* Các bảo vệ thường dùng nhằm khắc phục các hư hỏng nói trên
Để bảo vệ cho máy phát điện chống lại các dạng sự cố nêu trên, người ta thường dùng các loại bảo vệ sau:
- Bảo vệ so lệch dọc để phát hiện và xử lý khi xảy ra sự cố.
- Bảo vệ so lệch ngang cho sự cố.
- Bảo vệ chống chạm đất một điểm cuộn dây stator cho sự cố.
- Bảo vệ chống chạm đất mạch kích từ cho sự cố.
- Bảo vệ chống ngắn mạch ngoài và quá tải cho sự cố.
- Bảo vệ chống điện áp đầu cực máy phát tăng cao cho sự cố.
Ngoài ra bạn cũng có thể dùng: Bảo vệ khoảng cách làm bảo vệ dự phòng cho bảo vệ so lệch, bảo vệ chống quá nhiệt rotor do dòng máy phát không cân bằng, bảo vệ chống mất đồng bộ,
133 trang |
Chia sẻ: tuanhd28 | Lượt xem: 1631 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Ngân hàng câu hỏi thi và đáp án bổ túc nâng hạng gcnkncm máy trưởng hạng nhì, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khỏi động. Mở xupáp khởi động cho đường gió chính vào xylanh để khởi động động cơ.
- Khi khởi động xong, ngừng ấn tay khởi động, khoá van (3) và nạp bổ sung nhờ máy nén khí.
Hệ thống khởi động gián tiếp được sử dụng phần lớn cho động cơ diezen lai chân vịt.
Câu 14: Từ bản vẽ cho trước, trình bày cấu tạo và nguyên lý hoạt động của cơ cấu đảo chiều trực tiếp bằng phương pháp di động trục cam? (3 điểm).
Cơ cấu đảo chiều trực tiếp bằng cách dịch trục cam
Trả lời:
* Cấu tạo:
1.Đường dẫn khí nén, 2. Van đảo chiều, 3. Bình dầu, 4. Piston, 5. Xi lanh chứa dầu, 6. Phớt kín dầu, 7. Cam hút khi tiến, 8. Khớp nối, 9. Trục cam, 10. Cam xả khi lùi, 11. Cam xả khi tiến, 12. Cam hút khi lùi, 13. Cam hút khi tiến, 14. Con đội xupáp hút, 15. Con đội xupáp xả.
Trong cơ cấu này, tương ứng với mỗi xupáp của động cơ có 2 cam dẫn động (một cam tiến và một cam lùi).
Giữa 2 cam có mặt vát chuyển tiếp để con đội có thể trượt từ cam này sang cam khác dễ dàng. Khi đẩy trục cam di động dọc trục, các cam khác bị đẩy đi, nên con đội đang tiếp xúc với cam này sẽ chuyển sang tiếp xúc với cam khác. Do đó pha phân phối khí và thứ tự nổ của động cơ sẽ thay đổi làm động cơ hoạt động theo chiều ngược lại.
* Nguyên lý hoạt động:
- Khi tàu chạy tới (động cơ quay theo chiều thuận) thì xoay van (2) ở vị trí "tới". Khí nén qua van (2) vào bình (3) và nén dầu xuống piston (5) bị dịch chuyển sang phải kéo theo trục cam di động sang bên phải, các con đội tiếp xúc với các cam tới (lúc này không khí trong bình (4) thoát ra ngoài theo van (2) dần trong xi lanh phía phải sẽ dâng lên đầy bình.
- Muốn tàu chạy lùi (động cơ quay theo chiều ngược lại) thì trước tiên phải dừng động cơ lại. Tiếp sau đó mới xoay van (2) về vị trí "lùi", khi đó khí nén sẽ vào bình (4) đẩy dầu xuống làm piston bị đẩy sang trái. Trục cam sẽ bị đẩy sang trái làm con đội chuyển sang tiếp xúc với các cam lùi, động cơ sẽ quay theo chiều ngược lại.
Câu 15: Vẽ hình, trình bày ưu nhược điểm của các kiểu đầu vòi phun nhiên liệu. (3 điểm).
Trả lời:
Các kiểu đầu phun
a) Đầu phun nhiều lỗ;
b, c, d) Đầu phun một lỗ.
* Đầu phun nhiều lỗ tia(hình a)
- Ưu điểm
+ Đường kính lỗ tia nhỏ, nên nhiên liệu phun ra ở trạng thái tơi sương.
+ Góc tỏa của chum tia nhiên liệu lớn, nên nhiên liệu phân bố đều khắp không gian buồng đốt.
- Nhược điểm
+ Khó chế tạo vì lỗ tia quá nhỏ
+ Các lỗ tia dễ bị tắc nên yêu cầu đối với nhiên liệu rất khắt khe.
* Đầu phun một lỗ tia (hình b)
- Ưu điểm: Chế tạo đơn giản.
- Nhược điểm
+ Đường kính lỗ tia lớn nên nhiên liệu kém tơi sương
+ Góc tỏa cảu tia nhiên liệu hẹp, nên nhiên liệu không phân bố đều khắp các khoang buồng đốt.
* Đầu phun một lỗ tia, kim phun có chốt hình trụ(hình c).
- Ưu điểm
+ Chế tạo đơn giản;
+ Lỗ tia không bị tắc.
- Nhược điểm: Góc tỏa của tai nhiên liệu nhỏ, nên nhiên liệu không phân bố đều khắp trong không gian buồng đốt.
* Đầu phun một lỗ tia, kim phun có chốt hình nón cụt(hình d).
- Ưu điểm
+ Nhiên liệu tơi sương như loại nhiều lỗ tia
+ Lỗ tia không bị tắc.
+ Điều chỉnh được góc tỏa của tia nhiên liệu, nên chất lượng hòa trộn giữa nhiên liệu và khí nén rất tốt.
- Nhược điểm
+ Khó chế tạo.
+ Phần chốt côn nhô vào buồng đốt dễ bị cháy.
Câu 16: Từ hình vẽ cho trước, trình bày cấu tạo và nguyên lý hoạt động của van phân phối khí kiểu đĩa trượt (đĩa chia gió). (3 điểm).
Van phân phối khí kiểu đĩa trượt
Trả lời:
* Cấu tạo:
1. Đĩa tĩnh, 2. lỗ dẫn khí tới xupap khởi động, 3. lỗ trên đĩa động, 4. đĩa động, 5. ống bao, 6. nắp trong, 7. nắp ngoài, 8. đường dẫn khí tới, 9. trục, 10. lò xo, 11. lỗ tra dầu bôi trơn.
Van này được bắt chặt trên thân động cơ nhờ các bulong thông qua đĩa tĩnh 1. Trục khuỷu của động cơ dẫn động trục 9, trên đoạn đầu trục có răng then hoa ngoài để ăn khớp với răng then hoa trong ống 5. Mặt ngoài của ống 5 cũng có những răng then hoa ăn khớp với răng then hoa trong của đĩa động 4. Lò xo 10 ép đĩa động tỳ lên mặt trượt của đĩa tĩnh. Nắp đậy 6 làm kín cả cụm van. Khi đĩa động quay, khí nén qua các lỗ thông trên đĩa động với các lỗ trên đĩa tĩnh, theo các đường dẫn khí đến từng xupap khởi động theo đúng thứ tự nổ để khởi động động cơ.
* Nguyên lý hoạt động:
- Ở trạng thái bình thường, lò xo ép nhẹ đĩa động tỳ lên bề mặt của đĩa tĩnh;
- Khi khởi động, khí nén theo đường 8 vào van, ép chặt đĩa động lên bề mặt đĩa tĩnh. Lúc này lỗ 3 của đĩa động trùng ít nhất với một lỗ trên đĩa tĩnh. Qua các lỗ thông, khí nén đi ra khỏi van theo đường số 2 tới xupap khởi động để vào xilanh, tác dụng lên đỉnh piston, thông qua biên làm quay trục khuỷu. Khi trục khuỷu quay, nhờ khớp lai, làm cho trục của van phân phối khí quay, thông qua ống bao làm cho đĩa động quay; lỗ của đĩa động sẽ trùng với các lỗ khác của đãi tĩnh để dẫn khí nén tới các xupap kế tiếp theo đúng thứ tự làm việc của động cơ;
- Khi động cơ đã tự làm việc được, thôi không ấn tay khởi động nữa, đường khí số 8 mất áp lực, đĩa động lướt nhẹ trên bề mặt đĩa tĩnh nhờ lực lò xo.
Câu 17: Từ bản vẽ cho trước, trình bày cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy nén khí 3 cấp? (3 điểm).
Máy nén khí 3 cấp
Trả lời:
* Cấu tạo
- 1a, 1b, 2a, 2b, 3a, 3b: các van một chiều, 4. lọc gió, 5. piston, 6. xilanh, 7. nhiệt kế, 8. bầu mát.
