1. Kết luận
Có thể thay 4% bột cá trong thức ăn bằng đậu
tương mà không ảnh hưởng đến tỉ lệ sống, tăng
trưởng, nhưng tỉ lệ dị hình còn cao.
2. Kiến nghị
- Cá lăng là loài có giá trị kinh tế cao để
sản xuất được con giống có chất lượng cao cần
có thêm nghiên cứu các yếu tố: canxi, photpho,
vitamin C ảnh hưởng đến dị hình xương của
cá giống.
- Nên có thêm nghiên cứu để xác định ảnh
hưởng cụ thể của đậu tương đối với dị hình xương
cá lăng giống.
- Nguồn lợi cá lăng ngoài tự nhiên đang bị khai
thác quá mức, cần có các biện pháp bảo vệ đối với
loài cá này.
5 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 23/03/2022 | Lượt xem: 193 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng đậu tương lên chất lượng giống của cá lăng chấm (Hermibagrus guttatus Lacépède, 1803) giai đoạn cá hương lên cá giống (30 ngày - 60 ngày), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2014
132 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA HÀM LƯỢNG ĐẬU TƯƠNG
LÊN CHẤT LƯỢNG GIỐNG CỦA CÁ LĂNG CHẤM
(Hermibagrus guttatus Lacépède, 1803) GIAI ĐOẠN CÁ HƯƠNG
LÊN CÁ GIỐNG (30 NGÀY- 60 NGÀY)
EFFECT OF SOYBEAN LEVELS ON QUALITY OF DOT CATFISH
(Hermibagrus guttatus Lacépède, 1803) NURSING FROM FRY TO SEED
(30 DAYS – 60 DAYS)
Trần Thị Mai Hương1, Lại Văn Hùng2
Ngày nhận bài: 29/5/2012; Ngày phản biện thông qu a: 17/7/2013; Ngày duyệt đăng: 10/3/2014
TÓM TẮT
Cá lăng chấm (Hermibagrus guttatus) là loài cá có giá trị kinh tế cao và nhu cầu con giống ngày càng nhiều. Hiện
nay quy trình sinh sản nhân tạo và ương nuôi cá lăng giống đã và đang được ứng dụng phục vụ sản xuất. Tuy nhiên chất
lượng cá giống còn thấp, tỷ lệ dị hình cao, nên số lượng giống sản xuất không được nhiều. Đậu tương có hàm lượng dinh
dưỡng cao, có thể sử dụng làm thức ăn cho cá lăng. Hơn nữa, đậu tương chứa hàm lượng protein phù hợp với nhu cầu của
cá Lăng giống trong giai đoạn giống. Đậu tương có thể là nguồn thay thế cho bột cá mà không gây ảnh hưởng đến tăng
trưởng của cá. Nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm với 3 công thức thức ăn, mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần gồm: Công thức
1: bột cá 50% và thịt cá mè 50%; Công thức 2: bột cá 46%, đậu tương 4%, thịt cá mè 50%; Công thức 3: bột cá 40%, đậu
tương 10%, thịt cá mè 50%. Sự sai khác giữa các công thức thức ăn được thực hiện trên độ tin cậy 95%. Báo cáo trình bày
ảnh hưởng của hàm lượng đậu tương khi ương từ hương lên giống (30 ngày – 60 ngày)
Từ khóa: cá lăng chấm, ương nuôi cá lăng giống, hàm lượng đậu tương, dị hình xương
ABSTRACT
Dot catfi sh (Hermibagrus guttatus) is a wild fi sh species which have high economic value, it distributive in Hong
River system. Because of overshoot exploitation, dot catfi sh may be died out. The artifi cial seed production process was
successful and applied for hatcheries. However, the quality of dot catfi sh seed is low, vertebral deformity is high. As a result
the seed production effect in hatcheries is not high. Soybean has a high volume of nutrion. In addition, soybean included
protein for nutritional requirement of dot catfi sh in the early period. Soybean is a good source with the purpose of replacing
fi shmeal. Three feed formulas with three repetitions are: fi sh meal 50% and big-head carp 50%, fi sh meal 46% and
soybean 4% and big-head carp 50%, fi sh meal 40% and soybean 10% and big-head carp 50%. The effects of soybean levels
on quality of dot catfi sh (Hermibagrus guttatus) nursing from fry to seed (30 days – 60 days) are presented in this report.
