Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ chất xử lý đến cơ tính của vật liệu composite từ polyester/bột thân cây dừa

Khi thay đổi nồng độ NaOH từ 2% lên 10% thì cơ tính của vật liệu composite polyester/bột dừa cũng thay đổi và hầu hết các thử nghiệm kéo, uốn và va đập đều cho giá trị cực đại tại 4%. Tuy nhiên, trong dải từ 4% đến 6% thì các kết quả thay đổi không đáng kể. So với composite polyester/bột dừa không qua xử lý thì độ bền kéo của các mẫu composite polyester/bột dừa đã qua xử lý đều cải thiện rất rõ rệt, chênh lệch lớn nhất tại 4% NaOH là 45.53%. Trong khi độ bền kéo và độ dai va đập thấp hơn nhiều so với composite polyester/xơ dừa (lần lượt thấp hơn 57.56% và 31.25%). Hiện nay, do các nghiên cứu về composite gia cường sợi xơ dừa chưa thống nhất về nồng độ NaOH dùng để xử lý xơ sợi, đồng thời, do hàm lượng lignin trong bột từ thân cây dừa hoàn toàn khác với xơ sợi từ quả dừa nên cần tiếp tục nghiên cứu xác định nồng độ NaOH và thời gian ngâm hợp lý để xử lý bột dừa.

pdf7 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 26/03/2022 | Lượt xem: 268 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ chất xử lý đến cơ tính của vật liệu composite từ polyester/bột thân cây dừa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2017 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 99 NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA NỒNG ĐỘ CHẤT XỬ LÝ ĐẾN CƠ TÍNH CỦA VẬT LIỆU COMPOSITE TỪ POLYESTER/BỘT THÂN CÂY DỪA STUDY ON THE EFFECT OF ALKALI TREATMENT CONCENTRATION TO POLYESTER/COCONUT TRUNK PARTICLES COMPOSITE Phạm Thanh Nhựt1 Ngày nhận bài: 23/12/2015; Ngày phản biện thông qua: 15/5/2016; Ngày duyệt đăng: 10/3/2017 TÓM TẮT Khả năng ứng dụng của phần thân cây dừa hiện nay rất hạn chế (chủ yếu được xẻ thành ván sử dụng trong các kết cấu không quan trọng) trong khi chúng chiếm tỉ trọng rất lớn trong toàn bộ cây dừa. Các nghiên cứu về composite từ sợi xơ dừa (lấy từ vỏ quả dừa) là khá phổ biến ở trong nước cũng như trên thế giới. Trong nghiên cứu này, vật liệu composite làm từ nhựa polyester không no và bột thân cây dừa được chế tạo, thử nghiệm và đánh giá cơ tính. Bột thân cây dừa được ngâm trong dung dịch xút (NaOH) với các mức nồng độ khác nhau. Sau đó, chúng được kết hợp với nhựa polyester không no trong khuôn ép ở cùng điều kiện lực ép và nhiệt độ môi trường để tạo ra các tấm mẫu composite. Các thử nghiệm kéo, uốn và va đập được thực hiện để xác định và đánh giá cơ tính của vật liệu trong trường hợp ngâm trong dung dịch xút (theo mức nồng độ) và không ngâm. Từ khóa: bột thân dừa, nhựa polyester, dung dịch NaOH, cơ tính ABSTRACT Applicability of the coconut trunks at present is extremely limited (mainly using coconut trunk planks in the minor structures), while they occupy a very large proportion of the entire coconut tree. Studies of coir fi ber composites (derived from coconut) are quite popular in Viet Nam and the world. In this work, unsaturated polyester resin reinforced coconut trunk particles composite materials were manufactured, tested and evaluated the mechanical properties. Coconut trunk particles were soaked in alkali solution (NaOH) with different concentration levels. Then, they were combined with unsaturated polyester resin and these composite sample plates were made by the same compression molding at room