Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ sục khí đến quá trình xử lý nước thải chăn nuôi lợn bằng phương pháp Sequencing Batch Reator (SBR)
- Chế độ sục khí không ảnh hưởng nhiều đến
hiệu quả xử lý COD, ở cả 3 chế độ nghiên
cứu, hiệu quả xử lý COD tương đối cao, đạt
khoảng 90%.
- Thời gian thực hiện quá trình nitrat hóa
trong một mẻ thí nghiệm 12 giờ là 6 giờ,
hiệu quả oxy hóa amoni đạt trong khoảng
90 – 99%.
- Hiệu quả xử lý T-N tại chế độ thời gian sục
khí 6 giờ/1 mẻ 12 giờ bao gồm hai chu trình
thiếu khí – hiếu khí là cao nhất, đạt hơn 80%.
- Kết quả nghiên cứu này cho thấy chế độ sục
khí 6 giờ/1 mẻ, 1 mẻ là 12 giờ, gồm hai chu
trình thiếu khí – hiếu khí cho hiệu quả xử lý
COD, T-N cao và ổn định nhất.
6 trang |
Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 576 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ sục khí đến quá trình xử lý nước thải chăn nuôi lợn bằng phương pháp Sequencing Batch Reator (SBR), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đặng T Hồng Phương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 95(07): 21 - 26
21
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ ĐỘ SỤC KHÍ
ĐẾN QUÁ TRÌNH XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHĂN NUÔI LỢN
BẰNG PHƯƠNG PHÁP SEQUENCING BATCH REATOR (SBR)
Đặng Thị Hồng Phương1, Phạm Thị Hải Thịnh2, Vũ Thị Thu Huế1
1Trường Đại học Nông lâm – ĐH Thái Nguyên,
2Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam
TÓM TẮT
Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ sục khí đến quá trình xử lý nước thải chăn nuôi lợn sau quá
trình xử lý yếm khí bằng phương pháp sequencing batch reator (bùn hoạt tính theo mẻ) cho thấy
chế độ sục khí không ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả xử lý COD, ở cả 3 chế độ nghiên cứu, hiệu
quả xử lý COD tương đối cao, đạt khoảng 90%. Một mẻ thí nghiệm thực hiện trong 12 giờ. Thời
gian thực hiện quá trình nitrat hóa trong một mẻ thí nghiệm là 6 giờ, hiệu quả oxy hóa amoni đạt
trong khoảng 90 – 99%. Chế độ sục khí 6 giờ/1 mẻ, gồm hai chu trình thiếu khí – hiếu khí cho hiệu
quả xử lý COD, T-N cao và ổn định nhất.
Từ khóa: nước thải chăn nuôi lợn, SBR, thiếu khí – hiếu khí
ĐẶT VẤN ĐỀ*
Đặc trưng của nước thải chăn nuôi thuộc loại
giàu SS, COD, N, P. Vì vậy, để xử lý nước
thải chăn nuôi, kĩ thuật yếm khí luôn là sự lựa
chọn đầu tiên. Tuy nhiên, loại nước thải này
rất khó xử lý, bởi vì nồng độ hữu cơ cũng như
nitơ trong nước thải rất cao, nếu chỉ xử lý
bằng các quá trình sinh học yếm khí thường
không triệt để, vẫn còn một lượng lớn các
chất hữu cơ, chủ yếu là N, P. Do vậy, sau quá
trình xử lý yếm khí, bước tiếp theo là quá
trình sinh học hiếu khí – thiếu khí kết hợp
cuối cùng có thể là bước xử lý bổ sung nhằm
giảm thiểu tối đa thành phần dinh dưỡng. Một
trong các quá trình hiếu khí và thiếu khí cơ
bản thường được nghiên cứu ứng dụng nhiều
trong xử lý nước thải chăn nuôi lợn đó là
phương pháp sequencing batch reator (SBR)
(bùn hoạt tính theo mẻ).
Nghiên cứu này trình bày một số kết quả đạt
được khi thay đổi chế độ sục khí đến quá
trình xử lý nước thải chăn nuôi lợn sau xử lý
yếm khí bằng phương pháp pháp SBR.
