SUMMARY
The addition of organic compounds into the basal media in vitro enhanced the metabolic process of slow
growing plants. In this study, effects of three different groups of organic compounds, including (i) the group
of banana homogenate (BH), potato tuber sections (PTS) and coconut water (CW); (ii) the group of peptone,
triptone and yeast extract powder; and (iii) the group of spirulina algae on the growth and development of
Paphiopedilum delenatii in vitro were investigated. The results showed that all three groups stimulated the
increase of shoot number, especially spirulina algae not only stimulating the formation of the number of
multiple shoots but also increasing the survival rate of Paphiopedilum delenatii in vitro. For the experiment of
BH, PTS and CW, the highest number of shoots (3.8 shoots/explant) was obtained on the medium
supplemented with BH at the concentration of 20 g/l. For the experiment of petone, triptone and yeast extract
powder, the highest number of shoots (3.9 shoots/explant) was obtained on the medium supplemented with
yeast extract powder at the concentration of 1 g/l. For the experiment of spirulina algea, the survival rate of
explants was 100% at all concentration and the highest number of shoots (4.0 shoots/explant) was obtained at
the concentration of 50 mg/l.
7 trang |
Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 664 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số hợp chất hữu cơ lên quá trình sinh trưởng và phát triển cây lan hài hồng (Paphiopedilum delenatii) in Vitro - Nguyễn Thị Cúc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ SINH HỌC 2014, 36(1se): 250-256
250
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ HỢP CHẤT HỮU CƠ
LÊN QUÁ TRÌNH SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
CÂY LAN HÀI HỒNG (Paphiopedilum delenatii) IN VITRO
Nguyễn Thị Cúc1*, Nguyễn Văn Kết1, Dương Tấn Nhựt2, Nguyễn Thị Kim Lý3
1Trường Đại học Đà Lạt, *cucnt_nl@dlu.edu.vn
2Viện Nghiên cứu Khoa học Tây Nguyên, Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam
3Viện Di truyền Nông nghiệp
TÓM TẮT: Bổ sung các hợp chất hữu cơ vào môi trường nuôi cấy in vitro thường được thực hiện với
mục đích thúc đẩy quá trình trao đổi chất của một số cây sinh trưởng chậm. Trong nghiên cứu này, chúng
tôi khảo sát ảnh hưởng của ba nhóm hợp chất hữu cơ khác nhau: (i) nhóm chuối, khoai tây, nước dừa; (ii)
nhóm peptone, triptone, bột nấm men và (iii) nhóm tảo spirulina lên quá trình sinh trưởng và phát triển
của lan hài hồng (Paphiopedilum delenatii) in vitro. Kết quả cho thấy, cả ba nhóm hợp chất hữu cơ đều có
tác dụng làm gia tăng số lượng chồi, đặc biệt tảo spirulina không những kích thích quá trình tạo chồi mà
còn làm gia tăng tỷ lệ sống của mẫu cấy lan hài hồng in vitro. Trong nhóm chuối, khoai tây và nước dừa
thì chuối có tác động mạnh nhất lên quá trình tạo chồi và số chồi đạt cao nhất ở nồng độ 20 g/l với 3,8
chồi/mẫu cấy. Đối với nhóm peptone, triptone và bột nấm men, bột nấm men có tác động mạnh nhất lên
quá trình tạo chồi và số chồi đạt cao nhất (3,9 chồi/mẫu cấy) ở nồng độ 1 g/l bột nấm men. Tỷ lệ sống của
chồi đạt 100% khi bổ sung bột tảo spirulina và số chồi đạt cao nhất là 4,0 chồi/mẫu cấy ở nồng độ 50
mg/l.
Từ khóa: Paphiopedilum delenatii, bột nấm men, lan hài, tảo spirulina.
