mg/g for iron according to the Langmuir isotherm.
Keywords: Nanomaterials, MnO2, combustion method, adsorption, PVA
*
Tel: 0915 208 010; Email: Loansptn81@gmail.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- brief_33277_37103_3182012102320tap80so04_nam2011_split_29_983_2052374.pdf