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nước thải được chọn là nước thải
từ hộ chăn nuôi lợn quy mô nhỏ. Nước thải
lấy tại hộ gia đình chăn nuôi nhỏ lẻ, ở Gia
Lâm (Hà Nội). Hộ gia đình chăn nuôi khoảng
*
Email: hongphuong83@gmail.com
20 con lợn, rửa chuồng 3 lần/ngày, vào mùa
hè rửa 4 lần/ngày. Lượng nước dùng khoảng
1,5 – 2 m3/ngày, có một bể Biogas với thể
tích 7 m3, có một bể chảy tràn 1,5 m3
Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá ảnh hưởng của chế độ sục khí
(liên tục, gián đoạn) hiệu quả xử lý COD, N
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp lấy mẫu: Lấy mẫu theo TCVN
5999:1995.
- Phương pháp phân tích: Phân tích COD,
Amoni, Nitrat, Nitrit, tổng N, P theo QCVN
hiện hành
- Phương pháp thu thập và xử lý số liệu:
Tiến hành theo dõi hàng ngày và ghi lại các
số liệu trong quá trình làm việc, xử lý bằng
Excel. Tính toán các thông số tải lượng COD,
hiệu suất xử lý và tỷ lệ C/N theo các công
thức sau [1]
+ Tính tải lượng COD, T-N: LCOD = CCODvào
(mg/L) * Qvào (L/ngày) / (V * 1000);
LT-N = CT-Nvào (mg/L) * Qvào (L/ngày) / (V *
1000); với Qvào= Q (L/mẻ) *2 (mẻ/ngày)
+ Tính hiệu suất xử lý: COD, NH4+ , T-N:
H = (Cvào- Cra)*100/Cvào; Thời gian lưu:
T = V / Qvào
+ Tính tỷ lệ: C/N = CCODvào/CT-N vào
LCOD, LT-N : Tải lượng COD, N (kg/m3/ ngày);
Q: Lưu lượng (5 L/mẻ);
T: Thời gian lưu nước thải (ngày), V: Thể
tích nước trong bể phản ứng SBR (20L)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Đặng T Hồng Phương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 95(07): 21 - 26
22
H: Hiệu suất xử lý ( %); Cvào: Nồng
độ COD, NH4+ hoặc T-N đầu vào (mg/L).
Cra: Nồng độ COD, NH4+ hoặc T-N đầu ra
(mg/L); 1000: hệ số quy đổi
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Thực nghiệm
Đặc trưng nước thải trong nghiên cứu
Đặc trưng của nước thải trong nghiên cứu
được thể hiện trong Bảng 1:
Bảng1: Đặc trưng nước thải chăn nuôi lợn sau xử
lý yếm khí (biogas) [2]
Thông số Đơn vị Hàm lượng
pH - 6,8 – 7,4
COD mg/L 450 – 800
N-NH4+ mg/L 246 – 460
N-NO3- mg/L 0,5 – 4,4
Tổng N mg/L 250 – 463
Tổng P mg/L 5,6 – 10,4
TSS mg/L 1500 – 3000
Đặc trưng của nước thải chăn nuôi lợn có
chứa chất hữu cơ cao, hàm lượng amoni cao
và chất rắn lơ lửng tương đối cao. Tuy nhiên,
hàm lượng COD không cao nên phải bổ sung
thêm cơ chất để tăng COD cho phù hợp với
mục đích nghiên cứu.
Mô hình thiết bị thí nghiệm
Cải tạo hệ thiết bị bùn hoạt tính thành hệ thiết
bị SBR, làm việc gián đoạn như hình 1.
Các chế độ thí nghiệm
- Chế độ 1: Chế độ sục khí gián đoạn 1 chu
trình, sục khí 8 giờ, lắng 2 giờ, xả 1 giờ,
khuấy trộn 2 giờ.
Cơ sở lựa chọn chế độ 1: Nước thải nghiên
cứu có đặc tính hàm lượng N (amoni) cao nên
chọn thời gian sục khí kéo dài để đảm bảo
quá trình nitrat hóa xảy ra hoàn toàn.
- Chế độ 2: Chế độ sục khí gián đoạn 1 chu
trình thực hiện xử lý 5 lít/mẻ, bơm vào 1
giờ, khuấy trộn 3 giờ, sục khí 6 giờ, lắng 1
giờ, xả 1 giờ.
Cơ sở chuyển từ chế độ thí nghiệm 1 sang chế
độ thí nghiệm 2: Tăng thời gian thiếu khí để
khử nitrat đã tạo ra.