MỞ ĐẦU
Chi Lan hài (Paphiopedilum) gồm nhiều
loài lan quí hiếm, được tổ chức CITETS công
nhận và bảo vệ [19]. Những loài lan thuộc chi
này đang dần bị tuyệt chủng vì sự khai thác quá
mức của con người. Đặc thù riêng của chi này là
cây sinh trưởng chậm, tỷ lệ nảy mầm của hạt
trong tự nhiên rất thấp. Hiện nay, việc nghiên
cứu nhân giống lan hài rất được chú trọng nhằm
mục đích thương mại và bảo tồn nguồn gen thực
vật quí hiếm. Một số công trình nghiên cứu
nhân giống vô tính lan hài đã được công bố
như: nhân chồi từ chồi đơn [10, 12], nuôi cấy
đốt thân được kéo dài bằng đèn LED đỏ [6], gây
tổn thương chồi và nuôi cấy trên môi trường
lỏng [7], nẩy mầm cộng sinh hạt in vitro [14,
16] hoặc phương pháp tái sinh cây từ những cơ
quan khác nhau như từ hạt [4, 13], từ mô sẹo
[20], từ PLBs [14], từ lá [18], từ nụ hoa [19].
Kết quả của các nghiên cứu trên cho hệ số nhân
chồi từ 1-5 chồi/mẫu cấy và tỷ lệ tái sinh cây là
50-75%. Những kết quả này đã cho thấy, có
những thành công đáng kể trong nhân giống vô
tính lan hài, vì đây là những loài rất khó duy trì
và bảo quản trong điều kiện in vitro [18]. Tuy
nhiên, không phải tất cả các nghiên cứu này đều
có thể ứng dụng rộng rãi cho vi nhân giống
thương mại. Sự bổ sung các hợp chất hữu cơ
vào môi trường nuôi cấy in vitro nhằm thúc đẩy
quá trình sinh trưởng và phát triển của cây, đặc
biệt là những cây sinh trưởng chậm và khó nhân
giống như lan hài đã được nhiều tác giả quan
tâm nghiên cứu và cho kết quả rất khả quan.
Các nghiên cứu của Pierik et al. (1988) [13], Li
et al. (2001) [10], Chyuam et al. (2010) [2],
Songjun et al. (2012, 2013) [16, 17] đều cho
thấy, khi bổ sung các hợp chất hữu cơ vào môi
trường nuôi cấy, tỷ lệ tái sinh cây, hệ số nhân
chồi của một số loài lan hài cao hơn hẳn môi
trường không bổ sung các chất này. Các hợp
chất hữu cơ được dùng phổ biến trong nuôi cấy
in vitro như nước dừa, dịch chiết chuối, cà rốt,
khoai tây, peptone và triptone, đây là những
nhân tố đóng vai trò không kém phần quan
trọng trong quá trình nhân giống in vitro. Ngày
càng nhiều các hợp chất hữu cơ khác nhau được
phát hiện và bổ sung vào môi trường nuôi cấy in
vitro như mầm ngô, mầm đậu, dịch chiết cà
chua, để nâng cao hiệu quả nhân giống. Hiện
nay, có một loại hợp chất hữu cơ mới có nguồn
Nguyen Thi Cuc et al.
251
gốc từ thực vật, đó là bột tảo spirulina, trong tảo
spirulina có chứa các nhóm chất cần thiết cho
sự sinh trưởng và phát triển của cây như các
vitamin, các amino acid, các chất khoáng đa
lượng, vi lượng [1, 3, 5, 8, 11]. Cho đến nay,
chưa có công trình nào công bố về ảnh hưởng
của tảo spirulina lên quá trình nhân giống in
vitro. Nghiên cứu này nhằm mục đích xác định
ảnh hưởng của tảo spirulina, một số loại hợp
chất hữu cơ và nồng độ sử dụng thích hợp cho
quá trình sinh trưởng và phát triển của lan hài
hồng (Paphiopedilum delenatii) nuôi cấy in
vitro để tạo ra hệ số nhân giống cao trong thời
gian ngắn.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chồi lan hài hồng (Paphiopedilum
delenatii) in vitro gieo hạt 6 tháng tuổi có chiều
cao 10-12 mm và có 3-4 lá, do phòng Công
nghệ Sinh học Thực vật, Khoa Nông Lâm,
Trường Đại học Đà Lạt cung cấp.
Chuối, nước dừa và khoai tây; peptone,
triptone, bột nấm men (Duchefa, Hà Lan) và tảo
spirulina dạng bột (Earthrise, Hoa Kỳ) được sử
dụng.