temperature. The tensile, fl exural and impact test were carried out to determine mechanical properties of materials (for different concentration levels) and compare with other results of untreated case. Keywords: coconut trunk particles, polyester resin, NaOH solution, mechanical properties 1 Khoa Kỹ thuật Giao thông - Trường Đại học Nha Trang THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC I. ĐẶT VẤN ĐỀ Với sự phát triển mạnh mẽ của vật liệu composite gia cường bằng sợi tổng hợp như sợi carbon, thủy tinh, aramid..., nhân loại đang đối mặt với những thách thức to lớn do sự gia tăng lượng chất thải khó phân hủy vào môi trường. Do đó, trong những năm gần đây, việc sử dụng cốt sợi tự nhiên để thay thế dần cho sợi tổng hợp đã và đang được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Đã có rấ t nhiề u sợ i tự nhiên đượ c nghiên cứu là m vậ t liệ u gia cườ ng cho composite như sợi đay, lá cọ, chuối, tre, lanh, gai dầ u, sợ i xơ dừ a, 100 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2017 Trong số những sợi tự nhiên được sử dụng gia cường trong vật liệu composite, xơ dừa (từ quả) là vật liệu có tỷ trọng thấp và độ bền cơ lý vừ a phả i, lại sẵn có, rẻ tiền, có khả năng tái tạo và phân hủy sinh học. Tuy nhiên, xơ dừa cũng như các loại sợi tự nhiên khác đều có nhược điểm chung là độ bám dính với nhựa nền kém. Đồng thời, tính chất cơ học của vật liệu chưa cao nên cần phải khắc phục mới có thể cạnh tranh được với composite sợi tổng hợp. Đối với composite gia cường xơ dừa nói riêng và sợi tự nhiên nói chung, xử lý bề mặt sợi là giải pháp hiệu quả nhằm tăng cường khả năng liên kết với nền nhựa [1]. Do đó, hầu hết các công trình nghiên cứu đã công bố trong cũng như ngoài nước về composite xơ dừa và một số sợi tự nhiên khác đều chủ yếu tập trung vào việc xử lý bề mặt sợi nhằm cải thiện cơ tính của composite. Trong công trình “nghiên cứu và phát triển vật liệu composit đi từ sợi tự nhiên” của Bùi Chương [1], sợi xơ dừa là đối tượng nghiên cứu chính và dung dịch kiềm được sử dụng để xử lý sợi. S.N. Monteiro và cộng sự [3] đã khảo sát và đánh giá cơ tính của composite làm từ nhựa polyester và sợi xơ dừa (không qua xử lý) ứng với các tỉ lệ nhựa/sợi khác nhau. Trong khi các công bố khác lại quan tâm đến việc sử dụng hóa chất để xử lý sợi như Md. Mominul Haque và cộng sự sử dụng muối diazonium benzen để xử lý sợi xơ dừa/xơ chuối [4] và sợi xơ dừa/cọ [5]; nhóm nghiên cứu của F.Z. Arrakhiz [6] thì sử dụng dung dịch kiềm Alkali để ngâm sợi alfa, xơ dừa và bã mía. Các nghiên cứu về thân cây dừa hiện nay còn rất hạn chế chỉ với một vài tác giả quan tâm như Leila Fathi [7] (đặc tính và ứng dụng của gỗ dừa và cọ dầu) hay Lê Văn Tung [2] (đặc tính gỗ dừa và qui trình công nghệ sản xuất ván dán từ thân cây dừa). Có thể thấy, hầu hết các công trình nghiên cứu về composite xơ dừa đều tập trung vào xơ sợi lấy từ vỏ quả dừa, còn thân cây dừa chỉ sử dụng để làm ván trong xây dựng hoặc các công trình dân dụng không quan trọng khác. Tuy nhiên, nguồn xơ sợi từ vỏ quả dừa cũng rất hạn chế trong khi phần thân cây dừa chiếm tỉ trọng rất lớn trong toàn bộ cây dừa. Về xử lý sợi để tăng cơ tính cho composite, hầu hết đều áp dụng phương pháp xử lý hóa chất. Các kết quả nghiên cứu cho thấy với sợi xơ dừa thì phương pháp xử lý bằng dung dịch kiềm (NaOH) đạt hiệu quả cao hơn. Trong nghiên cứu này, composite từ bột thân cây dừa và nhựa polyester không no được chế tạo và thử nghiệm để đánh giá cơ tính. Vật liệu composite này có thành phần cốt dạng hạt (có vai trò như chất độn) nên chỉ ứng dụng trong các kết cấu không đòi hỏi cơ tính cao. Tuy nhiên, đây là một vật liệu mới không những có giá thành rất thấp mà còn góp phần đáng kể vào việc bảo vệ môi trường. II. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ BỐ TRÍ THÍ NGHIỆM 1. Đối tượng nghiên cứu Vật liệu composite được nghiên cứu gồm các thành phần sau: + Vật liệu cốt: bột lấy từ thân cây dừa trên 20 năm tuổi tại tỉnh Bình Định với các thông số cơ bản cho trong Bảng 1; + Vật liệu nền: nhựa polyester không no có các thông số cơ bản cho trong Bảng 2; + Hóa chất dùng để xử lý bột dừa: kiềm NaOH rắn 96% và nước cất; + Các vật liệu phụ khác như chất đóng rắn MEKP-925, chất tách khuôn Wax 8. Thiết bị sử dụng cho việc chế tạo và thử nghiệm mẫu bao gồm: + Khuôn ép mẫu thủ công với lực ép tối đa là 4000N; + Thiết bị kéo và uốn mẫu hiệu Instron 3366 với lực kéo tối đa là 10KN; + Thiết bị thử nghiệm va đập (mẫu Izod) hiệu Tinius Olsen với năng lượng va đập tối đa là 406.75J. Tất cả các loại thử nghiệm đều được thực hiện theo tiêu chuẩn: ASTM 638-03 Type I - kéo, ASTM D790-03 - uốn và ASTM D256-04 - va đập. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2017 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 101 Bảng 1. Các thông số cơ bản của bột dừa [8] Thông số Đơn vị Giá trị Đường kính hạt mm 0.2~0.7 Tỉ trọng (dưới lớp vỏ và lõi) kg/m3 380~400 Hàm lượng Holocellulose % 66.7 Hàm lượng Lignin % 25.1 Hàm lượng Pentosans % 22.9 Bảng 2. Các thông số cơ bản của nhựa polyester không no [9] Thông số Đơn vị Giá trị Tỉ trọng g/cm3 1.15 Độ bền kéo MPa 46.09 Mô đun đàn hồi kéo MPa 2158.41 Hệ số Poisson - 0.38 Độ dãn dài tương đối % 2.5 2. Phương pháp nghiên cứu Bài báo này chủ yếu sử dụng phương pháp thực nghiệm. Sau khi phân tích và đánh giá các công trình nghiên cứu liên quan đến composite xơ dừa nói riêng và sợi tự nhiên nói chung, tiến hành lựa chọn các thành phần vật liệu và phương pháp xử lý bột dừa. Mụ c đí ch củ a quá trì nh xử lý bằ ng dung dị ch kiề m là hò a tan lignin trong thà nh phầ n bộ t dừa, là m giả m khả năng hú t nướ c củ a bộ t, tăng độ bám dính với nhựa nền và do đó làm tăng cơ tính của composite. Do bột dừa có hàm lượng lignin thấp hơn một số loại sợi tự nhiên khác (25.1%) nên ở đây sử dụng dung dịch NaOH theo các mức nồng độ khác nhau từ 2% đến 10% để ngâm nhằm tìm ra mức tốt nhất. Trong đó, 5% là mức được tham khảo từ các nghiên cứu về composite sợi xơ dừa (xơ sợi từ vỏ quả dừa có hàm lượng lignin khoảng 45.84% [5]) nhưng xơ sợi đã qua một số xử lý sơ bộ nên thực chất hàm lượng NaOH để xử lý xơ sợi thô có thể còn cao hơn. Mẫu vật liệu composite polyester/bột dừa được chế tạo trong khuôn ép cho ba loại thử nghiệm: kéo, uốn và va đập. Các kết quả thử nghiệm sau khi xử lý được so sánh và đánh giá cơ tính trong trường hợp có xử lý hóa chất (theo mức nồng độ) và không xử lý hóa chất (từ những kết quả nghiên cứu khác). 