- Piston 5 nằm trong xilanh 6, có cấu tạo đặc biệt, 3 mặt trụ có kích thước đường kính khác nhau. Xen giữa 2 mặt trụ là 3 mặt côn trên và dưới nằm ở vị trí song song với mặt côn của nắp xilanh và xilanh. Khi piston dịch chuyển lên xuống trong xilanh, tạo nên sự thay đổi thể tích của các cấp khác nhau: VI ˃ VII˃VIII, nhờ đó mà khi một lượng khí không đổi được nén vào cấp thứ nhất, được nén vào cấp thứ 2 sang cấp thứ 3 thì áp suất của các cấp sẽ là: pI˃pII˃pIII. Trên đường ống dẫn khí từ cấp nọ sang cấp kia đều có lắp bầu làm mát trung gian để giảm nhiệt độ, lắp nhiệt kế để đo nhiệt độ khí nén.
b.Nguyên lý hoạt động
Khi trục khuỷu quay thông qua biên làm cho piston chuyển động tịnh tiến lên xuống trong xilanh tạo nên sự làm việc của máy nén.
- Khi piston đi xuống sự làm việc của các cấp như sau:
+ Ở cấp thứ I: thể tích trong xilanh tăng, áp suất giảm, van một b đóng, van 1a mở, không khí từ bên ngoài, qua bầu lọc khí, qua van 1a, nạp vào xilanh của cấp thứ nhất.
+ Ở cấp thứ II: Thể tích giảm, áp suất tăng van 2b đóng, van 2a mở, khí nén qua can 2a, qua bầu lọc mát trung gian lên cấp thứ 3;
+ Ở cấp thứ III: Thể tích tăng, áp suất giảm, van 3a đóng, van 3b mở, khí nén từ cấp thứ II, qua van 3 nạp vào xilanh cấp thứ III.
- Khi piston đi lên, sự làm việc của các cấp như sau:
+ Ở cấp thứ I: Thể tích giảm, áp suất tăng van 1a đóng, van 1a đóng van 1b mở, khí nén từ cấp thứ nhất qua van 1b, qua bầu mát trung gian sang cấp thứ 2.
+ Ở cấp thứ II: Thể tích tăng, áp suất giảm, van 2a đóng, 2b mở, khí nén từ cấp I qua van 2b nạp vào xilanh của cấp II.
+ Ở cấp thứ III: Thể tích giảm áp suất tăng van 3a đóng, 3b mở, khí nén tà xilanh của cấp III, qua van 3b qua bầu mát trung gian vào bình chứa khí nén.
Câu 18: Từ bản vẽ cho trước, trình bày cấu tạo và nguyên lý hoạt động của Xupap khởi động bằng không khí nén kiểu gián tiếp? (3 điểm).
Trả lời:
* Cấu tạo:
1. xuapp; 2. hộp xupap; 3. ống dẫn hướng; 4. đường khí khởi động chính; 5. lỗ thông; 6. lò xo; 7,10. piston; 8. nắp; 9. đĩa chặn, 11. xilanh; 12. đường khsi phụ; 13. xecmang
* Nguyên lý hoạt động
- Ở trạng thái bình thường, xupap đóng kín với bệ nhờ sức căng lò xo.
- Khi khởi động, khí nén từ hộp van dẫn tới xupap theo 2 đường:
+ Đường khí khởi động chính 4, đến nằm chờ sẵn trong hộp xupap, theo các lỗ thông khí lên không gian chứa lò xo, tạo sự cân bằng áp suất trong hộp xupap, xupap chưa mở
+ Đường khí phụ 12 từ van phân phối khí đến từng xupap theo đúng thứ tự nổ.
Với áp lực khí nén, tác dụng lên phía trên piston 10, đẩy piston đi xuống, ấn xupap dịch chuyển vào phía trong xilanh, mở cửa thông khí. Đường khí chính nằm chờ sẵn trong hộp xupap sẽ vào xilanh, tác dụng lên đỉnh piston đẩy piston đi xuống, thông qua biên làm quay trục khuỷu.
Khi trục khuỷu quay, thông qua khớp lai, làm cho trục van phân phối khí quay, van sẽ phân phối khí nén tới các xupap kế tiếp. Đường khí nén 12 tại xupap đang xét mất áp lực, xupap đóng kín lại với bệ nhờ sức căng lò xo.
Câu 19: Từ bản vẽ cho trước, trình bày cấu tạo và nguyên lý hoạt động của Xupap khởi động bằng không khí nén kiểu trực tiếp? (3 điểm).
Xupap khởi động kiểu trực tiếp.
.
Trả lời:
* Cấu tạo:
1. Đường khí vào; 2. nắp; 3. lò xo; 4. ống dẫn hướng; 5. xupap; 6. hộp xupap.
* Nguyên lý hoạt động
- Ở trạng thái bình thường, xupap đóng kín với bệ nhờ sức căng lò xo
- Khi khởi động khí nén được dẫn tới hộp xupap khởi động theo đường số 1. áp lực khí nén tác dụng vào nấm xupap, hợp lực của áp lực này chống lại sức căng của lò xo, làm cho xupap có hướng đi vapf trong xilanh. Khi trị số của hợp lực này thắng sức căng của lò xo, supap sẽ dịch chuyển vào phía trong xilanh, mowrw thông cửa khí , khí nén vào trong xilanh tác dụng lên đỉnh piston, đẩy piston đi xuống, thông qua biên làm quay trục khuỷu;
- Khi trục khuỷu quay, thông qua khớp lai, làm cho trục đĩa chia gió quay, đĩa chia gió sẽ phân phối khí nén tới các xupap khác. Xupap đang xét bị mất áp lực, đóng kín lại với bệ nhờ sức căng lò xo.
Câu 20: Từ bản vẽ cho trước, trình bày cấu tạo và nguyên lý hoạt động của Hộp van khởi động bằng không khí nén kiểu gián tiếp? (3 điểm).
Sơ đồ cấu tạo hộp van khởi động kiểu gián tiếp.
Trả lời:
* Cấu tạo
1. Đường khí vào; 2. thân van; 3. Mặt côn dưới; 4,12. Đường khí xả ra ngoài; 5,6,7. Đường khí đi khởi động; 6.9.13.14.15. Đường khí thông nhau; 10. Piston; 11. Tay khởi động.
* Nguyên lý hoạt động
- Ở trang thái bình thường, thân van 2 đóng kín với nhauc nhờ sức căng lò xo ( áp suất phía trên và phía dưới thân van cân bằng nhau);
- Khi khởi động, mở van suất, khí nén từ bình chứa tới hộp van theo đường số 1, theo các đường dẫn khí thông nhau 8,9,13,14,15 tạo sự cân bằng áp suất trong hộp van;
- Ấn tay khởi động, trục 11 và piston 10 đi xuống mở thông lỗ 12 và 13, khí nén phái trên thân van quay ngược lỗ 15, theo ống 14,13,12 xả ra ngoài, làm cho trên thân van mất áp lực. Thân van sẽ đi lên do áp lực khí nén tác dụng vào mặt côn trên, mặt côn dưới đóng kín lỗ số 4, khí nén từ bình chứa theo lỗ số 1,5,6,7 đi khởi động động cơ: Đường số 6 là đường khí chính chờ sẵn cho các xupap khởi động, đường khí phụ 7 qua van phân phối khí, được van phân phối khí tới từng xupap khởi động, có vai trò mở các xupap cho đường khí chính vào khởi động động cơ theo đúng thứ tự nổ.
- Khi động cơ đã tự hoạt động được, thôi không ấn tay khởi động nữa, đồng thời khóa van xuất lại, các đường 1,8,9,13,14,15 lại thông nhau tạo sự cân bằng áp suất trong hộp van, thân van đóng lại nhờ sức căng của lò xo. Khí nén còn lưu lại trên đường ống sẽ được xả ra ngoài theo đường số 4 theo đường an toàn.
Câu 21: Từ bản vẽ cho trước, trình bày nhiệm vụ và nguyên lý hoạt động của hệ thống bôi trơn các te ướt? (3 điểm).
Bơm tay
Lưới lọc thô
Các te
Fin lọc
Sinh hàn dầu nhờn
Van điều chỉnh
nhiệt độ
Bơm
Van điều chỉnh
áp lực dầu
Van dầu hồi
V-4
V-5
Động cơ
diezel
Sơ đồ hệ thống bôi trơn cacte ướt
Trả lời:
* Nhiệm vụ:
Nhiệm vụ quan trọng nhất của hệ thống bôi trơn động cơ là giảm lực ma sát ở các bề mặt tiếp xúc của các chi tiết có chuyển động tương đối với nhau trong động cơ như: Trục với bạc lót, piston xéc măng với sơ mi xilanh các ổ đỡ
Ngoài tác dụng làm giảm ma sát, dầu bôi trơn còn có tác dụng:
- Tẩy rửa các bề mặt tiếp xúc (dầu bôi trơn sẽ đưa các phôi kim loại bị mài mòn ra khỏi bề mặt tiếp xúc).
- Làm mát cho các chi tiết của động cơ như làm mát cho đỉnh piston và các bề mặt ma sát. Dầu bôi trơn xilanh còn có tác dụng giữ cho hơi từ buồng đốt không rò xuống các te.