Khảo sát ảnh hưởng của chuối, khoai tây, nước
dừa lên quá trình sinh trưởng và phát triển của
chồi lan hài hồng nuôi cấy in vitro
Tất cả các chồi dùng làm thí nghiệm để khảo
sát ảnh hưởng của các hợp chất hữu cơ được gây
tổn thương trước khi cấy. Dùng dao cấy cắt các
chồi có kích thước đồng đều nhau, đặt chồi trên
đĩa và dùng kim nhọn (Æ=0,3 mm) gây tổn
thương vào vị trí nách lá và đặt vào môi trường
nuôi cấy [7]. Môi trường nuôi cấy cơ bản là môi
trường MS có bổ sung 0,5 mg/l TDZ, 8 g/l agar,
20 g/l đường [7]. Các hợp chất hữu cơ được bổ
sung ở các nồng độ như sau: chuối: 10 g/l, 20 g/l
và 30 g/l; khoai tây: 10 g/l, 20 g/l và 30 g/l; nước
dừa: 100 ml/l, 200 ml/l và 300 ml/l.
Khảo sát ảnh hưởng của peptone, triptone, bột
nấm men lên quá trình sinh trưởng và phát triển
của chồi lan hài hồng nuôi cấy in vitro
Các chồi lan hài cũng được làm tổn thương
và môi trường nuôi cấy cơ bản cũng tương tự
như thí nghiệm trên. Peptone, triptone và bột
nấm men được bổ sung lần lượt ở các nồng độ
1 g/l, 2 g/l và 3 g/l.
Khảo sát ảnh hưởng của tảo spirulina lên quá
trình sinh trưởng và phát triển của chồi lan hài
hồng nuôi cấy in vitro
Các chồi cũng được làm tổn thương và môi
trường nuôi cấy cơ bản cũng tương tự như thí
nghiệm trên. Tảo spirulina được bổ sung ở các
nồng độ 10 mg/l, 30 mg/l, 50 mg/l và 70 mg/l.
Môi trường nuôi cấy được chuẩn pH về mức
5,2 (dùng NaOH và HCl 1N) trước khi đem hấp
vô trùng bằng autoclave ở điều kiện 1atm,
121oC trong vòng 30 phút.
Điều kiện phòng nuôi cấy là nhiệt độ
25±2oC, thời gian chiếu sáng 16 giờ/ngày,
cường độ ánh sáng 50 µmol m-2s-1. Sau 3 tháng,
các mẫu cấy được lấy số liệu.
Chỉ tiêu theo dõi số lượng lá, số lượng chồi,
chiều cao chồi và tỷ lệ sống của mẫu cấy.
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối hoàn
toàn ngẫu nhiên và được lặp lại ba lần, số liệu
được xử lý bằng phần mềm SPSS phiên bản 20.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Ảnh hưởng của chuối, khoai tây, nước dừa
lên quá trình sinh trưởng và phát triển của
chồi lan hài hồng nuôi cấy in vitro
Kết quả ở bảng 1 và hình 1A cho thấy, các
chất bổ sung khác nhau (chuối, khoai tây và
nước dừa) có ảnh hưởng khác nhau đến số lá, số
chồi, chiều cao chồi và tỷ lệ sống của chồi lan
hài hồng nuôi cấy in vitro. Trong cùng một loại
chất nồng độ khác nhau cũng có ảnh hưởng
khác nhau đến các chỉ tiêu trên.
Đối với các công thức có bổ sung chuối, khi
tăng nồng độ từ 10 đến 20 g/l số lá, số chồi,
chiều cao chồi và tỷ lệ sống tăng dần nhưng khi
tăng nồng độ lên trên 20 g/l, các chỉ tiêu trên
giảm. Khi bổ sung khoai tây ở các nồng độ 10,
20 và 30 g/l, hầu như không có tác dụng đối với
quá trình tạo chồi, tạo lá và gia tăng chiều cao
của chồi nhưng làm tăng tỷ lệ sống của mẫu
cấy. Trong các nồng độ nước dừa được khảo
sát, nồng độ 200 ml/l, thích hợp nhất cho sự tạo
chồi, tạo lá và tăng trưởng chiều cao của chồi.