3. Tổ chức thực nghiệm Bột dừa sau khi lấy từ xưởng được xử lý loạ i bỏ tạ p chấ t và phơi khô. Tiếp đó, chúng được ngâm ngập hoàn toàn trong dung dịch NaOH pha loãng với 5 mức nồng độ: 2%, 4%, 6%, 8% và 10%. Theo các nghiên cứu về xử lý sợi xơ dừa bằng NaOH thì thời gian ngâm được thực hiện trong 2 ngày. Do đó, 2 ngày cũng là khoảng thời gian được chọn để ngâm bột dừa. Trong quá trình ngâm, thành phần lignin bị hòa tan trong dung dịch nên bột dừa sau đó được rửa sạch bằng nước cất và được sấy khô ở 40oC trong 2 giờ. Lúc này, bột dừa ở dạng sẵn sàng cho việc chế tạo mẫu thử. 5 mẫu dạng tấm (tương ứng với 5 mức hàm lượng NaOH) được chế tạo theo phương pháp bán thủ công trong khuôn ép. Các loại mẫu được chế tạo phục vụ cho 3 loại thử nghiệm: thử nghiệm kéo và uốn dùng mẫu tấm có kích thước 170x220x3.5mm, va đập (Izod) dùng mẫu tấm có kích thước 70x100x10mm. Mỗi tấm mẫu kéo được cắt thành 5 mẫu như nhau theo quy cách 165x19x3.5mm và được tạo hình theo ASTM 638-03 Type I, 5 mẫu uốn có quy cách 127x12.7x3.5mm, 5 mẫu va đập có quy cách 63.5x12.7x10mm và tạo rãnh theo ASTM D256-04. Như vậy, tổng số mẫu thử nghiệm là: 3 mẫu/loại thử nghiệm x 5 loại thử nghiệm x 5 mức nồng độ NaOH = 75 mẫu Quá trình chế tạo mẫu được thực hiện theo các bước sau: + Chuẩn bị khuôn: khuôn ép bằng thép gồm 2 nửa, nửa dưới dạng khay có kích thước như tấm mẫu và liên kết cứng với bệ đỡ, nửa khuôn trên dạng tấm phẳng và được di chuyển lên xuống thông qua việc điều chỉnh lực nén của lò xo. + Chuẩn bị nguyên vật liệu: vật liệu để chế tạo mỗi tấm mẫu gồm các thành phần chính và phụ. Thành phần chính gồm 150g nhựa polyester không no và 30g bột dừa đã qua xử lý (Hình 1a). Thành phần phụ gồm chất tách khuôn, chất đóng rắn và các dụng cụ chứa, trộn,... 102 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2017 + Chế tạo tấm mẫu: Nhựa polyester sau khi pha với 1% MEKP (tương ứng với thời gian đông cứng khoảng 30 phút) được trộn đều với bột dừa theo tỉ lệ khối lượng 20% bột, 80% nhựa. Bôi chất chống dính cho toàn bộ bề mặt trong của khuôn và cho khoảng 70% hỗn hợp phân bố đều trong nửa khuôn dưới, ép nhẹ nửa khuôn trên với lực khoảng 200N, tháo nửa khuôn trên và kiểm tra bề mặt mẫu và tiếp tục cho 30% hỗn hợp còn lại lên trên tấm mẫu sao cho vật liệu phân bố đều trong tấm mẫu. Tiếp tục ép nửa khuôn trên với lực ép tối đa khoảng 2000N. Quá trình đông cứng diễn ra ở nhiệt độ thường, sau 48 giờ tiến hành tháo dỡ khuôn ta được tấm mẫu như Hình 1b, 1c. a. Bột dừa sau xử lý b. Các tấm mẫu kéo, uốn c. Các tấm mẫu va đập Hình 1. Chế tạo tấm mẫu thử nghiệm Các tấm mẫu được cắt và tạo ra các mẫu thử nghiệm kéo, uốn và va đập theo tiêu chuẩn. Tốc độ lựa chọn cho thử nghiệm kéo là 1mm/ phút và giá trị tương ứng của thử nghiệm uốn là 2mm/phút. Mỗi loại thử nghiệm được đo trên 3 mẫu và kết quả cuối cùng dùng để tính toán và đánh giá cơ tính là trung bình cộng của kết quả đo 3 mẫu này. Hình 2. Mẫu thử nghiệm được cắt từ các tấm III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1. Kết quả thử nghiệm kéo Kết quả đo lực - chuyển vị của một mẫu thử kéo được thể hiện ở hình 3. Mối quan hệ lực - chuyển vị của tất cả các mẫu thử kéo đều có dạng phi tuyến. Biến dạng dài tương đối nằm trong khoảng từ 1.1% đến 1.6%. Do thành phần cốt ở dạng hạt nên mẫu bị đứt đột ngột sau khi đạt lực kéo cực đại. Hình 3. Kết quả đo lực – chuyển vị của một mẫu thử kéo (2% NaOH) Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2017 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 103 Từ kết quả đo ta tính được ứng suất và mô đun đàn hồi kéo (Hình 4). Hình 4 cho thấy cả ứng suất và mô đun đàn hồi kéo