Tên đề tài : Nghệ thuật giành thắng lợi từng bướcĐể thắng kẻ thù lớn mạnh, trên cơ sở đường lối, phương pháp cách mạng đúng, Đảng phải có nghệ thuật chỉ đạo cách mạng tài giỏi. Trong cách mạng DTDCND ở Việt Nam thì nghệ thuật giành thắng lợi từng bước tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn là nét độc đáo, một bài học kinh nghiệm quí báu của cách mạng nước ta. Bài học này không chỉ có giá trị lịch sử lớn lao mà còn có ý nghĩa hiện thực sâu sắc trong cách mạng XHCN hiện nay.
I. Mục đích, yêu cầu
- Nhằm trang bị cho người học những vấn đề chung nhất về nghệ thuật giành thắng lợi từng bước trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
- Qua đó, phát huy tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo trong việc góp phần xây dựng Quân đội cách mạng tiến lên chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại
II. Nội dung Kết cấu gồm 2 phần (Trọng tâm, trọng điểm là phần 2)
1. Quá trình Đảng chỉ đạo giành thắng lợi từng bước (1930-1975)
2. Một số vấn đề có tính nguyên tắc của nghệ thuật giành thắng lợi từng bước
III. Thời gian 2 tiết
IV. Phương pháp: Chủ yếu sử dụng phương pháp thuyết trình, nêu vấn đề.
V. Tài liệu
1. Giáo trình LSĐCSVN, Tập 1, Dùng cho các lớp đào tạo dài hạn cán bộ trung cao, cấp trong các nhà trường Quân đội, Nxb QĐND, H.1995, tr.100-122.
1. Hỏi đáp LSĐCSVN, Nxb QĐND, H. 1996, tr. 80 – 86.
3. Lê Duẩn, Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng . Nxb Sự thật, H1976, tr. 33 – 54.
Thắng từng bước “có nghĩa là ở mỗi thời kỳ nhất định hay mỗi tình thế nhất định, biết đề ra mục tiêu cụ thể sát hợp nhất, biết dựa theo quy luật khách quan mà điều khiển cuộc đấu tranh thế nào để thực hiện mục tiêu đó với mức thắng lợi tối đa mở đường cho cách mạng tiến lên những bước mới cao hơn và tạo ra triển vọng chắc chắn nhất cho thắng lợi cuối cùng”.
(Lê Duẩn, Dười lá cờ vẻ vang của Đảng ., NXB Sự thật, H. 1976, tr38)
I. QUÁ TRÌNH ĐẢNG CHỈ ĐẠO GIÀNH THẮNG LỢI TỪNG BƯỚC
1. Thắng từng bước trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyền (1930-1945)
Vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng là vấn đề chính quyền. Đảng ta đã quán triệt tư tưởng đó của chủ nghĩa Mác- Lênin ngay từ khi mới ra đời, Đảng đã lãnh đạo, chỉ đạo từng bước xây dựng lực lượng chính trị của quần chúng và trên cơ sở đó xây dựng lực lượng vũ trang để tiến tới khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.
a. Thời kỳ 1930-1931: Xô viết Nghệ -Tĩnh
* Tình hình:
- Từ 2/1930 đến 4/1931: cả nước có 1236 cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân. Đặc biệt cuộc đấu tranh 1/5/1930 là một bước ngoặt của cao trào cách mạng 1930-1931.
-> Ngày đó từ thành thị đến nông thôn ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam nhiều nơi treo cờ Đảng, rải truyền đơn, tổ chức mít tinh tuần hành thị uy.
- 12/9/1930 tại Hưng Nguyên: hơn 20.000 nông dân đã liên kết với nông dân Nam Đàn tổ chức biểu tình lớn, xếp hàng dài hơn 1km kéo đến thành phố Vinh. 5 máy bay Pháp được điều đến dội bom, xả súng liên thanh vào đoàn biểu tình làm 174 người chết. Ngày hôm sau, khi dân làng tổ chức đưa tang những người bị hại, thực dân Pháp lại cho máy bay ném bom làm chết 43 người.
-> Trong hai 12-13/9 thực dân Pháp đã giết hại 217 người, làm bị thương 125 người, đốt cháy 277 nóc nhà. Hai làng Lộc Châu và Lộc Hải bị triệt hạ hoàn toàn.
* Kết quả: Trước khí thế phong trào đấu tranh của nhân dân, chính quyền địch tan rã ở nhiều địa phương, các tổ chức Đảng, Nông hội đỏ đã lãnh đạo quần chúng nhân dân thực hiện quyền làm chủ, tự đứng ra quản lý đời sống của mình, làm nhiệm vụ của chính quyền nhân dân theo hình thức Xô Viết. Lần đầu tiên, nhân dân ta thực sự nắm chính quyền ở một số địa phương Xô Viết Nghệ- Tĩnh.
* Thắng từng bước:
- Vừa ra đời Đảng đã đường lối đúng và Đảng chủ trương phát động phong trào cách mạng quần chúng rộng lớn.
- Rèn luyện cán bộ đảng viên, quần chúng xây dựng Đảng, khẳng định tính đúng đắn của đường lối cách mạng trên thực tiễn
- Là cuộc tổng diễn tập đầu tiên
20 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 5058 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghệ thuật giành thắng lợi từng bước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Để thắng kẻ thù lớn mạnh, trên cơ sở đường lối, phương pháp cách mạng đúng, Đảng phải có nghệ thuật chỉ đạo cách mạng tài giỏi. Trong cách mạng DTDCND ở Việt Nam thì nghệ thuật giành thắng lợi từng bước tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn là nét độc đáo, một bài học kinh nghiệm quí báu của cách mạng nước ta. Bài học này không chỉ có giá trị lịch sử lớn lao mà còn có ý nghĩa hiện thực sâu sắc trong cách mạng XHCN hiện nay.
I. Mục đích, yêu cầu
- Nhằm trang bị cho người học những vấn đề chung nhất về nghệ thuật giành thắng lợi từng bước trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
- Qua đó, phát huy tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo trong việc góp phần xây dựng Quân đội cách mạng tiến lên chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại
II. Nội dung Kết cấu gồm 2 phần (Trọng tâm, trọng điểm là phần 2)
1. Quá trình Đảng chỉ đạo giành thắng lợi từng bước (1930-1975)
2. Một số vấn đề có tính nguyên tắc của nghệ thuật giành thắng lợi từng bước
III. Thời gian 2 tiết
IV. Phương pháp: Chủ yếu sử dụng phương pháp thuyết trình, nêu vấn đề.
V. Tài liệu
1. Giáo trình LSĐCSVN, Tập 1, Dùng cho các lớp đào tạo dài hạn cán bộ trung cao, cấp trong các nhà trường Quân đội, Nxb QĐND, H.1995, tr.100-122.
