Theo phân tích mô hình, mức độ tác động của
các nhân tố tới thu nhập của hộ có sự thay đổi
sau 5 năm. Hiện nay, nhân tố trình độ học vấn
của chủ hộ có ảnh hưởng mạnh nhất tới thu
nhập của người dân tuy nhiên do mới chỉ
dừng lại ở các nhân tố chủ quan, các nhân tố
khác như điều kiện tự nhiên chưa nghiên cứu
đến trong khi khu vực miền núi có sự đa dạng
về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội nên hệ số
R2 trong mô hình bài toán CD là tương đối
thấp. Vì vậy, các ban ngành, địa phương
ngoài việc có chính sách hỗ trợ người dân
trong việc đầu tư cho các hoạt động chăn nuôi
và trồng trọt, để tăng thu nhập nhập, cần nâng
cao trình độ cho các chủ hộ nói riêng và cho
lao động của hộ nói chung.
6 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 296 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng thu nhập của hộ nông dân ở khu vực miền núi tỉnh Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Thị Gấm và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 161- 166
161
NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG THU NHẬP
CỦA HỘ NÔNG DÂN Ở KHU VỰC MIỀN NÖI TỈNH THÁI NGUYÊN
Nguyễn Thị Gấm*, Tạ Việt Anh,
Đồng Văn Đạt, Tống Thị Dung
Trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Bài viết đƣợc thực hiện nhằm nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng tới thu nhập của các hộ nông
dân ở khu vực miền núi của tỉnh Thái Nguyên. Phú Lƣơng và Định Hóa là 2 huyện đƣợc lựa
chọn để nghiên cứu. 400 mẫu nghiên cứu tại 2 huyện đã đƣợc điều tra lặp lại vào năm 2007 và
2011. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố nhƣ trình độ của chủ hộ, chi phí cho trồng trọt,
chi phí cho chăn nuôi, diện tích canh tác, số lao động của hộ đều có tác động cực tới thu nhập
của hộ. Kết quả nghiên cứu cho thấy dân tộc Kinh có khả năng tạo ra thu nhập nhiều hơn các
hộ ngƣời dân tộc khác. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu một số các giải pháp đã đƣợc kiến nghị
Từ khóa: Thái Nguyên, thu nhập hộ, yếu tố ảnh hưởng
Mở đầu*
Việt Nam luôn coi vấn đề xoá đói giảm
nghèo, nâng cao thu nhập và cải thiện đời
sống cho đồng bào các dân tộc miền núi phía
Bắc là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình
phát triển kinh tế xã hội đất nƣớc. Việc phân
phối một phần đáng kể trong thu nhập xã hội
cho xoá đói giảm nghèo nhằm góp phần nâng
cao mức sống cho đồng bào khu vực nông
thôn. Mặc dù đƣợc thế giới đánh giá cao trong
công tác nâng cao chất lƣợng cuộc sống và
thu nhập cho ngƣời dân nhƣng Việt Nam hiện
nay đang đứng trƣớc những khó khăn, thách
thức lớn, đó là: thu nhập của các hộ nông dân
chƣa đồng đều giữa các vùng miền, tốc độ
giảm nghèo có xu hƣớng chậm lại, thành tựu
xoá đói giảm nghèo chƣa bền vững, nguy cơ
tái nghèo cao khi có những biến động lớn về
kinh tế nhƣ khủng hoảng, thất nghiệp hay
những rủi ro nhƣ thiên tai, dịch bệnhĐặc
biệt, có khoảng cách lớn về thu nhập giữa
ngƣời dân thành thị và nông thôn. Vì vậy, làm
thế nào để tăng thu nhập cho các hộ gia đình
ở khu vực nông thôn là một cầu hỏi lớn đặt
cho ra các nhà nghiên cứu và các nhà hoạch
định chính sách trong việc là xác định đƣợc
các yếu tố tác động đến thu nhập của hộ gia
đình ở khu vực này.
Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi
phía Bắc của Việt Nam, tình hình kinh tế - xã
*
Tel: 0912 805980
hội trong những năm qua đã có nhiều tiến bộ,
đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân
đƣợc cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ
nghèo trên địa bàn khá cao, mặc dù tỷ lệ hộ
nghèo năm 2006 chiếm 23,74% đến năm
2010 giảm xuống còn 10,8% (tổng hợp từ các
báo cáo), vẫn cao hơn tỷ lệ hộ nghèo chung
của cả nƣớc. Ở khu vực miền núi của tỉnh, nơi
các điều kiện tự nhiên và xã hội đều không
thuận lợi, việc xoá đói giảm nghèo càng gặp
nhiều khó khăn hơn. Vì vậy, để thành công
trong việc xóa đói giảm nghèo cho đồng bào
các dân tộc sống ở khu vực miền núi, việc
nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu nhập
của hộ là một vấn đề có ý nghĩa cả về lý
thuyết và thực tiễn. Nâng cao thu nhập cho
hộ góp phần vào việc xóa đói, giảm nghèo
cũng nhƣ nâng cao chất lƣợng cuộc sống của
những ngƣời sống ở khu vực chịu thiệt thòi
hơn những nơi khác.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi tiến
hành đề tài nghiên cứu xác định “Nghiên
cứu các yếu tố ảnh hưởng tới thu nhập của
hộ nông dân ở khu vực miền núi tỉnh Thái
Nguyên”.
Mục tiêu, nội dung, thời gian và phương pháp
thu thập số liệu, phương pháp phân tích
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nhằm xác
định các yếu tố ảnh hƣởng tới thu nhập của hộ
nông dân ở khu vực miền núi của Tỉnh Thái
Nguyễn Thị Gấm và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 161- 166
162
Nguyên, từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng
cao thu nhập của hộ, góp phần công cuộc xóa
đói giảm nghèo và nâng cao mức sống của bà
con nông dân tỉnh Thái Nguyên nói riêng và
khu vực miền núi phía Bắc nói chung.
Thời gian nghiên cứu: Thời gian nghiên cứu
của đề tài là từ 2007 – 2011.
Phương pháp thu thập số liệu: Nghiên cứu
đƣợc tiến hành với 400 hộ tại 2 huyện Phú
Lƣơng và Định Hóa. Điều tra lặp đƣợc tiến
hành 2 lần vào năm 2007 và năm 2012. Mỗi
huyện 200 mẫu và mỗi huyện chọn 5 xã, mỗi
xã 40 hộ.
Phƣơng pháp phân tích: Mô hình Cobb
Douglas đã đƣợc sử dụng nhằm đánh giá các
nhân tố ảnh hƣởng tới thu nhập của hộ nông
dân ở khu vực miền núi tỉnh Thái Nguyên.
Hàm Cobb-Douglas đƣợc xây dựng nhƣ sau:
Y = AX1
b1
X2
b2
*X3
b3
*X4
b4
*X5
b5
*e
α1D1+U
Trong đó: Y: Thu nhập bình quân hộ (nghìn
đồng) và các biến độc lập là: X1- Trình độ học
vấn của chủ hộ (lớp), X2 - Chi phí cho trồng
trọt (nghìn đồng), X3 - Chi phí cho chăn nuôi
(nghìn đồng), X4 - Diện tích đất sản xuất của
hộ (m2), X5- Lao động của hộ (ngƣời) và D-
Biến giả về dân tộc (1: dân tộc Kinh; 0: dân
tộc khác).
bi là độ co giãn Xi đối với Y, điều này có
nghĩa là khi Xi tăng lên 1% dẫn đến Y tăng
lên Bi %, nếu các biến khác không thay đổi.
Kết quả và thảo luận
Để đánh giá đƣợc chính xác mức độ tác động
cụ thể của từng nhân tố tới thu nhập của hộ, ta
sử dụng hàm sản xuất Cobb-Douglas để đánh
giá. Kết quả phân tích mô hình Cobb –
Doughlas cho kết quả sau.
