Qua theo dõi thí nghiệm chúng tôi thu được
kết quả như sau:
Phương thức gieo trồng có ảnh hưởng đến
khả năng sinh trưởng phát triển của giống đậu
tương VX93 trong vụ đông. Phương thức gieo
vãi – cày thưa úp đất tạo luống (công thức 2)
cho khả năng sinh trưởng phát triển tốt nhất.
Phương thức gieo trồng có ảnh hưởng rõ rệt
đến năng suất và các yếu tố cầu thành năng
suất đậu tương VX93. Phương thức gieo vãi –
cày thưa úp đất tạo luống (công thức 2) cho
năng suất lý thuyết cao nhất 35,7 tạ/ha, năng
suất thực thu cao nhất (21,4 tạ/ha).
Số liệu thí nghiệm thu được có sự ổn định
chắc chắn qua 3 năm nghiên cứu (2006, 2007,
2008). Công thức 2 - gieo vãi – cày thưa úp đất
tạo luống cho kết quả ổn định nhất (bi = 1)
5 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 25/03/2022 | Lượt xem: 237 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số phương thức gieo trồng đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống đậu tương VX93 trong vụ Đông tại Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dƣơng Trung Dũng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 115(01): 13 - 17
13
NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA MỘT SỐ PHƢƠNG THỨC GIEO TRỒNG
ĐẾN SỰ SINH TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT
CỦA GIỐNG ĐẬU TƢƠNG VX93 TRONG VỤ ĐÔNG TẠI THÁI NGUYÊN
Dƣơng Trung Dũng*
Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Thí nghiệm nhằm xác định biện pháp làm đất thích hợp cho giống đậu tƣơng VX93 trong vụ đông
ở tỉnh Thái Nguyên. Các công thức thí nghiệm bao gồm (1): Làm đất truyền thống (Đối chứng);
(2): Gieo vãi - cày thƣa úp đất tạo luống; (3) Gieo vãi- không cày đất; (4) Gieo rúi gốc rạ - không
làm đất. Kết quả cho thấy phƣơng thức gieo vãi cày thƣa úp đất tạo luống đạt cho khả năng sinh
trƣởng phát triển tốt nhất; năng suất lý thuyết cao nhất (35,7 tạ/ha), năng suất thực thu cao nhất
(21,4 tạ/ha). Số liệu thí nghiệm thu đƣợc có sự ổn định chắc chắn qua 3 năm nghiên cứu (2006,
2007, 2008), công thức 2 - gieo vãi – cày thƣa úp đất tạo luống cho kết quả ổn định nhất (bi = 1).
Từ khóa: đậu tương, gieo vãi, phương thức gieo trồng, vụ đông.
ĐẶT VẤN ĐỀ*
Cây đậu tƣơng (Glycine max (L) Merr) là cây
công nghiệp ngắn ngày có tác dụng rất nhiều
mặt và là cây có giá trị kinh tế cao. Sản phẩm
của nó cung cấp thực phẩm cho con ngƣời,
thức ăn cho gia súc, nguyên liệu cho công
nghiệp chế biến và là mặt hàng xuất khẩu có
giá trị. Ngoài ra đậu tƣơng là cây trồng ngắn
ngày rất thích hợp trong luân canh, xen canh,
gối vụ với nhiều loại cây trồng khác và là cây
cải tạo đất rất tốt (Trần Văn Điền, 2007) [3].
Vùng Trung du miền núi phía Bắc là nơi có
diện tích gieo trồng đậu tƣơng nhiều nhất
(69.425 ha) chiếm 37,10% tổng diện tích đậu
tƣơng của cả nƣớc và cũng là nơi có năng suất
thấp nhất chỉ đạt 10,30 tạ/ha (Cục Trồng Trọt,
2011) [2]. Có nhiều nguyên nhân ảnh hƣởng
đến năng suất đậu tƣơng ở trung du miền núi
thấp nhƣ chƣa có bộ giống tốt phù hợp, mức
đầu tƣ thấp, các biện pháp kỹ thuật canh tác
chƣa hợp lý. Trong các yếu tố hạn chế trên thì
giống và biện pháp kỹ thuật là yếu tố cản trở
chính đến năng suất đậu tƣơng.