1. Hỏi đáp LSĐCSVN, Nxb QĐND, H. 1996, tr. 80 – 86.
3. Lê Duẩn, Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng... Nxb Sự thật, H1976, tr. 33 – 54.
Thắng từng bước “có nghĩa là ở mỗi thời kỳ nhất định hay mỗi tình thế nhất định, biết đề ra mục tiêu cụ thể sát hợp nhất, biết dựa theo quy luật khách quan mà điều khiển cuộc đấu tranh thế nào để thực hiện mục tiêu đó với mức thắng lợi tối đa mở đường cho cách mạng tiến lên những bước mới cao hơn và tạo ra triển vọng chắc chắn nhất cho thắng lợi cuối cùng”.
(Lê Duẩn, Dười lá cờ vẻ vang của Đảng..., NXB Sự thật, H. 1976, tr38)
I. QUÁ TRÌNH ĐẢNG CHỈ ĐẠO GIÀNH THẮNG LỢI TỪNG BƯỚC
1. Thắng từng bước trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyền (1930-1945)
Vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng là vấn đề chính quyền. Đảng ta đã quán triệt tư tưởng đó của chủ nghĩa Mác- Lênin ngay từ khi mới ra đời, Đảng đã lãnh đạo, chỉ đạo từng bước xây dựng lực lượng chính trị của quần chúng và trên cơ sở đó xây dựng lực lượng vũ trang để tiến tới khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.
a. Thời kỳ 1930-1931: Xô viết Nghệ -Tĩnh
* Tình hình:
- Từ 2/1930 đến 4/1931: cả nước có 1236 cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân. Đặc biệt cuộc đấu tranh 1/5/1930 là một bước ngoặt của cao trào cách mạng 1930-1931.
-> Ngày đó từ thành thị đến nông thôn ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam nhiều nơi treo cờ Đảng, rải truyền đơn, tổ chức mít tinh tuần hành thị uy.
- 12/9/1930 tại Hưng Nguyên: hơn 20.000 nông dân đã liên kết với nông dân Nam Đàn tổ chức biểu tình lớn, xếp hàng dài hơn 1km kéo đến thành phố Vinh. 5 máy bay Pháp được điều đến dội bom, xả súng liên thanh vào đoàn biểu tình làm 174 người chết. Ngày hôm sau, khi dân làng tổ chức đưa tang những người bị hại, thực dân Pháp lại cho máy bay ném bom làm chết 43 người.
-> Trong hai 12-13/9 thực dân Pháp đã giết hại 217 người, làm bị thương 125 người, đốt cháy 277 nóc nhà. Hai làng Lộc Châu và Lộc Hải bị triệt hạ hoàn toàn.
* Kết quả: Trước khí thế phong trào đấu tranh của nhân dân, chính quyền địch tan rã ở nhiều địa phương, các tổ chức Đảng, Nông hội đỏ đã lãnh đạo quần chúng nhân dân thực hiện quyền làm chủ, tự đứng ra quản lý đời sống của mình, làm nhiệm vụ của chính quyền nhân dân theo hình thức Xô Viết. Lần đầu tiên, nhân dân ta thực sự nắm chính quyền ở một số địa phương Xô Viết Nghệ- Tĩnh.
* Thắng từng bước:
- Vừa ra đời Đảng đã đường lối đúng và Đảng chủ trương phát động phong trào cách mạng quần chúng rộng lớn.
- Rèn luyện cán bộ đảng viên, quần chúng xây dựng Đảng, khẳng định tính đúng đắn của đường lối cách mạng trên thực tiễn
- Là cuộc tổng diễn tập đầu tiên của Đảng
b. Thời kỳ 1936-1939: Cao trào vận động dân chủ ở Đông Dương
* Tình hình:
- Những năm 1932-1935 là quá trình Đảng giữ gìn và khôi phục phát triển lực lượng nên chỉ vài năm sau cách mạng nước ta lại bước vào một cao trào cách mạng mới, cao trào vận động dân chủ ở Đông Dương (1936-1939).
- Đảng ta đã xác định: mục tiêu cụ thể trước mắt của cách mạng Đông Dương là phải tập trung lực lượng chống phát xít và chiến tranh, chống phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự do dân chủ và hòa bình, đòi cải thiện đời sống.
* Biện pháp:
+ Đảng đã sử dụng nhiều hình thức tổ chức và phương pháp đấu tranh phong phú, sinh động, kết hợp đấu tranh công khai hợp pháp và nửa hợp pháp với hoạt động bí mật, bất hợp pháp
Ví dụ:
+/ Nổi dậy biểu tình đòi địa chủ giảm tô, giảm tức
+/ Mặt trận dân chủ Đông Dương được thành lập: tập trung lực lượng;
+/ Phong trào báo chí công khai cũng diễn ra rất sôi nổi: Tin Tức, Thời Mới, An Nam Trẻ, Người Nhà Quê, Nhành Lúa
+/ Hình thức đấu tranh nghị trường: vào Hội đồng quản hạt hay Viện dân biểu ở Bắc và Trung kỳ
+/ Đấu tranh trên lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, triết học và tư tưởng diễn ra rất sôi động: duy tâm > < nghệ thuật vị nhân sinh…
* Kết quả, ý nghĩa:
+ Thắng lợi chứng tỏ Đảng đã trưởng thành một bước về chỉ đạo chiến lược, trên cơ sở kiên định mục tiêu chiến lược, Đảng ta đã biết tập trung nỗ lực giành thắng lợi cho mục tiêu trước mắt.
+ Sự chỉ đạo của Đảng sát hợp với tình hình thế giới và trong nước trong thời điểm lịch sử cụ thể đáp ứng nguyện vọng bức thiết của quần chúng nhân dân.
-> Đảng đã phát động được một cao trào cách mạng rộng lớn trong cả nước với hàng triệu người thuộc nhiều tầng lớp quần chúng tham gia và kéo dài liên tục trong 3 năm liền.