Keywords: Dot catfi sh, nursing, soybean, vertebral deformity
1 Trần Thị Mai Hương: Cao học Nuôi trồng thủy sản 2009 – Trường Đại học Nha Trang
2 PGS.TS. Lại Văn Hùng: Viện Nuôi trồng thủy sản – Trường Đại học Nha Trang
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Từ năm 2008 đến nay cá lăng chấm
(Hermibagrus guttatus) đã được xếp ở mức nguy
cấp bậc 2 trong Sách Đỏ Việt Nam, cần có những
biện pháp bảo vệ (Bộ Thủy sản, 2008). Họ cá lăng
Bagridae ở Việt Nam có 7 giống gồm 18 loài, trong
đó giống Hemibaggrus có 3 loài (Nguyễn Văn Hảo,
1993; Mai Đình Yên, 1978; Mai Đình Yên, 1983).
Việc nghiên cứu sản xuất nhân tạo giống cá lăng
chấm có ý nghĩa quan trọng, không những giúp chủ
động về con giống trong sản xuất mà còn giảm áp
lực khai thác ngoài tự nhiên; là một trong những biện
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 133
pháp hiệu quả giúp bảo vệ đối tượng có giá trị kinh
tế cao này. Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I
đã cho sinh sản nhân tạo thành công giống cá này
nhưng trong quá trình ương nuôi tỷ lệ cá bị dị hình
như vẹo thân, cong lưng, dị hình đầu vẫn còn cao.
Dị hình xương là vấn đề chính của các trại sản xuất
và ương nuôi giống (Divanach et al. 1996) Có nhiều
yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cá giống nhưng
dinh dưỡng cũng là 1 yếu tố quan trọng (Cahu et al.
2003). Hơn nữa việc sử dụng nguồn nguyên liệu bột
cá cũng đang gặp nhiều khó khăn: không chủ động
được nguồn nguyên liệu, giá bột cá ngày càng tăng,
môi trường nuôi nhanh bị ô nhiễm bởi lượng thức ăn
thừa, nên việc tìm được nguồn nguyên liệu thay thế
bột cá cũng là vấn đề cần quan tâm. Hiện nay chưa
có nhiều công trình nghiên cứu về cá lăng chấm,
nên việc nghiên cứu để tăng chất lượng con giống
và giảm lượng bột cá sử dụng trong ương nuôi là
điều cần thiết, góp phần làm giảm áp lực đối với
môi trường tự nhiên. Đậu tương là nguồn nguyên
liệu phổ biến sẵn có tại Việt Nam. Thêm vào đó
đậu tương còn có giá trị dinh dưỡng cao đặc biệt là
protein dễ hấp thụ. Trong các công thức thức ăn truyền
thống đậu tương thường là nguyên liệu được lựa
chọn để thay thế bột cá mà vẫn đảm bảo hàm lượng
protein trong thức ăn. Kết quả nghiên cứu phần nào
hoàn thiện quy trình ương nuôi cá giống hiện nay.
II. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
1. Địa điểm, thời gian và đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: cá lăng chấm
(Hermibagrus guttatus Lacépède, 1803).
- Thời gian nghiên cứu: từ tháng 3-2010 đến
tháng 12-2010.
- Địa điểm nghiên cứu: Viện Nuôi trồng Thủy
sản I – Đình Bảng – Từ Sơn – Bắc Ninh.
2. Phương pháp thu số liệu môi trường
Số liệu môi trường gồm nhiệt độ và pH được
đo 2 lần/ngày lúc buổi sáng (6h) và buổi chiều (2h).
Để đo nhiệt độ sử dụng nhiệt độ kế có độ chính
xác 0,10C, sử dụng pH test để đo pH nước theo
hướng dẫn sử dụng kèm theo, so màu và đọc
kết quả.