Kiểm định và phân tích mô hình năm
2007:
Ln(TN)= 5,981+ 0,267Ln(TD) + 0,124
Ln(TT) + 0,134Ln(CN) + 0,115Ln(DT) +
0,419 Ln(LD) + 0,189 D + e
Nhận xét về mô hình
Để xác định sự tồn tại của mô hình, ta so sánh
F(mô hình) với F
(k-1,n-k)
(α)
- Nếu F(k-1,n-k)(α) (tra bảng) > F(mô hình) thì chấp
nhận giả thiết H0 cho rằng tất cả các biến giải
thích Xi không ảnh hƣởng tới thu nhập bình
quân/hộ.
H0: (b1=b2=...=bi=0)
Bảng 1: Các yếu tố ảnh hưởng tới thu nhập của hộ nông dân năm 2007 và năm 2011
Tên biến
2007 2011
Hệ số ƣớc
lƣợng
T -KĐ Mức ý nghĩa
Hệ số ƣớc
lƣợng
T -KĐ Mức ý nghĩa
Hệ số chặn 5,9812 20.9317 6.687E-66 6,5515 17.2875 3.311E-50
Ln(TD) 0,2666 4.4839 9.632E-06 0,3422 4.3973 1.413E-05
Ln(TT) 0,1242 3.6021 0.000356 0,2110 5.0570 6.544E-07
LN(CN) 0,1342 5.5828 4.419E-08 0,1221 4.9908 9.049E-07
Ln(DT) 0,1153 6.3584 5.662E-10 0,0545 1.9817 0.0482
Ln(LD) 0,4188 5.2395 2.631E-07 0,1989 2.2647 0.0240
Dan toc 0,1894 3.9744 8.395E-05 0,1615 2.7139 0.0069
Hệ số xác định
bội R2
45,14% 28,67%
Hệ số xác định bội
đã hiệu chỉnh R2
44,30% 27,59%
FStatitic = 53.8898 26.3330
Prob[F] = 2.37E-48 2.4E-26
Số quan sát 400 400
Nguồn: Kết quả chạy hàm số liệu điều tra
Nguyễn Thị Gấm và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 161- 166
163
- Nếu F(k-1,n-k)(α) (tra bảng) < F(mô hình) thì chấp
nhận giả thiết H1 cho rằng có ít nhất một hệ
số bi khác không (có ít nhất 1 biến giải thích
Xi ảnh hƣởng tới thu nhập bình quân/hộ
H1: Tồn tại ít nhất một hệ số bi khác 0.
F
(k-1,n-k)
(α) = F
(5, 394)
(0,05) = 2,237 < 53,89. Vậy
giả thiết H1 đƣợc chấp nhận, có ít nhất 1 biến
giải thích Xi ảnh hƣởng tới thu nhập bình
quân/hộ.
R
2
= 0,4514 có nghĩa các yếu tố trình độ học
vấn của chủ hộ, chi phí trồng trọt, chi phí
chăn nuôi, diện tích, lao động trong mô hình
đã gây ra 45,14% sự biến động thu nhập của
hộ. R2 = 0,4514 là chỉ tiêu chấp nhận đƣợc
trong nghiên cứu sản xuất nông nghiệp, đặc biệt
phù hợp với những địa phƣơng miền núi đa
dạng về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội.
Phân tích mô hình
Qua phân tích ở trên ta có thể thấy rằng nhân
tố quyết định lớn nhất đến thu nhập của hộ ở
đây chính là yếu tố lao động.
- Với mức ý nghĩa hay P _ value = 2.63E-07,
khi các yếu tố khác không đổi, cứ tăng 1% lao
động sẽ làm cho thu nhập của hộ tăng lên
0,419%. Tiếp đến là nhân tố trình độ học vấn
của chủ hộ, với mức ý nghĩa, hay còn gọi là
P_value = 9.63E-06, trình độ học vấn của chủ
hộ tăng lên 1 lớp sẽ làm cho thu nhập của hộ
tăng lên 0,267%. Với mức ý nghĩa, hay còn
gọi là P_value = 4.42E-08, cứ tăng 1% chi phí
cho chăn nuôi thì thu nhập của hộ sẽ tăng
0,134%. Với ý nghĩa, hay còn gọi là P_value
= 0.00036, cứ tăng 1% chi phí cho trồng trọt
thì thu nhập của hộ tăng 0,124%. Với ý nghĩa,
hay còn gọi là P_value = 0.00036, cứ tăng 1%
diện tích đất sản xuất thì thu nhập của hộ tăng
0,115%.