VX93 là giống đậu tƣơng triển vọng có năng
suất trên diện rộng đạt trung bình 13 – 14
tạ/ha, chịu rét tốt, thích hợp vụ vụ Đông trên
đất bãi và 2 vụ lúa (Nguyễn Thu Huyền,
*
Tel: 0983 753356
2004) [7]. Để nâng cao năng suất giống
VX93, cần hoàn thiện quy trình kỹ thuật thâm
canh giống VX93 trong vụ Đông, trên đất sau
lúa mùa sớm. Trong vài năm trở lại đây,
phƣơng pháp gieo trồng cây vụ đông trên đất
2 lúa bằng phƣơng pháp làm đất tối thiểu trở
nên phổ biến. Ƣu điểm của phƣơng pháp này
là rút ngắn đƣợc thời gian mùa vụ, giảm chi
phí Đối với cây đậu tƣơng đông việc áp
dụng biện pháp này đã thể hiện nhiều mặt tích
cực. Nghiên cứu xác định phƣơng thức gieo
trồng cho giống VX93 thích hợp với điều
kiện canh tác của tỉnh Thái Nguyên sẽ góp
phần nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất
đậu tƣơng Đông khu vực này.
VẬT LIỆU, PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Vật liệu nghiên cứu là giống đậu tƣơng VX93
có tiềm năng năng suất cao, thích hợp cho vụ
Đông. Các công thức thí nghiệm bao gồm:
Công thức 1: Làm đất bình thƣờng theo
truyền thống hiện nay (Đối chứng).
Công thức 2: Gieo vãi- cày thƣa úp đất tạo luống
Công thức 3: Gieo vãi- không cày đất
Công thức 4: Gieo rúi gốc rạ - không làm đất
Cụ thể với công thức 1, tiến hành cày bừa, lên
luống, rạch hàng, tra hạt, lấp đất bình thƣờng
theo truyền thống hiện nay. Công thức 2: Thu
hoạch lúa xong, cày thƣa tạo luống đất, cày
vét rãnh, gieo hạt, phủ rơm, rạ. Công thức 3:
Dƣơng Trung Dũng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 115(01): 13 - 17
14
Gặt xong, cày rãnh thoát nƣớc, không cày đất,
đất còn đủ độ ẩm, gieo hạt cắt gốc rạ, phủ kín
ngay. Công thức 4: Sau gặt lúa, không làm
đất, gieo hạt bằng cách giúi hạt giống sát vào
gốc rạ đảm bảo hạt giống tiếp xúc với đất
hoặc gốc rạ, mỗi gốc rạ rúi 1- 2 hạt giống.
Thí nghiệm bố trí theo khối ngẫu nhiên
(RCBD) với 4 công thức, 3 lần nhắc lại. Diện
tích ô thí nghiệm: 5 m x 2m = 10 m2 (không
kể bảo vệ).
Thí nghiệm đƣợc tiến hành tại xã Hoá
Thƣợng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên
trên đất ruộng lúa mùa sớm, có thành phần cơ
giới nhẹ, pHKCl = 4,15; N tổng số = 0,19 %; K
tổng số = 0,72 %; P tổng số = 0,08 %; mùn =
17,7 %. Phân bón 10 tấn PC + 40 kg N + 60
kg P2O5 + 40 kg K2O/ha. Thí nghiệm đƣợc
thực hiện vào vụ đông các năm 2006, 2007,
2008; Thời vụ gieo vào ngày 15/9.
Các chỉ tiêu và phƣơng pháp theo dõi: Theo
quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khảo nghiệm
giá trị canh tác và sử dụng của giống đậu
tƣơng (QCVN 01-58: 2011/BNNPTNT) [1].
Số liệu thí nghiệm đƣợc xử lý thống kê theo
chƣơng trình IRRSTAT 4.0.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Ảnh hưởng của phương thức gieo trồng đến khả
năng sinh trưởng phát triển
Theo dõi quá trình sinh trƣởng phát triển của
giống đậu tƣơng VX93 trong các công thức
thí nghiệm tại bảng 1 cho thấy thời gian sinh
trƣởng biến động từ 87 - 92 ngày, ở công thức
1 và công thức 2 cây mọc nhanh, sinh trƣởng
khoẻ, đều cây, cây cao phân cành tốt tạo tiền
đề cho năng suất cao. Còn ở công thức 3, công
thức 4 giai đoạn đầu cây mọc và sinh trƣởng
hơi chậm, không đều nhau, phân cành ít.