Khi tăng nồng độ nước dừa lên trên 200 ml/l,
quá trình tạo chồi bị hạn chế. Trong nghiên cứu
này, số lượng chồi đạt cao nhất (3,8 chồi/mẫu
TẠP CHÍ SINH HỌC 2014, 36(1se): 250-256
252
cấy) ở công thức có bổ sung 20 g/l chuối, kết
quả này cũng tương tự với kết quả nghiên cứu
trước đây của Huang et al. (2001) [10]. Từ
những kết quả trên, có thể thấy, các chất bổ
sung như chuối, khoai tây, nước dừa có khả
năng kích thích quá trình sinh trưởng và khả
năng tạo chồi của lan hài hồng nuôi cấy in vitro.
Điều này được giải thích bởi trong các dịch
chiết này có chứa các chất có lợi cho sự sinh
trưởng phát triển của cây như các amino acid,
các loại vitamin, đường và các chất kích thích
sinh trưởng (nhóm cytokinin) [9], cũng như các
chất khoáng vô cơ như photpho, magiê, kali và
natri [15].
Hình 1. Sự sinh trưởng và phát triển của cây lan hài hồng nuôi cấy in vitro
trên môi trường có bổ sung các hợp chất hữu cơ khác nhau
A. Môi trường bổ sung chuối, khoai tây, nước dừa ở các nồng độ khác nhau; B. Môi trường bổ sung petone,
triptone, bột nấm men ở các nồng độ khác nhau; C. Môi trường bổ sung tảo spirulina ở các nồng độ khác nhau.
Ảnh hưởng của pepton, triptone, bột nấm
men lên quá trình sinh trưởng và phát triển
của chồi lan hài hồng nuôi cấy in vitro
Kết quả thu được trình bày trong bảng 2 và
hình 1B cho thấy, ở các nồng độ thích hợp của
peptone, triptone và bột nấm men có tác động
kích thích sự hình thành chồi, lá và làm gia tăng
chiều cao cây cũng như tỷ lệ sống của mẫu cấy.
Tuy nhiên, ở mỗi nồng độ khác nhau của
A B
C
Nguyen Thi Cuc et al.
253
peptone, triptone và bột nấm men cũng có sự tác
động khác nhau đến các chỉ tiêu sinh trưởng
như số lá, số chồi, tỷ lệ sống của mẫu cấy. Số
lượng chồi hình thành nhiều nhất (3,9 chồi/mẫu
cấy) khi bổ sung 1 mg/l bột nấm men, tuy
nhiên, tỷ lệ sống chỉ đạt (77,7%), trong khi đó
bổ sung 2 mg/l peptone hoặc 1 mg/l triptone, tỷ
lệ sống của mẫu cấy đạt 100%, nhưng số lượng
chồi chỉ đạt 2,9 chồi/mẫu cấy. Việc bổ sung các
hợp chất hữu cơ vào môi trường nuôi cấy đã
làm gia tăng số lượng và chiều cao chồi lan hài
theo nghiên cứu của Chyuam et al. (2010) [2] và
Songjin et al. (2012) [17]. Kết quả này do các
hợp chất có chứa các nitơ hữu cơ giúp cây dễ
hấp thu hơn các nitơ vô cơ tạo cho cây sinh
trưởng và phát triển tốt [2].
