Nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến sinh trưởng, phát triển của giống sắn KM414 tại Tuyên Quang

Kết luận Kết quả nghiên cứu cho thấy các công thức phân bón khác nhau có ảnh hưởng không nhiều đến các chỉ tiêu sinh trưởng của cây sắn như: tốc độ tăng trưởng chiều cao cây, tốc độ ra lá, tuổi thọ lá, chiều dài củ, đường kính củ. Các công thức phân bón khác nhau có ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất sắn. Tổ hợp phân bón 90N + 40 P2O5 + 80 K2O là tối ưu nhất đối với giống sắn KM414, năng suất củ tươi cao nhất đạt 32,8 tấn/ha cao hơn đối chứng 13 tấn/ha; cao hơn mức bón bình thường của nông dân 10,3 tấn/ha, chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%.

pdf5 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 25/03/2022 | Lượt xem: 237 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến sinh trưởng, phát triển của giống sắn KM414 tại Tuyên Quang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trần Văn Điền và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 107(07): 77 - 81 77 NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA TỔ HỢP PHÂN BÓN ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA GIỐNG SẮN KM414 TẠI TUYÊN QUANG Trần Văn Điền, Nguyễn Viết Hưng*, Hoàng Kim Diệu Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Sắn đã trở thành cây hàng hóa xuất khẩu của nhiều tỉnh thành tại Việt Nam. Tuyên Quang là một tỉnh mà người nông dân đã được biết đến cây sắn từ nhiều năm nay và KM414 là giống sắn mới có tiềm năng, năng suất cao. Nghiên cứu được thực hiện trên giống sắn KM414 tại Sơn Dương – Tuyên Quang với 5 mức phân bón khác nhau so với công thức không bón phân. Kết quả nghiên cứu cho thấy: Các công thức phân bón khác nhau có ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất sắn. Ở mức bón 90N + 40 P2O5 + 80 K2O giống sắn KM414có năng suất củ tươi cao nhất đạt 32,8 tấn/ha cao hơn đối chứng 13 tấn/ha; cao hơn mức bón bình thường của nông dân 10,3 tấn/ha. Từ khóa: Phân bón, sinh trưởng, phát triển, KM414, Tuyên Quang. ĐẶT VẤN ĐỀ* Hiện nay, sắn vẫn là cây có giá trị đối với các hộ nghèo ở những vùng đất trung du và miền núi. Sắn không những là cây lương thực quan trọng sau lúa và ngô, đồng thời là nguồn cung cấp nguyên liệu chính cho các nhà máy chế biến tinh bột cũng như thức ăn gia súc với sản phẩm khá đa dạng và phong phú, mà còn là cây dùng để làm nguyên liệu cung cấp cho công nghiệp chế biến nhiên liệu sinh học Ethanol. Hơn nữa, nhu cầu về sắn được dự báo vẫn rất cao do Việt Nam đang thực hiện mục tiêu sản xuất 100 – 150 triệu lít ethanol/năm và còn phải cung cấp cho sản xuất thức ăn chăn nuôi với số lượng lớn [7]. Trong các biện pháp kỹ thuật thâm canh cây sắn, ngoài biện pháp giống thì phân bón, đặc biệt là các yếu tố dinh dưỡng trong phân bón, có một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo năng suất cao và nâng cao độ phì nhiêu bền vững cho đất. Các nghiên cứu về phân bón cho thấy để đạt năng suất 40 tấn củ tươi/ha cây sắn lấy đi từ đất 265kg N, 110kg P2O5, 170kg K2O, 165kg CaO, cũng như nhiều chất vi lượng khác. Với đặc điểm thổ nhưỡng của đất trồng sắn hiện nay hầu hết bị rửa trôi mạnh, độ pH từ 3,5 - 4,5, nghèo can xi, magiê cũng như các chất vi lượng. Trong khi đó cây sắn lại thích hợp với độ pH từ 6-7 và các chất dinh dưỡng canxi, magiê với tỷ lệ cao đồng * Tel: 0912.386.574 thời đầy đủ các chất vi lượng lưu huỳnh, kẽm, man gan, sắt, bo. Thiếu hụt các yếu tố này năng suất thấp, tinh bột giảm [3]. Tuyên Quang là một tỉnh mà người nông dân đã được biết đến cây sắn từ nhiều năm nay và KM414 là giống sắn mới có tiềm năng, năng suất cao. Tuy nhiên người nông dân nơi đây thường quan niệm sắn là cây dễ trồng, thích ứng rộng và không đòi hỏi kỹ thuật phức tạp nên chưa chú ý đầu tư thâm canh, nhất là đầu tư bón phân cho sắn. Khảo sát nhiều vùng trồng sắn cho thấy, hầu hết bà con chưa quan tâm đến độ pH của đất, chưa bón đầy đủ các chất trung vi lượng theo nhu cầu của cây sắn [5]. Vì vậy để giúp người dân thu hoạch được tối đa năng suất của giống sắn mới và tiết kiệm được chi phí đầu tư phân bón cần nghiên cứu ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến sinh trưởng, phát triển của giống sắn mới KM414. Nhằm xác định được tổ hợp phân bón phù hợp với giống sắn KM414 tại Sơn Dương, Tuyên Quang. