Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân
hữu cơ như phân hữu cơ Sông Gianh, phân
chuồng và phân hữu cơ NTT ở cùng một
lượng là 5 tấn/ha trên 2 loại đất bãi và đất gò
đồi cho thấy: Loại phân hữu cơ tốt nhất cho
sắn là phân hữu cơ NTT cho năng suất củ tươi
cao nhất: 43,8 tấn/ha (giống KM414 - trên đất
đồi) và 44,1 tấn/ha (giống KM98-7 tấn/ha -
trên đất bãi), lãi thuần đạt cao nhất dao động
từ 52,66 - 53,2 triệu đồng/ha
6 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Lượt xem: 283 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ đến năng suất, chất lượng sắn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Viết Hƣng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 27 - 32
27
NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI PHÂN HỮU CƠ
ĐẾN NĂNG SUẤT, CHẤT LƢỢNG SẮN
Nguyễn Viết Hƣng*, Thái Thị Ngọc Trâm, Hoàng Kim Diệu,
Hà Thái Nguyên, Vũ Anh Thu
Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Vật liệu nghiên cứu là 2 giống sắn triển vọng KM414 và KM98-7 và các loại phân hữu cơ nhƣ
phân chuồng, phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh, phân hữu cơ NTT. Đề tài đƣợc tiến hành trên 2 loại
đất (đất gò đồi và đất bãi) tại 02 tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang trong năm 2012. Bố trí theo
phƣơng pháp ngẫu nhiên hoàn toàn mỗi công thức thí nghiệm 30m2. Mỗi công thức bao gồm 5 tấn
phân hữu cơ + 120Kg N + 60 Kg P205 + 120 Kg K20/ha, đối chứng với công thức bón phân hữu cơ
nhƣ nông dân (1 tấn phân chuồng). Kết quả nghiên cứu ảnh hƣởng của một số loại phân hữu cơ
nhƣ phân hữu cơ Sông Gianh, phân chuồng và phân hữu cơ NTT ở cùng một lƣợng là 5 tấn/ha cho
thấy: Loại phân hữu cơ tốt nhất cho sắn là phân hữu cơ NTT cho năng suất củ tƣơi cao nhất (43,8 -
44,1 tấn/ha), lãi thuần cao nhất (52,66 - 53,2 triệu đồng/ha).
Từ khóa: Phân chuồng, phân hữu cơ, phân vi sinh, sắn, cải tạo đất.
ĐẶT VẤN ĐỀ*
Sắn (Manihot esculenta Crantz) là loại cây
lƣơng thực quan trọng thứ 3 trong nền nông
nghiệp thế giới chỉ sau lúa gạo và lúa mì. Tại
châu Phi, châu Á và Mỹ Latin, hàng triệu
ngƣời sử dụng sắn nhƣ là nguồn lƣơng thực
chủ yếu nhằm đảm bảo an ninh lƣơng thực.
Đồng thời, sắn cũng là cây thức ăn gia súc,
cây nhiên liệu sinh học, cây hàng hóa xuất
khẩu quan trọng trên thế giới và Việt Nam.
Tại Việt Nam, sắn là cây lƣơng thực có diện
tích trồng và sản lƣợng lớn đứng hàng thứ ba
sau lúa và ngô. Diện tích và năng suất sắn
cũng tăng mạnh, từ hơn 277,4 ngàn ha với
năng suất 8 tấn/ha (năm 1995) đến năm 2011
diện tích trồng sắn tăng gấp đôi là 560 ngàn
ha, năng suất đạt 17,6 tấn/ha cao hơn 2,2 lần
so với năm 1995. Năng suất sắn của Việt
Nam hiện nay đứng khoảng thứ 10 trong số
các quốc gia năng suất cao, tuy nhiên, năng
suất 17,6 tấn/ha chỉ tƣơng đƣơng 50% so với
năng suất sắn tại Ấn Độ, thấp hơn năng suất
sắn tại Campuchia khoảng 18%, thấp hơn
Indonesia 15% và thấp hơn Thái Lan là 9%.
