Nghiên cứu ảnh hưởng của ph đến khả năng hấp thụ một số kim loại nặng (As, Pb, Cd,Zn) của cây sậy (Phragmites australis) - Trần Thị Phả

To study the effect of pH on the absorption of heavy metals (As, Pb, Cd and Zn) by reed showed that As and Pb are accumulated in leaves and bodies reed with different levels in the dependent pH. The capacity to accumulate As, Pb and Cd in leaves and roots of reed in treatment 1 is the highest, which is 20.12 ppm and 75.90 ppm As; 25.67ppm and 94.3 ppm Pb; 15.1 ppm and 82.7ppm Cd in the leaves and roots of reed, respectively. The ability to handle contaminated soil with As decreased from 2.10 times to 9.59 times and Pb is reduced from 7.64 times to 12.32 times to compare with the original

pdf6 trang | Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 563 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của ph đến khả năng hấp thụ một số kim loại nặng (As, Pb, Cd,Zn) của cây sậy (Phragmites australis) - Trần Thị Phả, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trần Thị Phả và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 97(09): 147 - 152 147 NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA pH ĐẾN KHẢ NĂNG HẤP THỤ MỘT SỐ KIM LOẠI NẶNG (As, Pb, Cd,Zn) CỦA CÂY SẬY (Phragmites australis) Trần Thị Phả1*, Đặng Văn Minh1, Lê Đức2, Đàm Xuân Vận1 1Trường Đại học Nông lâm - ĐH Thái Nguyên 2Trường Đại học khoa học tự nhiên - ĐH Quốc gia Hà Nội TÓM TẮT Nghiên cứu ảnh hưởng của pH đến khả năng hấp thụ Asen, chì, Cadimi và kẽm của cây sậy cho thấy hàm lượng As, Pb, Cd và Zn đều được cây sậy tích lũy trong thân lá với các mức độ khác nhau tùy thuộc vào pH. Trong đó khả năng tích lũy As, Pb và Cd trong thân + lá và rễ của cây sậy tốt nhất ở công thức 1 (CT) là 20,12 ppm, 75,90ppm đối với As, 25,67ppm, 94,3 ppm đối với Pb, 15,1 ppm và 82,7ppm đối với Cd nhưng đối với Zn khả năng tích lũy trong thân + lá tốt nhất ở CT3 và rễ tốt nhất lại ở CT1 tương ứng là 132,1ppm và 386,1ppm. Khả năng xử lý đất ô nhiễm As giảm từ 2,10 lần đến 9,59 lần, trong đất ô nhiễm chì thì giảm từ 7,64 lần đến 12,32 lần và trong đất ô nhiễm Cd giảm từ 2,16 lần đến 3,44 lần, còn trong đất ô nhiễm kẽm đã giảm từ 17,60 lần đến 28,77 lần so với ban đầu Từ khóa: cây sậy, ô nhiễm đất, kim loại nặng ĐẶT VẤN ĐỀ* Các quá trình biến đổi, di động của các kim loại nặng trong đất đến nay vẫn chưa được làm rõ và về cơ bản, đây là những quá trình rất phức tạp, biến đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố, từ bản chất của đất (pH, CEC, OM...) đến điều kiện khí hậu, địa hình và các hoạt động nhân sinh. Sậy là loài cây có thể sống trong những điều kiện thời tiết khắc nghiệt và rất phù hợp với khí hậu Việt Nam. Hệ sinh vật quanh rễ loại cây này có thể hấp thụ kim loại nặng và phân hủy chất hữu cơ. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nội dung nghiên cứu - Đánh giá ảnh hưởng của pH đến khả năng sinh trưởng, hấp thụ As, Pb, Cd và Zn của cây sậy. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp xây dựng đường chuẩn: Xây dựng đường chuẩn pH theo phương pháp Jensen. - Phương pháp kế thừa: Thu thập tài liệu, số liệu về tình hình đất bị ô nhiễm kim loại nặng (KLN) tại Thái Nguyên - Phương pháp bố trí thí nghiệm: * Tel: 0982.091.200; Email: phacam2004@yahoo.com Thí nghiệm được đặt trong nhà lưới, mỗi vại 6 kg đất, gồm 2 thí nghiệm với 3 công thức, mỗi công thức nhắc lại 3 lần, tổng số vại thí nghiệm : 2 thí nghiệm x 3 x 3 = 18 chậu. +Thí nghiệm 1: Cho vào môi trường đất muối Na2HAsO4. 7H2O với nồng độ là 140ppm cùng với As có trong đất là 3,85ppm. Vậy thí nghiệm 3, nồng độ As trong đất là 143,85ppm được bố trí ở 3 công thức, 3 lần nhắc lại. Với CT1 cho vào đất 0(g)CaCO3,, CT2 cho vào đất 3(g)CaCO3, CT3 cho vào đất 54,6 (g)CaCO3 tương ứng với các mức pH cần làm thí nghiệm, với 3 lần nhắc lại cho một công thức. +Thí nghiệm 2: Cho vào môi trường đất muối Pb(NO3)2 với nồng độ là 1000ppm cùng với Pb có trong đất là 16,49ppm. Vậy thí nghiệm 2, nồng độ Pb trong đất là 1016,49ppm được bố trí ở 3 công thức, 3 lần nhắc lại. Với CT1 cho vào đất 0(g)CaCO3,, CT2 cho vào đất 3(g)CaCO3, CT3 cho vào đất 54,6 (g)CaCO3 tương ứng với các mức pH cần làm thí nghiệm, với 3 lần nhắc lại cho một công thức. +Thí nghiệm 3: Cho vào môi trường đất muối Cd(NO3)2 với nồng độ ion Cd2+ là 50ppm cùng với Cd có trong đất là 1,89ppm. Vậy thí nghiệm 3, nồng độ Cd trong đất là 51,89ppm được bố trí ở 3 Trần Thị Phả và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 97(09): 147 - 152 148 CT. Với CT1 cho vào đất 0(g) CaCO3,, CT2 cho vào đất 3(g) CaCO3, CT3 cho vào đất 54,6(g)CaCO3 tương ứng với các mức pH cần làm thí nghiệm, mỗi công thức 3 lần nhắc lại. +Thí nghiệm 4: Cho vào môi trường đất muối ZnCl2 với nồng độ Zn2+ là 4000ppm cùng với Zn có trong đất là 77,25ppm. Vậy thí nghiệm 4, nồng độ Zn trong đất là 4077,25ppm được bố trí ở 3 CT. Với CT1 cho vào đất 0(g)CaCO3,, CT2 cho vào đất 3(g)CaCO3, CT3 cho vào đất 54,6 (g)CaCO3 tướng với các mức pH cần làm thí nghiệm, với 3 lần nhắc lại cho một công thức. - Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm: Phân tích các chỉ tiêu trong đất pHKCl: Được chiết bằng KCl 1N, đo bằng máy pH meter Mùn (MO): Phân tích bằng phương pháp tiu rin Đạn tổng số (N): Phân tích bằng phương pháp Kieldahl Lân Tổng số (P2O5): Phân tích bằng phương pháp so màu Dung tích trao đổi cation (mgđl/100g đất) CEC: Phân tích bằng phương pháp amoniaxetat As, Pb, Cd và Zn trong đất và cây được xác định bằng máy ASS M6 - Thermo. - Phương pháp xử lý số liệu: Số liệu được tổng hợp, phân tích và xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel và SAS. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Xây dựng đường chuẩn pH - Xây dựng đường chuẩn pH theo phương pháp Jensen: Lấy 7 bình tam giác 100ml cho vào mỗi bình 10g đất khô đã rây qua rây có đường kính 1mm đánh dấu từ 1 đến 7. Lần lượt cho vào bình tam giác nói trên một lượng Ca(OH)2 nồng độ 0,05N như sau: Cho vào bình số 1: 2ml Ca(OH)2 0,05N thêm nước cất cho đủ 50ml có pH = 6,8 Cho vào bình số 2: 4ml Ca(OH)2 0,05N thêm nước cất cho đủ 50ml có pH = 7,0 Cho vào bình số 3: 6ml Ca(OH)2 0,05N thêm nước cất cho đủ 50ml có pH = 7,24 Cho vào bình số 4: 8ml Ca(OH)2 0,05N thêm nước cất cho đủ 50ml có pH = 7,43 Cho vào bình số 5: 10ml Ca(OH)2 0,05N thêm nước cất cho đủ 50ml có pH = 7,51 Cho vào bình số 6: 15ml Ca(OH)2 0,05N thêm nước cất cho đủ 50ml có pH = 7,7 Cho vào bình số 7: 20ml Ca(OH)2 0,05N thêm nước cất cho đủ 50ml có pH = 7,86 Lắc tròn 30 phút rồi để yên 3 ngày, lọc qua giấy lọc, đo pH bằng máy. y = 0.0567x + 6.8362 R2 = 0.9133 6.6 6.8 7 7.2 7.4 7.6 7.8 8 8.2 0 5 10 15 20 25 Ca(OH)2 pH pH Linear (pH) Hình 1. Biến thiên đường chuẩn pH Từ hình 1 ta có đường chuẩn xây dựng mối tương quan y = ax + b, y: là mật độ pH đo được, x: là hàm lượng Ca2+ trong mẫu. Qua đồ thị trên ta thấy hệ số tương quan r đo ở mức quan hệ x và y trong quan hệ tuyến tính r = R 2 = 9133.0 = 0.956. Với giá trị R0.01<r = 0.956, như vậy tương quan đường chuẩn pH là tương quan tuyến tính mạnh ở độ tin cậy là 99%. Đánh giá ảnh hưởng của các pH khác nhau đến khả năng sinh trưởng của cây Sậy trong môi trường đất có chứa KLN Đặc tính hóa lý và hàm lượng kim loại nặng trong đất trước khi trồng cây (bảng 1) Đặc tính môi trường đất là: Đất chua và nghèo dinh dưỡng bởi vì trong đất có pHKCl: 4,8, hàm lượng mùn là OM: 1,03%, kali tổng số K2O: 0,49% và lân tổng số P2O5: 0,06%, đạm tổng số N: 0,07%, dung tích trao đổi cation CEC: 15,25mgdl/100gam đất; Đất Trần Thị Phả và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 97(09): 147 - 152 149 không ô nhiễm As, Pb, Cd và Zn với hàm lượng tổng số Cd: 1,89ppm; Zn: 77,25 ppm, As: 3,85 ppm và Pb: 16,49 ppm (thấp hơn QCVN 03:2008/BTNMT lần lượt là 1,05 lần, 2,59 lần, 3,12 lần và 4,24 lần). Thời gian thí nghiệm là 4 tháng (từ 05/01 – 05/05/2011). Các muối gồm: Cd(NO3)2 và Zn(NO3)2, Na2HAsO4. 7H2O và Pb(NO3)2 Đánh giá ảnh hưởng của các pH khác nhau đến khả năng sinh trưởng của cây Sậy trong môi trường đất có chứa As, Pb, Cd và Zn Kết quả xác định khả năng sinh trưởng của cây Sậy dưới ảnh hưởng của các pH trong cùng một nồng độ As, Pb, Cd và Zn trong đất được trình bày ở bảng 2. Kết quả ở bảng 2 cho thấy, pH trong đất từ 4,8 – 8,9, với nồng độ As trong đất là 143,85ppm cây Sậy vẫn có thể sống và sinh trưởng bình thường. Theo kết quả phân tích SAS ANOVA, khả năng sinh trưởng của sậy giữa các công thưc có sự sai khác ở độ tin cậy 95%. Trong thí nghiệm 1, khi tăng pH trong đất thì sự sinh trưởng của cây sậy giảm. Do đó, CT1 được xếp nhóm a, cây Sậy phát triển tốt nhất trong môi trường đất của công thức này; cụ thể: chiều cao của cây cao nhất đạt 36,9 cm ở CT1 (pH = 4,8) và cây thấp nhất là 34,13cm ở CT2 với pH = 6,9. Tương tự, số cây nhiều nhất là 6,1 cây ở