Khi các yếu tố khác không đổi, nếu số năm đi
học của chủ hộ tăng thêm 1% thì thu nhập của
hộ sẽ tăng lên tƣơng ứng là 0.267%, hay số
năm đi học của chủ hộ tăng thêm 1 năm thì
thu nhập của hộ sẽ tăng lên tƣơng ứng là
795.83 nghìn đồng.
Khi các yếu tố khác không đổi, nếu chi phí
trồng trọt tăng thêm 1% thì thu nhập của hộ sẽ
tăng lên tƣơng ứng là 0.124%, hay chi phí
trồng trọt tăng thêm 1000đ thì thu nhập của
hộ sẽ tăng lên tƣơng ứng là 0.82 nghìn đồng.
Khi các yếu tố khác không đổi, nếu số lao
động của hộ tăng thêm 1% thì thu nhập của
hộ sẽ tăng lên tƣơng ứng là 0.419%, hay số
lao động của hộ tăng thêm 1 ngƣời thì thu
nhập của hộ sẽ tăng lên tƣơng ứng là 4235.70
nghìn đồng.
Về việc sử dụng biến giả để giả định sự khác
nhau giữa dân tộc Kinh và các dân tộc khác
trên địa bàn thì với mức ý nghĩa, hay P _
value = 8.395E-05, dân tộc Kinh có khả năng
tạo ra thu nhập nhiều hơn các dân tộc khác là
0,189% tƣơng ứng với 1.208 nghìn đồng/hộ.
Năm 2011:
Ln(TN) = 6,551+ 0,342Ln(TD) +
0,211Ln(TT) + 0,122Ln(CN) + 0,054Ln(DT)
+ 0,199Ln(LD) + 0,161D + e
Nhận xét về mô hình
Để xác định sự tồn tại của mô hình, ta so sánh
F(mô hình) với F
(k-1,n-k)
(α)
- Nếu F(k-1,n-k)(α) (tra bảng) > F(mô hình) thì chấp
nhận giả thiết H0 cho rằng tất cả các biến giải
thích Xi không ảnh hƣởng tới thu nhập bình
quân/hộ.
H0: (b1=b2=...=bi=0)
- Nếu F(k-1,n-k)(α) (tra bảng) < F(mô hình)) thì chấp
nhận giả thiết H1 cho rằng có ít nhất một hệ
số bi khác không (có ít nhất 1 biến giải thích
Xi ảnh hƣởng tới thu nhập bình quân/hộ
H1: Tồn tại ít nhất một hệ số bi khác 0.
F
(k-1,n-k)
(α) = F
(5, 394)
(0,05) = 2,237 < 26,333. Vậy
giả thiết H1 đƣợc chấp nhận, có ít nhất 1 biến
giải thích Xi ảnh hƣởng tới thu nhập bình
quân/hộ.
R
2
= 0,2867 có nghĩa các yếu tố trình độ học
vấn của chủ hộ, chi phí trồng trọt, chi phí chăn
nuôi, diện tích, lao động trong mô hình đã gây
ra 28,67% sự biến động thu nhập của hộ.
Phân tích mô hình
Trong các nhân tố tồn tại của mô hình phân
tích thì nhân tố trình độ của chủ hộ có tác
Nguyễn Thị Gấm và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 161- 166
164
động mạnh nhất đến thu nhập của hộ. Cụ thể
nhƣ sau:
- Với mức ý nghĩa hay P_value = 1.412E-05,
khi các yếu tố khác không đổi trình độ học
vấn của chủ hộ tăng lên 1 lớp sẽ làm cho thu
nhập của hộ tăng lên 0,342%. Yếu tố tiếp theo
tác động đến thu nhập của hộ là hoạt động
trồng trọt, với mức ý nghĩa hay P_value =
6.544E-07, cứ tăng 1% chi phí cho trồng trọt
thì thu nhập của hộ tăng 0,211%. Với mức ý
nghĩa hay P_value = 0.024075 khi tăng lao
động của hộ lên 1% sẽ làm cho thu nhập tăng
lên 0,199%. Với mức ý nghĩa, hay còn gọi là
P_value = 9.04898E-07, cứ tăng 1% chi phí
cho chăn nuôi thì thu nhập của hộ sẽ tăng
0,122%.Yếu tố tác động ít nhất đến thu nhập
trong mô hình là diện tích đất sản xuất, với
mức ý nghĩa hay P_value = 0.048204282, có
nghĩa là với độ tin cậy 99%, khi tăng diện tích
đất sản xuất,lên 1% sẽ làm cho thu nhập của
hộ tăng lên 0,054 %.