+ Thông qua cao trào, Đảng đã động viên và giáo dục chính trị được hàng triệu quần chúng, hình thành đội quân chính trị rộng lớn của cách mạng.
-> Đảng đã xây dựng được Mặt trận dân chủ Đông Dương trên cơ sở khối liên minh công nông vững chắc.
Cao trào là cuộc tổng diễn tập lần thứ hai của Đảng, đã tạo ra trận địa mới và lực lượng mới chuẩn bị cho thắng lợi của cách mạng Tháng Tám.
* Thắng từng bước biểu hiện
- Đảng kiên định mục tiêu chiến lược: Chống ĐQ, chống phong kiến, giành độc lập dân tộc, ruộng đất cho dân cày, hoàn thành cách mạng DTDCND tiến lên CNXH.
- Đồng thời biết đề ra nhiệm vụ mục tiêu cụ thể trước mắt phù hợp:
+/ Chống phát xít và chiến tranh, chống phản động thuộc địa và tay sai đòi tự do dân chủ, hòa bình, và cải thiện đời sống nhân dân
+/ Phát động một cao trào cách mạng mới, là cuộc tổng diễn tập lần thứ 2 của Đảng.
c. Thời kỳ 1939-1945: Cuộc vận động giải phóng dân tộc
* Tình hình:
- Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, tình thế cách mạng xuất hiện ở Việt Nam, vấn đề giành chính quyền trở thành mục tiêu cụ thể trước mắt của Đảng và nhân dân ta.
-> Đảng ta nhạy bén, kịp thời chuyển hướng chỉ đạo chiến lược tập trung xúc tiến chuẩn bị lực lượng nhằm khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. Các nghị quyết Trung ương lần thứ 6,7,8 (1939,1940,1941) từng bước hoàn chỉnh chủ trương này với những nội dung chủ yếu sau đây:
+ Về đối tượng và nhiệm vụ của cách mạng: Đảng chỉ rõ trong cách mạng DTDCND có hai nhiệm vụ đánh ĐQ và đánh phong kiến giành độc lập dân tộc và ruộng đất dân cày, hai nhiệm vụ đó phải kết hợp chặt chẽ với nhau. Nhưng phải giành thắng lợi từng bước, trước hết là tập trung lực lượng cách mạng đánh đổ kẻ thù chủ yếu là ĐQ và bè lũ bán nước tay sai, giải phóng dân tộc. Còn nhiệm vụ đánh phong kiến, Đảng nêu lên tư tưởng tiến hành từng bước nhằm phân hóa kẻ thù, tập hợp lực lượng rộng rãi tập trung chống đế quốc và bọn tay sai hoàn thành nhiệm vụ chủ yếu trước mắt
+ Về lực lượng và hình thức đấu tranh: Đảng chủ trương trên cơ sở xây dựng lực lượng chính trị quần chúng lớn mạnh mà từng bước xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang nhân dân. Phải từ đấu tranh chính trị tiến lên kết hợp với đấu tranh quân sự và khi thời cơ đến thì tiến lên khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền
+ Về con đường: Đảng chỉ rõ con đường khởi nghĩa vũ trang phải đi từ khởi nghĩa từng phần, tiến lên tổng khởi nghĩa.
-> Đây chính là phương pháp giành thắng lợi từng bước trong khởi nghĩa vũ trang thích hợp với những điều kiện cụ thể của cách mạng VN.
* Kết quả, ý nghĩa: Thắng lợi của cách mạng tháng tám năm 1945 đánh dấu sự trưởng thành của Đảng về chỉ đạo chiến lược.
+ Nắm vững nguyên tắc chiến lược, Đảng biết vạch ra sự chỉ đạo chiến lược linh hoạt, uyển chuyển sát hợp với sự chuyển biến của tình hình cách mạng, đặc biệt với sự xuất hiện của tình thế cách mạng, nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu cụ thể trước mắt đã định.
+ Thắng lợi từng bước đó tạo cơ sở chuẩn bị những điều kiện thuận lợi để hoàn thành những nhiệm vụ của thời kỳ tiếp sau từng bước tiến gần tới mục tiêu cuối cùng.
+ Thắng lợi của cách mạng Tháng Tám năm 1945 là thành quả của suốt 15 năm đấu tranh gian khổ và anh hùng của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng.
(Kết quả tổng hợp của cả một quá trình giành thắng lợi từng bước, trải qua ba cuộc Tổng diễn tập lớn những năm 1930-1931;1936-1939;1939-1945..)
* Thắng từng bước:
- Kiên định mục tiêu chiến lược, dồng thời xác định nhiệm vụ mục tiêu cụ thể trước mắt:
+ Tập trung lực lượng cách mạng đánh đổ kẻ thù chủ yếu là ĐQ và bè lũ bán nước tay sai, giải phóng dân tộc.
+ Nhiệm vụ đánh phong kiến, tiến hành từng bước nhằm phân hóa kẻ thù, tập hợp lực lượng rộng rãi tập trung chống ĐQ và bọn tay sai, hoàn thành nhiệm vụ chủ yếu trước mắt.
- Khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền
+ Tập trung lực lượng đánh ĐQ, thực dân phóng dân tộc lên hàng đầu. + Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất (không đánh toàn bộ địa chủ phong kiến, đánh một phận quan trọng nhất).
2. Thắng từng bước thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)
a. Thời kỳ 1945-1946: củng cố, giữ vững chính quyền cách mạng, chuẩn bị toàn quốc kháng chiến.
* Tình hình: Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, dân tộc ta lại đứng trước thử thách mới:
- Chính quyền cách mạng còn non trẻ chưa được củng cố, nhân dân ta đã phải cùng lúc đối phó với nhiều kẻ thù lớn mạnh và thâm độc
- Nhiều nhiệm vụ cấp bách về kinh tế, tài chính, xã hội khá gay gắt, căng thẳng đòi hỏi phải được giải quyết.