Nhƣ vậy, nếu nhƣ diện tích sắn của Việt Nam
khó có khả năng gia tăng trong những năm tới
do sự cạnh tranh của các loại cây khác cũng
*
Tel: 0912 386 574; Email: hathuyduc2002@yahoo.com
nhƣ do quy hoạch sử dụng đất thì chúng ta
vẫn còn triển vọng tăng trƣởng sản lƣợng nhờ
gia tăng năng suất nếu đƣợc đầu tƣ đúng
hƣớng về công tác chọn tạo giống và kỹ thuật
canh tác sắn bền vững.
Nhiều kết quả nghiên cứu của các tác giả
khác nhau cho thấy bón phân hữu cơ làm
giảm dung trọng đất, tăng độ xốp, điều hoà
đƣợc chế độ nhiệt và ẩm độ trong đất, dung
tích hấp thu của đất đƣợc cải thiện, nhờ đó
khả năng trao đổi ion và khoáng chất của
đất đƣợc tốt hơn. Phân hữu cơ còn có tác
dụng chuyển lân từ dạng khó tiêu thành dạng
dễ tiêu cho cây trồng [6]. Một số nghiên cứu
về cải tạo đất phiến thạch sét thoái hóa bằng
bón phân chuồng và phân xanh tăng năng suất
của cả hai cây trồng trong hệ thống xen canh
(sắn/lạc) cho thấy: Năng suất thân lá lạc tăng
134%, lạc quả tăng 23 - 39%, năng suất sắn
tăng lên 13 - 37%. Kết quả phân tích đất sau
các vụ thu hoạch đƣợc vùi phụ phế phẩm cây
họ đậu xen trong sắn sau 3 năm đã tăng tổng
số của chất hữu cơ tầng canh tác lên 0,22% và
tầng dƣới 0,19%. Các công thức có bón phân
chuồng tầng đất mặt tăng đƣợc 0,28 - 0,61%,
tầng đất dƣới tăng 0,25 - 0,82%.
Hàm lƣợng Nitơ tổng số cũng đƣợc tăng lên
sau 3 năm sản xuất liên tục trên cơ cấu sắn
xen đậu đen/lạc và vùi tàn dƣ hữu cơ của cây
Nguyễn Viết Hƣng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 27 - 32
28
đậu đen/lạc tại chỗ. Bón phân hữu cơ cũng cải
thiện chế độ lân và kali dễ tiêu trong đất.
Thông qua bón phân và trồng bằng cây phân
xanh cải tạo đất phiến thạch thoái hóa. Bón
phân chuồng, phân xanh (thân lá cốt khí) làm
tăng lân và kali dễ tiêu. Lân dễ tiêu tăng 3,45
- 7,14 ppm, và kali dễ tiêu tăng 2,33 đến 4,68
mg K/100 g đất so với trƣớc khi thí nghiệm.
Với đặc điểm canh tác nhiều năm liền, cộng
với đặc thù là đất đồi độ phì nhiêu thấp, hàng
năm lại thƣờng bị rửa trôi nên việc trồng sắn
hiện nay cũng đang đối diện với thách thức về
sự suy thoái dinh dƣỡng đất trồng. Việc bón
phân đầu tƣ cho cây sắn ban đầu cũng nhƣ sự
hoàn trả lại đất chất hữu cơ từ thân lá chƣa bù
đắp đƣợc lƣợng dinh dƣỡng mà đất mất đi
hàng năm. Do vậy, bón phân hữu cơ cho sắn
là giải pháp hữu hiệu giúp bổ sung dinh
dƣỡng cho đất, đồng thời cải tạo đất, bảo vệ
môi trƣờng. Xuất phát từ vấn đề trên, chúng
tôi tiến hành "Nghiên cứu ảnh hưởng của
một số loại phân hữu cơ đến năng suất, chất
lượng sắn".
VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
Vật liệu nghiên cứu là 2 giống sắn triển vọng
KM414 và KM98-7. Các loại phân hữu cơ
nhƣ phân chuồng, phân hữu cơ vi sinh Sông
Gianh, phân hữu cơ NTT.
Đề tài đƣợc tiến hành trên 2 loại đất (đất gò
đồi và đất bãi) tại 02 tỉnh Thái Nguyên và
Tuyên Quang trong năm 2012. Thí nghiệm
đƣợc bố trí chính quy 04 công thức 03 lần
nhắc lại trên đồng ruộng của nông dân. Bố trí
theo phƣơng pháp ngẫu nhiên hoàn toàn mỗi
công thức thí nghiệm 30m2. Mỗi một điểm
nghiên cứu đƣợc triển khai trên 02 loại đất
(đất gò đồi và đất bãi).
Công thức 1: Bón nhƣ nông dân - 1 tấn phân
chuồng (Đối chứng)
Công thức 2: 5 tấn phân hữu cơ vi sinh Sông
Gianh + 120Kg N + 60 Kg P205 + 120 Kg K20/ha
Công thức 3: 5 tấn phân chuồng + 120Kg N +
60 Kg P205 + 120 Kg K20/ha
Công thức 4: 5 tấn phân hữu cơ sinh học NTT
+ 120Kg N + 60 Kg P205 + 120 Kg K20/ha.
Quy trình kỹ thuật và các chỉ tiêu theo dõi
tuân theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về
khảo nghiệm giá trị canh tác và giá trị sử
dụng của giống sắn QCVN 01-61:
2011/BNNPTNT.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Ảnh hƣởng của loại phân hữu cơ đến năng
suất, chất lƣợng của giống sắn KM414
trên đất đồi
Trên đất gò đồi, năng suất củ tƣơi của các
công thức dao động từ 32,5 – 43,8 tấn/ha,
năng suất thân lá từ 12,7 – 22,9 tấn/ha, năng
suất sinh vật học từ 45,2 – 65,67 tấn/ha, trong
đó công thức 3, 4, 5 cao hơn đối chứng chắc
chắn ở mức tin cậy 95%. Nhận thấy trong 3
công thức phân hữu cơ, so sánh với công thức
đối chứng (bón 1 tấn Phân chuồng - bón nhƣ
nông dân), công thức 4 - 5 tấn Phân hữu cơ
NTT có năng suất củ tƣơi cao nhất (43,8
tấn/ha), cao hơn đối chứng 11,3 tấn/ha, tăng
34,77%. Đây cũng là công thức cho năng suất
thân lá cao nhất (22,9 tấn/ha), cao hơn đối
chứng 10,2 tấn/ha, tăng 80,31%; năng suất
sinh vật học cao nhất đạt 66,7 tấn/ha.
Sắn KM414 ở các công thức cho hệ số thu
hoạch khá cao từ 65,49% - 71,9%; các công
thức đều cho hệ số thu hoạch thấp hơn công
thức đối chứng từ 5,5 - 6,41%. Trong 3 loại
phân hữu cơ bao gồm: Phân chuồng, phân vi
sinh Sông Gianh và phân NTT: phân Sông
Gianh cho hệ số thu hoạch cao nhất 66,4%.
Trên đất gò đồi, tỉ lệ chất khô của các công
thức dao động từ 38,0 – 39,67 %, tỉ lệ tinh bột
từ 28,09 – 29,95 %; Công thức 2, 4 cho tỉ lệ
chất khô và tỉ lệ tinh bột cao hơn đối chứng
chắc chắn ở mức tin cậy 95%; công thức 4
cho tỉ lệ chất khô cao nhất 39,67%, tỉ lệ tinh
bột cao nhất đạt 29,95%.
Năng suất chất khô của các công thức dao
động từ 12,35 – 17,38 tấn/ha, năng suất tinh
bột từ 9,13 – 13,12 tấn/ha. Trong đó công
thức 2, 4 cho năng suất tinh bột, năng suất
chất khô cao hơn đối chứng chắc chắn ở mức
tin cậy 95%. Công thức 4 (phân hữu cơ NTT)
cho năng suất chất khô cao nhất (17,18
tấn/ha), năng suất tinh bột cao nhất (13,12
tấn/ha).