Số liệu thu đƣợc cho thấy chiều cao cây của
các công thức thí nghiệm biến động từ 37,6 -
40,9 cm. Công thức 2, 3 cho kết quả chiều
cao cây cao hơn công thức đối chứng (37,6
cm) từ 1,9 - 3,3 cm, chắc chắn ở mức tin cậy
95%.
Các giống đậu tƣơng có năng suất cao thƣờng
có số đốt trung bình 10 -12 đốt/thân. Qua
theo dõi chúng tôi thấy số đốt trên thân chính
của các công thức biến động từ 11,0 - 12,4
đốt/cây. Trong đó công thức 2, 3 và 4 đều có
số đốt nhiều hơn công thức đối chứng (11,0
đốt/thân). Công thức 2 cho số đốt/thân cao
hơn đối chứng chắc chắn (độ tin cậy 95%).
Chỉ số diện tích lá giai đoạn R2 của các công
thức thí nghiệm biến động từ 2,4 - 3,2 m2
lá/m
2 đất. Trong đó công thức 2, 3 có CSDTL
lần lƣợt là 2,8 m2 lá/m2 đất và 3,2 m2 lá/m2 đất
cao hơn đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy
95% (2,4 m
2
lá/m
2 đất). Công thức 4 tƣơng
đƣơng đối chứng.
Giai đoạn R6 chỉ số diện tích lá tăng lên ở tất
cả các công thức, biến động từ 4,2- 4,7 m2
lá/m
2 đất. Công thức 2 (4,7 m2 lá/m2 đất) đạt
CSDTL cao nhất. Các công thức khác đều có
CSDTL tƣơng đƣơng với đối chứng.
Kết quả ảnh hƣởng của phƣơng thức gieo
trồng đến tích luỹ chất khô, số lƣợng nốt sần,
đƣờng kính thân và mức độ sâu hại của giống
VX93 đƣợc thể hiện ở bảng 2.
Bảng 1. Ảnh hưởng của phương thức gieo trồng đến một số chỉ tiêu nông sinh học
của giống đậu tương VX93
Chỉ tiêu
Công thức
TGST
(ngày)
Chiều cao
cây
(cm)
Số đốt/thân
CSDTL (m
2
lá/m
2
đất)
Giai đoạn R2 Giai đoạn R6
CT 1 (Đ/c) 92 37,6 11,0 2,4 4,2
CT 2 89 40,9
*
12,4
*
2,8
*
4,7
*
CT 3 87 39,5
*
11,3 3,2
*
4,2
CT 4 87 39,3 11,3 2,7 4,2
CV% - 5,76 3,34 4,55 3,12
LSD.05 - 1,82 0,42 0,34 0,18
Dƣơng Trung Dũng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 115(01): 13 - 17
15
Bảng 2. Ảnh hưởng của phương thức gieo trồng đến tích luỹ chất khô, số lượng nốt sần, đường kính thân
và mức độ sâu hại của giống VX93
Chỉ tiêu
Công thức
Chất khô tích
lũy (gam/cây)
Số lƣợng nốt
sần (cái/cây)
Đƣờng kính
thân (mm)
Sâu cuốn lá
( con/m
2
)
Sâu đục quả
(% quả bị hại)
R2 R6 R2 R6
CT 1 (Đ/c) 4,0 14,3 14,8 39,1 6,0 4,1 5,1
CT 2 4,7 14,2 15,5 41,2 5,0 4,4 4,8
CT 3 4,0 12,9 13,9 36,9 4,0 4,7 6,6
CT 4 4,1 13,6 13,5 38,1 4,0 4,5 5,7
Khả năng tích luỹ vật chất khô là biểu hiện về
mặt chất của sự phát triển thân. Kết quả
nghiên cứu về khả năng tích luỹ vật chất khô
của giống đậu tƣơng VX93 với các phƣơng
thức gieo trồng khác nhau ở 2 thời kỳ ra hoa
rộ và chắc xanh cho thấy: Thời kỳ R2, khả
năng tích lũy vật chất khô của các công thức
thí nghiệm biến động từ 4,0- 4,7 g/cây. Trong
đó công thức 2 có khả năng tích lũy vật chất
khô cao hơn đối chứng, các công thức khác
tƣơng đƣơng với đối chứng. Thời kỳ R6, khả
năng tích luỹ chất khô của các công thức thí
nghiệm biến động từ 12,9-14,3g/cây. Giai
đoạn này công thức 1 có khả năng tích luỹ
chất khô đạt cao nhất.