- Bao kín các khe hở nhỏ giữa các bề mặt tiếp xúc.
- Bảo quản cho các chi tiết và các bề mặt công tác không bị rỉ lúc động cơ ngừng hoạt động.
* Nguyên lý hoạt động của hệ thống:
Dầu nhờn chứa trong các te của động cơ được bơm hút qua lưới lọc thô đến phin lọc tinh. Trước khi đến bầu làm mát (sinh hàn) dầu qua van điều tiết nhiệt độ bằng tay hay tự động van này có tác dụng cảm ứng nhiệt độ của dầu để điều chỉnh lượng dầu qua sinh hàn nhiều hay ít nhằm duy trì nhiệt độ của dầu nhờn ổn định trước khi vào động cơ (khi nhiệt độ thấp cho đi tắt không qua sinh hàn). Hệ thống còn được bố trí van điều chỉnh áp suất. Bằng cách điều chỉnh sức căng lò xo của van này ta có thể điều chỉnh áp suất trong hệ thống. Còn để điều chỉnh áp lực dầu trên đường ống chính có thể dùng van dầu hồi.
Để cung cấp dầu bôi trơn trước khi khởi động hoặc trong trường hợp động cơ làm việc với số vòng nhỏ, cần tăng thêm áp lực dầu đến giá trị định mức, dùng bơm độc lập (bơm này được truyền động bằng điện ở động cơ tàu thuỷ cỡ lớn, bằng tay ở động cơ cỡ nhỏ). Toàn bộ dầu nhờn sau khi bôi trơn xong đều rơi xuống các te (các te làm nhiệm vụ chứa dầu nên gọi là các te ướt)
Hệ thống bôi trơn các te ướt cấu tạo đơn giản nhưng tính tin cậy, an toàn trong khai thác không được bảo đảm. Vì lượng dầu chứa trong các te không nhiều vòng tuần hoàn lớn, dầu chóng bẩn. Khi tàu nghiêng lắc trong sóng miệng hút dầu có thể bị nhô lên khỏi mặt thoáng của dầu, làm cho việc cung cấp dầu bị gián đoạn, gây mất áp lực.
Câu 22: Từ bản vẽ cho trước, trình bày nhiệm vụ và nguyên lý hoạt động của hệ thống bôi trơn các te khô? (3 điểm).
Lưới lọc thô
Động cơ
Điêzel
Các te
Máy lọc dầu nhờn
Fin lọc
Sinh hàn dầu nhờn
V-1
Bơm
V-2
V-3
V-4
V-5
Bơm
V-6
V-7
Bầu hâm
V-8
Két dầu tuần hoàn
Sơ đồ hệ thống bôi trơn cacte khô
Trả lời:
* Nhiệm vụ:
Nhiệm vụ quan trọng nhất của hệ thống bôi trơn động cơ là giảm lực ma sát ở các bề mặt tiếp xúc của các chi tiết có chuyển động tương đối với nhau trong động cơ như: Trục với bạc lót, piston xéc măng với sơ mi xilanh các ổ đỡ
Ngoài tác dụng làm giảm ma sát, dầu bôi trơn còn có tác dụng:
- Tẩy rửa các bề mặt tiếp xúc (dầu bôi trơn sẽ đưa các phôi kim loại bị mài mòn ra khỏi bề mặt tiếp xúc).
- Làm mát cho các chi tiết của động cơ như làm mát cho đỉnh piston và các bề mặt ma sát. Dầu bôi trơn xilanh còn có tác dụng giữ cho hơi từ buồng đốt không rò xuống các te.
- Bao kín các khe hở nhỏ giữa các bề mặt tiếp xúc.
- Bảo quản cho các chi tiết và các bề mặt công tác không bị rỉ lúc động cơ ngừng hoạt động.
* Nguyên lý hoạt động của hệ thống:
- Mạch bôi trơn:
Hệ thống này bao gồm két tuần hoàn được bố trí dưới các te, chứa dầu từ các te chảy xuống. Dầu nhờn từ két được bơm bánh răng hút đưa qua lưới lọc, qua phin lọc tới sinh hàn vào đường ống chính dẫn đi bôi trơn máy chính. Trước khi đến sinh hàn dầu qua van điều tiết nhiệt độ để điều chỉnh lượng dầu nhờn qua sinh hàn nhiều hay ít nhằm duy trì nhiệt độ thích hợp trước khi vào bôi trơn, van an toàn V-2 dùng để điều chỉnh áp lực dầu bôi trơn (bằng cách thay đổi sức căng lò xo). Van dầu hồi V-3 điều chỉnh áp lực dầu trong đường ống chính.
- Mạch lọc dầu:
Ngoài ra còn một hệ thống khác không mắc nối tiếp với hệ thống trên, dầu nhờn từ két tuần hoàn được bơm bánh răng hút qua bầu hâm để vào máy lọc dầu phân ly ở đây nước và tạp chất được tách ra cho về két dầu bẩn (không vẽ trên hình) còn dầu sạch được bơm đẩy hồi về két tuần hoàn. Hai bơm hút và đẩy thường lắp ngay trong máy lọc.
Lượng dầu chứa trong két tuần hoàn phụ thuộc vào công suất động cơ kiểu loại động cơ. Nếu động cơ có công suất trung bình trở xuống và động cơ khụng có patanh bàn trượt người ta dùng chung một loại dầu bôi trơn chung cho cả sơmi xylanh. Nếu động cơ patanh bàn trượt và động cơ có công suất lớn, dùng dầu bôi trơn xylanh riêng khi có hệ thống bôi trơn riêng cho sơ mi xylanh bằng bơm riêng các bơm này đưa dầu xylanh đến bôi trơn thành sơ mi xylanh.
Ưu điểm: Thời gian sử dụng dầu nhờn dài hơn, an toàn tránh được nổ hơi dầu trong các te. (Phần bên trong các te người ta lắp các van an toàn để xả bớt hơi dầu nếu áp suất cao).
Câu 23: Từ bản vẽ cho trước, trình bày cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống làm mát trực tiếp? (3 điểm).
Hệ thống làm mát trực tiếp
Trả lời:
* Cấu tạo:
1. Lưới lọc; 2. Van thông sông; 3. Bầu lọc; 4,6,7,16,18. Van 3 ngả; 5,17. Bơm nước làm mát do động cơ lại; 8. Bầu mát dầu nhờn;9. Đường ống; 10. Đường nước làm mát cho xilanh; 11. Đường nước làm mát cho nắp xilanh; 12. Nhiệt kế; 13. Đường nước làm mát cho ống xả; 14. Ống xả; 15, 19. Đường nước đổ ra ngoài sông;
20,21. Đường nước dự phòng
* Nguyên lý hoạt động:
- Trước khi khởi động động cơ; xoay mở van thông sông, thông biển để nước vào đầy trong bơm, xoay các van ba ngả về vi trí làm việc.
- Khi động cơ hoạt động: Bơm 5 do động cơ lai sẽ hút nước từ ngoài qua lưới lọc, van thông sông, bầu lọc, đẩy qua đường ống 9 vào làm mát xilanh, lên làm mát cho nắp xilanh, theo các đường ống 13 đi làm mát cho ống xả rồi thải ra ngoài.
- Khi nhiệt đọ dầu nhờn lên cao, xoay van ba ngả bảy để nước qua bầu mát dầu, làm mát cho dầu nhờn trước khi làm mát động cơ.
- Nhiệt kế 12 dùng để đo nhiệt độ nước ra với từng xilanh.
- Bơm 17 là bơm là bơm hút nước la canh, có thể dùng thay thế cho bơm 5 khi bơm này bị hỏng đột suất. Lúc đó phải xoay các van ba ngả 4,6,16,18 kết hợp với việc sử dụng các đường ống dự phòng 20,21 để hút nước từ bên ngoài vào làm mát cho động cơ.
Vì hệ thống nay sử dụng nước từ bên ngoài vào làm mát trực tiếp cho động cơ, nên gọi là hệ thống mát kiểu trực tiếp.
Câu 24: Từ bản vẽ cho trước, trình bày cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống làm mát gián tiếp? (3 điểm).
Trong hệ thống nước làm mát kiểu gián tiếp, nước ngọt vào làm mát cho động cơ theo một vòng tuần hoàn kín. Còn nước từ ngoài sông, ngoài biển sẽ làm mát cho nước ngọt và làm mát cho dầu nhờn rồi đổ ra ngoài chú không làm mát trực tiếp cho động cơ.
Để theo dõi áp suất và nhiệt độ nước làm mát, trên các hệ thống này đều có lắp áp kế và nhiệt kế.