Nguyễn Viết Hƣng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 27 - 32
29
Bảng 1: Ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ đến năng suất của giống KM414 trên đất gò đồi
Công
thức
Lƣợng phân hữu cơ
NS củ tƣơi
(tấn/ha)
NS thân lá
(tấn/ha)
NSSVH
(tấn/ha)
HSTH
(%)
1 Bón nhƣ nông dân (đc) 32,5 12,7 45,2 71,90
2 5 tấn phân hữu cơ Sông Gianh 40,9 20,7 61,6 66,40
3 5 tấn phân chuồng 35,1 18,5 53,6 65,49
4 5 tấn phân hữu cơ NTT 43,8 22,9 66,7 65,67
CV % 14,0 12,4 11,6 13,3
LSD.05 2,04 1,66 7,12 6,01
Bảng 2: Ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ đến chất lượng của giống KM414 trên đất gò đồi
Công
thức
Lƣợng phân hữu cơ
Tỷ lệ chất
khô
(%)
Tỷ lệ tinh
bột (%)
Năng suất
củ khô
(tấn/ha)
Năng suất
tinh bột
(tấn/ha)
1 Bón nhƣ nông dân (đc) 38,00 28,09 12,35 9,13
2 5 tấn phân hữu cơ Sông Gianh 39,13 29,15 16,00 11,92
3 5 tấn phân chuồng 38,73 28,25 13,59 9,92
4 5 tấn phân hữu cơ NTT 39,67 29,95 17,38 13,12
CV % 8,3 5,7 10,6 15,9
LSD.05 1,06 1,19 3,22 3,37
Bảng 3: Ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ đến hiệu quả kinh tế của giống KM414 trên đất gò đồi
Công
thức
Lƣợng phân hữu cơ
Năng suất
củ tƣơi
(tấn/ha)
Tổng thu
(Tr.đ/ha)
Tổng chi
(Tr.đ/ha)
Lãi thuần
(Tr.đ/ha)
1 Bón nhƣ nông dân (đc) 32,5 58,5 17,182 41,32
2 5 tấn phân hữu cơ Sông Gianh 40,9 73,62 30,182 43,44
3 5 tấn phân chuồng 35,1 63,18 21,182 42,00
4 5 tấn phân hữu cơ NTT 43,8 78,84 26,182 52,66
Ghi chú: Phân hữu cơ Sông Gianh 2.800đ/kg (1) Phân chuồng 1000đ/kg. Phân NTT 2000đ/kg. Lượng
phân Urê bón là 260kg/ha x 9.500đ/kg = 2.470.000đ (1). Lượng phân supe lân bón 375kg/ha x 3.500đ/kg
= 1.312.000đ (2). Lượng phân Kali clorua bón 200 kg/ha x 12.000 đ/kg = 2.400.000đ (3). Công lao động 100
công/ha x 100.000đ/công = 10.000.000đ (4). Giá sắn củ tươi năm 2012 là 1.800đ/kg. Tổng chi = (1) + (2)
+ (3) + (4). Tổng thu = Năng suất củ tươi x Giá sắn củ tươi /kg.
Qua số liệu bảng 3 nhận thấy:
Với năng suất củ tƣơi từ 32,5 - 43,8 tấn/ha, các
công thức sắn cho tổng thu dao động từ 58,5 -
78,84 triệu đồng/ha; trong đó công thức 4 cho
tổng thu cao nhất. Tuy nhiên, các công thức
phân hữu cơ khác nhau cũng cho tổng chi khác
nhau dao động từ 17,182 - 30, 182 triệu
đồng/ha, công thức phân hữu cơ Sông Gianh có
tổng chi nhiều nhất. Do đó lãi thuần của các
công thức dao động từ 41,32 - 52,66 triệu
đồng/ha, công thức 4 có lãi thuần cao nhất.