CT1 và thấp nhất là 4,7 cây ở CT3; chiều dài lá dài nhất là 33,64cm ở CT1, ngắn nhất là 30,61cm ở CT3 trong đất chứa As. Ngược lại, ở thí nghiệm 2, 3, 4 đất chứa Pb, Cd và Zn độ pH tăng thì sự phát triển của cây cũng tăng. Do đó trong 3 thí nghiệm này, CT3 được xếp nhóm a, cây Sậy phát triển tốt nhất trong môi trường đất của CT này cụ thể: chiều cao của cây cao nhất đạt 54cm, 35,97 cm và 55,20, số cây nhiều nhất là 7,4, 11,33 và 10,00, số lá dài nhất là 43,7 cm 44,50 và 43,70 (tương ứng với Pb, Cd và Zn). Qua đây cho thấy mức độ nhạy cảm với độc tính As, Pb, Cd và Zn của cây Sậy còn phụ thuộc vào pH trong đất và trong đất ô nhiễm As, Pb, Cd và Zn với các môi trường pH khác nhau cây Sậy vẫn có thể sống và sinh trưởng tốt. Bảng 1. Đặc tính lý hóa và hàm lượng kim loại nặng trong đất trước khi trồng cây Chỉ tiêu pHKCl OM (%) N (%) P2O5 (%) K2O (%) CEC(mgdl/100gam đất) Cdts (ppm) Znts (ppm) Hàm lượng 4,8 1,03 0,07 0,06 0,49 15,25 1,89 77,25 Bảng 2. Ảnh hưởng của pH đến khả năng sinh trưởng của cây Sậy trong môi trường đất có chứa As, Pb, Cd và Zn Thí nghiệm CT Số cây Chiều cao cây (cm) Chiều dài lá (cm) Thí nghiệm 1 (As) CT1 6,1 ± 0,26a 36,9 ± 0,14a 33,64 ± 0,55a CT2 5,2 ± 0,1b 34,13 ± 0,81b 31,67± 0,42b CT3 4,7 ± 0,15c 34,58 ± 0,27c 30,61± 0,26c LSD0,05 0,56 1,52 1,29 Thí nghiệm 2 (Pb) CT1 5,4 ± 0,26a 29,6 ± 0,17a 25,63 ± 0,50a CT2 5,57 ± 0,15b 40,33 ± 0,15b 38,43 ± 0,25b CT3 7,4 ± 0,20c 54 ± 0,36c 43,7 ± 0,1c LSD0,05 0,64 0,74 0,99 Thí nghiệm 3 (Cd) CT1 7,33 ± 0,58a 25,9 ± 0,36a 30,27 ± 1,26a CT2 10,33 ± 1,15b 27,27 ± 0,64b 33,16 ± 0,61b CT3 11,33 ± 0,15c 35,97 ± 4,42c 44,5 ± 2,24c LSD0,05 1,58 1,21 1,98 Thí nghiệm 4 (Zn) CT1 9,00 ± 1,00a 30,30 ± 0,66a 35,23 ± 3,49a CT2 8,33 ± 0,58b 39,00 ± 0,87b 39,28 ± 2,55b CT3 10,00 ± 1,00c 55,20 ± 1,41c 43,70 ± 2,31c LSD0,05 1,15 2,67 6,70 Ghi chú: Theo cột dọc, trong từng thí nghiệm, các số mang chữ cái (a, b, c) khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95%. Trần Thị Phả và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 97(09): 147 - 152 150 Đánh giá khả năng tích lũy KLN của cây Sậy trong môi trường pH khác nhau Kết quả phân tích hàm lượng As, Pb, Cd và Zn tích lũy trong thân, lá và rễ của cây sậy sau 4 tháng trồng được thể hiện qua bảng 3 Bảng 3. Hàm lượng As, Pb, Cd và Zn tích lũy trong thân lá và rễ của cây Sậy sau 4 tháng trồng trong môi trường pH khác nhau (n=3, Mean ± Sd) Công thức Hàm lượng As trong thân + lá (ppm) Hàm lượng As trong rễ (ppm) Hàm lượng Pb trong thân + lá (ppm) Hàm lượng Pb trong rễ (ppm) Hàm lượng Cd trong thân + lá (ppm) Hàm lượng Cd trong rễ (ppm) Hàm lượng Zn trong thân + lá (ppm) Hàm lượng Zn trong rễ (ppm) CT1 20,12 ± 0,3a 75,90 ± 0,62a 25,67 ± 0,96a 94,3 ± 2,65a 14,71 ± 0,52a 84,69 ± 1,56a 128,83 ± 0,9a 386,08 ± 1,62a CT2 14,08 ± 0,34b 57,63 ± 2,97b 23,79 ± 0,42b 79,98 ± 2,05b 13,48 ± 1,49b 40,99 ± 1,18b 120,29 ± 0,45b 304,27 ± 3,24b CT3 13,92 ± 0,18c 48,75 ± 1,502c 17,29 ± 1,24c 87,16 ± 1,456c 7,23 ± 0,48c 16,74 ± 0,42c 112,08 ± 0,72c 284,83 ± 1,59c LSD0,05 0,85 5,97 2,84 6,38 2,88 3,49 2,16 6,92 Ghi chú: Theo cột dọc, trong từng thí nghiệm, các số mang chữ cái (a, b, c) khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95%. Bảng 4. Khả năng xử lý As, Pb, Cd và Zn trong đất của cây Sậy ở môi trường có pH khác nhau Công thức Trước khi trồng Sau khi trồng LSD0,05 Đất chứa As CT1 143,85 14,99± 0,79a 2,32 CT2 143,85 39,49 ± 0,91b CT3 143,85 68,61± 0,56c Đất chứa Pb CT1 1016,49 82,49± 0,57a 2,37 CT2 1016,49 117,18 ± 0,76b CT3 1016,49 132,99± 0,98c Đất chứa Cd CT1 51,89 21,23± 0,61a 1,6 CT2 51,89 30,77 ± 0,4b CT3 51,89 36,69± 0,56c Đất chứa Zn CT1 4077,25 564,41± 1,46a 6,78 CT2 4077,25 707,07 ± 1,92b CT3 4077,25 930,29± 3,04c Ghi chú: Theo cột dọc, trong từng thí nghiệm, các số mang chữ cái (a, b, c) khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê ở độ tin cậy 95%. Số liệu bảng 3 cho thấy trong 3 công thức với các môi trường pH khác nhau của cùng một nồng độ As, Pb, Cd và Zn được chọn làm thí nghiệm, cây Sậy đều có khả năng tích lũy As, Pb, Cd và Zn trong thân + lá và rễ. Theo kết quả phân tích SAS ANOVA, hàm lượng As, Pb, Cd và Zn tích lũy trong thân lá và rễ của cây sậy giữa các công thức có sự sai khác ở độ tin cậy 95%. Khi tăng pH trong đất sẽ làm giảm khả năng tích tụ As, Pb, Cd, Zn trong thân lá và rễ của cây sậy trong các công thức. Do đó, CT1 được xếp nhóm a, tức là nồng độ As, Pb, Cd và Zn được tích lũy trong cây ở CT này cao nhất, cụ thể hàm lượng As trong thân + lá 20,12 ppm và 25,67 ppm, hàm lượng Pb trong thân + lá và rễ là 75,90 ppm và 94,3 ppm, hàm lượng Cd trong thân + lá và rễ là 14,71 ppm và 84,69 ppm, hàm lượng Zn trong thân + lá và rễ là 128,83 ppm và 386,08 ppm. Còn hàm lượng As, Pb, Cd và Zn trong Trần Thị Phả và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 97(09): 147 - 152 151 thân + lá, rễ thấp nhất ở CT3 (pH = 8,9) với hàm lượng tương ứng là 13,92 ppm và 75,90 ppm đối với As, 25,67 ppm, 94,3 ppm đối với Pb, l 7,23 ppm và 16,74 ppm đối với Cd và 112,08 ppm, 284,83 ppm đối với Zn. Hàm lượng As, Pb, Cd và Zn tích lũy trong rễ của cây Sậy cao hơn rất nhiều so với trong thân + lá, xẩy ra ở tất cả các môi trường pH của các công thức. Mặc dù khả năng sinh trưởng của cây Sậy ở CT3 với pH = 8,9 cao hơn ở CT1 với pH = 4,8, nhưng khả năng tích lũy As và Pb trong cây Sậy ở CT1 lại cao hơn ở CT3. Kết quả này cho thấy ở môi trường đất có pH thấp thì khả năng linh động của As, Pb, Cd và Zn cao, nên cây Sậy hút được As, Pb, Cd và Zn nhiều hơn. Đánh giá khả năng xử lý KLN trong đất của cây Sậy trong môi trường đất pH khác nhau Kết quả xử lý As, Pb, Cd và Zn trong đất của cây sậy ở trong các môi trường có pH khác nhau được thể hiện qua bảng 4. Số liệu bảng 4 cho thấy, khả năng hấp thụ đất bị ô nhiễm As, Pb, Cd và Zn của cây Sậy là rất tốt. Theo kết quả phân tích SAS ANOVA, khả