-> Đứng trước thử thách, vận mệnh cách mạng như “ngàn cân treo sợi tóc”, Đảng ta đã quyết đoán mau lẹ, xác định đúng đắn nhiệm vụ trung tâm, chủ yếu trước mắt lúc này: Giữ vững, củng cố chính quyền cách mạng. “Trong mỗi thời kỳ đặc biệt, cần phải tìm cho ra cái mắt xích đặc biệt mà người ta phải đem toàn lực ra nắm lấy để giữ vững được toàn bộ cái xích và chuẩn bị để chuyển vững chắc sang mắt xích kế bên”
(V.I Lênin, Toàn tập, tập 36, NXB Tiến Bộ, M. 1977, tr .252)
* Biện pháp:
Đảng đã vận dụng sách lược linh hoạt phân hóa và cô lập cao độ kẻ thù, để phân hóa hàng ngũ kẻ thù, sách lược của Đảng cũng hết sức uyển chuyển linh hoạt.
(sự chỉ đạo chiến lược đúng đắn, Đảng ta đã từng bước đập tan âm mưu thâm độc của kẻ thù, đánh bại âm mưu của từng tên ĐQ).
=> Chính quyền cách mạng thực sự là công cụ sắc bén để tổ chức và phát huy sức mạnh tổng hợp của quần chúng chiến thắng giặc ngoài, thù trong và bước giải quyết có hiệu quả những khó khăn của đất nước, tranh thủ thời gian để chuẩn bị lực lượng cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.
* Thắng từng bước:
- Kiên định mục tiêu chiến lược: chống ĐQ và phong kiến giành độc lập dân tộc, ruộng đất cho dân cày hoàn thành cách mạng DTDCND đi lên CNXH.
- Chỉ thị KC kiến quốc (25/11/1945) xác định nhiệm vụ trước mắt:
+ Củng cố chính quyền cách mạng
+ Chống thực dân Pháp
+ Bài trừ nội phản
+ Cải thiện đời sống nhân dân
-> Trong đó, nhiệm vụ trọng tâm là củng cố, giữ vững chính quyền cách mạng)
- Chủ trương: Tạm hòa hoãn, kéo dài thời gian hòa bình, chuẩn bị lực lượng mọi mặt cho cuộc chiến đấu sắp tới.
Phát động toàn quốc kháng chiến, thực hiện kìm chế, giam chân địch trong các thành phố, đô thị (nhất là Hà Nội), bảo tồn, giữ vững lực lượng
b. Thời kỳ 1947-1950
* Đặc điểm tình hình: Với bản chất hiếu chiến, thực dân Pháp ngoan cố phá bỏ Hiệp định đã ký kết, trở lại xâm lược nước ta một lần nữa. Khi không còn có thể hòa hoãn, Đảng chủ động phát động toàn dân tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược để bảo vệ độc lập dân tộc
* Chỉ đạo của Đảng: Đảng ta đã đề ra phương châm kháng chiến: toàn dân, toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính.
-> Đó là yêu cầu khách quan nhằm từng bước chuyển hóa lực lượng, lần lượt đánh bại từng âm mưu chiến lược của địch.
HCT đã chỉ rõ: “Giặc Pháp là vỏ quýt dày ta phải có thời gian để mài móng tay nhọn rồi mới xé toang xác chúng ra”
* Kết quả: Thực tế chứng minh rằng ngay từ đầu chiến lược chiến tranh của Đảng ta đã thắng chiến lược chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp; phương châm chiến lược đánh lâu dài và phương pháp giành thắng lợi từng bước thực sự phù hợp với yêu cầu khách quan của cuộc kháng chiến.
- Thắng lợi chiến dịch Thu Đông Việt Bắc 1947, nhân dân ta đã làm thất bại hoàn toàn chiến lược đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp, buộc chúng phải đánh lâu dài với ta.
- Chiến thắng Biên giới năm 1950 đã phá tan thế bao vây của CNĐQ, nối liền vùng giải phóng Việt Bắc với hệ thống XHCN thế giới, tạo ra một bước ngoặt căn bản trong cục diện chiến tranh.
c. Thời kỳ 1950-1954
- Quân và dân ta đã tiến hành cuộc Tổng phản công lớn, cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953-1954 và đã giành được thắng lợi quyết định ở ĐBP.
- Chiến thắng lịch sử ĐBP là một mốc son đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn CNTD cũ của thực dân Pháp giải phóng miền Bắc, mở thời kỳ mới cho cách mạng nước ta.
3. Thắng từng bước, tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954-1975)
- Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước nhân dân ta phải đương đầu với tên đế quốc đầu sỏ, có tiềm lực kinh tế và quân sự mạnh nhất trong phe đế quốc. Để.
- Đảng ta: Kế thừa và phát triển nghệ thuật giành thắng lợi từng bước trong quá trình đấu tranh giành chính quyền(1930-1945) và trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), nâng cao nghệ thuật này trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đó là: đánh lui từng bước đánh đổ từng bộ phận quân địch, từ giành thắng lợi quyết định tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn
- Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, Đảng ta đã chỉ đạo lần lượt đánh thắng bốn chiến lược chiến tranh của bốn đời tổng thống Mỹ tạo ra thắng lợi quyết định để từng bước tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn ngày 30/4/1975.
a. Lần lượt đánh bại các chiến lược chiến tranh của Mỹ, giành thắng lợi quyết định (1954-1973)
* 1954 – 1960: đánh bại chiến lược thực dân kiểu mới (thường gọi: chiến tranh đơn phương)
- Đặc điểm tình hình: Sau năm 1954 so sánh lực lượng giữa ta và địch trên chiến trường MN có sự thay đổi lớn có lợi cho địch, bất lợi cho ta, do ta chuyển quân tập kết ra Bắc, thực dân Pháp và thế lực phản động tay sai tập trung vào MN theo quy định của Hiệp định Giơnevơ.
- Chủ trương:
+ Đảng chủ trương phải giữ gìn lực lượng chuẩn bị cho cuộc đấu tranh mới cao hơn (thời kỳ này ta đấu tranh chính trị ở hình thức thấp).
-> Nhưng kẻ địch cố tình phá hoại Hiệp định Giơnevơ dùng “chiến tranh một phía” đàn áp dã man tàn bạo, trả thù những người đã từng tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp Xâm lược
+ Đảng đã kịp thời ra NQTƯ 15 (1&7/1959). Nghị quyết chỉ rõ:
“Con đường phát triển cơ bản của cách mạng VN ở MN là khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. Muốn đạt được mục tiêu đó cần phải có một quá trình đấu tranh lâu dài, tiến tới những hình thức thấp, từ đẩy lùi chính quyền địch từng bước đến những hình thức cao với những chuyển biến làm lay chuyển tận gốc chính quyền đó và cuối cùng phát động quần chúng khởi nghĩa đánh đổ chế độ Mỹ - Diệm khi có thời cơ”.