Hệ thống làm mát kiểu gián tiếp
Trả lời:
* Cấu tạo:
1. Lưới lọc; 2. Van thông sông, thông biển; 3. Bầu lọc; 4,8. Bơm; 5. Bầu mát nước trong; 6. Bầu mát dầu nhờn;7. Đường nước đổ ra ngoài sông; 9. Áp kế;
10. Đường nước làm mát cho xi lanh; 12. Đường nước làm mát cho ống xả;
13. Nhiệt kế; 14. Đường thoát hơi nước ra ngoài; 15. Két nước; 16. van bổ xung; 17,19. Đường nước; 18. Van tự động điều tiết nhiệt độ nước làm mát
* Nguyên lý hoạt động
- Khi chuẩn bị khởi động động cơ kiểm tra nước trong két, nếu thiếu phải bổ sung, sau đó mở van 16 để nước trong két xuống đầy hệ thống, đồng thời mở van thông sông để nước bên ngoài chảy vào đầy bơm 4.
- Khi động cơ hoạt động sẽ lai các bơm số 4 và 8 cùng hoạt động, hút nước đi theo hai đường riêng biệt.
● Hệ thống nước ngoài tàu
Nước từ ngoài tàu được bơm 4 hút qua lưới lọc, van thông sông, bầu lọc, bơm qua bầu mát nước ngọt, qua bầu mát dầu nhờn đổ ra ngoài sông.
● Hệ thống nước trong
+ Bơm 8 làm nhiệm vụ hút nước từ két và bầu mát, đẩy vào làm mát cho xilanh, lên làm mát cho nắp xilanh, ra làm mát cho ống xả, tới van tự động điều tiết nhiệt độ làm mát 18.
+ Tại van, tùy theo nhiệt độ nước ra mà làm cho van nước đi theo các đường như sau:
Khi nhiệt độ nước còn thấp van khống chế hoàn toàn đường đi qua bầu mát, mà cho tất cả nước đi theo đường 17, tới thẳng bơm đẩy vào mát cho động cơ.
Khi nhiệt độ nước làm mát tăng , van khống chế bớt đường 17, để 1 phần cho qua bầu mát được hạ thấp nhiệt độ trước khi vào làm mát cho động cơ.
Khi nhiệt độ nước làm mát đạt giá trị giới hạn, van khống chế hoàn toàn đường 17, cho tất cả nước đi qua bầu mát trước khi vào làm mát cho động cơ.
+ Lượng nước bị hao hụt sẽ thường xuyên được bổ sung qua van16.
Vì hệ thống này lấy nước ngọt làm mát cho động cơ, nước từ bên ngoài làm mát cho động cơ một cách giám tiếp thông qua nước ngọt nên gọi là hệ thống làm mát kiểu gián tiếp.
Câu 25: So sánh ưu, nhược điểm của bơm nước ly tâm và bơm nước piston trong hệ thống làm mát? (3 điểm).
Trả lời:
* Ưu điểm
- Bơm ly tâm có kết cấu đơn giản, gọn nhẹ hơn bơm piston (nếu hai bơm có cùng sản lượng nước như nhau).
- Truyền chuyển động cho bơm ly tâm đơn giản, dễ dàng hơn vì bơm ly tâm quay nhanh, có thể nối trực tiếp với mô tơ không cần giảm tốc, có thể truyền động bằng dây cua roa.
- Lưu lượng nước ra đều chấn động nhỏ.
- Không cần có các van hút, van thoát như piston, nên ít hư hỏng hơn.
- Bơm ly tâm có thể hút được nước bẩn (nếu bơm piston hút nước bẩn sẽ mài mòn rất nhanh, các van dễ bị kênh, kẹt).
* Nhược điểm
- Áp suất thấp, không bơm được lên cao.
- Không có khả năng tự hút, nếu đặt bơm cao hơn mặt nước thì phải mồi nước trước khi bơm.
Bơm ly tâm dùng phù hợp cho những nơi cần lưu lượng nước lớn hơn nhưng áp suất thấp. Còn bơm piston dùng cho những nơi cần áp suất cao, lưu lượng nước nhỏ.
Câu 26: Từ bản vẽ cho trước, trình bày cấu tạo và nguyên lý hoạt động của vòi phun nhiên liệu kiểu kín dùng kim phun? (3 điểm).
Trả lời:
* Cấu tạo:
1- Đầu vòi phun
2 – Kim phun
3 – Đai ốc nối
4 – Thân vòi phun
5 – Chốt tỳ
6 – Lò xo
7 – Gioăng
8 – Mũi ốc
9 – Vít chỉnh lò xo
10 – Đai ốc hãm
11 – Nắp
12 – Ống dầu hồi
13 – Bu lông rỗng
14 – Đường dầu
15 – Khoang dầu
16 – Lỗ phun
17 – Lỗ dẫn dầu hồi
* Nguyên lý hoạt động:
Vòi phun nhiên liệu là một bộ phận trong hệ thống cung cấp nhiên liệu, sự hoạt động của nó gắn với sự làm việc của bơm cao áp. Chất lượng phun nhiên liệu vào xilanh động cơ hoàn toàn phụ thuộc vào chất lượng làm việc của hệ thống cung cấp, đặc biệt hai bộ phận quan trọng là bơm cao áp và vòi phun.
Khi bơm cao áp chưa cấp nhiên liệu: Kim phun 2 đóng kín lỗ tia 16 nhờ lực đẩy rất căng của lò xo 6 rất lớn. Nhiên liệu trong khoang 15 không lọt qua lỗ tia để vào buồng đốt được.
Khi bơm cao áp cấp nhiên liệu: Nhiên liệu có áp suất cao sẽ theo đường ống cao áp, qua đường dầu 14 tới khoang 15 làm áp suất trong khoang 15 tăng lên rất nhanh, tác dụng vào mặt côn của kim phun tạo thành một lực năng kim phun lên. Khi lực năng đó đủ lớn thắng được lực đẩy của lò xo thì kim phun được nâng lên, nhiên liệu sẽ qua các lỗ phun để phun vào buồng đốt. Vì có áp suất cao và phải đi qua lỗ phun có đường kính nhỏ nên nhiên liệu phun ra sẽ bị xé nhỏ thành dạng sương mù.
Khi bơm cao áp ngừng cấp nhiên liệu (tức là lúc bơm cao áp hồi dầu, van cao áp đóng xuống rất nhanh). Áp lực nhiên liệu trên đường cao áp trong khoang 15 giảm xuống đột ngột, kim phun bị đẩy xuống đóng kín các lỗ tia nhiên liệu nhờ lực đẩy của lò xo kết thúc quá trình phun nhiên liệu.
CÂU HỎI THỰC HÀNH MÔN MÁY TÀU - M2
Câu1: Thực hiện các bước kiểm tra và chuẩn bị vận hành hệ thống cung cấp nhiên liệu để động cơ hoạt động và cách chăm sóc hệ thống khi động cơ làm việc. (5 điểm)
Trả lời:
a. Các bước kiểm tra và chuẩn bị:
- Xả nước đáy két dầu, xả nước đáy bầu lọc.
- Kiểm tra két dầu nếu thiếu thì bơm dầu vào két cho đầy.
- Mở van dầu.
- Dùng bơm tay bơm cho đầy đường ống dầu và bơm cao áp.
- Bơm xả gió đường dầu từ bơm đến kim phun khi tàu dừng lâu ngày.
b. Cách chăm sóc hệ thống khi động cơ làm việc:
- Theo dõi áp suất dầu đốt.
- Kiểm tra và quan sát bơm nhiên liệu và các đường ống dầu có rò lọt dầu không.
- Theo dõi mức dầu đốt trong két trực nhật, bơm bổ sung nếu mức dầu trong két xuống thấp.
Câu 2: Thực hiện các bước kiểm tra và chuẩn bị hệ thống bôi trơn trước khi khởi động động cơ diesel? Chăm sóc hệ thống khi động cơ làm việc. (5 điểm)
Trả lời:
a. Các bước kiểm tra và chuẩn bị hệ thống bôi trơn:
- Rút ty thăm nhớt xem số lượng và chất lượng nhớt trong động cơ nếu không đạt thì châm nhớt thêm, riêng xem chất lương nhớt : thấy nhớt biến màu cà phê sữa, màu đen đậm kẹo đặc quánh, hoặc lỏng như nước thì phải thay nhớt ngay trước khi cho động cơ hoạt động.
- Đối với những động cơ lớn, hoặc động cơ có cacte khô, xem két nhớt ngoài đủ thiếu thì bổ sung thêm, và phải bơm nhớt lên cho đủ kG/cm2 bằng bơm tay hay bơm điện.
b. Cách chăm sóc khi động cơ làm việc:
- Thường xuyên kiểm tra áp lực dầu bôi trơn.
- Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ dầu bôi trơn.
- Kiểm tra mức dầu nhờn trong cácte, nếu thiếu thì bổ sung thêm.
- Quan sát các đường ống dầu có bị rò lọt hay không.
Câu 3: Thực hiện các bước kiểm tra và chuẩn bị hệ thống làm mát trước khi khởi động động cơ diesel? Chăm sóc hệ thống khi động cơ làm việc. (5 điểm).
Trả lời:
a. Các bước kiểm tra và chuẩn bị hệ thống nước làm mát:
- Mở van thông sông (Van hút của bơm nước làm mát), van thoát đã mở chưa.
- Kiểm tra dây curoa bơm nước ngọt.