Khi các yếu tố khác không đổi, nếu số năm đi
học của chủ hộ tăng thêm 1% thì thu nhập của
hộ sẽ tăng lên tƣơng ứng là 0.3427%, hay số
năm đi học của chủ hộ tăng thêm 1 năm thì
thu nhập của hộ sẽ tăng lên tƣơng ứng là
2653.22 nghìn đồng
Khi các yếu tố khác không đổi, nếu chi phí
trồng trọt tăng thêm 1% thì thu nhập của hộ sẽ
tăng lên tƣơng ứng là 0.211%, hay chi phí
trồng trọt tăng thêm 1000đ thì thu nhập của
hộ sẽ tăng lên tƣơng ứng là 1.84 nghìn đồng.
Khi các yếu tố khác không đổi, nếu số lao
động của hộ tăng thêm 1% thì thu nhập của
hộ sẽ tăng lên tƣơng ứng là 0.199%, hay số
lao động của hộ tăng thêm 1 ngƣời thì thu
nhập của hộ sẽ tăng lên tƣơng ứng là 3719.66
nghìn đồng.
- Về việc sử dụng biến giả để giả định sự khác
nhau giữa dân tộc Kinh và các dân tộc khác
trên địa bàn thì với mức ý nghĩa, hay còn gọi
là P _ value = 0.0069, dân tộc Kinh có khả
năng tạo ra thu nhập nhiều hơn các dân tộc
khác là 0,161%, tƣơng ứng với 1.175 nghìn
đồng/hộ.
So sánh kết quả hàm sản xuất Cobb-
Douglas năm 2007 & 2011
Qua phân tích cho thấy: Từ năm 2007 - 2011,
thu nhập của hộ nông dân đều phụ thuộc vào
các nhân tố nhƣ trình độ học vấn, dân tộc của
chủ hộ, hoạt động chăn nuôi, trồng trọt, diện
tích đất sản xuất và lao động. Tuy nhiên, mức
độ phụ thuộc của thu nhập hộ nông dân vào
các nhân tố này có xu hƣớng giảm qua 5 năm.
Trong các nhân tố tồn tại trong mô hình thì
các nhân tố nhƣ: trình độ học vấn, hoạt động
trồng trọt, chăn nuôi tác động đến thu nhập
của hộ mạnh hơn. Sau 5 năm, yếu tố trình độ
học vấn của chủ hộ có tác động lớn nhất đến
thu nhập của nông dân, điều này phản ánh
đúng yêu cầu khách quan cần phải nâng cao
trình độ, tăng khả năng học hỏi kiến thức
trong sản xuất và quản lý gia đình từ đó đƣa
ra những quyết định sản xuất có hiệu quả hơn,
nhất là trong điều kiện kinh tế thị trƣờng hiện
nay. So với các yếu tố khác, yếu tố diện tích
đất sản xuất ít tác động đến thu nhập của hộ
từ năm 2007 - 2011, cho thấy việc cần hạn
chế khả năng tăng diện tích đất, thực tế đó đòi
hỏi hộ cần phải tiến hành thâm canh, tăng vụ,
áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản
xuất, nhằm tăng thu nhập cho hộ.