- Kết quả: NQTƯ 15 cuả Đảng soi sáng, cách mạng MN có bước phát triển mạnh mẽ: bằng cách cuộc đồng khởi (khởi nghĩa từng phần ở nông thôn) nhân dân ta đã làm phá sản hoàn toàn chiến lược của Aixenhao, chuyển cách mạng từ thế giữ gìn lực lượng sang thế chiến lược tiến công, tạo cơ sở vững chắc cho nhân dân ta đánh bại chiến lược chiến tranh mới của đế quốc Mỹ.
* 1961-1965: đánh bại chiến lược “chiến tranh đặc biệt”
- Âm mưu của địch:
+ ĐQ Mỹ tiến hành “chiến tranh đặc biệt” với công thức: quân Ngụy + cố vấn + trang bị Mỹ.
+ Nhằm càn quét, bình định gom dân lập ấp chiến lược “Tát nước bắt cá”, cô lập và tiêu diệt lực lượng cách mạng.
-> Chúng dùng MN làm nơi thí điểm loại “chiến tranh đặc biệt” nhằm chống lại phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân ta và nhân dân nhiều nước trên thế giới.
- Chủ trương của Đảng:
+ Nghị quyết BCT (1/1961) và NQTƯ 9 B (12/1963) vạch rõ con đường phát triển tất yếu của cách mạng MN:
+/ Từ khởi nghĩa từng phần ở nông thôn phát triển thành chiến tranh cách mạng (chứ không thể tiến lên tổng khởi nghĩa như trong cách mạng Tháng Tám 1945),
+/ Phải liên tục tiến công, vừa tiến công vừa tự vệ, tiếp tục phát triển lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh quân sự đưa cách mạng tiến lên không ngừng.
+ Đảng cũng chỉ ra mục tiêu cụ thể là phải đánh cho quân Ngụy suy sụp và quyết tâm giành thắng lợi quyết định với mức thắng lợi tối đa. Phải kiềm chế thắng địch trong chiến tranh đặc biệt.
- Kết quả: Nhờ có chủ trương, chỉ đạo đúng đắn của Đảng, cách mạng miền Nam đã phát triển mạnh mẽ, sôi nổi.
+ Các cuộc khởi nghĩa từng phần liên tục diễn ra ngày càng mạnh mẽ phát triển thành chiến tranh cách mạng và kết hợp với chiến tranh cách mạng, trong đó du kích cục bộ là bước mở đầu.
+ Khởi nghĩa từng phần càng mở rộng phạm vi hoạt động thì càng thúc đẩy chiến tranh cánh mạng phát triển ngày càng cao. Ngược lại chiến tranh cách mạng càng được đẩy mạnh thì càng làm cho điều kiện khởi nghĩa chín muồi.
-> Nhân dân ta đã đánh thắng chiến lược “chiến tranh đặc biệt” tạo ra điều kiện căn bản để giành thế chủ động đánh thắng chiến lược “chiến tranh cục bộ” .
Hạn chế: Chúng ta đánh thắng địch trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt” nhưng chúng ta không giành được thắng lợi tối đa như mục tiêu đã vạch ra
-> Nguyên nhân chủ yếu là chúng ta phát triển lực lượng không theo kịp tình hình.
* 1965-1968: đánh bại chiến tranh cục bộ
- Âm mưu: Thất bại trong chiến lược “chiến tranh đặc biệt” và đứng trước nguy cơ sụy đổ hoàn toàn, đế quốc Mỹ bị động, chúng chuyển sang tiến hành chiến lược “chiến tranh cục bộ”: quân Mỹ và đồng minh + Ngụy+ vũ khí trang bị, ở MN, tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân đối với MB hòng cứu vãn sự sụp đổ của ngụy quân, ngụy quyền tay sai.
-> Đến cuối 1965, Tổng số quân Mỹ và đồng minh của Mỹ vào MN đã lên tời 20 vạn tên, gồm 18 vạn quân Mỹ hơn 2 vạn quân chư hầu.
- Chủ trương của Đảng:
Hội nghị lần thứ 11(3/1965) và Hội nghị lần thứ 12 (12/1965) của BCHTW Đảng đã xác định:
+ Do những thất bại nặng nề của địch và những thắng lợi to lớn của ta, đế quốc Mỹ đưa vào MNVN hàng chục vạn quân viễn chinh Mỹ, mặc dù như vậy, lực lượng đối sánh giữa ta và địch căn bản không thay đổi.
+ Nêu cao quyết tâm động viên lực lượng toàn Đảng, toàn dân, toàn quân: kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ trong bất kể tình huống nào, để bảo vệ MB, giải phóng MN hoàn thành cuộc cách mạng DTDCND trong cả nước, tiến tới thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà.
+ Quán triệt và vận dụng phương châm đánh lâu dài, chúng ta cần phải cố gắng đến cao độ, tập trung lực lượng của cả hai miền để tranh thủ thời cơ giành thắng lợi quyết định trong thời gian tương đối ngắn trên chiến trường MN.
- Kết quả: Thực hiện quyết tâm của Đảng theo tình thần NQTƯ 11,12:
+ Nhân dân MN đã giữ vững thế chủ động, liên tục tiến công, không những tiêu diệt nhiều đơn vị lớn quân Ngụy mà còn trực tiếp đánh thắng quân Mỹ nhiều trận lớn.
-> Quân và dân MN đã mở hàng loạt trận phản công đánh bại các cuộc hành quân của Mỹ-ngụy. đập tan hai cuộc phản công chiến lược mùa khô 1965-1966 và 1966-1967 loại ra vòng chiến dấu 290.000 tên địch trong đó có 128.000 quân Mỹ và chư hầu.
Thắng lợi của quân, dân ta ở MN đập tan hai cuộc phản công chiến lược mùa khô, đã làm thất bại một bước quan trọng chiến lược “chiến tranh cục bộ” của ĐQ Mỹ, làm cho hàng ngũ địch thêm mâu thuẫn, đẩy địch vào thế phòng ngự, bị động hơn trước. Ta ngày càng phát triển thế chiến thắng, thế chủ động và thuận lợi, địch ở thế thua, thế bị động và khó khăn.