- Kiểm tra két nước ngọt, nếu thiếu thì bổ sung thêm nước, khi bổ sung nước cũng phải xả khí.
b. Cách chăm sóc hệ thống khi động cơ làm việc:
- Sau khi động cơ hoạt động cũng phải thường xuyên xem đồng hồ áp lực, nhiệt độ nước, nếu khác thường phải tìm nguyên nhân khắc phục ngay.
- Kiểm tra và bổ xung két nước ngọt.
- Quan sát các đường ống và khớp nối có rò lọt nước không.
- Phải thường xuyên vệ sinh đúng định kỳ nhà sản xuất cho phép
Câu 4: Các bước kiểm tra và chuẩn bị hệ thống bôi trơn trước khi khởi động động cơ? Tìm nguyên nhân và các biện pháp khắc phục hiện tượng dầu bôi trơn tiêu hao quá mức quy định? (5 điểm).
Trả lời :
a. Các bước kiểm tra và chuẩn bị hệ thống bôi trơn trước khi khởi động:
- Rút ty thăm nhớt xem số lượng và chất lượng nhớt trong động cơ nếu không đạt thì bổ xung nhớt thêm, riêng xem chất lương nhớt : thấy nhớt biến màu cà phê sữa, màu đen đậm kẹo đặc quánh, hoặc lỏng như nước thì phải thay nhớt ngay trước khi cho động cơ hoạt động.
- Đối với những động cơ lớn, hoặc động cơ có cacte khô, xem két nhớt ngoài đủ thiếu thì bổ xung thêm, và phải bơm nhớt lên cho đủ kG/cm2 bằng bơm tay hay bơm điện.
- Khi động cơ hoạt động thường xuyên xem đồng hồ áp lực nhớt và nhiệt độ nhớt, và thường xuyên xem các đường ống và khớp nối có rò rỉ nhớt thì phải sửa ngay.
b. Nguyên nhân động cơ hao nhớt quá mức qui định:
- Bạc xecmăng mòn, hoặc bị gãy, nhất là xecmăng nhớt, hiện tượng có khói màu xanh ra ngoài ống thoát, và có hơi nhớt.
- Phốt đầu trục khuỷu bị mòn rò lọt ra bên ngoài.
- Các đường ống nhớt rò rỉ nhớt ra ngoài.
- Hỏng phốt đầu của bơm nhớt.
c. Biện pháp khắc phục:
- Thay xecmăng mới.
- Thay phốt đầu trục khuỷu.
- Siết các đầu ống nhớt.
- Thay phốt mới.
Câu 5: Thực hiện các bước kiểm tra và chuẩn bị hệ thống làm mát trước khi khởi động động cơ? Tìm nguyên nhân và thực hiện các bước sửa chữa khi động cơ làm việc khí xả có màu trắng? (5 điểm).
Trả lời:
a. Các bước kiểm tra và chuẩn bị hệ thống làm mát trước khi khởi động:
- Mở van thông sông (Van hút của bơm nước làm mát), van thoát đã mở chưa.
- Kiểm tra dây curoa bơm nước ngọt.
- Kiểm tra két nước ngọt, nếu thiếu thì bổ sung thêm nước, khi bổ sung nước cũng phải xả gió.
- Kiểm tra bơm nước làm mát có quay nhẹ nhàng không
- Quan sát và kiểm tra các khớp nối đường ống có bị rò rỉ nước không.
a. Nguyên nhân khi động cơ làm việc có khói màu trắng :
- Trong nhiên liệu có lẫn nước.
- Nứt nắp qui lát.
- Thủng sinh hàn gió.
- Nứt sơmi xylanh.
b. Biện pháp khắc phục:
- Xả nước ở két dầu, và bầu lọc nhiên liệu.
- Phục hồi hoặc thay nắp qui lát mới.
- Phục hồi hoặc thay sinh hàn mới.
- Thay sơmi xylanh mới.
Câu 6: Thực hiện các bước kiểm tra và chuẩn bị hệ thống nhiên liệu trước khi khởi động động cơ? Tìm nguyên nhân và tiến hành sửa chữa khi động cơ hoạt động, tăng ga về vị trí tối đa kỳ động cơ từ từ dừng lại? (5 điểm).
Trả lời:
a. Các bước kiểm tra và chuẩn bị hệ thống nhiên liệu trước khi khởi động:
- Xả nước đáy két dầu, xả nước đáy bầu lọc.
- Kiểm tra két dầu nếu thiếu thì bơm dầu vào két cho đầy.
- Mở van dầu.
- Dùng bơm tay bơm cho đầy đường ồng dầu và bơm cao áp.
- Bơm xả gió đường dầu từ bơm đến kim phun khi tàu dừng lâu ngày.
b. Nguyên nhân động cơ khi tăng ga vị trí tối đa kỳ động cơ từ từ dừng lại:
- Két nhiên liệu hết.
- Bầu lọc gió bị tắc
- Bầu lọc nhiên liệu bị tắc.
- Trong dầu có nước.
c. Biện pháp khắc phục:
- Bổ sung dầu vào két.
- Xúc rửa bầu lọc gió.
- Xúc rửa bầu lọc nhiên liệu.
- Xả nước két nhiên liệu.
Câu 7: Thực hiện các bước kiểm tra và chuẩn bị hệ thống khởi động bằng điện trước khi khởi động động cơ? Tìm nguyên nhân và thực hiện các biện pháp khắc phục, sửa chữa khi động cơ đang hoạt động mà mất nước làm mát ngoài? (5 điểm).
Trả lời:
a. Thực hiện các bước kiểm tra và chuẩn bị khởi động :
- Kiểm tra dung dịch bình ắcquy đủ thiếu bổ sung cho ngập các tấm bản cực từ 10 -15 mm.
- Kiểm tra điện áp bình ắcquy, nếu chưa đủ phải nạp điện thêm.
- Kiểm tra các kẹp cọc bình, nếu lỏng siết cho chặt.
- Kiểm tra các đầu dây bắt vào động cơ khởi động, đầu dây vào rơle.
- Kiểm tra cầu dao điện.
b. Nguyên nhân động cơ hoạt động mà mất nước làm mát ngoài:
- Bơm nước làm mát ngoài bị hỏng, gãy cánh bơm, đứt dây curoa, v.v..
- Bầu lọc nước ngoài bị tắc. Lưới mắt cáo ngoài mạn bị rác bám đầy.
- Kẹt rác trong bầu sinh hàn nước.
c. Cách khắc phục sửa chữa:
- Sửa chữa bơm nước làm mát, thay dây curoa.
- Vệ sinh bầu lọc nước ngoài, gỡ rác ngoài lưới mắt cáo.
- Vệ sinh bầu sinh hàn nước.
Câu 8: Kiểm tra và điều chỉnh khe hở nhiệt dựa theo thứ tự nổ của động cơ? (5 điểm).
Trả lời:
- Xác định xupap hút và xupap thoát cho từng xylanh ở thời điểm nén.
- Xác định chiều quay của động cơ (quay phải hay quay trái)
- Xác định cuối kỳ nén.
- Biết tiêu chuẩn khe hở của xupap hút và xupap thoát. (thông thường xupap hút 0,30mm, xupap thoát 0,04mm).
- Xác định thứ tự nổ.
- Quay động cơ theo chiều máy chạy, sao cho bất kỳ xylanh nào đó đang ở cuối kỳ nén sau đó ta tiến hành mở đai ốc khóa, vặn vít chỉnh sao cho khe hở bằng cỡ lá theo tiêu chuẩn rồi ta vặn khóa đai ốc lại (ta chỉnh cả xupap hút và xupap thoát). Và cứ như thế ta tiếp tục điều chỉnh khe hở nhiệt xupap lần lượt cho các xylanh kế tiếp theo thứ tự nổ cho tất cả cá xylanh còn lại.
Câu 9: Kiểm tra và điều chỉnh góc phun sớm nhiên liệu của bơm cao áp? (5 điểm).
Trả lời:
a. Loại bơm cao áp truyền động bánh xe răng:
+ Lọai bơm khối :
- Quay động cơ sao cho xylanh số 1 đang ở cuối kỳ nén trước ĐCT một góc độ là Xo (Xo là góc độ nhà chế tạo cho)
- Lúc này piston bơm cao áp số 1 phải ở vị trí bắt đầu bơm, nếu chưa đúng mở nới lỏng 3 đai ốc ở đầu bánh xe răng, quay động cơ cho bánh xe răng kéo bơm tới là trễ, nếu kéo lui là sớm, tùy muốn bao nhiêu thì coi những dấu nhiều khía, mỗi khía là một độ.
- Xong như ý muốn, siết 3 đai ốc lại.
+ Lọai bơm chiếc :
- Phải chỉnh hết số xylanh , không như bơm khối chỉnh xylanh số 1 là xong.
- Quay động cơ cho xylanh nào cuối kỳ nén trước ĐCT, mở nắp dưới bơm trên động cơ, chỉnh cho đệm đẩy của bơm lên xuống sao cho dấu trên thân bơm ngay giữa lỗ trên vỏ bơm (ví dụ động cơ YANMAR lọai nhiều xylanh).