Kết luận và kiến nghị
Trong những năm qua, cùng với sự đầu tƣ hỗ
trợ của Nhà nƣớc, sự phấn đấu nỗ lực của
chính quyền địa phƣơng và sự vƣơn lên trong
sản xuất của ngƣời dân, công cuộc giảm
nghèo của tỉnh Thái Nguyên nói chung và khu
vực miền núi tỉnh nói riêng đã gặt hái đƣợc
nhiều thành công to lớn. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ
nghèo còn rất cao so với các vùng miền khác,
hiện tƣợng tái nghèo còn phổ biến do số hộ
cận nghèo lớn và thu nhập của ngƣời dân còn
bấp bênh.
Sau 5 năm, mức sống của ngƣời dân khu vực
miền núi đã có nhiều cải thiện. Tuy nhiên,
chênh lệch về thu nhập giữa nhóm hộ nghèo
và nhóm hộ không nghèo ở khu vực này có sự
khác biệt rất lớn. Điều này là do nhóm hộ
không nghèo có điều kiện hơn về thực hiện
Nguyễn Thị Gấm và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 161- 166
165
thâm canh, tăng quy mô sản xuất cũng nhƣ
trang bị tài sản phục vụ sản xuất.
Nhóm hộ tiến hành điều tra nghiên cứu thì thu
nhập của ngƣời dân không cao và phụ thuộc
rất nhiều vào kết quả sản xuất nông nghiệp.
Điều này phản ánh trình độ phát triển sản xuất
thấp kém của các hộ gia đình, hạn chế nhiều
tới việc tăng việc làm, tăng thu nhập và xoá
đói giảm nghèo của hộ. Các hoạt động khác
nhƣ lâm nghiệp chƣa thực sự gắn kinh tế rừng
với kinh tế của hộ trong điều kiện khu vực
miền núi tỉnh có nhiều điều kiện để phát triển
kinh tế đồi rừng; các hoạt động phi nông nghiệp
còn rất hạn chế đã ảnh hƣởng đến việc giải
quyết việc làm, tăng thu nhập cho ngƣời dân.
Theo khảo sát, các nhân tố chính tác động đến
nghèo đói của hộ nông dân khu vực miền núi
tỉnh Thái Nguyên bao gồm: vốn; nguồn lực
đất đai; kinh nghiệm trong sản xuất và việc
làm ngoài nông nghiệp.
Theo phân tích mô hình, mức độ tác động của
các nhân tố tới thu nhập của hộ có sự thay đổi
sau 5 năm. Hiện nay, nhân tố trình độ học vấn
của chủ hộ có ảnh hƣởng mạnh nhất tới thu
nhập của ngƣời dân tuy nhiên do mới chỉ
dừng lại ở các nhân tố chủ quan, các nhân tố
khác nhƣ điều kiện tự nhiên chƣa nghiên cứu
đến trong khi khu vực miền núi có sự đa dạng
về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội nên hệ số
R
2
trong mô hình bài toán CD là tƣơng đối
thấp. Vì vậy, các ban ngành, địa phƣơng
ngoài việc có chính sách hỗ trợ ngƣời dân
trong việc đầu tƣ cho các hoạt động chăn nuôi
và trồng trọt, để tăng thu nhập nhập, cần nâng
cao trình độ cho các chủ hộ nói riêng và cho
lao động của hộ nói chung.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện chƣơng trình
mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006-
2010, UBND tỉnh Thái Nguyên.
2. Báo cáo kết quả năm 2011 và kế hoạch nhiệm vụ
năm 2012 về công tác bảo trợ xã hội, Sở Lao động
Thƣơng binh và Xã hội Thái Nguyên.
3. Báo cáo tình hình thực hiện và kết quả công tác
xoá đói giảm nghèo từ năm 2007-2009, UBND
huyện Phú Lƣơng
4. Báo cáo tình hình thực hiện và kết quả công tác
xoá đói giảm nghèo từ năm 2006-2010, UBND
huyện Định Hóa.
5. Báo cáo Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ 2010,
Việt Nam 2/3 chặng đƣờng thực hiện các mục tiêu
phát triển thiên niên kỷ hƣớng tới năm 2015, Hà
Nội.
6. Niêm giám thống kê Tỉnh Thái Nguyên năm
2010, 2011.