- Chế độ 3: Là chế độ sục khí gián đoạn 2 chu
trình hiếu khí – thiếu khí, bơm vào 1 giờ,
khuấy trộn 1 giờ (bắt đầu cùng lúc bơm vào),
sục khí 3 giờ, lắng 2 giờ, khuấy trộn 1 giờ,
sục khí tiếp 3 giờ, lắng 1 giờ và xả 1 giờ. Lưu
lượng 5lít/mẻ.
Hình 1. Sơ đồ hệ thiết bị thí nghiệm SBR [3]
pH
DO
ORP
Máy tính
Máy thổi khí
Lưu
lượng
khí
Thùng
đựng nước
thải
Bơm nước thải
Máy
khuấy
Bơm nước ra
Thùng chứa
nước sạch
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Đặng T Hồng Phương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 95(07): 21 - 26
23
Ảnh hưởng của chế độ sục khí đến hiệu quả xử lý COD, N
Hiệu quả xử lý COD
Hiệu quả xử lý COD tại các chế độ thí nghiệm khác nhau thể hiện trên hình 2
Hình 2. Ảnh hưởng của chế độ sục khí đến hiệu suất xử lý COD
Chế độ sục khí ảnh hưởng không lớn đến hiệu suất xử lý COD. Ở cả 3 chế độ đều cho hiệu suất
xử lý đạt 85 – 90% và tương đối ổn định. Nồng độ đầu ra thấp, hầu hết trong khoảng 150 mg/L
(đạt QCVN40:2011/BTNMT, cột B). Tuy nhiên chế độ 3 vẫn cho kết quả ổn định hơn cả.
Hiệu quả xử lý Nitơ
Hiệu quả xử lý N-NH4+
Ảnh hưởng của thời gian sục khí/ngừng sục khí đến hiệu suất sử lý NH4+ tương đối rõ rệt, thể
hiện ở hình 3
Hình 3. Ảnh hưởng của chế độ sục khí đến hiệu quả xử lý NH4+
- Tại chế độ 1, sục khí 8 giờ thì hiệu quả xử lý đạt khoảng 80%, nồng độ NH4+ ra < 100 mg/L;
0
400
800
1200
1600
2000
0 10 20 30 40 50 60 70 80
Thời gian, ngày
C
O
D
,
m
g/
l
0
20
40
60
80
100
H
iệ
u
su
ất
x
ử
lý
C
O
D
,
%
COD vào COD ra Hiệu suất xử lý COD
CĐ 1 CĐ 2 CĐ 3
0
100
200
300
400
500
600
0 10 20 30 40 50 60 70 80
Thời gian, ngày
N
H
4+
,
m
g/
l
0
20
40
60
80
100
H
iệ
u
su
ất
x
ử
lý
N
H
4+
,
%
NH4+ vào NH4+ ra Hiệu suất xử lý NH4+
CĐ 1 CĐ 2 CĐ 3
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Đặng T Hồng Phương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 95(07): 21 - 26
24
- Tại chế độ 2 và chế độ 3, hiệu quả xử lý đạt tương đối cao trên 90 – 99%, nồng độ NH4+ ra < 20
mg/L.
Sự chuyển hóa NO2-
Ảnh hưởng của chế độ sục khí đến sự chuyển hóa NO2- thể hiện trên hình 4.
Hình 4. Ảnh hưởng của thời gian sục khí/ngừng sục khí đến sự chuyển hóa NO2-
Sự chuyển hóa NO3-
Ảnh hưởng của thời gian sục khí/ngừng sục khí được thể hiện ở hình 5.
Hình 5. Ảnh hưởng của thời gian sục khí/ngừng sục khí đến sự chuyển hóa NO3-
Ảnh hưởng của thời gian sục khí/ngừng sục khí khá rõ rệt đến quá trình chuyển hóa Nitrat. Thời
gian ngừng sục khí ít thì quá trình khử nitrat không đủ để thực hiện hết, vì thế tại chế độ 1 NO3-
đầu ra tương đối cao. Tuy nhiên đến chế độ 2, 3 thì với thời gian ngừng sục khí lên tới 6 giờ thì
khả năng khử nitrat là rất tốt. Ở chế độ 3 nồng độ nước đầu ra hầu hết đạt dưới 30 mg/L.