đều đạt giá trị cực đại tại nồng độ NaOH 4%. Hai giá trị này đều rất thấp, thậm chí xấp xỉ hoặc thấp hơn cả các giá trị tương ứng của nhựa polyester không no (ứng suất kéo đạt 17.33MPa so với 46.09MPa của polyester và mô đun đàn hồi kéo đạt 2183.45MPa so với 2158.41MPa của polyester). Kết quả này cho thấy bột dừa chỉ đóng vai trò chất độn vật liệu composite. Tuy tỉ lệ về khối lượng bột/nhựa chỉ là 20% nhưng về thể tích, bột dừa chiếm đến trên 70% trong composite. Các giá trị ứng suất và mô đun đàn hồi ở các nồng độ NaOH khác thấp hơn không đáng kể, nhất là ở dải sau 4% NaOH. a. Sự thay đổi ứng suất kéo b. Sự thay đổi mô đun đàn hồi kéo Hình 4. Sự thay đổi ứng suất và mô đun đàn hồi kéo theo nồng độ NaOH 2. Kết quả thử nghiệm uốn Kết quả đo lực - chuyển vị của một mẫu thử uốn được thể hiện ở Hình 5. Mối quan hệ lực - chuyển vị của các mẫu thử uốn cũng có dạng phi tuyến. Biến dạng tương đối nằm trong khoảng từ 6.5% đến 12%. Hình 5. Kết quả đo lực – chuyển vị của một mẫu thử uốn (2% NaOH) Ứng suất và mô đun đàn hồi uốn tính toán từ kết quả thử nghiệm được thể hiện trên Hình 6. Kết quả cho thấy ứng suất uốn lớn nhất khi bột dừa được xử lý trong dung dịch NaOH 6% (41.2MPa). Tuy nhiên, hai giá trị lân cận tại 4% và 8% chênh lệch với giá trị cực đại không đáng kể (chỉ xấp xỉ 2.5%). Do đó, dãy nồng độ NaOH từ 4% đến 8% đều có thể sử dụng để ngâm bột dừa. Trong khi đó, mô đun đàn hồi uốn đạt giá trị lớn nhất gần như nhau khi nồng độ NaOH thay đổi từ 2% đến 4% (3127.04MPa). Nồng độ kiềm càng cao thì mô đun đàn hồi uốn càng giảm do một số vi sợi cellulose bị phân giải bởi lượng NaOH. Như vậy, nếu xét cả hai thông số ứng suất và mô đun đàn hồi thì hàm lượng kiềm tốt nhất là khoảng 4%. 104 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2017 3. Kết quả thử nghiệm va đập Kết quả thử nghiệm độ dai va đập theo tiêu chuẩn mẫu Izod và độ bền va đập được thể hiện trong Bảng 3. Quy luật thay đổi độ bền va đập theo nồng độ kiềm khá giống với quy luật thay đổi của ứng suất kéo. Trong đó, độ bền va đập đạt giá trị cực đại trong khoảng nồng độ NaOH từ 4% đến 6% tương ứng với 2.75KJ/m2. Các giá trị khác cũng thấp hơn không đáng kể. a. Sự thay đổi ứng suất uốn b. Sự thay đổi mô đun đàn hồi uốn Hình 6. Sự thay đổi ứng suất và mô đun đàn hồi uốn theo nồng độ NaOH Bảng 3. Năng lượng và độ bền va đập Nồng độ NaOH, % Năng lượng va đập, Joule Tiết diện tại rãnh (dày x rộng), mm Độ bền va đập, KJ/m2 2 0.21 8 x 10 2.63 4 0.22 8 x 10 2.75 6 0.22 8 x 10 2.75 8 0.21 8 x 10 2.63 10 0.20 8 x 10 2.50 Như vậy, so với các kết quả nghiên cứu đã công bố, ví dụ kết quả của Shajan Kuriakose và cộng sự [9], về cơ tính của composite từ polyester/xơ dừa thì các chỉ số về độ bền ở nghiên cứu này đều thấp hơn nhiều (riêng độ bền uốn gần như nhau). Tuy nhiên, so với kết quả thử nghiệm độ bền mẫu composite polyester/bột dừa (không qua xử lý) của tác giả trong một nghiên cứu khác thì độ bền mẫu composite polyester/bột dừa (đã qua xử lý) cao hơn hẵn (gần gấp đôi). Đánh giá cụ thể được thể hiện trên Bảng 4. Bảng 4. So sánh cơ tính của mẫu composite polyester/bột dừa (đã qua xử lý) với một số kết quả nghiên cứu khác Thông số Bột dừa chưa xử lý Bột dừa đã xử lý tại 4% NaOH Polyester/xơ dừa (chưa xử lý) [10] So sánh (1) và (2) So sánh (2) và (3) (1) (2) (3) % % Độ bền kéo, MPa 9.44 17.33 40.83 +45.53 -57.56 Độ bền