Số lƣợng nốt sần ở thời kì R2 của các công
thức biến động từ 13,5 -15,5 nốt/cây. Trong
đó công thức 2 có số lƣợng nốt sần cao hơn
đối chứng và hai công thức còn lại có số
lƣợng nốt sần tƣơng đƣơng đối chứng. Thời
kỳ R6 số lƣợng nốt sần tăng lên và đạt từ 36,9
- 41,2 nốt/cây. Trong đó công thức 2 có số
lƣợng nốt sần cao nhất (41,2 nốt sần/ cây), hai
công thức công thức 3 và công thức 4 có số
lƣợng nốt sần tƣơng đƣơng đối chứng.
Đƣờng kính thân liên quan đến khả năng
chống đổ của đậu tƣơng, cây có đƣờng kính
nhỏ thì khả năng chống đổ thấp và khả năng
vận chuyển chất dinh dƣỡng trong cây kém
nên khả năng sinh trƣởng kém dẫn đến năng
suất thấp. Đƣờng kính thân chịu tác động chủ
yếu bởi giống và điều kiện ngoại cảnh. Tuy
nhiên, biện pháp kỹ thuật làm thay đổi đáng
kể đƣờng kính thân. Trong thí nghiệm đƣờng
kính thân của các công thức biến động từ 4,0 -
6,0 mm. Trong đó công thức 1 có đƣờng kính
thân đạt cao nhất (6,0 mm).
Sâu cuốn lá phá hại ở các công thức và biến
động từ 4,1 - 4,7 con/m2. Trong các công thức
thí nghiệm, công thức 3 có mật độ sâu hại cao
nhất (4,7 con/m2), các công thức khác có mật
độ sâu cuốn lá tƣơng đƣơng nhau và tƣơng
đƣơng với đối chứng.
Sâu đục quả xuất hiện ở các công thức thí
nghiệm không nhiều, tỷ lệ số quả bị hại biến
động từ 4,8 - 6,6 % số quả bị hại, công thức 3
có tỷ lệ sâu hại cao nhất (6,6%), các công
thức khác có số quả bị hại tƣơng đƣơng với
công thức đối chứng.
Ảnh hƣởng của phƣơng thức gieo trồng đến
các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
của giống đậu tƣơng VX93 trong vụ đông
Năng suất là kết quả cuối cùng của các quá
trình sinh trƣởng, phát triển của cây đậu
tƣơng. Chỉ tiêu năng suất có thể phản ánh
đƣợc khả năng sinh trƣởng, phát triển của cây
tốt hay xấu. Năng suất của đậu tƣơng cao hay
thấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố nhƣ: Giống,
điều kiện ngoại cảnh, phƣơng thức canh tác
Số quả chắc/cây biểu hiện khả năng đậu quả
và số hoa hữu hiệu trên cây của mỗi giống.
Đây là yếu tố quyết định đến năng suất, yếu
tố này có tƣơng quan thuận và rất chặt chẽ
đến năng suất. Số quả chắc/cây ở các phƣơng
thức gieo trồng khác nhau biến động từ 18,7-
29,6 quả chắc/cây. Công thức 2 có số quả
chắc/cây đạt cao nhất, cao hơn công thức đối
chứng 2,1 quả, chắc chắn ở mức tin cậy 95%.
Công thức 4 (18,7 quả chắc/cây) thấp nhất.
Nhận thấy do không cày đất, gieo không đều
khiến mật độ cây dày cạnh tranh dinh dƣỡng
và ánh sáng nên số quả chắc/cây kém.
