Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của giống sắn KM414 và HL 2004-28 tại Thái Nguyên

Về sinh trưởng, phát triển của 2 giống sắn: Các giống sắn tham gia thí nghiệm ở các công thức khác nhau cũng có tốc độ tăng trưởng khác nhau. Cả 2 giống sắn KM414, HL28 ở công thức 4 mật độ trồng (10.000 cây/ha) cho tốc độ tăng trưởng ổn định và mạnh nhất. Về năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế: Ở công thức 4 mật độ 10.000 cây/ha 2 giống sắn KM414 và HL28 cho năng suất củ tươi đạt (44,77 tấn/ha và 40,77 tấn/ha), cũng như chất lượng và lãi thuần đạt (46,44 - 52,44 triệu đồng/ha), đều cao hơn công thức đối chứng và các công thức khác. Trong đó: Giống KM414 cho năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao hơn giống HL28. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu thì có thể phổ biến giống sắn KM414 và giống HL28 trồng với mật độ 10.000 cây/ha (khoảng cách 1,0 x 1,0 m) vào sản xuất sẽ cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao đối với tỉnh Thái Nguyên cũng như một số vùng trồng sắn ở khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam. Để có kết luận chính xác phục vụ sản xuất ở tỉnh Thái Nguyên cũng như một số tỉnh Trung du miền núi phía Bắc cần tiếp tục nghiên cứu đề tài này sâu hơn vào những năm tiếp theo.

pdf7 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 25/03/2022 | Lượt xem: 180 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của giống sắn KM414 và HL 2004-28 tại Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Viết Hƣng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 115(01): 115 - 121 115 NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA MẬT ĐỘ TRỒNG ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA GIỐNG SẮN KM414 VÀ HL 2004-28 TẠI THÁI NGUYÊN Nguyễn Viết Hƣng, Trần Văn Điền, Phạm Thị Thu Huyền*, Thái Thị Ngọc Trâm Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hƣởng của các mức mật độ từ 8.333 – 16667 cây/ha cho kết quả: Cả 2 giống sắn KM414, HL28 ở công thức 4 mật độ trồng (10.000 cây/ha) cho tốc độ tăng trƣởng ổn định và mạnh nhất. Ở công thức 4 mật độ 10.000 cây/ha 2 giống sắn KM414 và HL28 cho năng suất củ tƣơi đạt (44,77 tấn/ha và 40,77 tấn/ha); chất lƣợng và lãi thuần (46,44 - 52,44 triệu đồng/ha), đều cao hơn công thức đối chứng và các công thức khác. Trong đó: Giống KM414 cho năng suất, chất lƣợng và hiệu quả kinh tế cao hơn giống HL28. Có thể phổ biến giống sắn KM414 và giống HL28 trồng với mật độ 10.000 cây/ha (khoảng cách 1,0 x 1,0 m) vào sản xuất sẽ cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao đối với tỉnh Thái Nguyên cũng nhƣ một số vùng trồng sắn ở khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam. Từ khóa: Mật độ, năng suất, phát triển, sinh trưởng, sắn. ĐẶT VẤN ĐỀ* Ở nƣớc ta những năm gần đây, cây sắn thực sự đã trở thành cây hàng hoá góp phần rất lớn trong công cuộc xóa đói giảm nghèo cho nông dân vùng cao, vùng sâu, vùng xa, Từ khi sắn trở thành nguyên liệu sản xuất ethanol đã đánh dấu một bƣớc ngoặc lớn trong lịch sử