Phụ lục 1: Kết quả mô hình Cobb-Douglas cho năm 2007
Regression Statistics
Multiple R 0.67185
R Square 0.45138
Adjusted R
Square 0.443
Standard
Error 0.46182
Observations 400
ANOVA
df SS MS F Sig F
Regression 6 68.96 11.4933 53.8898 2.4E-48
Residual 393 83.8169 0.21327
Total 399 152.777
Coefficients
Standard
Error
t Stat P-value
Lower
95%
Upper
95%
Lower
95.0%
Upper
95.0%
Intercept 5.9812 0.28575 20.9317 6.7E-66 5.41941 6.54299 5.41941 6.54299
Ln(TD) 0.26661 0.05946 4.48388 9.6E-06 0.14971 0.38351 0.14971 0.383514
Ln(TT) 0.12427 0.0345 3.60215 0.00036 0.05645 0.1921 0.05645 0.1921
LN(CN) 0.13421 0.02404 5.58287 4.4E-08 0.08695 0.18148 0.08695 0.181476
Ln(DT) 0.11538 0.01815 6.35847 5.7E-10 0.0797 0.15105 0.0797 0.151049
Ln(LD) 0.41877 0.07992 5.23958 2.6E-07 0.26163 0.5759 0.26163 0.575897
Dan toc 0.1894 0.04766 3.97441 8.4E-05 0.09571 0.28309 0.09571 0.283095
Nguyễn Thị Gấm và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 161- 166
166
Phụ lục 2: Kết quả mô hình Cobb-Douglas cho năm 2011
Regression Statistics
Multiple R 0.5355
R Square 0.2867
Adjusted R
Square 0.2759
Standard Error 0.5801
Observations 400
ANOVA
df SS MS F Sig F
Regression 6 53.167 8.8611 26.333 2E-26
Residual 393 132.25 0.3365
Total 399 185.41
Coefficients
Standard
Error
t Stat P-value Lower 95%
Upper
95%
Lower
95.0%
Upper
95.0%
Intercept 6.5515 0.379 17.288 3E-50 5.8064 7.2966 5.8064 7.296558
Ln(TD) 0.3422 0.0778 4.3973 1E-05 0.1892 0.4952 0.1892 0.495164
Ln(TT) 0.211 0.0417 5.0571 7E-07 0.129 0.293 0.129 0.293019
LN(CN) 0.1221 0.0245 4.9909 9E-07 0.074 0.1702 0.074 0.170211
Ln(DT) 0.0545 0.0275 1.9817 0.0482 0.0004 0.1086 0.0004 0.108563
Ln(LD) 0.1989 0.0878 2.2647 0.0241 0.0262 0.3716 0.0262 0.371617
Dan toc 0.1615 0.0595 2.7139 0.0069 0.0445 0.2785 0.0445 0.278487
SUMMARY
STUDY OF FACTORS AFFECTING INCOMES OF HOUSEHOLD
IN MOUNTAINOUS AREAS OF THAI NGUYEN PROVINCE
Nguyen Thi Gam
*
, Ta Viet Anh,
Dong Van Dat, Tong Thi Dung
College of Economics and Business Administration - TNU
This paper aimed at studying factors that influenced the income of the household in the
mountainous area of Thai Nguyen province. Dinh Hoa and Phu Luong were selected for the
study. 400 samples were surveyed repeatedly twice in 2007 and 2012. The research findings
showed that the educational level of the household head, expenditure for agricultural cultivation,
expenditure for animal husbandary, cultivated area, and number of the household labourers had a
positive influence on the household income. The findings also revealed that Kinh household
generated more income than other ethnic minority households. Based on these research findings,
some recommendations were proposed.
Keywords: Thai Nguyen, incomes of household, influence factors
Ngày nhận bài:13/3/2014; Ngày phản biện:15/3/2014; Ngày duyệt đăng: 25/3/2014
Phản biện khoa học: TS. Trần Nhuận Kiên – Trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh - ĐHTN
*
Tel: 0912 805980
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_cac_yeu_to_anh_huong_thu_nhap_cua_ho_nong_dan_o_k.pdf