Dƣơng Trung Dũng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 115(01): 13 - 17
16
Bảng 3. Ảnh hưởng của phương thức gieo trồng đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
của giống đậu tương VX93 trong vụ đông
Chỉ tiêu
Công thức
Số quả chắc/
cây (quả)
Số hạt
chắc/quả (hạt)
M1000 hạt (g)
NSLT
(tạ/ha)
NSTT
(tạ/ha)
CT 1 (Đ/c) 26,6 2,1 140,6 27,7 19,5
CT 2 28,7
*
2,1 140,5 35,7
*
21,4
*
CT 3 22,4 1,9 134,1 29,1 18,9
CT 4 18,7 1,9 137,0 27,8 19,8
CV (%) 5,00 3,43 - 6,52 5,69
LSD.05 1,86 0,16 - 2,60 1,74
Bảng 4. Tính ổn định chỉ tiêu quả chắc/cây, hạt chắc/quả, năng suất thực thu
Công thức
Số quả chắc/cây Số hạt chắc/quả Năng suất thực thu
TB Pi Pođ TB Pi Pođ TB Pi Pođ
CT 1 (Đ/c) 29,600 0,812 0,845 2,028 0,656 0,993* 19,500 0,581 0,994*
CT 2 28,700 0,812 0,845 2,088 0,611 0,663 21,367 0,837 0,169
CT 3 22,367 0,638 0,264 1,877 0,817 0,663 18,933 0,550 0,888
CT 4 18,700 0,825 0,983* 1,843 0,996* 0,574 19,833 0,660 0,889
Số hạt chắc/quả của đậu tƣơng do giống quyết
định, tuy nhiên chúng cũng chịu ảnh hƣởng
của phƣơng thức gieo trồng. Ở các phƣơng
thức gieo trồng khác nhau số hạt chắc/quả của
giống đậu tƣơng VX93 biến động từ 1,9 - 2,1
hạt chắc/quả trong đó các công thức thí
nghiệm có số hạt chắc/quả tƣơng đƣơng công
thức đối chứng, độ tin cậy 95%.
Khối lƣợng 1000 hạt là một trong những chỉ
tiêu tƣơng quan chặt chẽ với năng suất. Khối
lƣợng 1000 hạt ít bị thay đổi, tuy nhiên với
điều kiện chăm sóc và phƣơng thức gieo trồng
khác nhau, khối lƣợng 1000 hạt của các công
thức thí nghiệm có sự sai khác. Kết quả
nghiên cứu cho thấy khối lƣợng 1000 hạt của
các công thức biến động từ 134,1 - 140,6
gam. Các công thức thí nghiệm có trồng dày
hơn, khối lƣợng 1000 hạt thấp hơn các công
thức trồng thƣa.
Năng suất lý thuyết của một giống thể hiện
khả năng cho năng suất tối đa trong một thời
vụ. Năng suất lý thuyết là tích của các yếu tố
cấu thành năng suất. Do đó những công thức
có yếu tố cấu thành năng suất cao sẽ cho năng
suất lý thuyết cao. Năng suất lý thuyết của
giống đậu tƣơng VX93 ở các công thức biến
động từ 27,7- 35,7 tạ /ha. Gieo trồng theo
hình thức gieo vãi – cày thƣa úp đất tạo luống
cho năng suất lý thuyết cao nhất, cao hơn đối
chứng 7,0 tạ/ha chắc chắn ở mức tin cậy 95%.
Năng suất thực thu là chỉ tiêu đánh giá một
cách khách quan đặc tính tốt của giống và
đánh giá sự tác động của các biện pháp kỹ
thuật canh tác. Năng suất thực thu của các
công thức đạt từ 18,9- 21,4 tạ /ha. Trong đó
công thức 2 (21,4 tạ/ha) đạt cao nhất (cao hơn
công thức đối chứng có ý nghĩa), thấp nhất ở
công thức 3 (18,9 tạ/ha).
Tính ổn định chỉ tiêu quả chắc/cây, hạt
chắc/ quả, năng suất thực thu của phƣơng
thức gieo trồng qua các năm
Tính ổn định của các chỉ tiêu nghiên cứu
đƣợc tính toán dựa trên số liệu thí nghiệm thu
đƣợc qua 3 năm 2006, 2007 và 2008. Kết quả
đánh giá tính ổn định ở bảng 4 cho thấy:
Công thức 2 có cả ba tính trạng quả chắc/cây,
hạt chắc/quả, năng suất thực thu ổn định nhất
trong ba năm vì có hệ số hồi quy bi = 1 và có
chỉ số S2D nhỏ và không có dấu (*) (Nguyễn
Đình Hiền, 2001) [5]. Công thức 1 có trung
bình số quả chắc/cây cao và Pođ <1 đảm bảo
ổn định nhƣng năng suất thực thu có hệ số hồi
quy bi > 1 và có chỉ số S2D lớn (*). Công
thức 4 gieo giúi gốc rạ không làm đất, không
tỉa cây vì thế có số quả chắc/cây và hạt
chắc/quả không ổn định vì có hệ số hồi quy bi
Dƣơng Trung Dũng Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 115(01): 13 - 17
17
> 1 và có chỉ số S2D lớn (*). Công thức 3 có
số quả chắc/cây, số hạt chắc/quả và năng suất
thực thu ổn định trong ba năm nhƣng chỉ số
trung bình chỉ tiêu nhỏ. Từ những kết quả
phân tích, đề tài lựa chọn công thức 2 là công
thức gieo trồng mang lại năng suất ổn định
nhất.