Nhƣ vậy, trên đất gò đồi, sắn KM414 ở công
thức 4 cho năng suất cao nhất nên tổng thu
đạt cao nhất (78,84 triệu đồng/ha), lãi thuần
cao nhất đạt 52,66 triệu đồng/ha.
Ảnh hƣởng của loại phân hữu cơ đến năng
suất, chất lƣợng của giống sắn KM98-7
trên đất bãi
Kết quả ở bảng 4 cho thấy, trên đất bãi, năng
suất củ tƣơi của các công thức dao động từ
33,3 – 44,1 tấn/ha, năng suất thân lá từ 11,7 –
19,9 tấn/ha, năng suất sinh vật học từ 45,0 –
Nguyễn Viết Hƣng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 27 - 32
30
64,0 tấn/ha, trong đó công thức 3, 4, 5 hơn
đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%.
Nhận thấy trong 3 công thức phân hữu cơ, so
sánh với công thức đối chứng (bón 1 tấn Phân
chuồng - bón nhƣ nông dân), công thức 4 bón
5 tấn Phân hữu cơ NTT có năng suất củ tƣơi
cao nhất (44,1 tấn/ha), cao hơn đối chứng 7,8
tấn/ha, tăng 23,42%. Đây cũng là công thức
cho năng suất thân lá cao nhất (19,9 tấn/ha),
cao hơn đối chứng 8,2 tấn/ha, tăng 70,08%;
năng suất sinh vật học cao nhất đạt 61,0
tấn/ha.
Sắn KM98-7 ở các công thức cho hệ số thu
hoạch khá cao từ 67,38% - 74,00%; Trong 3
loại phân hữu cơ bao gồm: Phân chuồng,
phân vi sinh Sông Gianh và phân hữu cơ
NTT, phân Sông Gianh cho hệ số thu hoạch
cao nhất 70,77%.
Kết quả nghiên cứu ở bảng 5 cho thấy các
loại phân hữu cơ có ảnh hƣởng đến chất
lƣợng của giống sắn KM98-7. Trên đất bãi tỉ
lệ chất khô của giống sắn KM98-7 ở các công
thức dao động từ 37,05 – 38,73 %, tỉ lệ tinh
bột dao động từ 27,09 – 29,15 %; trong đó
công thức 2, 4 cho tỉ lệ tinh bột cao hơn đối
chứng từ 1,86 - 2,06%, chắc chắn ở mức tin
cậy 95%. Do vậy năng suất chất khô và năng
suất tinh bột của các công thức dao động từ
12,34 – 17,05 tấn chất khô/ha; 9,02 - 12,86
tấn tinh bột/ha; trong đó công thức 4 cho năng
suất chất khô cao hơn đối chứng, công thức 2,
3, 4 cho năng suất tinh bột cao hơn đối chứng
chắc chắn ở mức tin cậy 95%.