cây sắn. Vì vậy, sắn càng trở nên có giá trị cao nhờ vào sản phẩm của nó. Cây sắn đã và đang là cây trồng đƣợc ƣu tiên nghiên cứu phát triển trong tầm nhìn chiến lƣợc đến năm 2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Nguyễn Hữu Hỷ, 2012) [3]. Diện tích, năng suất và sản lƣợng sắn ở nƣớc ta đã liên tục tăng lên trong hơn một thập niên trở lại đây; năm 2000 diện tích sắn đạt từ 237.600 ha, sản lƣợng 1.986,3 nghìn tấn, năng suất đạt 8,4 tấn/ha. Năm 2010, diện tích sắn toàn quốc đạt 496.200 ha, sản lƣợng đạt 8.521,6 nghìn tấn, năng suất củ tƣơi bình quân 17,2 tấn/ha (Tổng cục Thống kê, 2011) [5]. So với năm 2000, sản lƣợng sắn đã tăng hơn 4,2 lần, năng suất sắn đã tăng gấp đôi. Việt Nam hiện đã trở thành nƣớc xuất khẩu tinh bột sắn đứng thứ hai trên thế giới, sau Thái Lan. * Tel: 0912 386574, Email: hathuyduc2002@yahoo.com Vào những năm cuối thế kỷ 20, chúng ta đã chứng kiến những biến đổi sâu sắc trong nghề trồng sắn ở nƣớc ta. Đó là sự hoán vị từ chỗ sắn là cây trồng của ngƣời nghèo bị lãng quên trong nghiên cứu để trở thành cây trồng hàng hóa với mặt hàng xuất khẩu chính là tinh bột sắn. Bƣớc sang thế kỷ 21, cây sắn của nƣớc ta đang đứng trƣớc những cơ hội và thách thức mới. Đặc biệt là những thách thức về sản xuất sắn bền vững. Vì vậy, việc nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích đất trồng sắn trên cơ sở áp dụng tổng hợp các biện pháp kỹ thuật tiến bộ nhƣ sử dụng giống sắn mới có năng suất bột cao kết hợp với bón phân hợp lý, trồng xen, hệ thống canh tác thích hợp trên đất dốc, rải vụ thu hoạch sẽ là những yếu tố đảm bảo phát triển bền vững cây sắn. Mật độ trồng sắn thích hợp đƣợc dựa trên cơ sở điều kiện đất đai, mức độ thâm canh và giống sắn. Ở Việt Nam mật độ trồng sắn thích hợp đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao với các giống sắn KM60, KM94 trồng vụ đầu mùa mƣa trên đất đỏ ở Đông Nam Bộ là 10.000 cây/ha và trên đất xám là 11.080 cây/ha (Nguyễn Hữu Hỷ, 2011) [3]. Theo Nguyễn Viết Hƣng (2004) [2] thì mật độ thích hợp cho giống sắn KM94 và KM98-7 đƣợc trồng ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam Nguyễn Viết Hƣng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 115(01): 115 - 121 116 là 15.625 cây/ha và 12.500 cây/ha sẽ cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp từ nhiều kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học và đƣa ra nguyên tắc chung cho trồng sắn là đất tốt trồng thƣa, đất xấu trồng dày hơn. Ở đất tốt khoảng cách 1,0m x 1,0m (tƣơng ứng mật độ 10.000 hom/ha); Ở vùng đất xấu khoảng cách trồng là 1,0m x 0,7m (mật độ 14.000 hom/ha). Nhƣ vậy với từng điều kiện sinh thái, từng nơi mà trồng với mật độ trồng sắn thích hợp để đạt năng suất, chất lƣợng tốt và hiệu quả kinh tế cao. Nhằm đáp ứng định hƣớng nghiên cứu và phát triển sắn của Việt Nam đến 2020 là nghiên cứu hoàn thiện quy trình kỹ thuật canh tác sắn tiên tiến, xây dựng và mở rộng mô hình canh tác sắn đạt năng suất và hiệu qủa kinh tế cao theo hƣớng bền vững phù hợp với từng vùng sinh thái, đƣa năng suất sắn Việt Nam tƣơng đƣơng với năng suất sắn của những nƣớc hàng đầu trong khu vực, chúng tôi tiến hành nghiên cứu ảnh hƣởng của mật độ trồng đến khả năng sinh trƣởng và phát triển của giống sắn KM414 và HL2004- 28 tại Thái Nguyên. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Vật liệu nghiên cứu: Gồm 2 giống sắn KM414 và HL2004-28. Nghiên cứu đƣợc tiến hành tại Khu cây trồng cạn – Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Thời gian nghiên cứu từ tháng 3 năm 2012 đến tháng 1 năm 2012. Công thức 1: Trồng khoảng cách 0,8 x 0,8m (mật độ 15.625 cây/ha) – Nhƣ mật độ nông dân trồng – đối chứng. Công thức 2: Trồng khoảng cách 1,0 x 0,6 m (mật độ 16.667 cây/ha) Công thức 3: Trồng khoảng cách 1,0 x 0,8m (mật độ 12.500 cây/ha) Công thức 4: Trồng khoảng cách 1,0 x 1,0m (mật độ 10.000 cây/ha) Công thức 5: Trồng khoảng cách 1,0 m x 1,2m (mật độ 8.333 cây/ha). Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu ảnh hƣởng của mật độ trồng đến đặc điểm nông sinh học của 2 giống sắn tham gia thí nghiệm. Nghiên cứu ảnh hƣởng của mật độ trồng đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của 2 giống sắn tham gia thí nghiệm. Nghiên cứu ảnh hƣởng của một độ trồng đến chất lƣợng của 2 giống sắn tham gia thí nghiệm. Nghiên cứu ảnh hƣởng của mật độ trồng đến hiệu quả kinh tế của 2 giống sắn tham gia thí nghiệm. Phƣơng pháp nghiên cứu Thí nghiệm đƣợc bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn toàn, với 3 lần nhắc lại. Diện tích ô thí nghiệm: 6m x 5 = 30m2. Tổng diện tích thí nghiệm: 450m2/thí nghiệm x 2 thí nghiệm = 900m 2. Mỗi công thức (mật độ trồng) có 2 giống, gồm Giống KM 414 và HL28. Thời vụ trồng: Ngày 16, 17/3/2012 và thu hoạch ngày 7,8/1/2013. Phân bón: 8 tấn phân chuồng + 90kgN + 60kgP205 + 90kgK20/ha. Quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc và các chỉ tiêu theo dõi áp dụng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống sắn (QCVN 01 – 61 : 2011/BNNPTNT) [1]. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Ảnh hƣởng của mật độ trồng đến đặc điểm nông sinh học Với giống KM414: Đƣờng kính gốc giống sắn KM414 dao động từ 1,85 – 2,35 cm. Chiều cao thân chính của các công thức dao động từ 205,5 – 269,1 cm. Chiều cao toàn cây dao động từ 263,2 – 320,6 cm. Công thức mật độ 4 và 5 cho kết quả đƣờng kính gốc, chiều cao thân chính và chiều cao toàn cây lớn hơn công thức đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Tổng số lá trên cây dao động từ 110,0 – 130,0 lá/cây. Công thức 4 (10.000 cây/ha) cho kết quả tổng số lá trên cây cao nhất, hơn công thức đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Các công thức còn lại cho đặc điểm nông sinh học tƣơng đƣơng công thức đối chứng. Nguyễn Viết Hƣng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 115(01): 115 - 121 117 Bảng 1: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến đặc điểm nông sinh học của 2 giống sắn tham gia thí nghiệm tại trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên Công thức Mật độ trồng (cây/ha) Đƣờng kính gốc (Cm) Chiều cao thân