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Thí nghiệm gồm 6 công thức, 3 lần nhắc lại, bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh. Diện tích ô thí nghiệm là 5 m x 6 m = 30 m2. Thời gian trồng: tháng 3 năm 2012. Khoảng cách trồng: 1m x 1m (10.000 cây/ha). CT 1(đ/c): Không bón phân CT 2: 45N + 30 P2O5 + 40 K2O CT 3: 90N + 40 P2O5 + 80 K2O Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Trần Văn Điền và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 107(07): 77 - 81 78 CT 4: 150N + 60 P2O5 + 120 K2O CT 5: 135N + 80 P2O5 + 1600 K2O CT 6: 200kg/ha NPK (5:10:3) (Như nông dân bón) Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi tiến hành theo biện pháp kỹ thuật nghiệm đồng ruộng được áp dụng biện pháp kỹ thuật theo Quy phạm khảo nghiệm giống sắn [1]. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của giống sắn KM414 Kết quả bảng 1 cho thấy: Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của 6 công thức thí nghiệm sau trồng 4 tháng đạt 0,68 -1,06 cm/ngày và về sau tăng dần đạt giá trị cao nhất ở tháng thứ 6 (0,95 - 1,19 cm/ngày), tiếp đến tháng thứ 7 thì tốc độ tăng trưởng của sắn giảm xuống còn 0,90 - 1,13 cm/ngày. Ta thấy công thức 1 không bón phân tốc độ tăng trưởng chiều cao của sắn ở các tháng đều thấp hơn so với các công thức còn lại, chỉ đạt 0,68 – 0,95 cm/ngày. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến tốc độ ra lá của giống sắn KM414 Lá sắn là cơ quan quang hợp tạo ra vật chất hữu cơ cung cấp cho quá trình hình thành thân lá mới và tích lũy dinh dưỡng vào củ. Trong suốt quá trình sinh trưởng lá sắn liên tục được hình thành song song với quá trình tăng trưởng chiều cao cây. Qua số liệu bảng 2 ta thấy: Tốc độ ra lá sau trồng tăng dần, ở tháng thứ 4 đạt 1,09 - 1,28 lá/ngày, các tháng sau đó số lá tăng dần lên theo thời gian sinh trưởng và đạt giá trị cực đại ở tháng thứ 6 sau trồng (0,95 - 1,19 lá/ngày), tiếp đó giảm dần và ổn định ở các tháng tiếp theo (0,90 - 1,13 lá/ngày). Như vậy số lá ra/ngày cũng tăng dần theo lượng phân bón và số lá ra nhiều nhất là công thức 5 với lượng phân bón cao nhất thí nghiệm. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến tuổi thọ lá của giống sắn KM414 Tuổi thọ của lá sắn dài hay ngắn chủ yếu phụ thuộc vào giống, tuy nhiên nó cũng chịu tác động của môi trường bên ngoài như dinh dưỡng, nước, ánh sáng, nhiệt độ. Tuổi thọ của lá sắn càng cao cây sắn sẽ có điều kiện để vận chuyển được nhiều chất dinh dưỡng để nuôi cây và tích lũy vào củ. Bảng 1: Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của giống sắn KM414 (Đơn vị tính: cm/ngày) Công thức thí nghiệm Tốc độ tăng trưởng chiều cao cây ở các tháng sau trồng 4 5 6 7 1(đ/c) 0,68 0,87 0,95 0,90 2 0,92 0,97 0,98 0,92 3 1,03 1,09 1,15 1,10 4 1,06 1,14 1,19 1,13 5 0,86 0,93 0,98 0,95 6 0,91 1,06 1,10 1,10 Bảng 2: Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến tốc độ ra lá của giống sắn KM414 (Đơn vị tính: lá/ngày) Công thức thí nghiệm Tốc độ ra lá ở các tháng sau trồng 4 5 6 7 1(đ/c) 1,09 0,92 0,70 0,61 2 1,17 1,14 0,82 0,62 3 1,16 1,11 0,82 0,65 4 1,24 1,26 1,14 0,72 5 1,28 1,97 1,76 0,75 6 1,09 1,10 0,74 0,70 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Trần Văn Điền và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 107(07): 77 - 81 79 Bảng 3: Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến tuổi thọ lá của giống sắn KM414 (Đơn vị tính:ngày) Công thức thí