Bảng 4: Ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ đến năng suất của giống KM98-7 trên đất bãi
Công
thức
Lƣợng phân hữu cơ
NS củ tƣơi
(tấn/ha)
NS thân lá
(tấn/ha)
NSSVH
(tấn/ha)
HSTH
(%)
1 Bón nhƣ nông dân (đc) 33,3 11,7 45,0 74,00
2 5 tấn phân hữu cơ Sông Gianh 40,2 16,6 56,8 70,77
3 5 tấn phân chuồng 40,1 16,9 57,0 70,35
4 5 tấn phân hữu cơ NTT 44,1 19,9 64,0 67,38
CV % 16,1 9,8 10,8 10,6
LSD.05 2,45 2,89 10,87 7,01
Bảng 5: Ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ đến chất lượng của giống KM98-7 trên đất bãi
Công
thức
Lƣợng phân
hữu cơ
Tỷ lệ
chất khô
(%)
Tỷ lệ
tinh bột
(%)
Năng suất
chất khô
(tấn/ha)
Năng suất tinh
bột (tấn/ha)
1 Bón nhƣ nông dân (đc) 37,05 27,09 12,34 9,02
2 5 tấn phân hữu cơ Sông Gianh 38,13 28,95 15,33 11,64
3 5 tấn phân chuồng 38,73 28,25 15,53 11,33
4 5 tấn phân hữu cơ NTT 38,67 29,15 17,05 12,86
CV % 8,3 5,7 10,6 15,9
LSD.05 2,06 1,19 3,22 1,37
Sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế của việc sử dụng một số loại phân hữu cơ cho giống sắn KM98-7
nhận thấy: Trên đất bãi, các công thức phân hữu cơ cho năng suất củ tƣơi cao nên cho tổng thu
khá lớn dao động từ 59,94 - 79,38 triệu đồng/ha. Tuy vậy với tổng chi cao dao động từ 17,182 -
30,182 triệu đồng/ha, các công thức phân hữu cơ cho lãi thuần dao động từ 42,18 - 53,2 triệu
đồng/ha, trong đó công thức 4 bón phân hữu cơ NTT cho tổng thu cao nhất (79,38 triệu đồng/ha)
lãi thuần đạt 53,2 triệu đồng/ha. Bên cạnh đó, công thức bón phân chuồng cũng cho lãi thuần cao
đạt 51,0 triệu đồng/ha, do có chi phí không quá cao ở mức 21,182 triệu đồng/ha.
Nguyễn Viết Hƣng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 27 - 32
31
Bảng 6: Ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ đến hiệu quả kinh tế của giống KM98-7 trên đất bãi
Công
thức
Lƣợng phân hữu cơ
Năng suất củ
tƣơi (tấn/ha)
Tổng thu
(Tr.đ/ha)
Tổng chi
(Tr.đ/ha)
Lãi thuần
(Tr.đ/ha)
1 Bón nhƣ nông dân (đc) 33,3 59,94 17,182 42,76
2 5 tấn phân hữu cơ Sông Gianh 40,2 72,36 30,182 42,18
3 5 tấn phân chuồng 40,1 72,18 21,182 51,00
4 5 tấn phân hữu cơ NTT 44,1 79,38 26,182 53,20
Ghi chú: Phân hữu cơ Sông Gianh 2.800đ/kg (1) Phân chuồng 1000đ/kg. Phân NTT 2000đ/kg. Lượng
phân Urê bón là 260kg/ha x 9.500đ/kg = 2.470.000đ (1). Lượng phân supe lân bón 375kg/ha x 3.500đ/kg
= 1.312.000đ (2). Lượng phân Kali clorua bón 200 kg/ha x 12.000 đ/kg = 2.400.000đ (3). Công lao động 100
công/ha x 100.000đ/công = 10.000.000đ (4). Giá sắn củ tươi năm 2012 là 1.800đ/kg. Tổng chi = (1) + (2)
+ (3) + (4). Tổng thu = Năng suất củ tươi x Giá sắn củ tươi /kg.
KẾT LUẬN
Nghiên cứu ảnh hƣởng của một số loại phân
hữu cơ nhƣ phân hữu cơ Sông Gianh, phân
chuồng và phân hữu cơ NTT ở cùng một
lƣợng là 5 tấn/ha trên 2 loại đất bãi và đất gò
đồi cho thấy: Loại phân hữu cơ tốt nhất cho
sắn là phân hữu cơ NTT cho năng suất củ tƣơi
cao nhất: 43,8 tấn/ha (giống KM414 - trên đất
đồi) và 44,1 tấn/ha (giống KM98-7 tấn/ha -
trên đất bãi), lãi thuần đạt cao nhất dao động
từ 52,66 - 53,2 triệu đồng/ha.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Văn Biên, Hoàng Kim 1998. Sắn Việt
Nam trong vùng sắn Châu Á: hiện trạng và tiềm
năng. Trong sách: Kết quả nghiên cứu và khuyến
nông sắn Việt Nam. Thông tin về Hội thảo sắn
Việt Nam tổ chức tại Viện Khoa học Kỹ thuật
Nông nghiệp Miền Nam từ ngày 2 - 4/03/1998.