chính (cm) Chiều cao toàn cây (cm) Tổng số lá/cây (lá) KM414 HL28 KM414 HL28 KM414 HL28 KM414 HL28 1 15.625 (đc) 2,03 2,43 214,6 254,4 279,6 316,7 116,7 126,0 2 16.667 1,85 2,41 205,5 271,1 263,2 313,9 110,0 129,7 3 12.500 2,16 2,55 227,9 277,1 290,7 339,1 119,0 130,3 4 10.000 2,35 2,47 269,1 255,3 320,6 315,8 130,0 126,3 5 8.333 2,33 2,46 243,3 262,5 314,0 322,0 119,0 124,7 CV% 10,0 11,3 11,5 11,9 12,5 12,4 11,8 11,9 LSD.05 0,19 0,11 21,12 17,38 23,55 19,21 13,27 11,53 Bảng 2: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến các yếu tố cấu thành năng suất của 2 giống sắn tham gia thí nghiệm tại trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên Công thức Mật độ trồng (cây/ha) Chiều dài củ (Cm) Đƣờng kính củ (cm) Số củ/gốc (củ) Khối lƣợng củ/gốc (Kg) Khối lƣợng thân lá/gốc (Kg) KM414 HL-28 KM414 HL-28 KM414 HL-28 KM414 HL-28 KM414 HL-28 1 15.625 (đc) 22,22 27,48 4,2 4,18 8,8 9,47 2,48 2,15 1,38 1,85 2 16.667 23,42 25,18 4,26 4,06 7,4 8,6 2,25 1,91 1,24 1,63 3 12.500 24,33 25,48 4,21 4,34 10,07 10,6 3,17 3,27 1,76 2,65 4 10.000 25,91 21,97 4,33 4,26 9,27 10,2 4,48 4,08 2,53 2,45 5 8.333 27,50 25,28 4,37 4,31 9,53 9,13 5,20 4,59 2,69 2,85 CV% 14,7 14,5 6,9 5,2 12,7 12,7 4,9 8,9 16,9 8,0 LSD.05 3,38 2,54 0,14 0,12 0,43 0,59 2,11 1,09 0,27 0,62 Với giống HL28, đƣờng kính gốc giống sắn HL28 dao động từ 2,41 – 2,55 cm. Công thức mật độ 3 cho kết quả đƣờng kính gốc lớn hơn công thức đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Chiều cao thân chính của các công thức dao động từ 254,4 – 277,1 cm. Công thức mật độ 3 cho kết quả chiều cao thân chính lớn hơn công thức đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Chiều cao toàn cây dao động từ 313,9 – 339,1 cm. Công thức mật độ 3 cho kết quả chiều cao toàn cây lớn hơn công thức đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Tổng số lá trên cây dao động từ 124,7 – 130,3 lá/cây. Các công thức thí nghiệm cho đặc điểm nông sinh học tƣơng đƣơng công thức đối chứng. Nhƣ vậy, có thể nhận thấy trong vụ sắn năm 2012, giống sắn KM414 cho kết quả đặc điểm nông sinh học trội hơn ở công thức 4; giống sắn HL28 cho kết quả đặc điểm nông sinh học trội hơn ở công thức 3. Ở các giống khác nhau đặc điểm nông sinh học của 2 giống KM414 và HL28 cũng khác nhau. Ảnh hƣởng của mật độ trồng đến năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất Với giống KM414: Chiều dài củ của các công thức dao động từ 22,22 – 27,5 cm. Công thức mật độ số 4, 5 cho chiều dài củ hơn đối chứng (ý nghĩa tin cậy 95%). Đƣờng kính củ dao động từ 4,2 – 4,37 cm, công thức 5 cho đƣờng kính củ hơn đối chứng (ý nghĩa tin cậy 95%). Số củ trên gốc dao động từ 7,4 – 10,07 củ/gốc; công thức 3, 4, 5 cho số củ trên gốc hơn đối chứng (ý nghĩa tin cậy 95%). Khối lƣợng trung bình củ dao động từ 2,25 – 5,20 kg; công thức 5 cho khối lƣợng trung bình củ hơn đối chứng (ý nghĩa tin cậy 95%). Khối lƣợng thân lá trên gốc dao động từ 1,85 – 2,69 kg; công thức 3, 4, 5 cho khối lƣợng thân lá cao hơn đối chứng (ý nghĩa tin cậy 95%). Các công thức còn lại