3. Phương pháp thiết kế thí nghiệm
Sử dụng 9 bể kính 60 l, có ống cấp và thoát
nước, mỗi bể đều có gắn sục khí.
Các nguyên liệu được phối trộn theo công
thức đảm bảo thành phần protein trong thức ăn từ
32 - 38%. Đậu tương có hàm lượng protein tương đối
cao và dễ tiêu hóa, có thể thay thế một phần cho
bột cá.
Bảng 1. Một số thành phần dinh dưỡng
trong nguyên liệu
Bột cá Cá mè Đậu tương
Protein 59,29% 15,04% 32,04%
Lipid 8,24% 9,10% 17,41%
Khoáng 24,15% 20% 5,06%
Thí nghiệm thiết kế để so sánh 3 công thức thức
ăn: công thức 1 (chứa 0% đậu tương), công thức 2
(chứa 4% đậu tương), công thức 3 (chứa 10% đậu
tương). Mỗi công thức thức ăn được lặp lại 3 lần.
Công thức 1: 50% thịt cá mè và 50% bột cá
(60%P), bổ sung 1g vitamin C/1kg thức ăn
Công thức 2: 50% thịt cá mè, 46% bột cá
(60%P), 4% đậu tương Ấn Độ, vitamin C 1g/1kg
thức ăn.
Công thức 3: 50% thịt cá mè, 10% bột cá
(60%P), 10% đậu tương Ấn Độ, vitamin C 1g/1kg
thức ăn.
4. Phương pháp thu mẫu và phân tích mẫu
4.1. Phương pháp thu mẫu
Khi cá lăng bột ương nuôi được 30 ngày đạt giai
đoạn cá hương đưa vào thí nghiệm. Sau khi thực
hiện thí nghiệm, cá đã nuôi được 15 ngày tiến hành
thu mẫu bằng vợt cầm tay d = 22 cm, lưới mềm kích
cỡ mắt lưới 2a = 4 mm.
Khi kiểm tra cân đo bắt ở mỗi bể 30 cá thể
để cân đo, khoảng cách đo giữa 2 lần là 15 ngày,
khoảng cách cân giữa 2 lần là 30 ngày.
4.2. Phương pháp phân tích mẫu
- Đo chiều dài: Sử dụng thước có sai số
+/- 1 mm.
- Đo khối lượng: Sử dụng cân điện tử chính xác
đến 0,001g.
- Nhuộm mẫu để xác định dị hình theo phương
pháp của Matsuoka, 1987.
Mẫu được cố định trong dung dịch formalin
10-15% (2 – 3 ngày), ethanol 50% (1 ngày),
ethanol 90 (1 ngày). Mẫu được xử lý trong dung
dịch Borats bão hòa (12 giờ) trước khi làm trong
mẫu bằng dung dịch Tripsine 1% (30 ml Borats
bão hòa + 30 ml nước cất + 1g Tripsine) ở nhiệt độ
370C (24 giờ). Xương được nhuộm bằng dung dịch
Alizaril và KOH 5% (1 giờ). Quá trình làm sạch mẫu
được thực hiện trong các dung dịch glycerine:kali
hidroxit với tỉ lệ 3:1, 1:1, 1:3 (1 ngày/1tỉ lệ). Mẫu
sạch được bảo quản trong glycerine nguyên chất.
4.3. Phương pháp phân tích số liệu
Số liệu được xử lý trên phần mềm Excell,
ANOVA một yếu tố và hai yếu tố.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2014
134 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
1. Một số yếu tố môi trường của hệ thống thí nghiệm
Bảng 2. Một số yếu tố môi trường
trong hệ thống bể thí nghiệm
Yếu tố môi trường Giá trị Số đo
Nhiệt độ TBMin - Max
29,51 ± 1,32
26,8 – 31,9
pH Min - Max 7 – 7,5
* Nhiệt độ
Nhiệt độ môi trường nước trong hệ thống ương
nuôi dao động trong khoảng 26,8 – 31,90C, nhiệt
độ chênh lệch giữa buổi sáng và buổi chiều khoảng
trên 20C. Nhiệt độ thích hợp cho ương nuôi cá nói
chung nằm trong khoảng 25 – 300C (Boyd, 1990),
còn cá lăng chấm dao động từ 26 – 290C (Phạm
Báu và ctv, 2000).