năng xử lý As, Pb, Cd và Zn trong đất của cây Sậy giữa các CT có sự sai khác ở độ tin cậy 95%. Khi tăng nồng độ pH trong đất sẽ làm giảm khả năng xử lý As, Pb, Cd, Zn trong đất của cây. Do đó, CT1 được xếp nhóm a, Sậy có khả năng xử lý As, Pb, Cd và Zn trong đất ở CT này cao nhất. Với một hàm lượng As, Pb, Cd và Zn trong đất trước khi trồng là 143,85ppm, 1016,49 ppm, 51,89 ppm và 4077,25 ppm sau 4 tháng trồng trong 3 môi trường đất có pH khác nhau thì hiệu quả hấp thụ As, Pb, Cd và Zn trong đất của cây Sậy cao nhất là ở CT1 cụ thể là: As ban đầu là 143,85ppm xuống còn 14,99 ppm giảm 9,59 lần so với ban đầu, Pb từ 1016,49 ppm xuống còn 82,49 ppm giảm 12,32 lần, Cd ban đầu là 51,89 ppm xuống còn 21,37ppm giảm 2,43 lần và Zn từ 4077,25ppm xuống còn 565,48 ppm giảm 7,21 lần so với trước khi trồng, thấp nhất là CT3 chỉ giảm 2,10 lần ở đất ô nhiễm As, 7,64 lần ở đất ô nhiễm Pb, giảm 1,41 lần ở đất ô nhiễm Cd và 4,40 lần ở đất ô nhiễm Zn so với ban đầu. Từ kết quả trên cho ta thấy rằng, trong môi trường đất có nồng độ pH cao thì khả năng hấp thụ As, Pb, Cd và Zn của cây Sậy là thấp hơn so với môi trường đất có pH thấp. Hiện tượng này do trong môi trường pH = 4,8 thì khả năng hòa tan As, Pb, Cd và Zn trong đất là cao hơn dẫn đến khả năng hấp thụ As, Pb, Cd và Zn của cây Sậy tốt hơn. KẾT LUẬN - Nồng độ As, Pb, Cd và Zn là cao hơn so với QCVN 03:2008/BTNMT 11,99 lần đối với As, 14,52 lần đối với Pb, 25,95 lần đối với Cd và 20,39 lần đối với Zn thì khả năng sinh trưởng của cây Sậy vẫn bình thường. Tuy nhiên, ở các mức pH khác nhau thì khả năng sinh trưởng của cây Sậy cũng khác nhau, biểu hiện qua các chỉ tiêu sinh trưởng (số cây, chiều cao cây, chiều dài lá) ở mức pH = 4,8 thấp hơn ở mức pH = 8,9. - Cây Sậy có khả năng hấp thụ As, Pb, Cd và Zn trong đất với các mức độ khác nhau. Cụ thể: khả năng hấp thụ As của cây Sậy là khá cao cụ thể là ở pH = 4,8 trong thân + lá là 20,12 ppm và trong rễ là 75,90 ppm, ở pH = 6,9 trong thân + lá là 14,08 ppm trong rễ là 57,63 ppm, còn ở pH = 8,9 trong thân + lá là 13,92 ppm và rễ là 48,75ppm. Khả năng hấp thụ Pb của cây Sậy là ở pH = 4,8 trong thân + lá là 25,67 ppm và trong rễ là 94,3 ppm, ở pH = 6,9 trong thân + lá là 23,79 ppm trong rễ là 79,98 ppm, còn ở pH = 8,9 trong thân + lá là 17,29ppm và trong rễ là 87,16 ppm. Khả năng hấp thụ Cd của cây Sậy ở pH = 4,8 trong thân + lá là 14,71 ppm và trong rễ là 84,69 ppm, ở pH = 6,9 trong thân + lá là 13,48 ppm trong rễ là 40,99 ppm, còn ở pH = 8,9 trong thân + lá là 7,23 ppm và rễ là 16,74 ppm. Khả năng hấp thụ Zn của cây Sậy là ở pH = 4,8 trong thân + lá là 128,83 ppm và trong rễ là 386,08 ppm, ở pH = 6,9 trong thân + lá là 120,29 ppm trong rễ là 304,27 ppm, còn ở pH = 8,9 trong thân + lá là 112,08 ppm và trong rễ là 284,83 ppm. Trần Thị Phả và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 97(09): 147 - 152 152 - Khả năng xử lý As, Pb, Cd và Zn của cây sậy trong đất