cho các yếu tố cấu thành năng suất tƣơng đƣơng công thức đối chứng. Giống HL28, Chiều dài củ của các công thức dao động từ 21,97 – 27,48 cm. Các công thức mật độ cho chiều dài củ tƣơng đƣơng đối chứng (ý nghĩa tin cậy 95%). Đƣờng kính củ dao động từ 4,06 – 4,34 cm, công thức 3 và 5 Nguyễn Viết Hƣng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 115(01): 115 - 121 118 cho đƣờng kính củ hơn đối chứng (ý nghĩa tin cậy 95%). Số củ trên gốc dao động từ 8,6 – 10,6 củ/gốc; công thức 3 và 4 cho số củ trên gốc hơn đối chứng (ý nghĩa tin cậy 95%). Khối lƣợng trung bình củ dao động từ 1,91 – 4,59 kg; công thức 3, 4 và 5 cho khối lƣợng trung bình củ hơn đối chứng (ý nghĩa tin cậy 95%). Khối lƣợng thân lá trên gốc dao động từ 1,63 – 2,85 kg; công thức 3 và 5 cho khối lƣợng thân lá cao hơn đối chứng (ý nghĩa tin cậy 95%). Các công thức còn lại cho các yếu tố cấu thành năng suất tƣơng đƣơng công thức đối chứng. Nhận thấy: Các yếu tố cấu thành năng suất của giống KM414 ở công thức 3, 4 và 5 đều hơn công thức đối chứng và công thức 2, giống HL28 ở công thức 3 và 4 đều hơn công thức đối chứng; trong đó trừ chiều dài củ giống KM414 có khối lƣợng củ/gốc ở 5 công thức trội hơn giống HL28. Với giống KM414, năng suất củ tƣơi của các công thức dao động từ 37,44 – 44,77 tấn/ha. Công thức 4 và 5 cho năng suất củ tƣơi cao hơn công thức đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Năng suất thân lá của các công thức dao động từ 20,7 – 25,3 tấn/ha; Năng suất sinh vật học của các công thức dao động từ 58,1 – 70,1 tấn/ha; công thức 4 cho năng suất thân lá và năng suất sinh vật học cao nhất, cao hơn đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Hệ số thu hoạch của các công thức dao động từ 64,0 – 66,0% trong đó công thức 5 cho hệ số thu hoạch cao nhất, hơn đối chứng có ý nghĩa. Các công thức mật độ khác có năng suất tƣơng đƣơng đối chứng. Giống HL28, năng suất củ tƣơi của các công thức dao động từ 31,83 – 40,83 tấn/ha. Công thức 3 và 4 cho năng suất củ tƣơi cao hơn công thức đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Năng suất thân lá của các công thức dao động từ 24,5 – 33,3 tấn/ha; Công thức 5 cho kết quả năng suất thân lá sai khác với công thức đối chứng không có ý nghĩa; các công thức còn lại cho năng suất thân lá tƣơng đƣơng công thức đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%; Năng suất sinh vật học của các công thức dao động từ 58,9 – 74,0 tấn/ha; công thức 3 cho năng suất thân lá và năng suất sinh vật học cao nhất, cao hơn đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Hệ số thu hoạch của các công thức dao động từ 53,3 – 62,5 % trong đó công thức 4 và 5 cho hệ số thu hoạch cao hơn đối chứng có ý nghĩa. Các công thức mật độ khác có năng suất tƣơng đƣơng đối chứng. Nhận thấy, năng suất củ tƣơi, năng suất thân lá, năng suất sinh vật học của 5 công thức thí nghiệm thì giống KM414 ở các công thức 4 và 5 và giống HL28 ở công thức 3 và 4 cao hơn công thức đối chứng và các công thức còn lại. Còn ở công thức 4 và 5 giống KM414 có năng suất cao