- Tương tự chỉnh hết các xylanh.
b. Lọai bơm cao áp truyền động khớp chữ thập:
Tương tự chỉnh như bơm khối truyền động bằng bánh xe răng
Chỉnh bằng cách mở nới hai đai ốc ở khớp chữ thập, xoay mặt bên bơm tới hay lùi từng khía, tới là sớm, lùi là trễ.
Câu 10: Thực hiện các bước kiểm tra và chuẩn bị hệ thống trục chân vịt trước khi khởi động động cơ? Tìm nguyên nhân và thực hiện các biện pháp xử lý, khắc phục hiện tượng dầu bôi trơn trong các te có lẫn nước? (5 điểm).
Trả lời:
a. Chuẩn bị hệ thống trục chân vịt trước khi khởi động :
- Nới đai ốc, siết triết láp để cho có nước làm mát trục.
- Bơm mỡ vào triết láp.
- Mở đường nước vào làm mát ổ bệ đỡ trục láp.
b. Nguyên nhân dầu nhờn ở cacte có lẫn nước :
- Joint(gioăng) nắp xylanh bị rò, nước vào xylanh hay qua đường nhớt.
- Rò nước bọc kim phun ( nước làm mát kim phun )
- Nứt, thủng nắp qui lát
- Rò oring(đệm) sơ mi xy lanh
- Nứt, thủng sơ mi xy lanh
- Thủng sinh hàn gió
c. Biện pháp xử lý và khắc phục:
- Thay joint(gioăng) nắp xy lanh
- Thay bọc kim
- Thay phốt bơm nước ngọt
- Thay oring(đệm) sơ mi xylanh
- Thay sơ mi xylanh
- Hàn đắp lại hoặc thay mới sinh hàn.
Câu 11: Thực hiện các bước kiểm tra và chuẩn bị vận hành hệ thống khởi động bằng điện? Tìm nguyên nhân và thực hiện các biện pháp khắc phục, sửa chữa hiện tượng hộp số áp lực dầu vào số chậm? (5 điểm).
Trả lời:
a.Thực hiện các bước kiểm tra và chuẩn bị khởi động bằng điện:
- Kiểm tra dung dịch bình ắcquy đủ thiếu bổ sung thêm cho ngập các tấm bản cực từ 10 -15 mm.
- Kiểm tra điện áp bình ắcquy, nếu chưa đủ phải nạp điện thêm.
- Kiểm tra các kẹp cọc bình, nếu lỏng siết cho chặt.
- Kiểm tra các đầu dây bắt vào động cơ khởi động, đầu dây vào rơle.
- Đóng cầu dao điện.
b. Nguyên nhân hộp số áp lực dầu vào chậm:
- Bơm dầu mòn, khe hở các bánh răng quá lớn, không đủ áp lực.
- Piston nén đĩa ép mòn, khe hở lớn.
- Mòn van điều khiển.
- Thiếu dầu nhớt.
c. Biện pháp khắc phục, sửa chữa vào số chậm:
- Thay bơm dầu.
- Piston nén loại dùng bạc xecmăng, thì thay xecmăng. Loại những piston bằng thép ống thì thay mới piston.
- Thay van mới.
- Bổ sung thêm nhớt.
Câu 12: Tìm nguyên nhân và thực hiện các biện pháp khắc phục hiện tượng động cơ hoạt động có tiếng gõ ở dàn cò? (5 điểm).
Trả lời:
a. Nguyên nhân động cơ hoạt động có tiếng gõ ở dàn cò:
- Bạc thau của cò mổ bị mòn
- Chỉnh khe hở xupap quá lớn
- Gãy lò xo xupap
b. Biện pháp khắc phục:
- Thay bạc thau cò mổ
- Điều chỉnh lại khe hở xupap cho đúng
- Thay mới lò xo xupap.
Câu 13: Thực hiện các bước kiểm tra và chuẩn bị hệ thống phân phối khí trước khi khởi động động cơ? Tìm nguyên nhân và thực hiện các biện pháp khắc phục khi động cơ đang hoạt động thì áp lực dầu bôi trơn giảm xuống dưới mức qui định? (5 điểm).
Trả lời:
a. Các bước kiểm tra và chuẩn bị hệ thống phân phối khí trước khi khởi động:
- Mở cánh bướm gió (đối với động cơ có cánh bướm dùng để tắt máy).
- Xông máy (có những động cơ có bugi xông máy hay dây mayso xông luồng khí vào xy lanh).
- Kiểm tra phin lọc gió tuabin.
b. Nguyên nhân đông cơ đang hoạt động áp lực dầu giảm:
- Phin lọc dầu bẩn.
- Sinh hàn dầu nhờn bẩn.
- Hỏng đồng hồ đo áp lực dầu nhờn.
- Hỏng bơm dầu nhờn bôi trơn.
- Gãy xecmăng dầu.
c. Biện pháp khắc phục:
- Vệ sinh phin lọc dầu hoặc thay mới.
- Thông rửa sinh hàn dầu nhờn.
- Thay đồng đo áp lực dầu.
- Kiểm tra và sửa chửa bơm dầu nhờn.
- Kiểm tra và thay xecmăng mới.
Câu 14: Thực hiện các bước kiểm tra, tìm nguyên nhân và biện pháp khắc phục hiện tượng khí thải của động cơ có màu trắng? (5 điểm).
Trả lời:
a. Nguyên nhân khi động cơ làm việc có khói màu trắng :
- Trong nhiên liệu có lẫn nước.
- Nứt nắp qui lát nước lọt vào buồng đốt.
- Thủng sinh hàn gió, nước vào buổng đốt theo đường gió tăng áp.
b. Biện pháp khắc phục:
- Xà nước ở két dầu, và bầu lọc nhiên liệu, nếu có nước.
- Kiểm tra và khắc phục nắp qui lát nếu bị nứt (hàn hoặc thay mới).
- Kiểm tra và khắc phục nếu sinh hàn bị thủng (hàn hoặc thay mới).
Câu 15: Tìm nguyên nhân và thực hiện biện pháp khắc phục hiện tượng hộp số ma sát cơ giới làm việc có nhiệt độ cao hơn mức quy định. (5 điểm).
Trả lời:
a. Nguyên nhân hộp số ma sát cơ giới làm việc có nhiệt độ cao hơn mức qui định:
- Hai đĩa bố bị mòn hết bố.
- Chỉnh khoảng hở sai, khe hở nhỏ.
- Hộp số ma sát cơ giới hết nhớt, thiếu nhớt.
- Hệ thống làm nguội bị kẹt, làm nguội kém.
b. Biện pháp khắc phục, sửa chữa khi hộp số làm việc có nhiệt độ cao:
- Thay hai đĩa bố mới.
- Chỉnh lại khe hở hai đĩa bố.
- Bổ sung nhớt thêm.
- Sửa lại hệ thống làm mát.
Câu 16: Thực hiện các bước kiểm tra, tìm nguyên nhân và biện pháp khắc phục hiện tượng khí thải của động cơ có màu xanh? (5 điểm).
Trả lời:
a. Kiểm tra và tìm nguyên nhân động cơ có khói màu xanh:
- Kiểm tra bạc xecmăng không khít do bạc xecmăng mới chưa ôm với sơ mi xylanh hoặc xecmăng, xylanh bị mòn quá giới hạn cho phép.
- Kiểm tra ống guide (ống kềm) xupap hút bị mòn hút nhớt vào ở kỳ hút, hỏng phốt chặn nhớt.
- Kiểm tra chất lượng nhiên liệu có lẫn nhớt không.
b. Khắc phục sửa chữa:
- Chạy một thời gian ngắn sẽ hết hoặc thay xecmăng, xylanh nếu bị mòn.
- Thay ống kềm xupap hút, phốt chặn nhớt nếu bị hỏng.
- Thay nhiên liệu sạch.
Câu 17. Kiểm tra khắc phục hiện tượng nhiên liệu không vào tới xylanh động cơ diesel? (5 điểm).
Trả lời:
- Nguyên nhân
+ Chưa mở van hoặc hết nhiên liệu trong két trực nhật
+ Nhiên liệu bị lẫn nước
+ Có không khí trong hệ thống cung cấp nhiên liệu.
+ Góc phun nhiên liệu không đúng
+ Bầu lọc nhiên liệu bị tắc
+ Bơm chuyển nhiên liệu bị tắc
- Biện pháp khắc phục
+ Mở van nhiên liệu hoặc bổ xung két dầu
+ Xả nước trong hệ thống
+ Mở nút xả trên hệ thống nhiên liệu để đẩy hết không khí ra
+ Thiết lập lại góc phun cho đúng.
+ Vệ sinh bầu lọc nhiên liệu
+ Kiểm tra bơm chuyển nhiên liệu và cơ cấu dẫn động.
Câu 18. Kiểm tra khắc phục hiện tượng một số xylanh không làm việc? (5 điểm).
Trả lời:
- Nguyên nhân
+ Piston bơm cao áp bị kẹt hay lò xo piston bơm cao áo bị gãy.