nghiệm Tuổi thọ lá ở các tháng sau trồng 4 5 6 7 1(đ/c) 70,4 60,4 55,3 54,3 2 81,9 84,7 76,1 66,8 3 82,0 95,7 78,6 73,4 4 82,6 98,0 88,9 78,4 5 83,7 102,4 87,7 79,8 6 82,8 84,9 67,4 67,1 Bảng 4: Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến chỉ tiêu sinh trưởng và các yếu tố cấu thành năng suất của giống sắn KM414 Công thức thí nghiệm Chiều cao cây cuối cùng (cm) ĐK gốc khi thu hoạch (cm) Chiều dài củ (cm) Đường kính củ (cm) Số củ/gốc Khối lượng củ/gốc (kg) Hệ số thu hoạch 1 (đ/c) 131,1 2,6 29,1 3,1 6,9 2,0 0,55 2 136,4 2,9 30,8 4,2 7,1 2,2 0,52 3 138,1 2,9 31,2 4,3 7,8 3,3 0,64 4 147,9 3,0 29,4 4,5 7,2 2,9 0,56 5 145,0 2,9 29,4 4,2 7,8 2,5 0,49 6 136,6 2,9 30,8 4,2 7,3 2,3 0,52 Số liệu bảng 3 cho thấy tuổi thọ lá của giống sắn KM414 đạt cực đại ở tháng thứ 5 sau trồng (60,4 - 102,4 ngày), sau đó giảm dần tháng thứ 6 và ổn định ở tháng thứ 7 sau trồng từ 54,3 - 79,8 ngày. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến chỉ tiêu sinh trưởng và các yếu tố cấu thành năng suất của giống sắn KM414 Năng suất là vấn đề quan trọng nhất mà người nông dân và các nhà nghiên cứu khoa học quan tâm. Năng suất bước đầu được thể hiện thông qua các yếu tố cấu thành năng suất. Số liệu bảng 4 cho thấy: Tổ hợp phân bón tăng cao dần thì chiều cao cây và đường kính gốc cũng tăng theo. Trong 6 công thức thí nghiệm ta thấy chiều cao cây ở công thức 1 có sự sai khác rõ nhất so với các công thức có bón phân. Công thức 4 do có hàm lượng đạm cao nhất nên chiều cao cây đạt cao nhất (147,9 cm). Các công thức thí nghiệm có mức phân bón khác nhau thì các chỉ tiêu cấu thành năng suất cũng không giống nhau. Số liệu bảng 4 cho thấy các yếu tố cấu thành năng suất ở công thức 1 đạt thấp nhất. Công thức 3 có chiều dài củ, đường kính củ, khối lượng củ/gốc và hệ số thu hoạch đạt cao nhất thí nghiệm. Điều này chứng minh khi lượng phân bón tăng quá cao thì khối lượng củ/gốc giảm xuống và hệ số thu hoạch thấp như công thức 4,5. Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến năng suất của giống sắn KM414 Số liệu bảng 5 cho biết nếu so với công thức không bón phân (đ/c) thì mức bón công thức 3 cho năng suất vượt trội. Cụ thể công thức 3 năng suất củ tươi đạt 32,8 tấn/ha, cao hơn đối chứng 13 tấn/ha; cao hơn mức bón bình thường của nông dân 10,3 tấn/ha, chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Năng suất thân lá đạt cao nhất là công thức 5 (27,5 tấn/ha), tiếp đến là công thức 4 (23,0 tấn/ha), công thức 6 (theo lượng phân bón của nông dân) thì lại cho năng suất thân lá không cao (21,3 tấn/ha). Như vậy khi tăng lượng phân bón thì cây sẽ tập trung phát triển thân lá tốt hơn, nhưng chỉ nên tăng đến một giới hạn nhất định, bón quá nhiều phân sẽ gây lãng phí, đồng thời ô nhiễm môi trường đất, ảnh hưởng đến năng suất cây trồng của những vụ sau. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Trần Văn Điền và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 107(07): 77 - 81 80 Bảng 5: Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến năng suất của giống sắn KM414 (Đơn vị: tấn/ha) Công thức thí nghiệm Năng suất củ tươi Năng suất thân lá Năng suất sinh vật học 1(đ/c) 19,8 16,2 35,9 2 22,1 20,0 42,1 3 32,8* 18,9 51,8* 4 28,8* 23,0* 51,8* 5 25,4 27,5* 52,9* 6 22,5 21,3 43,8 CV % 3,3 9,3 10,1 LSD05 4,3 5,2 6,0 Năng suất sinh vật học là tổng hợp của năng suất thân lá và năng suất củ tươi. Năng suất sinh vật học công thức 3, 4, 5 đạt 51,8 - 59,2 tấn/ha cao hơn công thức đối chứng và công thức bón phân của nông dân chắc chắn ở mức tin cậy 95%. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Kết luận Kết quả nghiên cứu cho thấy các công thức phân bón khác nhau có ảnh hưởng không nhiều đến các chỉ tiêu sinh trưởng của cây sắn như: tốc độ tăng trưởng chiều cao cây, tốc độ ra lá, tuổi thọ lá, chiều dài củ, đường kính củ. Các công thức phân bón khác nhau có ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất sắn. Tổ hợp phân bón 90N + 40 P2O5 + 80 K2O là tối ưu nhất đối với giống sắn KM414, năng suất củ tươi cao nhất đạt 32,8 tấn/ha cao hơn đối chứng 13 tấn/ha; cao hơn mức bón bình thường của nông dân 10,3 tấn/ha, chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Đề nghị Để có kết luận chính xác hơn, đề nghị cần tiến hành thử nghiệm tổ hợp phân bón 90N + 40P2O5 + 80K2O trong các mô hình trình diễn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Nông nghiệp và PTNT. Quy phạm khảo nghiệm giống sắn. Tiêu chuẩn ngành 10TCN 297-97. 2. Nguyễn Thế Hùng (2001), Tính bền vững của hệ thống canh tác sắn khi sử dụng phân bón vô cơ hợp lý trên đất dốc Thái Nguyên, Kỷ yếu hội thảo “Đào tạo nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ cho phát triển bền vững trên đất dốc Việt Nam”, Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội, tr. 140-147. 3. Nguyễn Viết Hưng, Luận án tiến sỹ “Nghiên cứu ảnh hưởng của khí hậu đất đai và biện pháp kỹ thuật canh tác chủ yếu đến năng suất, chất lượng của một số dòng, giống sắn”, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên 4. Lê Hồng Lịch, Võ Thị Kim Oanh (2000), Kết quả khảo nghiệm giống và nghiên cứu liều lượng phân bón cho một số giống sắn tại Buôn Ma Thuột-Daklak năm 1998, Kỷ yếu hội thảo “Kết quả nghiên cứu và khuyến nông sắn Việt Nam”, Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam, 2000. 5. Công Doãn Sắt, Hoàng Văn Tám (2000), Quản lý dinh dưỡng đất trồng sắn ở Miền Bắc Việt Nam. Kỷ yếu hội thảo “Chương trình sắn Việt Nam hướng tới năm 2000” Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam. 6. Nguyễn Khánh Toản (2012), Quy hoạch các dự án sản xuất Ethanol tại Việt Nam. Hội thảo Phát triển Năng lượng sinh học bền vững tại Việt Nam. 7. Thủ tướng chính phủ. Quyết định 177/2007/QĐ-TTg về việc phê duyệt “Đề án phát triển nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2025”. 8. Agbaje G. O. and Akinlosotu T. A. (2004). Influence of NPK fertilizer on tuber yield of early and late-planted cassava in a forest alfisol of south-western Nigeria. African Journal of Biotechnology Vol. 3 (10), pp. 547-551. 9. Hugh Wilsona & Althea Ovida (1994). Influence of fertilizers on cassava production under rainfed conditions. Journal of Plant Nutrition. Volume 17, Issue 7, pages 1127-1135. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Trần Văn Điền và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 107(07): 77 - 81 81 SUMMARY STUDY ON INFLUENCE OF SOME FERTILIZER COMBINATIONS ON THE GROWTH AND DEVELOPMENT OF KM414 CASSAVA VARIETY IN TUYEN QUANG Tran Van Dien, Nguyen Viet Hung*, Hoang Kim Dieu College of Agriculture and Forestry – TNU Cassava plants have become an export crop of many provinces in Vietnam. Tuyen Quang is a province where farmers have known this plant for years and KM414 is a potential new variety with high yield. Research was carried out on KM414 cassava variety in Son Duong - Tuyen Quang with 5 different levels of fertilizer combination compared with treatment of no fertilizers . The research results showed that: The different level of fertilizers had significantly influence on the yield of cassava. In treatment of 90N + 40 P2O5 + 80 K2O, KM414 cassava variety had the highest fresh tuber yield (32.8 tons/ha) that was higher than the control 13 tons/ha and 10.3 tons/ha higher than the normal fertilizer levels of farmers. Key words: Fertilizer combinations, growth, development, KM414, Tuyen Quang. Ngày nhận bài: 22/4/2013; Ngày phản biện:14/7/2013; Ngày duyệt đăng: 10/9/2013 Phản biện khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thế Hùng - Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên * Tel: 0912.386.574 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_anh_huong_cua_to_hop_phan_bon_den_sinh_truong_pha.pdf
Tài liệu liên quan