* pH
Giá trị pH trong hệ thống thí nghiệm dao động
trong khoảng 7 – 7,5. Giới hạn pH thích hợp cho
nuôi thủy sản là 6,5 – 9 và cho cá lăng là 6,7 – 8,5
(Lawson, 1995).
Nhiệt độ và pH trong thí nghiệm tương đương
với nhiệt độ và pH của các thí nghiệm cá lăng
trước 5.
2. Ảnh hưởng của thức ăn đến tăng trưởng và
tỉ lệ sống
2.1. Tăng trưởng chiều dài
Kết quả tăng trưởng chiều dài của cá sau 2 lần
đo được thể hiện trong bảng 3.
Bảng 3. Tăng trưởng chiều dài của cá sau 2 lần kiểm tra
Loại thức ăn Chiều dài trung bình cá sau 15 ngày nuôi
Chiều dài trung bình cá sau 30
ngày nuôi
Tăng trưởng chiều dài (cm/
ngày)
0% đậu tương 4,83 + 0,06a 5,54 = 0,13a 0,047
4% đậu tương 4,93 + 0,06a 5,48 + 0,10a 0,037
10% đậu tương 4,92 + 0,06a 5,38 + 0,13a 0,031
Không có sự sai khác về chiều dài của cá khi sử dụng 3 loại thức ăn khác nhau (phân tích ANOVA một yếu
tố độ tin cậy 95%). Như vậy sử dụng thức ăn có thay thế một phần bột cá bằng đậu tương cũng không làm ảnh
hưởng đến tăng trưởng chiều dài của cá thể.
2.2. Tăng trưởng khối lượng
Bảng 4. Tăng trưởng khối lượng cá sau khi kiểm tra
Loại thức ăn Khối lượng trung bình của cákhi bắt đầu thí nghiệm (g)
Khối lượng trung bình
của cá sau 30 ngày nuôi (g)
Tăng trưởng khối lượng
(g/ngày)
0% đậu tương 0,38 1,23 + 0,03a 0,028
4% đậu tương 0,39 1,36 + 0,01b 0,032
10% đậu tương 0,38 1,38 + 0,01b 0,033
Khối lượng trung bình của cá sau 30 ngày thí
nghiệm ở nghiệm thức 0% đậu tương nhỏ hơn so
với hai nghiệm thức 4% đậu tương và 10% đậu
tương (P=0.05). Tuy nhiên, không có sự khác nhau
có ý nghĩa thống kê về khối lượng của cá giữa các
nghiệm thức sử dụng đậu tương.
2.3. Hệ số chuyển hóa thức ăn và tỉ lệ sống
Bảng 5. Hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR)
của 3 công thức thức ăn
Công thức thức ăn FCR
Công thức 1 1,17
Công thức 2 1,19
Công thức 3 1,22
Bảng 6. Tỉ lệ sống trung bình của cá sau 2 lần
kiểm tra
Thức ăn Cá 15 ngày tuổi (%)
Cá 30 ngày tuổi
(%)
Công thức 1 98,33 68,00
Công thức 2 99,00 83,00
Công thức 3 99,00 67,00
Hệ số chuyển hóa thức ăn của 3 loại thức ăn
không chênh lệch nhiều. Ở bảng 6 tỉ lệ sống có sự
chênh lệch sau khi kiểm tra lần thứ 2. Công thức 2
có tỉ lệ sống 83% cao hơn so với công thức 1 (68%)
và công thức 3 (67%). Đây cũng là 1 tiêu chí để thay
thế một phần bột cá bằng đậu tương.