uốn, MPa - 40.43 41.20 - -1.87 Độ bền va đập, KJ/m2 - 2.75 4.00 - -31.25 Chỉ đánh giá mẫu composite bột dừa tại 4%NaOH vì đây là mức nồng độ cho kết quả thử nghiệm tốt nhất Dấu (+)/(-) chỉ kết quả trong nghiên cứu này tăng/giảm so với các giá trị tham khảo tương ứng Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2017 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 105 IV. KẾT LUẬN Khi thay đổi nồng độ NaOH từ 2% lên 10% thì cơ tính của vật liệu composite polyester/bột dừa cũng thay đổi và hầu hết các thử nghiệm kéo, uốn và va đập đều cho giá trị cực đại tại 4%. Tuy nhiên, trong dải từ 4% đến 6% thì các kết quả thay đổi không đáng kể. So với composite polyester/bột dừa không qua xử lý thì độ bền kéo của các mẫu composite polyester/bột dừa đã qua xử lý đều cải thiện rất rõ rệt, chênh lệch lớn nhất tại 4% NaOH là 45.53%. Trong khi độ bền kéo và độ dai va đập thấp hơn nhiều so với composite polyester/xơ dừa (lần lượt thấp hơn 57.56% và 31.25%). Hiện nay, do các nghiên cứu về composite gia cường sợi xơ dừa chưa thống nhất về nồng độ NaOH dùng để xử lý xơ sợi, đồng thời, do hàm lượng lignin trong bột từ thân cây dừa hoàn toàn khác với xơ sợi từ quả dừa nên cần tiếp tục nghiên cứu xác định nồng độ NaOH và thời gian ngâm hợp lý để xử lý bột dừa. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Bùi Chương, 2009. Nghiên cứu và phát triển vật liệu composit đi từ sợi tự nhiên. Đề tài NCKH cấp Bộ. 2. Lê Văn Tung, 2010. Nghiên cứu sử dụng thân cây dừa để sản xuất ván dán làm vật liệu xây dựng tại tỉnh Đồng Nai. Đề tài NCKH cấp Bộ. Tiếng Anh 3. S.N. Monteiro, L.A.H. Terrones, J.R.M. D’Almeida, 2008. Mechanical performance of coir fi ber/polyester composites. Polymer Testing, 27: 591– 595. 4. Md. Mominul Haque, Rezaur Rahman, Md. Nazrul Islam and Md. Monimul Huque, 2010. Mechanical properties of polypropylene composites reinforced with chemically treated coir and abaca fi ber. Journal of Reinforced Plastics and Composites, Vol. 29, No. 15: 2253-2261. 5. Md. Mominul Haquea, Mahbub Hasan, Md. Saiful Islam, Md. Ershad Ali, 2009. Physico-mechanical properties of chemically treated palm and coir fi ber reinforced polypropylene composites. Bioresource Technology, 100: 490-4906. 6. F.Z. Arrakhiz, M. Malha, R. Bouhfi d, K. Benmoussa, A. Qaiss, 2013. Tensile, fl exural and torsional properties of chemically treated alfa, coir and bagasse reinforced polypropylene. Composites: Part B, 47: 35-41. 7. Leila Fathi, 2014. Structural and mechanical properties of the wood from coconut palms, oil palms and date palms. Dissertation, Hamburg University. 8. Romulo N. Arancon, Jr., 1997. Asia Pacifi c forestry sector outlook: focus on coconut wood, Asia-Pacifi c Forestry Sector Outlook Study Working Paper Series No: 23. 9. Shajan Kuriakose, Deviprasad Varma, Vaisakh V.G, 2012. Mechanical behaviour of coir reinforced polyster composites – An experimental investigation. International Journal of Emerging Technology and Advanced Engineering, Vol. 2, Issue 12:751-757. 10. Pham Thanh Nhut and Young Jin Y um, 2012. Effect of surface properties on adhesive strength of joint of glass fi ber/polyester composite panels. Trans. Korean Soc. Mech. Eng. A, V ol. 36, No. 12:1591-1597.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_anh_huong_cua_nong_do_chat_xu_ly_den_co_tinh_cua.pdf
Tài liệu liên quan