ở môi trường pH khác nhau là khác nhau. Nồng độ As là 143,85ppm, Pb là 1016,49 ppm, 51,89 ppm và Zn là 4077,25 ppm ở môi trường pH thấp khả năng xử lý As, Pb, Cd và Zn của cây Sậy là cao nhất ở CT1 với pH = 4,8 thì hàm lượng As trong đất còn 14,99 ppm giảm 9,59 lần, Pb trong đất còn 82,49 ppm giảm 12,32 lần, Cd trong đất còn 21,23ppm giảm 2,43 lần và Zn trong đất còn 564,41 ppm giảm 7,21 lần so với ban đầu, tiếp đó là CT2 với pH = 6,9 As trong đất còn 39,49 ppm giảm 3,64 lần so với ban đầu, Pb còn 117,18 ppm giảm 8,67 lần, Cd trong đất còn 30,77 ppm giảm 1,70 lần so với ban đầu và Zn còn 707,07 ppm giảm 5,77 lần so với trước khi trồng, khả năng xử lý thấp nhất là ở CT3 với pH = 8,9 As trong đất còn 68,61ppm giảm 2,10, Pb còn 132,99 giảm 7,64 lần, Cd còn 36,69 ppm giảm 1,41 và Zn giảm 4,40 lần so với ban đầu. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Lê Đức, Nguyễn Xuân Cự, Trần Thị Tuyết Thu (2004), “Bài giảng ô nhiễm đất và các biện pháp xử lý”, Trường ĐHKHTN Hà Nội. [2]. Lê Trường Giang, “Công trình xử lý nước thải bằng phương pháp rễ cây sậy” tại Bệnh viện Nhân Ái” , huyện Thác Mơ - tỉnh Bình Phước. [3]. Phan Hiếu Hiền (2001), “Phương pháp bố trí thí nghiệm và xử lý số liệu”, Nxb. Nông nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh. [4]. Võ Văn Minh (2009), “Nghiên cứu khả năng hấp thụ một số KLN trong đất của cỏ vetiver và đánh giá hiệu quả cải tạo đất ô nhiễm” Luận án tiến sĩ khoa học môi trường, trường Đại học Quốc gia Hà Nội. [5]. Trần Thị Phả, Đàm Xuân Vận (2011), "Nghiên cứu khả năng cải tạo đất ô nhiễm kim loại nặng bằng thực vật bản địa tại mỏ khai thác khoáng sản Trại Cau và làng Hích, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên”, Hội thảo vấn đề Môi trường trong Nông nghiệp và PTNT - 6/2011, Hà Nội. SUMMARY STUDY ON pH EFFECTS TO ABSORBENCY OF HEAVY METALS (As, Pb, Cd, and Zn) BY REED PLANT (Phragmites australis) Tran Thi Pha1*, Dang Van Minh1, Le Duc2, Dam Xuan Van1 1 College of Agriculture and Forestry - TNU 2 College of Natural Sciences – HNU To study the effect of pH on the absorption of heavy metals (As, Pb, Cd and Zn) by reed showed that As and Pb are accumulated in leaves and bodies reed with different levels in the dependent pH. The capacity to accumulate As, Pb and Cd in leaves and roots of reed in treatment 1 is the highest, which is 20.12 ppm and 75.90 ppm As; 25.67ppm and 94.3 ppm Pb; 15.1 ppm and 82.7ppm Cd in the leaves and roots of reed, respectively. The ability to handle contaminated soil with As decreased from 2.10 times to 9.59 times and Pb is reduced from 7.64 times to 12.32 times to compare with the original. Key words: Reed, Soil Contamination, Heavy Metal Ngày nhận bài: 20/8/2012, ngày phản biện: 22/8/2012, ngày duyệt đăng: 10/10/2012 * Tel: 0982.091.200; Email: phacam2004@yahoo.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbrief_36350_39945_3112013133924147_109_2052189.pdf