Bảng 1. Ảnh hưởng của chuối, nước dừa, khoai tây lên quá trình sinh trưởng và phát triển của chồi
lan hài hồng nuôi cấy in vitro
Công thức Số lá/mẫu cấy Số chồi/mẫu cấy Chiều cao chồi (mm) Tỷ lệ sống (%)
Đối chứng 3,8 dez 2,3 cd 13,4 e 59,2 f
10 g/l chuối 4,5 bc 3,1 b 20,2 a 74,0 cde
20 g/l chuối 5,6 a 3,8 a 19,0 ab 81,4 abc
30 g/l chuối 4,9 b 0,9 f 17,1 abcd 70,3 de
10 g/l khoai tây 3,4 e 2,8 bc 14,4 de 85,1 ab
20 g/l khoai tây 4,3 c 1,5 e 15,4 cde 88,8 a
30 g/l khoai tây 4,0 cd 1,2 ef 17,5 abcd 66,6 ef
100 ml/l nước dừa 3,7 de 2,3 d 17,3 abcd 59,2 f
200 ml/l nước dừa 4,8 b 3,2 b 17,8 abc 74,0 cde
300 ml/l nước dừa 4,0 cd 1,3 ef 16,3 bcde 77,7 bcd
ANOVAy
A
CV
*
6,19%
*
15,42%
*
9,93%
*
16,59%
y*. có ý nghĩa ở mức p ≤ 0,05; z. trong mỗi cột các giá trị với chữ cái giống nhau, sự khác biệt giữa các công
thức không có ý nghĩa bởi sự phân hạng của Duncan’s Mutiple Range Test.
Bảng 2. Ảnh hưởng của peptone, triptone, bột nấm men lên quá trình sinh trưởng và phát triển của
chồi lan hài hồng nuôi cấy in vitro
Công thức Số lá/ mẫu cấy Số chồi/ mẫu cấy Chiều cao chồi (mm) Tỷ lệ sống (%)
Đối chứng 3,8 dz 2,4 b 13,7 d 59,2 def
1g/l peptone 3,7 d 1,1 c 16,0 bc 62,9 cde
2g/l peptone 4,7 ab 2,9 b 18,7 a 100 a
3g/l peptone 3,7 d 1,2 c 13,7 d 48,1 fg
1g/l triptone 4,0 cd 2,9 b 15,4 cd 100 a
2g/l triptone 4,3 bc 1,3 c 15,4 cd 74,0 bc
3g/l triptone 3,9 d 1,1 c 16,5 bc 44,4 g
1g/l bột nấm men 3,9 d 3,9 a 15,5 cd 77,7 b
2g/l bột nấm men 3,7 d 2,6 b 16,5 bc 70,3 bcd
3g/l bột nấm men 4,8 a 1,6 c 17,7 ab 53,3 efg
ANOVAy
A
CV
*
5,44%
*
13,95%
*
6,10%
*
13,51%
Chú thích: như bảng 1.
TẠP CHÍ SINH HỌC 2014, 36(1se): 250-256
254
Bảng 3. Ảnh hưởng của tảo spirulina lên quá trình sinh trưởng và phát triển của chồi lan hài hồng
nuôi cấy in vitro
Nồng độ tảo
(mg/l) Số lá/mẫu cấy Số chồi/ mẫu cấy
Chiều cao cây
(mm) Tỷ lệ sống (%)
0 3,8 bz 2,3 c 13,5 b 59,2 b
10 4,5 b 2,3 c 16,3 b 100,0 a
30 5,5 a 3,1 b 20,3 a 100,0 a
50 5,5 a 4,0 a 23,0 a 100,0 a
70 4,0 b 3,0 b 15,2 b 100,0 a
ANOVAy
A
CV
*
6,11%
*
11,37%
*
7,65%
*
0,00%
Chú thích: như bảng 1.
Ảnh hưởng của tảo spirulina lên quá trình
sinh trưởng và phát triền của chồi lan hài
hồng nuôi cấy in vitro
Kết quả của chúng tôi cho thấy, bổ sung của
tảo spirulina có tác động tốt đến sự sinh trưởng
và phát triển của chồi lan hài hồng in vitro
(bảng 3, hình 1c). Khi tăng nồng độ tảo
spirulina, các chỉ tiêu theo dõi như số lá, số
chồi, chiều cao chồi và tỷ lệ sống của mẫu cấy
cũng tăng theo tương ứng và đạt tốt nhất khi bổ
sung 50 mg/l bột tảo. Nếu tiếp tục gia tăng nồng
độ tảo cao hơn 50 mg/l, các chỉ tiêu tăng trưởng
trên bắt đầu giảm. Thông thường, phương pháp
gây tổn thương chồi làm tăng số lượng chồi
nhưng cũng là nguyên nhân làm mẫu cấy bị chết
[7]. Bột tảo spirulina làm gia tăng tỷ lệ sống của
mẫu cấy và đạt 100%, đây là chỉ tiêu sinh
trưởng rất quan trọng trong giai đoạn nhân chồi
cây lan hài hồng. Điều này có thể giải thích,
trong thành phần của tảo có chứa nhiều amino
acid tự do, các loại vitamin như vitamin A,
vitamin B và vitamin E làm gia tăng quá trình
trao đổi chất, chống hóa nâu của mẫu cấy, giúp
mẫu cấy hấp thụ dưỡng chất tốt hơn làm cho
mẫu cấy sinh trưởng và phát triển mạnh làm gia
tăng tỷ lệ sống [1, 3, 5, 8, 11].