=> Hội nghị TƯ 14 chủ trương mở cuộc tiến công và nổi dậy đồng loạt Tết Mậu thân nhằm giáng một đòn quyết định vào ý chí xâm lược của Mỹ. Thực hiện chủ trương đó, ngày 30 – 31/1/1968 quân dân MN đồng loạt tiến công và nổi dậy ở 64 thành phố và thị xã và ở nhiều vùng nông thôn sát đô thị. Chính quyền cách mạng được thành lập ở Huế và nhiều vùng nông thôn mới giải phóng.
Ý nghĩa:
+ Cuộc tiến công và nổi dậy dầu xuân 1968 là một đòn sấm sét đánh vào Mỹ-ngụy.
+ Thắng lợi của cuộc tiến công và nổi dậy tết Mậu thân có ý nghĩa chiến lược to lớn và toàn diện: làm đảo lộn chiến lược của địch; làm lung lay ý chí xâm lược của Mỹ; làm phá sản chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Giônxơn, buộc chúng phải chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc và phải chấp nhận đàm phán với ta.
+ Thắng lợi đã làm chấn động dư luận nước Mỹ và làm giảm sút ý chí xâm lược của chúng buộc đế quốc Mỹ phải đưa ra chiến lược chiến tranh mới “Việt Nam hóa chiến tranh”.
Hạn chế:
+ Chủ quan trong việc đánh giá tình hình, nên đã đề ra yêu cầu chưa thật sát với tình hình thực tế,
-> sau đợt tấn công tết Mậu thân (1968), ta đã kịp thời kiểm điểm rút kinh nghiệm ngay, đánh giá lại tình hình và có chủ trương chuyển hướng kịp thời
+ Ta đã chậm thấy những cố gắng mới của địch, những khó khăn lúc đó của ta, không đánh giá hết âm mưu của địch trong kế hoạch bình định nông thôn nhằm thực hiện chính sách “Việt Nam hóa chiến tranh” của Nichxơn;
-> Nên ta gặp lại khó khăn trong một thời gian
* 1968 – 1975: đánh bại một bước chiến lược “VN hóa chiến tranh”
- Âm mưu: rút quân Mỹ ra khỏi MNVN mà vẫn giữ được chính quyền tay sai Nguyễn Văn Thiệu.
-> “VN hóa chiến tranh” nhằm kéo dài chiến tranh xâm lược, từng bước rút quân Mỹ ra khỏi VN và ngụy quân, ngụy quyền vẫn mạnh lên.
- Chủ trương:
+ 1/1/1969 trong khi chúc mừng năm mới, Chủ tịch HCM đã chỉ rõ nhiệm vụ của đồng bào và chiến sĩ cả nước trong thời kỳ mới là “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”.
+ Hội nghị BCHTW 18 (1/1970) đã tổng kết quá trình thắng từng bước trước đây, chỉ ra nội dung và bước đi của thắng lợi quyết định từ 1968-1975:
+/ Về nội dung: giành thắng lợi từng bước đi đến giành thắng lợi quyết định, đánh cho Mỹ phải rút hết quân, đánh cho ngụy sụp. Ta làm chủ phần lớn nông thôn các vùng chiến lược quan trọng, các vùng xung quanh đô thị.
+/ Về bước đi: quá trình giành thắng lợi quyết định cũng là một quá trình ta tiến lên từng bước, đẩy lùi địch từng bước
- Kết quả:
+ Quân và dân ta ở MN đã liên tục tấn công trong năm 1970-1971, thắng lớn ở Cánh Đồng Chum, ở Cămpuchia, ở đường 9 Nam Lào.
-> Chiến thắng ở mặt trận đường 9 Nam Lào mở ra khả năng đánh bại chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.
+ Trên mặt trận ngoại giao, ta đã triển khai cuộc đấu tranh trực diện với Mỹ tại cuộc đàm phán ở Pari (Pháp).
+ Thắng lợi to lớn của cuộc tiến công chiến lược năm 1972 và chiến công xuất sắc của quân và dân miền Bắc đập tan cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B52 vào Hà Nội, Hải Phòng
-> Chính phủ Mỹ phải ký Hiệp định Pari chấm dứt chiến tranh,lập lại hòa bình ở Việt Nam (27/1/1973). Quân Mỹ buộc phải chấp nhận giải pháp rút khỏi miền Nam, tạo ra so sánh lực lượng mới có lợi cho cách mạng nước ta, mở ra khả năng tiến lên đánh cho ngụy nhào, hoàn thành cuộc cách mạng DTDCND trong cả nước. Đây là giai đoạn giành thắng lợi quyết định (đánh cho Mỹ cút)
b. Tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn (1973-1975)
* Hoàn cảnh:
Tháng 7/1973 Hội nghị BCHTW 21, Đảng xác định nhiệm vụ của cách mạng MN sau Hiệp định Pari được ký kết: Đoàn kết toàn dân, đấu tranh trên ba mặt trận chính trị, quân sự, ngoại giao một cách hết sức chủ động, linh hoạt tùy theo từng lúc, từng nơi mà kết hợp giữa các mặt trận đó cho thích hợp để buộc địch phải thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định Pari về Việt Nam không ngừng giữ vững và phát triển lực lượng cách mạng về mọi mặt, thắng địch từng bước và chủ động trong mọi tình huống đưa cách mạng miền Nam tiến lên
* Chủ trương:
- Hội nghị BCT (10/1974) và Hội nghị BCHTW Đảng (1/1975) nhận định so sánh lực lượng giữa ta và địch trên phạm vi cả nước và chiến trường MN đã có những chuyển biến cơ bản, ta đã mạnh hơn địch
+ Hội nghị quyết định: Động viên nỗ lực của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ở cả hai miền giải phóng hoàn toàn MN trong thời gian 1975-1976 .
+ Hội nghị nhấn mạnh: Phải ra sức chuẩn bị mọi mặt để khi có thời cơ lịch sử thì giải phóng MN ngay năm 1975.
- Hội nghị BCT 25/3/1975 Đảng ta chủ trương giải phóng miền Nam trước mùa mưa 1975.
- Hội nghị BCT (31/3/1975) quyết định: giải phóng Sài Gòn tốt nhất trong tháng 4/ 1975.