(Hoàng Kim và Nguyễn Văn Mãi). Nhà xuất bản
Nông nghiệp, TP. Hồ Chí Minh, trang 9-13.
2. Pham Van Bien, Hoang Kim, Tran Ngoc
Ngoan, Reinhardt Howeler and Joel J. Wang 2007.
New developments in the cassava sector of
Vietnam. In: CIAT 2007, Cassava research and
development in Asia. Exploring New
Opportunities for an Ancient Crop. R.H. Howeler
(Ed.). p. 25-32
_cassava
3. Bùi Bá Bổng 2012. 45th Anniversary of CIAT:
Welcome from Vietnam
blogspot.com/2012/09/45th-anniversary-of-
founding-of-ciat.html
4. Claude M.Fauquest 2008. Cassava: A Gift to
the World and a Challenge for Scientists. Paper
presented at “Cassava meeting the challenges of
the new millennium” hosted by IPBO- Ghent
University, Belgium 21-25 July
2008.
5. FAOSTAT, 2013a. Diện tích, năng suất và sản
lƣợng sắn trên thế giới . Ngày 10 tháng 03 năm
2013.
lt.aspx? PageID=567#ancor
6. FAO, 2013b. Cassava‟s huge potential as 21st
century crop. FAO Press Release
June 04, 2013, 10:20 P.M
thedominican.net/2013/06/cassava-huge-potential-
crop.html
7. Hệ thống Cây Lƣơng thực Việt Nam, 2011a.
Cây sắn Việt Nam nhìn từ mục tiêu Thái Lan.
Ngày 15 tháng 03 năm 2013.
<
ontent&view=category&id=56&layout=blog&Ite
mid=444>
8. Hệ thống Cây Lƣơng thực Việt Nam, 2011b.
“Vai trò của nhiên liệu sinh học đối với phát triển
nông nghiệp và nông thôn”, ngày 15 tháng 03 năm
2013. <
=com_content&view=article&id=1981:cay-nhien-
liu-sinh-hc-va-im-tin-tinh-hinh-phat-trin-
2010&catid=60:kinh-te-viet-nam&Itemid=417>
Nguyễn Viết Hƣng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 118(04): 27 - 32
32
SUMMARY
STUDY ON INFLUENCE OF SOME KIND OF ORGANIC FERTILIZER ON
YIELD AND QUALITY OF CASSAVA PLANTS
Nguyen Viet Hung
*
, Thai Thi Ngoc Tram, Hoang Kim Dieu,
Ha Thai Nguyen, Vu Anh Thu
College of Agriculture and Forestry - TNU
Materials research is promising varieties KM414 and KM98-7 and organic fertilizers such as
manure, organic micro-Song Gianh, NTT compost. The research was carried out on two soil types
(upland and lowland) in 02 provinces of Thai Nguyen and Tuyen Quang in 2012. Research was
arranged in randomized complete block with treatments of 30 square metres. Each treament
included 5 tons PHC 120kg N + P205 + + 60 Kg 120 Kg K20/ha, the control was fertilized manure
as farmers (1 ton/ha). The research on influence of some type of organic fertilizer as manure, Song
Gianh and NTT in the same amount of 5 tons/ha showed that the best type of organic fertilizer for
cassava was NTT whereas the highest fresh yield ranged from 43.8 to 44.1 tons/ha, the highest net
profit ranged from 52.66 to 53.2 million VND/ha).
Key words: Organic fertilizer, microbial fertilizer, cassava and soil improvement.
Ngày nhận bài:13/3/2014; Ngày phản biện:17/3/2014; Ngày duyệt đăng: 25/3/2014
Phản biện khoa học: TS. Lê Sỹ Lợi – Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên
*
Tel: 0912 386 574; Email: hathuyduc2002@yahoo.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_anh_huong_cua_mot_so_loai_phan_huu_co_den_nang_su.pdf