0
50
100
150
200
250
0 10 20 30 40 50 60 70 80
Thời gian, ngày
N
O
3-
,
m
g/
l
NO3- vào NO3- ra
CĐ 1 CĐ 2 CĐ 3
0
20
40
60
80
100
0 10 20 30 40 50 60 70 80
Thời gian, ngày
N
O
2-
,
m
g/
l
NO2- vào NO2- ra
CĐ 1 CĐ 2 CĐ 3
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Đặng T Hồng Phương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 95(07): 21 - 26
25
Hiệu quả xử lý T-N
Hình 6. Ảnh hưởng của chế độ sục khí đến hiệu quả xử lý T-N
Tại chế độ 1 thì hiệu suất của hệ thống chỉ đạt
khoảng 20 – 30%, tới chế độ 2 thì hiệu suất
đã lên tới khoảng 70%. Và sang chế độ 3 thì
hiệu suất xử lý T-N đã đạt tới khoảng 75 –
80%. Như vậy có thể nhận thấy, tỷ lệ thời
gian sục khí và ngừng sục khí là 1 : 1, và
trong một mẻ thí nghiệm xảy ra hai chu trình
thiếu khí – hiếu khí là đạt hiệu quả xử lý nitơ
cao nhất.
KẾT LUẬN
- Chế độ sục khí không ảnh hưởng nhiều đến
hiệu quả xử lý COD, ở cả 3 chế độ nghiên
cứu, hiệu quả xử lý COD tương đối cao, đạt
khoảng 90%.
- Thời gian thực hiện quá trình nitrat hóa
trong một mẻ thí nghiệm 12 giờ là 6 giờ,
hiệu quả oxy hóa amoni đạt trong khoảng
90 – 99%.
- Hiệu quả xử lý T-N tại chế độ thời gian sục
khí 6 giờ/1 mẻ 12 giờ bao gồm hai chu trình
thiếu khí – hiếu khí là cao nhất, đạt hơn 80%.
- Kết quả nghiên cứu này cho thấy chế độ sục
khí 6 giờ/1 mẻ, 1 mẻ là 12 giờ, gồm hai chu
trình thiếu khí – hiếu khí cho hiệu quả xử lý
COD, T-N cao và ổn định nhất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Lương Đức Phẩm (2002), Giáo trình công
nghệ xử lý nước thải bằng biện pháp sinh học,
Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội
[2] Lê Công Nhất Phương (2007), Nghiên cứu
triển khai ứng dụng xử lý ammonium trong nước
thải nuôi heo với công suất 20 m3/ngày và nuôi
dưỡng sinh khối có nhóm vi khuẩn Anammox.
[3] Nguyễn Hữu Trung (2010), Báo cáo đề tài cấp
cơ sở chọn lọc Viện Công nghệ môi trường
“Nghiên cứu xử lý đồng thời thành phần hữu cơ và
dinh dưỡng trong nước thải chăn nuôi lợn bằng
phương pháp SBR”.
0
100
200
300
400
500
600
0 10 20 30 40 50 60 70 80
Thời gian, ngày
T
-
N
,
m
g/
l
0.0
20.0
40.0
60.0
80.0
100.0
H
iệ
u
su
ất
x
ử
lý
T
-
N
,
%
T-N vào, mg/l T-N ra, mg/l Hiệu suất xử lý T-N, %
CĐ 1 CĐ 2 CĐ 3
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Đặng T Hồng Phương và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 95(07): 21 - 26
26
SUMMARY
STUDY ON THE EFFECT OF REGIME AERATION PROCESS
TO PIG LIVESTOCK WASTE WATER TREATMENT PROCESS
AFTER ANAERATION TREATMENT BY SBR
Dang Thi Hong Phuong1*, Pham Thi Hai Thinh2, Vu Thi Thu Hue1
1College of Agriculture and Forestry – TNU,
2Vietnam Institute of Science and Technology
To study the effect of aeration mode to the wastewater treatment process for pig breeding process
affter process treatment anaerobic by means of SBR (Sequencing Batch Reactor) indicated that
aeration mode did not affect to the COD removal efficiency, in all 3 research modes. COD
removal efficiency is relatively high, reaching about 90%. Time for the nitrification performance
of the tests is 12 hours. However, the effect of this stage is 6 hours. Ammonium oxidation
efficiency reached in about 90-99%. Aeration mode 6 hours for one batch, a batch of 12 hours which
includes two anoxic cycles- the aerobic showed high efficiency and stable with COD and T-N.
Keyword: pig livestock waste water, SBR, anaerobic - aerobic
Ngày nhận bài: 28/6/2012, ngày phản biện:20/7/2012, ngày duyệt đăng:27/7/2012
*
Email: hongphuong83@gmail.com
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- brief_33605_37411_129201284817so9507_split_4_7599_2048502.pdf