hơn giống HL28. Bảng 3: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất của 2 giống sắn tham gia thí nghiệm tại trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên Công thức Mật độ trồng (cây/ha) NS củ tƣơi (tấn/ha) NS thân lá (tấn/ha) NSSVH (tấn/ha) HSTH (%) KM414 HL28 KM414 HL28 KM414 HL28 KM414 HL28 1 15.625 (đc) 38,70 33,65 21,6 28,9 60,3 62,5 64,3 54,0 2 16.667 37,44 31,83 20,7 27,1 58,1 58,9 64,9 53,3 3 12.500 39,58 40,83 22,0 33,2 61,6 74,0 64,6 55,3 4 10.000 44,77 40,77 25,3 24,5 70,1 65,3 64,0 62,5 5 8.333 43,36 38,28 22,4 23,8 65,7 62,1 66,0 61,8 CV% 5,6 12,8 9,2 8,7 6,7 6,5 7,9 9,4 LSD.05 4,21 7,34 3,15 4,58 6,23 6,69 1,33 7,47 Nguyễn Viết Hƣng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 115(01): 115 - 121 119 Bảng 4: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến chất lượng của 2 giống sắn tham gia thí nghiệm tại trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên Công thức Mật độ trồng (cây/ha) Tỷ lệ chất khô (%) Tỷ lệ tinh bột (%) Năng suất củ khô (tấn/ha) Năng suất tinh bột (tấn/ha) KM414 HL28 KM414 HL28 KM414 HL28 KM414 HL28 1 15.625 37,32 38,2 25,75 26,87 14,43 12,86 9,96 9,04 2 16.667 37,87 36,92 26,37 25,38 14,16 11,72 9,84 8,05 3 12.500 38,97 37,63 27,8 26,10 15,42 15,37 11,00 10,66 4 10.000 38,00 37,55 26,58 26,00 16,96 15,31 11,83 10,60 5 8.333 38,65 37,62 27,45 26,15 16,76 14,41 11,90 10,02 CV% 3,2 2,3 5,7 4,1 5,0 12,4 6,1 8,5 LSD.05 1,32 0,96 1,53 1,22 1,98 2,13 1,62 1,47 Bảng 5: Ảnh hưởng của mật độ trồng đến hiệu quả kinh tế của 2 giống sắn tham gia thí nghiệm tại trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên Công thức Mật độ trồng (cây/ha) Năng suất củ tƣơi (tấn/ha) Tổng thu (Triệu đồng/ha) Tổng chi (Triệu đồng/ha) Lãi thuần (Triệu đồng/ha) KM414 HL28 KM414 HL28 KM414 HL28 KM414 HL28 1 15.625 (đc) 38,70 33,65 58,05 50,48 16,11 16,11 41,94 34,36 2 16.667 37,44 31,83 56,16 47,75 16,81 16,81 39,35 30,93 3 12.500 39,58 40,83 59,37 61,25 15,41 15,41 43,96 45,83 4 10.000 44,77 40,77 67,16 61,16 14,71 14,71 52,44 46,44 5 8.333 43,36 38,28 65,04 57,42 14,01 14,01 51,03 43,41 Ghi chú: Phân hữu cơ 8000kg/ha x 500đ/kg = 4.000.000đ (1). Lượng phân Urê bón là 130kg/ha x 10.500/kg = 1.365.000đ (2). Lượng phân Supelân bón 243 kg/ha x 2.900đ/kg = 704.700đ (3). Lượng phân Kalyclorua bón 143 kg/ha x 11.500đ/kg = 1.644.500đ (4). Công lao động CT 1 là 120 công/ha x 70.000đ/công = 8.400.000đ. Công lao động CT 2 là 130 công/ha x 70.000đ/công = 9.100.000đ. Công lao động CT 3 là 110 công/ ha x 70.000đ/công = 7.700.000đ. Công lao động CT 4 là 100 công/ha x 70.000đ/công = 7.000.000đ. Công lao động CT 5 là 90 công/ha x 70.000đ/công = 6.300.000đ (5). Giá sắn 2012: 1500đ/kg. Tổng chi: 1 + 2 + 3 + 4 +5. Tổng thu: NS củ tươi x Giá sắn tươi. Lãi thuần: Tổng thu – tổng chi. Ảnh hưởng của một độ trồng đến chất lượng Giống KM414, tỉ lệ chất khô của các công thức dao động từ 37,32 – 38,97%; công thức 3 và 5 cho tỉ lệ chất khô cao hơn đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Tỉ lệ tinh bột dao động từ 25,75 – 