3. Ảnh hưởng của thức ăn đến dị hình xương
Bảng 7. Các loại dị hình xương xuất hiện
ở các nhóm cá sử dụng thức ăn khác nhau
Các loại dị hình xương
Các công thức thức ăn
CT1 CT2 CT3
1. DH xương hàm 0 0 0
2. DH xương giáp đầu 0 1,1% 0,3%
3. Cột sống cong vẹo 1,9% 1,1% 1,4%
4. Cột sống bị mất đốt 3,3% 4,7% 5,2%
5. DH xương gốc tia vây lưng 0 0,3% 0
6. DH xương đuôi 1,1% 0 1,1%
Tổng 6,3% 7,2% 8,0%
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 135
Qua bảng 7 ta thấy tỉ lệ xương dị hình ở các loại thức ăn có sự sai khác, tỉ lệ dị hình xương ở cá sử dụng
thức ăn chứa 10% đậu tương là cao nhất 8%. Tỉ lệ dị hình xương ở cá sử dụng thức ăn không chứa đậu tương
là thấp nhất 6,3%, tỉ lê dị hình xương cá ở thức ăn chứa 4% đậu tương là 7,2%
Hình 1. Bộ xương cá không bị dị hình
Hình 2. Dị hình xương cột sống (cột sống bị mất đốt)
Hình 3. Dị hình xương đuôi
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Có thể thay 4% bột cá trong thức ăn bằng đậu
tương mà không ảnh hưởng đến tỉ lệ sống, tăng
trưởng, nhưng tỉ lệ dị hình còn cao.
2. Kiến nghị
- Cá lăng là loài có giá trị kinh tế cao để
sản xuất được con giống có chất lượng cao cần
có thêm nghiên cứu các yếu tố: canxi, photpho,
vitamin C ảnh hưởng đến dị hình xương của
cá giống.
- Nên có thêm nghiên cứu để xác định ảnh
hưởng cụ thể của đậu tương đối với dị hình xương
cá lăng giống.
- Nguồn lợi cá lăng ngoài tự nhiên đang bị khai
thác quá mức, cần có các biện pháp bảo vệ đối với
loài cá này.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2014
136 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Phạm Báu, Nguyễn Đức Tuân, Bùi Đình Đặng, Nguyễn Công Thắng, 1999. Điều tra nghiên cứu hiện trạng và biện pháp
bảo vệ, phục hồi một số loài cá hoang dã quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng trên hệ thống sông Hồng: Cá anh vũ (Semilabeo
notabilis Peters, 1880); Cá bỗng (Spinibarbus denticulatus Oshima, 1926); Cá lăng (Hemibagrus guttatus Lacépède, 1803);
Cá chiên (Bagarius yarrelli Sykes, 1841). Báo cáo tổng kết đề tài. Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I.
2. Nguyễn Văn Hảo, 1993. Ngư loại học tập II. NXB Nông nghiệp. Hà Nội
3. Nguyến Đức Tuân, Khương Văn Thưởng, Lê Thiên Lý, Ngô Ngọc Ninh, 2005. Nghiên cứu kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá
lăng chấm (Hemibagrus guttatus Lacépède, 1803) trong điều kiện nuôi. Báo cáo tổng kết đề tài.Viện Nghiên cứu Nuôi trồng
thủy sản 1.
4. Mai Đình Yên, 1978. Định loại cá nước ngọt các tỉnh phía Bắc Việt Nam. NXB Khoa học Kỹ thuật. Hà Nội.
5. Mai Đình Yên, 1983. Các loài cá kinh tế miền Bắc Việt Nam. NXB Khoa học Kỹ thuật. Hà Nội.
6. Bộ Thủy sản, 2008. Sách đỏ Việt Nam. NXB Khoa học kỹ thuật Hà Nội.
Tiếng Anh
7. Boyd C.E., 1990. Water Quality in Ponds for Aquaculture (fi rst printing). Birmingham Publishing Co. Birmingham. Alabama.
8. Cahu, C. Zambonino Infante, J. Takeuchi, 2003. Nutritional component affecting skeletal development in fi sh larvae.
Aquaculture 227: 245 – 258.
9. Divanach, P. Boglione, C. Menu, M. Koumoundouros, G. Kentouri, M. Cataudella, 1996. Abnormalities in fi nfi sh
mariculture. European Aquaculture Society, October 16-18. Verona, Italy: 45-66.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_anh_huong_cua_ham_luong_dau_tuong_len_chat_luong.pdf