+ Kim phun bị kẹt, hở hoặc lò xo yếu
+ Van tăng áp bị hỏng hay lò xo của van bị gẫy.
+ Đầu nới các ống cao áp bị lỏng.
+ Xecmăng bị mòn gãy
+ Xupáp bị kênh hở.
- Biện pháp khắc phục
+ Kiểm tra xem xét thay thế bộ đôi piston hay lò xo.
+ Tháo kiểm tra và điều chỉnh lại kim phun
+ Kiểm tra và thay thế van mới.
+ Kiểm tra rồi vặn chặt lại
+ Kiểm tra và thay mới xecmăng
+ Rà lại xupáp với đế.
CÂU HỎI THỰC HÀNH MÔN ĐIỆN TÀU -M2
Câu 1: Thực hành vận hành mạch điện khởi động máy diesel, kiểm tra và khắc phục hiện tượng khi ấn nút khởi động mà động cơ khởi động không quay? (5 điểm)
Trả lời:
a. Vận hành mạch khởi động máy dieSel
- Sau khi đã làm xong công tác chuẩn bị người thợ vận hành tiến hành các thao tác sau:
- Đóng cầu dao hoặc công tắc an toàn của mạch khởi động
- Ấn nút khởi động, nghe tiếng máy nổ, khi có dấu hiệu máy đã nổ thì nhanh chóng buông tay khỏi nút bấm. Mỗi lần khởi động không được quá 5 giây, mỗi lần khởi động phải cách nhau từ 10- 15 giây, nếu ba lần khởi động mà máy vẫn chưa nổ thì phải dừng lại tìm nguyên nhân và khắc phục xong mới khởi động tiếp.
b. Khi ấn nút khởi động mà động cơ khởi động không quay:
- Nguyên nhân:
+ Thao tác không đúng quy trình.
+ Chưa cắt tải động cơ diesel.
+ Ắc quy yếu.
- Biện pháp khắc phục:
+ Thao tác lại theo đúng quy trình.
+ Đưa tay số về vị trí Stop.
+ Nạp bổ sung ắc quy hoặc đấu ghép thay thế ắc quy đã yếu.
Câu 2: Thực hành vận hành mạch điện khởi động máy diesel, kiểm tra và khắc phục hiện tượng khi ấn nút khởi động mà động cơ khởi động không có điện? (5 điểm)
Trả lời:
a. Vận hành mạch khởi động máy diesel
- Sau khi đã làm xong công tác chuẩn bị người thợ vận hành tiến hành các thao tác sau:
- Đóng cầu dao hoặc công tác an toàn của mạch khởi động
- Ấn nút khởi động, nghe tiếng máy nổ khi có; dấu hiệu máy đã nổ thì nhanh chóng buông tay khỏi nút bấm. Mỗi lần khởi động không được quá 5 giây, mỗi lần khởi động phải cách nhau từ 10- 15 giây, nếu ba lần khởi động mà máy vẫn chưa nổ thì phải dừng lại tìm nguyên nhân và khắc phục xong mới khởi động tiếp.
b. Khi ấn nút khởi động mà động cơ khởi động không có điện:
- Nguyên nhân:
+ Dây nối bị chạm chập hoặc tiếp xúc kém.
+ Ắc quy quá yếu thậm chí đã bị hư hỏng.
+ Chổi than bị mòn
- Biện pháp khắc phục:
+ Thay thế hoặc cạo sạch những chỗ bị ô xy hóa và bắt chặt lại.
+ Nạp bổ sung hoặc thay thế ắc quy.
+ Thay mới chổi than.
Câu 3: Thực hành vận hành mạch điện khởi động máy diesel, kiểm tra và khắc phục hiện tượng khi vận hành hệ thống hai bánh răng không vào khớp? (5 điểm)
Trả lời:
a. Vận hành mạch khởi động máy diezel
- Sau khi đã làm xong công tác chuẩn bị người thợ vận hành tiến hành các thao tác sau:
- Đóng cầu dao hoặc công tác an toàn của mạch khởi động
- Ấn nút khởi động, nghe tiếng máy nổ khi có; dấu hiệu máy đã nổ thì nhanh chóng buông tay khỏi nút bấm. Mỗi lần khởi động không được quá 5 giây, mỗi lần khởi động phải cách nhau từ 10- 15 giây, nếu ba lần khởi động mà máy vẫn chưa nổ thì phải dừng lại tìm nguyên nhân và khắc phục xong mới khởi động tiếp.
b. Khi vận hành hệ thống hai bánh răng không vào khớp
- Nguyên nhân:
+ Hở mạch điện.
+ Độ căng của lò xo hồi vị bánh răng không đảm bảo.
- Biện pháp khắc phục
+ Sửa chữa động cơ khởi động.
+ Thay lò xo mới.
Câu 4: Thực hành vận hành mạch điện khởi động máy disel, kiểm tra và khắc phục hiện tượng khi vận hành hệ thống bánh răng của động cơ khỏi động không tách khỏi bánh đà? (5 điểm)
Trả lời:
a. Vận hành mạch khởi động máy diesel
- Sau khi đã làm xong công tác chuẩn bị người thợ vận hành tiến hành các thao tác sau:
- Đóng cầu dao hoặc công tác an toàn của mạch khởi động
- Ấn nút khởi động, nghe tiếng máy nổ khi có; dấu hiệu máy đã nổ thì nhanh chóng buông tay khỏi nút bấm. Mỗi lần khởi động không được quá 5 giây, mỗi lần khởi động phải cách nhau từ 10- 15 giây, nếu ba lần khởi động mà máy vẫn chưa nổ thì phải dừng lại tìm nguyên nhân và khắc phục xong mới khởi động tiếp.
b. Khi vận hành hệ thống bánh răng của động cơ khởi động không tách khỏi bánh đà.
- Nguyên nhân:
+ Nút bấm khởi động bị hỏng.
+ Độ linh hoạt của bánh răng động cơ khởi động và lò xo hồi vị bị kẹt hoặc bị gãy.
- Biện pháp khắc phục
+ Nhanh chóng tháo cắt cầu dao sau đó sửa chữa lại hoặc thay mới.
+ Nếu bị kẹt thì chỉnh lại, nếu bị gãy thì thay mới, điều chỉnh lại độ với của bánh răng động cơ khởi động.
Câu 5: Thực hành vận hành mạch điện nạp cho ắc quy, kiểm tra và khắc phục hiện tượng vỏ máy phát nóng quá mức? (5 điểm)
Trả lời:
a. Vận hành mạch điện nạp cho ắc quy
- Khi tốc độ vòng tua ở chế độ nạp trở lên thì đóng công tắc nạp cho tổ ắc quy khởi động trước.
- Khi có dấu hiệu báo no điện thì ngắt công tắc nạp của tổ ắc quy khởi động và đóng công tắc nạp của tổ ắc quy chiếu sáng đến khi no điện thì ngắt dòng nạp.
b. Hiện tượng vỏ máy phát nóng quá mức
- Nguyên nhân
+ Dòng tải lớn quá trị số quy định.
+ Dây nối từ máy phát đến tiết chế bị chạm chập.
+ Ổ đỡ bị khô, vòng bi bị hỏng
- Biện pháp khắc phục
+ Tháo nắp tiết chế điều chỉnh giảm trị số khống chế của rơ le dòng.
+ Kiểm tra từng dây một nếu bị chạm chập thì phải bọc lại lớp cách điện.
+ Tra dầu mỡ bổ sung vào các ổ đỡ, nếu ổ đỡ bị mòn quá quy định làm máy phát bị nóng thì phải thay ổ đỡ mới.
Câu 6: Thực hành vận hành mạch điện nạp cho ắc quy, kiểm tra và khắc phục hiện tượng không có dòng nạp vào ắc quy? (5 điểm)
Trả lời:
a. Vận hành mạch điện nạp cho ắc quy
- Khi tốc độ vòng tua ở chế độ nạp trở lên thì đóng công tắc nạp cho tổ ắc quy khởi động trước.
- Khi có dấu hiệu báo no điện thì ngắt công tắc nạp của tổ ắc quy khởi động và đóng công tắc nạp của tổ ắc quy chiếu sáng đến khi no điện thì ngắt dòng nạp.
b. Hiện tượng không có dòng nạp vào ắc quy
- Nguyên nhân
+ Dây dẫn đấu nối giữa các ắc quy hoặc dây dẫn từ tiết chế đến ắc quy bị đứt, không tiếp xúc, tiếp xúc kém.
+ Bộ tiết chế bị hỏng
- Biện pháp khắc phục
+ Bắt chặt lại dây dẫn ắc quy, nếu dây dẫn bị đứt thì thay mới.
+ Thay mới bộ tiết chế
Câu 7: Thực hành vận hành mạch điện nạp cho ắc quy, kiểm tra và khắc phục hiện tượng các trị số khống chế của tiết chế không đúng quy định? (5 điểm)
Trả lời:
a. Vận hành mạch điện nạp cho ắc quy
- Khi tốc độ vòng tua ở chế độ nạp trở lên thì đóng công tắc nạp cho tổ ắc quy khởi động trước.