27,45%; công thức 3 và 5 cho tỉ lệ tinh bột cao hơn đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Năng suất củ khô dao động từ 14,16 – 16,96 tấn/ha; công thức 3 và 4 có năng suất củ khô cao hơn đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Năng suất tinh bột dao động từ 9,84 – 11,90 tấn/ha trong đó công thức 4 và 5 cho năng suất tinh bột cao hơn công thức đối chứng (mức tin cậy 95%). Các công thức còn lại cho chất lƣợng tƣơng đƣơng công thức đối chứng. Giống HL28, các công thức mật độ khác nhau cho chất lƣợng sắn khác nhau có ý nghĩa ở mức tin cậy 95%. Tỉ lệ chất khô của các công thức dao động từ 36,92 – 38,2%;. Tỉ lệ tinh bột của các công thức dao động từ 25,38 – 26,87%; công thức 2 có tỉ lệ chất khô và tỉ lệ tinh bột thấp nhất, sai khác không có ý nghĩa so với đối chứng. Năng suất củ khô dao động từ 11,72 – 15,37 tấn/ha; công thức 3 và 4 có năng suất củ khô cao hơn đối chứng chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Năng suất tinh bột dao động từ 8,05 – 10,66 tấn/ha trong đó công thức 3 và 4 cho năng suất tinh bột cao hơn công thức đối chứng (mức tin cậy 95%). Các công thức còn lại cho chất lƣợng sắn tƣơng đƣơng công thức đối chứng. Nhận thấy, trong 5 công thức thí nghiệm chất lƣợng sắn KM414 ở công thức 2, 3, 4 và 5 đều tốt hơn công thức đối chứng. Trong 2 giống sắn nghiên cứu, giống KM414 có tỷ lệ chất khô, lỷ lệ tinh bột, năng suất củ khô và tinh bột đều cao hơn giống HL28. Nguyễn Viết Hƣng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 115(01): 115 - 121 120 Ảnh hƣởng của mật độ trồng đến hiệu quả kinh tế Với giống sắn KM414, công thức 4 cho năng suất củ tƣơi cao nhất (44,77 tấn/ha) nên tổng thu đạt cao nhất (67,16 triệu đồng/ha); với chi phí là 14,71 triệu đồng/ha nên đây cũng là công thức cho lãi thuần cao nhất (52,44 triệu đồng/ha). Với giống sắn HL28, công thức 3 cho năng suất củ tƣơi cao nhất (40,83 tấn/ha) nên tổng thu đạt cao nhất (61,25 triệu đồng/ha); song do với chi phí là 15,41 triệu đồng/ha nên chỉ cho lãi thuần là 45,83 triệu đồng/ha, thấp hơn công thức 4 (lãi thuần đạt 46,44 triệu đồng/ha). Nhận thấy, công thức 4 và 5 cho hiệu quả kinh tế cao nhất khi trồng giống sắn KM414, với giống HL28, và công thức 3 và 4 cho năng suất và tổng thu cao nhất, song công thức 4 cho lãi thuần cao nhất ở cả 2 giống. Trong đó: Giống KM414 cho hiệu quả kinh tế cao hơn giống HL28. KẾT LUẬN Về sinh trƣởng, phát triển của 2 giống sắn: Các giống sắn tham gia thí nghiệm ở các công thức khác nhau cũng có tốc độ tăng trƣởng khác nhau. Cả 2 giống sắn KM414, HL28 ở công thức 4 mật độ trồng (10.000 cây/ha) cho tốc độ tăng trƣởng ổn định và mạnh nhất. Về năng suất, chất lƣợng và hiệu quả kinh tế: Ở công thức 4 mật độ 10.000 cây/ha 2 giống sắn KM414 và HL28 cho năng suất củ tƣơi đạt (44,77 tấn/ha và 40,77 tấn/ha), cũng nhƣ chất lƣợng và lãi thuần đạt (46,44 - 52,44 triệu đồng/ha), đều cao hơn công thức đối chứng và các công thức khác. Trong đó: Giống KM414 cho năng suất, chất lƣợng và hiệu quả kinh tế cao hơn giống HL28. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu thì có thể phổ biến giống sắn KM414 và giống HL28 trồng với mật độ 10.000 cây/ha (khoảng cách 1,0 x 1,0 m) vào sản xuất sẽ cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao đối với tỉnh Thái Nguyên cũng nhƣ một số vùng trồng sắn ở khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam. Để có kết luận chính xác phục vụ sản xuất ở tỉnh Thái Nguyên cũng nhƣ một số tỉnh Trung du miền núi phía Bắc cần tiếp tục nghiên cứu đề tài này sâu hơn vào những năm tiếp theo. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2011). Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống sắn QCVN 01 – 61 : 2011/BNNPTNT. 2. Nguyễn Viết Hƣng (2004). Luận án Tiến sỹ “Nghiên cứu ảnh hưởng của khí hậu, đất đai và biện pháp kỹ thuật canh tác chủ yếu đến năng suất, chất lượng của một số dòng, giống sắn”. Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên 3. Nguyễn Hữu Hỷ, Đinh Văn Cƣờng, Phạm Thị Nhạn, Nguyễn Trọng Hiển, Nguyễn Viết Hƣng (2012). Một số kết quả nghiên cứu sắn giai đoạn 2007- 2012. Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền nam. Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm nông nghiệp Hƣng Lộc. 4. Nguyễn Hữu Hỷ, Trần Công Khanh (2011). Báo cáo tổng kết đề tài Nghiên cứu chọn tạo giống sắn và biện pháp kỹ thuật canh tác sắn bền vững ở vùng Đông nam bộ và Tây Nguyên (2007 – 2010). 5. Tổng cục thống kê, 2011. 6. Anneke M. Fermont, Pablo A. Tittonell, Yona Baguma, Pheneas Ntawuruhunga and Ken E. Giller (2005). Towards understanding factors that govern fertilizer response in cassava: lessons from East Africa Nguyễn Viết Hƣng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 115(01): 115 - 121 121 SUMMARY STUDY ON INFLUENCE OF PLANT DENSITY ON THE GROWTH AND DEVELOPMENT OF KM414 AND HL2004-28 CASSAVA VARIETIES IN THAI NGUYEN Nguyen Viet Hung, Tran Van Đien, Pham Thi Thu Huyen * ,Thai Thi Ngoc Trâm College of Agriculture and Forestry - TNU The experiment included plant densities ranged from 8333-16667 plants/ha. The result showed that: Both varieties KM414 and HL28 in treatment 4 (10.000 plants/ha) had the most stable and strongest growth. In treatment 4 (10.000 plants/ha), KM414 and HL28 varieties reached the highest fresh tuber yield (44.77 tons/ha and 40.77 tons/ha), highest quality and net interest (46.44 - 52.44 million/ha) , which higher than the control and other treatments. KM414 had higher yield, quality and economic efficiency than HL28. It could be planted the KM414 and HL2004-28 at plant density of 10.000 plants/ha (1.0 x 1.0 m spacing) in Thai Nguyen province as well as other cassava cultivation areas in the northern mountainous region of Vietnam to get high yield and economic effeciency. Keywords: Plant density, cassava, productivity, development, growth Ngày nhận bài:; Ngày phản biện:; Ngày duyệt đăng: Phản biện khoa học: * Tel: 0912 386574, Email: hathuyduc2002@yahoo.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfnghien_cuu_anh_huong_cua_mat_do_trong_den_kha_nang_sinh_truo.pdf
Tài liệu liên quan