KẾT LUẬN
Môi trường thích hợp cho nhân chồi lan hài
hồng trong 3 loại hợp chất hữu cơ là môi trường
MS có bổ sung 0,5 mg/l TDZ, 8 g/l agar, 20 g/l
đường và 20 g/l chuối hoặc 1 g/l bột nấm men.
Bổ sung nồng độ tảo spirulina ở nồng độ 50 mg/l
vào môi trường nhân chồi làm gia tăng số lượng
chồi và tỷ lệ sống của mẫu cấy.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Aiba S., Ogawa T.,1997. Assessment of
growth yield of a blue-green algae:
Spirulina plantensis, in axenic and
continuous culture. J. Gen. Microbiol., 10:
179-182.
2. Chyuam Y. N., Norihan M. S., Faridah Q.
Z., 2010. In vitro multiplication of the rare
and endangered slipper orchid,
Paphiopedilum rothschildianum
(Orchidaceae). Af. J. Biotech., 9(14): 2062-
2068.
3. Dal B., Gerencsér Zs., Szendrő Zs., Mugnai
C., Cullere M., Ruggeri S., Mattioli S.,
Castellini C., Dalle Zotte A., 2014. Effect of
dietary supplementation
of Spirulina (Arthrospira platensis) and
Thyme (Thymus vulgaris) on rabbit meat
appearance, oxidative stability and fatty acid
profile during retail display. Meat Sci., 96
(1): 114-119.
4. Dennis P. S., Peter D. A., 1981. In vitro
germination of Paphiopedilum seed of a
completely defined medium. Sci. Hortic.,
14: 165-170.
5. Dillon J. C., Phuc A. P., Dubackq J. P.,
1995. Nutritional value of the alga
Spirulina. World Rev. Nutr. and Diet., 77:
32-46.
Nguyen Thi Cuc et al.
255
6. Duong T. N., Dang T. T. T., Nguyen T. D.,
Vu Q. L., Nguyen T. H., Kiem T. T. V.,
Chendanda C. C., 2007. In vitro sterm
elongation of Paphiopedilum delenatii
guillaumin and shoot regeneration viva
sterm node culture. Propag. Ornam. Plants,
7(1): 29-36.
7. Duong T. N., Phan T. T. T., Nguyen H. V.,
Dang T. T. T., Dinh V. K., Nguyen V. B.,
K. Tran T. V., 2005. A wounding method
and liquid culture in Paphiopedilum
delenatii propagation. Propag. Ornam.
Plants, 5(3): 156-161.
8. Henrickson R., 1989. Earth food Spirulina.
Laguna Beach, Califonia, Ronore
Enterprises Inc, 23-42.
9. Laurain D., Chenieux J., Tremouillaux-
Guiller C. J., 1993. Direct embryogenesis
from female haploid protoplasts of Ginkgo
balboa L., a medicinal woody species. Plant
Cell Rep., 12: 656-660.
10. Li C. H., Chi J. L., Ching I. K., Bau, L.H.,
Toshi M., 2001. Paphiopedilum cloning in
vitro. Sci. Hortic., 91: 111-121.
11. Naif A. A., 2013. Heavy metal analysis in
commercial Spirulina products for human
consumption. Saudi J. Biol. Sci., 20 (4):
383-388.