* Kết quả: Thực hiện chủ trương nhạy bén, kịp thời của Đảng, quân và dân cả nước đã dốc sức để giải phóng miền Nam hoàn thành cách mạng DTDCND trong cả nước.
- Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 giành thắng lợi vang dội mở đầu là chiến dịch Tây Nguyên (10/3 đến 24/3/1975).
- Thắng lợi của chiến dịch Huế - Đà Nẵng (24-29/3/1975),
- Chiến dịch Hồ Chí Minh(26-30/4/1975) lịch sử kết thúc thắng lợi toàn bộ cuộc KC chống Mỹ , cứu nước.
Tóm lại: Quá trình phát triển của cách mạng DTDCND ở nước ta là quá trình phát triển, vừa có tính liên tục vừa có tính giai đoạn; là quá trình giành thắng lợi từng bước đi đến thắng lợi toàn bộ; thắng lợi trước tạo tiền đề cho thắng lợi sau, thắng lợi của giai đoạn sau kế thừa và phát huy thắng lợi của giai đoạn trước, cách mạng đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn.
Đại hội IV của Đảng đã tổng kết : Trong điều kiện lấy nhỏ đánh lớn, phải biết thắng từng bước nhằm đánh bại những âm mưu chính trị, quân sự của địch trong từng thời kỳ, đẩy lùi từng bước, không ngừng củng cố trận địa cách mạng tạo thế và lực hơn hẳn địch để tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn.
II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CÓ TÍNH NGUYÊN TẮC CỦA NGHỆ THUẬT GIÀNH THẮNG LỢI TỪNG BƯỚC
1. Luôn luôn kiên định mục tiêu chiến lược, biết đề ra mục tiêu biện pháp cụ thể chính xác cho mỗi thời kỳ cách mạng.
* Cơ sở:
- Xuất phát từ tư tưởng cách mạng không ngừng của Lênin: cách mạng vừa có tính liên tục vừa có tính giai đoạn.
- Xuất phát từ MQH biện chứng giữa mục tiêu chiến lược và mục tiêu cụ thể: đòi hỏi trong mỗi thời kỳ cách mạng biết nhạy bén đề ra mục tiêu, biện pháp thích hợp nhằm giành thắng lợi tối đa mở đường tiến lên giành thắng lợi cho mục tiêu cuối cùng.
- Thực tiễn: một minh chứng lịch sử là thời kỳ 1936-1939, Đảng ta đã thực hiện thành công nguyên tắc trên đây.
Trên cơ sở khẳng định mục tiêu chiến lược của cách mạng DTDCND: chống ĐQ, chống phong kiến giành độc lập dân tộc, ruộng đất cho dân cày hoàn thành cách mạngDTDCND, nhưng Đảng xác định nhiệm vụ, mục tiêu cụ thể trước mắt: chống bọn phản động thuộc địa và tay sai, chống phát xít, chống chiến tranh, đòi dân sinh, dân chủ cải thiện đời sống cho nhân dân.
-> Mục tiêu, biện pháp cụ thể do Đảng đề ra phù hợp với tình hình thế giới và trong nước, phù hợp với so sánh lực lượng địch ta lúc đó, đáp ứng được nguyện vọng bức thiết của quần chúng nên Đảng đã phát động được cao trào rộng lớn đưa cách mạng tiến lên, không rơi vào chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa cải lương.
Hoặc thời kỳ 1939-1945: Vẫn kiên định mục tiêu chiến lược đồng thời xác định nhiệm vụ mục tiêu cụ thể trước mắt: Tập trung lực lượng cách mạng đánh đổ kẻ thù chủ yếu là ĐQ và bè lũ bán nước tay sai, giải phóng dân tộc. Còn nhiệm vụ đánh phong kiến, Đảng nêu lên tư tưởng tiến hành từng bước nhằm phân hóa kẻ thù, tập hợp lực lượng rộng rãi tập trung chống ĐQ và bọn tay sai hoàn thành nhiệm vụ chủ yếu trước mắt.
* Yêu cầu:
- Phải tuân thủ những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về xác định mối quan hệ giữa mục tiêu chiến lược và mục tiêu trước mắt. Mục tiêu trước mắt luôn hướng tới mục tiêu chiến lược.
- Khi xác định đường lối phải đáp ứng nguyện vọng bức thiết của quần chúng cách mạng nhưng phải phù hợp thực tế cách mạng trong thời gian đó. Chống không quan tâm đến nhu cầu, nguyện vọng chính đáng của quần chúng, đồng thời chống không phân tích khả năng cách mạng nên đảng viên theo đuôi quần chúng.
- Xác định mục tiêu, nhiệm vụ, biện pháp phải phù hợp tình hình thực tiễn thế giới, trong nước, các mối quan hệ, tương quan so sánh lực lượng ta và địch, phải dự báo và đón trước được xu hướng vận động của tình hình.
- Cần chống tư tưởng “tả khuynh” nôn nóng, muốn ngay một lúc thực hiện mục tiêu cuối cùng bất chấp quy luật và điều kiện khách quan đồng thời chống tư tưởng “hữu khuynh” thỏa mãn dừng lại coi mục tiêu trước mắt là tất cả, từ bỏ, xa rời mục tiêu cơ bản lâu dài.
* Ý nghĩa hiện thực: đối với chiến lược cách mạng hiện nay là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong đó, nhiệm vụ xây dựng được xác định giữ vai trò quan trọng.
2. Quán triệt tư tưởng tiến công, vừa chống bảo thủ trì trệ, vừa chống nôn nóng chủ quan
* Cơ sở:
- Từ chủ nghĩa Mác- Lênin về bản chất cách mạng là tiến công, không tiến công thì cách mạng không thể giành được thắng lợi.
- Từ vai trò của tư tưởng chiến lược tiến công với đấu tranh cách mạng của giai cấp vô sản, tư tưởng đó cũng phản ánh tính quy luật đấu tranh của một dân tộc nhỏ chống lại thế lực đế quốc lớn mạnh.
- Từ quan điểm thắng từng bước không phải là kéo dài lê thê mà phải quán triệt tư tưởng chiến lược tiến công với hình thức, phương pháp, bước đi thích hợp.
-> Trong chiến tranh giải phóng dân tộc ở nước ta khi Đảng ta đề ra chiến lược đánh lâu dài, nhấn mạnh nghệ thuật tạo thời cơ và nắm vững thời cơ mở những đợt tiến công chiến lược làm thay đổi cục diện chiến tranh tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn.