KẾT LUẬN
Qua theo dõi thí nghiệm chúng tôi thu đƣợc
kết quả nhƣ sau:
Phƣơng thức gieo trồng có ảnh hƣởng đến
khả năng sinh trƣởng phát triển của giống đậu
tƣơng VX93 trong vụ đông. Phƣơng thức gieo
vãi – cày thƣa úp đất tạo luống (công thức 2)
cho khả năng sinh trƣởng phát triển tốt nhất.
Phƣơng thức gieo trồng có ảnh hƣởng rõ rệt
đến năng suất và các yếu tố cầu thành năng
suất đậu tƣơng VX93. Phƣơng thức gieo vãi –
cày thƣa úp đất tạo luống (công thức 2) cho
năng suất lý thuyết cao nhất 35,7 tạ/ha, năng
suất thực thu cao nhất (21,4 tạ/ha).
Số liệu thí nghiệm thu đƣợc có sự ổn định
chắc chắn qua 3 năm nghiên cứu (2006, 2007,
2008). Công thức 2 - gieo vãi – cày thƣa úp đất
tạo luống cho kết quả ổn định nhất (bi = 1).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2011),
Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khảo nghiệm giá
trị canh tác và sử dụng của giống đậu tƣơng
QCVN 01-58: 2011/BNNPTNT.
2. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Cục
trồng trọt (2011), Báo cáo sơ kết sản xuất trồng
trọt năm 2011 và kế hoạch phát triển sản xuất
trồng trọt năm 2012 các tỉnh miền núi phía Bắc.
3. Trần Văn Điền (2007), Giáo trình cây đậu
tương, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
4. Vũ Thị Thuý Hằng, Lê Thị Hạnh, Vũ Đình Hoà
(2007), “Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến
một số tính trạng và tương quan giữa chúng tới
năng suất cá thể đậu tương”, Tạp chí Nông
nghiệp và phát triển nông thôn, số (12), tr.47-51.
5. Nguyễn Đình Hiền (2001), “Chương trình
ondinh”, Bộ môn công nghệ phần mềm, Trƣờng
Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.
6. Nguyễn Tấn Hinh, Nguyễn Văn Lâm (2006),
“Kết quả chọn tạo giống đậu tương Đ2101‖, Tạp
chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, số (7),
tr.100 - 102.
7. Nguyễn Thu Huyền (2004), Nghiên cứu một số
đặc điểm sinh trưởng và thời vụ gieo trồng của
một số dòng, giống đậu tương trong điều kiện vụ
hè thu và vụ xuân trên đất Gia Lâm - Hà Nội,
Luận văn Thạc sỹ Nông nghiệp, Đại học Nông
nghiệp I, Hà Nội.
8. H. Arnold Bruns (2011), Comparisons of
Single-Row and Twin-Row Soybean Production in
the Mid-South. Agronomy Journal; 103 (3): 702
SUMMARY
STUDY EFFECTS OF SOME PLANTING METHODS ON THE GROWTH,
DEVELOPMENT AND YIELD OF VX93 SOYBEAN VARIETY
IN WINTER SEASON
Dƣơng Trung Dũng*
College of Agriculture and Forestry - TNU
Experimental aim to determine the appropriate land prepairing measures for soybean VX93 in
winter in Thai Nguyen province. The treatments included (1): traditional tillage (control ), (2) Seed
scattering – Thinly ploughing, making beds of soil, (3) Seed scattering – none ploughing ; (4)
Sowing seeds directly on rice plants after harvesting - none ploughing. The results showed that the
planting methods of Seed scattering – Thinly ploughing, making beds of soil gave the best growth
and development: highest theoretical yield 3.57 tons/ha; highest actually yield 2.14 tons/ha.
Obtained experimental data had a sure stability through 3 years of study (2006 , 2007, 2008),
treatment 2 gave the most stable results (bi = 1).
Keywords: Soybeans, Seed scattering, planting methods, winter season
Ngày nhận bài:16/12/2013; Ngày phản biện:26/12/2013; Ngày duyệt đăng: 07/02/2014
Phản biện khoa học: TS. Nguyễn Viết Hưng – Trường Đại học Nông Lâm - ĐHTN
*
Tel: 0983 753356
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_anh_huong_cua_mot_so_phuong_thuc_gieo_trong_den_s.pdf