12. Patcharawadee W., Eric B., Kongkanda C.,
Sureeya T., 2011. Effect of cytokinins (BAP
and TDZ) and auxin (2, 4-D) on growth and
development of Paphiopedilum callosum.
Nat. Sci., 45: 12-19.
13. Pierik R. L. M., Sprenkels P. A., Harst B. V.
D., Meys Q. G. V. D., 1988. Seed
germination and further development of
plantlets of Paphiopedilum ciliolare Pfitz.
In Vitro Sci. Hortic., 34: 139-153.
14. Pou I. H., Jen T. C., Wei C. C., 2008. Plant
regeneration via protocorm-like body
formation and shoot multiplication from
seed-derived callus of a maudiae type slipper
orchid. Acta Physiol Plants, 30(5): 755-759.
15. Raghavan V., 1977. Diets and culture media
for plant embryos. In: Rechcigl, M.J.(ed.),
CRC handbook series in nutrition and food.
Taylor Francis Publisher, London, pp. 361-
413.
16. Songjun Z., Jia W., Kunlin W., Jaime A. T.
S., Jianxia Z., Jun D., 2013. In vitro
propagation of Paphiopedilum hangianum
Perner & Gruss. Sci. Hortic., 15: 147-156.
17. Songjun Z., Kunlin W., Jaime A. T. S.,
Jianxia Z., Zhilin C., Nianhe X., Jun D.,
2012. Asymbiotic seed germination,
seedling development and reintroduction of
Paphiopedilum wardii Sumerh, an
endangered terrestrial orchid. Sci. Hortic.,
138: 198-209.
18. Ting Y. C., Jen T. C., Wei C. C., 2004.
Plant regeneration through direct shoot bud
formation from leaf cultures of
Paphiopedilum orchids. Plant Cell Tiss.
Org. Cult., 76:11-15.
19. Yu J. L., Yu C. T., Yung W. S., Ruey S. L.,
Fang S. W., 2011. In vitro shoot induction
and plant regeneration from flower buds in
Paphiopedilum orchids. In Vitro Cell. Dev.
Biol. Plants, 47: 702-709.
20. Yung H. L., Chen C., Wei C. C., 2000.
Plant regeneration from callus culture of a
Paphiopedilum hybrid. Plant Cell Tiss. Org.
Cult., 62: 21-25.
TẠP CHÍ SINH HỌC 2014, 36(1se): 250-256
256
A STUDY ON EFFECTS OF ORGANIC COMPOUNDS ON THE GROWTH
AND DEVELOPMENT OF Paphiopedilum delenatii IN VITRO
Nguyen Thi Cuc1, Nguyen Van Ket1, Duong Tan Nhut2, Nguyen Thi Kim Ly3
1Da Lat University
2Tay Nguyen Institute for Scientific Research, VAST
3Argriculture Genetic Institute
SUMMARY
The addition of organic compounds into the basal media in vitro enhanced the metabolic process of slow
growing plants. In this study, effects of three different groups of organic compounds, including (i) the group
of banana homogenate (BH), potato tuber sections (PTS) and coconut water (CW); (ii) the group of peptone,
triptone and yeast extract powder; and (iii) the group of spirulina algae on the growth and development of
Paphiopedilum delenatii in vitro were investigated. The results showed that all three groups stimulated the
increase of shoot number, especially spirulina algae not only stimulating the formation of the number of
multiple shoots but also increasing the survival rate of Paphiopedilum delenatii in vitro. For the experiment of
BH, PTS and CW, the highest number of shoots (3.8 shoots/explant) was obtained on the medium
supplemented with BH at the concentration of 20 g/l. For the experiment of petone, triptone and yeast extract
powder, the highest number of shoots (3.9 shoots/explant) was obtained on the medium supplemented with
yeast extract powder at the concentration of 1 g/l. For the experiment of spirulina algea, the survival rate of
explants was 100% at all concentration and the highest number of shoots (4.0 shoots/explant) was obtained at
the concentration of 50 mg/l.
Keywords: Paphiopedilum delenatii, spirulina algae, yeast extract powder.
Ngày nhận bài: 15-7-2013
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 4403_15721_1_pb_3563_5585_2017914.pdf