- Từ đặc điểm của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc thường đi từ không đến có, từ nhỏ đến lớn, từ chưa hoàn chỉnh đến hoàn chỉnh. Trong khi đó giai cấp thống trị nắm trong tay bộ máy bạo lực phản cách mạng đồ sộ quyết đè bẹp phong trào cách mạng của quần chúng. Cho nên các lực lượng phải tiến công không ngừng và biết tiến công địch từ nhỏ đến lớn để chuyển hóa so sánh thế và lực tạo cơ sở giành thắng lợi ngày càng lớn hơn.
- Thực tiễn: Lịch sử cách mạng DTDCND VN dưới sự lãnh đạo của Đảng là một quá trình liên tục tiến công từ nhỏ đến lớn, giành thắng lợi từng bước tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn:
+ 1930-1945 từng bước phát triển lực lượng cách mạng của quần chúng, dẫn dắt quần chúng vùng lên tiến công giành chính quyền.
+ 1945-1954, Đảng ta chủ động phát động toàn dân kháng chiến chống thực dân Pháp, từ giữ vững và bảo vệ chính quyền giành thắng lợi từng bước trong kháng chiến tiến lên giải phóng nửa nước
+ 1954-1975 cách mạng VN tiếp tục thế chiến lược tiến công bằng tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng ở hai miền. ở MN thực hiện tiến công, lần lượt đánh thắng 4 chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ giành thắng lợi hoàn toàn.
* Yêu cầu:
- Phải chủ động tích cực xây dựng thực lực cách mạng ngày càng lớn mạnh; sử dụng kết hợp các lực lượng, các hình thức đấu tranh có thể huy động được trên các địa bàn khác nhau; giải quyết đúng đắn mối quan hệ tiến công trong thời gian và không gian khác.
- Tư tưởng chiến lược tiến công đòi hỏi phải liên tục tiến công, đánh lui từng bước đánh đổ từng bộ phận tiến lên đánh đổ hoàn toàn quân địch. Muốn thắng từng bước phải tiên công từ nhỏ đến lớn, từ bộ phận đến toàn cục.
- Tư tưởng tiến công phải thể hiện ngay cả lúc cách mạng gặp khó khăn, phải tạm thời phòng ngự, tạm thời chấp nhận những giải pháp bất lợi nào đó. Phải kiên quyết chống bảo thù trì trệ, chờ thời, đồng thời chống chủ quan nôn nóng muốn đánh nhanh thắng nhanh khi điều kiện chưa cho phép.
- Giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển cách mạng một cách tuần tự với phát triển một cách nhảy vọt.
3. Nắm chắc thực tiễn, hành động theo quy luật khách quan, kịp thời thay đổi chủ trương, biện pháp thích hợp giành thắng lợi cho cách mạng
* Cơ sở
- Xuất phát từ chủ nghĩa Mác-Lênin về mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn: từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn.
- Xuất phát từ vai trò của thực tiễn đối với cách mạng: Thực tiễn là căn cứ khoa học để xem xét và giải quyết mọi vấn đề nảy sinh trong cuộc sống và hoạt động. Thực tiễn là căn cứ khách quan để cho Đảng vô sản định ra đường lối, phương pháp cách mạng đúng đắn và cũng là cơ sở duy nhất để kiểm nghiệm, bổ sung, phát triển đường lối, phương pháp cách mạng.
- Xuất phát từ đặc điểm của thực tiễn: Thực tiễn rất phong phú, sinh động và biến đổi nhanh chóng không ngừng. Do đó muốn giành thắng lợi trong đấu tranh cách mạng phải luôn luôn nắm chắc thực tiễn, bám sát tình hình, hành động theo quy luật khách quan kịp thời thay đổi chủ trương chính sách, biện pháp khi cần thiết.
- Xuất phát từ đặc điểm thực tiễn cách mạng mỗi nước: cách mạng mỗi nước phát triển, vận động theo quy luật chung nhưng những quy luật đó bao giờ cũng biểu hiện một cách cụ thể, riêng biệt phù hợp với điều kiện lịch sử của mỗi nước.
- Thực tiễn: lịch sử chứng minh Đảng ta thường xuyên quan tâm bám sát thực tiễn vận dụng đúng đắn quy luật khách quan. Mặc dù có lúc, có nơi Đảng ta đã mắc sai lầm nóng vội chủ quan nhưng nhìn chung trước bước ngoặt của lịch sử, Đảng luôn dựa chắc trên quy luật khách quan, nhạy bén, kịp thời đề ra chủ trương, biện pháp sát hợp với tình hình khách quan đưa cách mạng từng bước tiến lên.
* Yêu cầu:
- Phải sâu sát vào phong trào cách mạng của quần chúng để nắm chắc nguyện vọng, khả năng cách mạng của quần chúng đồng thời phân tích đầy đủ các nhân tố tác động để đề ra chủ trương biện pháp đúng đắn.
- Phải thường xuyên dự báo xu hướng vận động thực tiễn một cách khoa học, có kế hoạch, chủ động đón trước khi thực tiễn thay đổi, kịp thời đề ra hoặc điều chỉnh bổ sung phù hợp.
KẾT LUẬN
Trong sự nghiệp xây dựng CNXH, Đảng ta có lúc đã phạm sai lầm giáo điều máy móc về mô hình CNXH; không xuất phát từ thực tiễn Việt Nam, làm cho tình hình KT-XH của đất nước lâm vào khủng hoảng trầm trọng. Đại hội Đảng VI, đã kịp thời khởi xướng và lãnh đạo sự nghiệp đổi mới, chỉ ra bài học sâu sắc của Đảng là phải luôn luôn xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng và hành động theo đúng quy luật khách quan.
Giành thắng lợi từng bước tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn là một bài học kinh nghiệm quí báu trong cách mạng DTDCND. Nghệ thuật biết thắng từng bước cho đúng là vấn đề có tính quy luật trong điều kiện lấy nhỏ đánh lớn.
Nắm vững và vận dụng sáng tạo những vấn đề có tính nguyên tắc của nghệ thuật giành thắng lợi từng bước vào sự nghiệp cách mạng XHCN có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất quan trọng hiện nay.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nghệ thuật giành thắng lợi từng bước.doc