- Khi có dấu hiệu báo no điện thì ngắt công tắc nạp của tổ ắc quy khởi động và đóng công tắc nạp của tổ ắc quy chiếu sáng đến khi no điện thì ngắt dòng nạp
b. Hiện tượng các trị số khống chế của tiết chế không đúng quy định
- Nguyên nhân
+ Tốc độ của cao quá hoặc thấp quá.
+ Các vít điều chỉnh bị đề xe từ đó làm độ căng của lò xo bị sai lệch.
- Biện pháp khắc phục
+ Điều chỉnh tốc độ máy phát thông qua cơ cấu truyền động (tăng, giảm độ căng dây curoa)
+Thay vít mới, điều chỉnh lại các trị số cho đúng.
Câu 8: Thực hành vận hành mạch điện nạp cho ắc quy, kiểm tra và khắc phục hiện tượng dòng nạp cao quá hoặc thấp quá định mức? (5 điểm)
Trả lời:
a. Vận hành mạch điện nạp cho ắc quy
- Khi tốc độ vòng tua ở chế độ nạp trở lên thì đóng công tắc nạp cho tổ ắc quy khởi động trước.
- Khi có dấu hiệu báo no điện thì ngắt công tắc nạp của tổ ắc quy khởi động và đóng công tắc nạp của tổ ắc quy chiếu sáng đến khi no điện thì ngắt dòng nạp
b. Hiện tượng các trị số khống chế của tiết chế không đúng quy định
- Nguyên nhân
+ Do rơ le khống chế ở vị trí cao hoặc mất tác dụng khống chế.
+ Tốc độ máy chính thấp.
- Biện pháp khắc phục
+ Điều chỉnh rơ le khống chế dòng, nếu dòng nạp vẫn còn cao thì kết hợp điều chỉnh cả rơ le điện áp.
+ Tăng từ từ tốc độ quay máy chính.
Câu 9: Kiểm tra khắc phục hiện tượng khi đóng công tắc hoặc cầu dao bảng điện tổng không có điện? (5 điểm)
Trả lời:
a. Các bước kiểm tra:
- Kiểm tra lại ắc quy
- Kiểm tra các loại dây dẫn.
b. Hiện tượng khi đóng công tắc hoặc cầu dao bảng điện tổng không có điện
- Nguyên nhân
+ Đấu ắc quy sai
+ Các tiếp điểm bắt vào cọc bình không chặc
+ Đường dây nguồn cấp lên bảng điện bị đứt
- Biện pháp khắc phục
+ Kiểm tra đấu lại ắc quy
+ Siết lại cho chặt đảm bảo tiếp xúc tốt.
+ Nếu dây dẫn bị đứt thì đấu nối lại cần thiết thì thay mới.
Câu 10: Kiểm tra khắc phục hiện tượng khi toàn bộ hệ thống hoặc một mạch chiếu sáng không có điện? (5 điểm)
Trả lời:
a. Các bước kiểm tra:
- Kiểm tra lại cầu chì, cầu dao.
- Kiểm tra các loại dây dẫn.
b. Hiện tượng khi toàn bộ hệ thống hoặc một mạch chiếu sáng không có điện.
- Nguyên nhân:
+ Công tắc, cầu dao hoặc cầu chì bị hư hỏng.
+ Dây dẫn bị đứt, tiếp xúc kém.
- Biện pháp khắc phục:
+ Đánh bóng hoặc hàn đắp các tiếp xúc của công tắc hoặc cầu dao, nếu cầu chì bị đứt dây thì thay dây mới theo đúng chủng loại.
+ Nếu dây dẫn nào bị hư hỏng thì có thể đấu nối lại hoặc thay mới.
Câu 11: Thực hiện quy trình khởi động động cơ diesel (bằng điện). Kiểm tra khắc phục hiện tượng khi khởi động bằng điện động cơ không quay hoặc quay yếu ? (5 điểm)
Trả lời:
a. Khởi động bằng điện
- Trước tiên phải đóng cầu dao điện chính, đưa tay ga về vị trí cấp nhiên liệu và mở khoá điện. Khi khởi động ấn nút khởi động làm xuất hiện dòng điện trong lõi điện từ của rơ le khởi động.
- Dòng từ tính tạo ra sẽ hút lõi có bản tiếp xúc bằng đồng làm nối mạch điện đến động cơ khởi động. Khi nhả nút khởi động thì lò xo của rơ le khởi động ngắt lõi không cho tiếp xúc với mạch điện động cơ khởi động dừng lại. Khi khởi động động cơ đã nổ thì nhả ngay nút khởi động.
- Mỗi lần ấn nút khởi động không dài quá 3 ÷ 5 giây nếu động cơ chưa nổ phải nhả nút khởi động đợi 30 ÷ 40 giây sau mới ấn nút khởi động lại. Sau ba lần khởi động mà động cơ chưa nổ cần phải tìm nguyên nhân và khắc phục rồi mới cho khởi động tiếp.
b. Hiện tượng khi khởi động bằng điện động cơ không quay hoặc quay yếu
- Nguyên nhân
+ Hở mạch điện khởi động hoặc tiếp xúc không tốt
+ Máy khởi động bị hư
+ Bình ắc quy bị hết điện hoặc điện áp không đủ
- Biện pháp khắc phục
+ Kiểm tra các dây dẫn và các nối kết
+ Kiểm tra và sửa chữa
+ Nạp bổ sung hoặc thay mới ắc quy
Câu 12: Thực hiện quy trình khởi động động cơ diesel (bằng điện). Kiểm tra khắc phục hiện tượng khi động cơ chạy một vài vòng rồi ngưng lại? (5 điểm)
Trả lời:
a. Khởi động bằng điện
- Trước tiên phải đóng cầu dao điện chính, đưa tay ga về vị trí cấp nhiên liệu và mở khoá điện. Khi khởi động ấn nút khởi động làm xuất hiện dòng điện trong lõi điện từ của rơ le khởi động.
- Dòng từ tính tạo ra sẽ hút lõi có bản tiếp xúc bằng đồng làm nối mạch điện đến động cơ khởi động. Khi nhả nút khởi động thì lò xo của rơ le khởi động ngắt lõi không cho tiếp xúc với mạch điện động cơ khởi động dừng lại. Khi khởi động động cơ đã nổ thì nhả ngay nút khởi động.
- Mỗi lần ấn nút khởi động không dài quá 3 ÷ 5 giây nếu động cơ chưa nổ phải nhả nút khởi động đợi 30 ÷ 40 giây sau mới ấn nút khởi động lại. Sau ba lần khởi động mà động cơ chưa nổ cần phải tìm nguyên nhân và khắc phục rồi mới cho khởi động tiếp.
b. Hiện tượng khi khởi động bằng điện động cơ không quay hoặc quay yếu
- Nguyên nhân
+ Bầu lọc nhiên liệu bị tắc
+ Nhiên liệu bị lẫn nước
+ Các đường ống dẫn thấp áp bị tắc
+ Nhiên liệu trong hệ thống thiếu hoặc bị hở.
- Biện pháp khắc phục
+ Vệ sinh bầu lọc nhiên liệu
+ Xả nước trong hệ thống
+ Tháo vệ sinh đường ống
+ Bổ sung nhiên liệu cho đủ.
Câu 13: Thực hành vận hành mạch điện nạp cho ắc quy, kiểm tra và khắc phục hiện tượng Máy phát không đủ điện áp nên không nạp điện cho ắc quy? (5 điểm)
Trả lời:
a. Vận hành mạch điện nạp cho ắc quy
- Khi tốc độ vòng tua ở chế độ nạp trở lên thì đóng công tắc nạp cho tổ ắc quy khởi động trước.
- Khi có dấu hiệu báo no điện thì ngắt công tắc nạp của tổ ắc quy khởi động và đóng công tắc nạp của tổ ắc quy chiếu sáng đến khi no điện thì ngắt dòng nạp
b. Hiện tượng máy phát không đủ điện áp nên không nạp điện cho ắc quy
* Nguyên nhân:
- Chổi than quá mòn nên không tiếp xúc với cổ góp kém.
- Máy phát quay chưa đủ tốc độ.
- Máy bị chạm mát.
- Điện áp đóng tiếp điểm của rơ le khống chế điện áp thấp quá
* Biện pháp khắc phục:
- Kiểm tra chổi than mòn quá phải thay.
- Kiểm tra dây côroa, tay ga máy diezen để điều chỉnh cho máy đủ tốc độ.
- Kiểm tra, điều chinh lại trị số đóng tiếp điểm của rơ le khống chế điện áp.
Câu 14: Nêu các dạng hư hỏng thường gặp, các tình trạng làm việc bất thường của máy phát điện và các bảo vệ thường dùng nhằm khắc phục các hư hỏng đó? (5 điểm)
Trả lời:
* Các dạng hư hỏng thường gặp ở máy phát điện
- Ngắn mạch nhiều pha trong cuộn stator.
- Chạm chập giữa các vòng dây trong cùng 1 pha (đối với các máy phát điện có cuộndâykép).
- Chạm đất 1 pha trong cuộn dây stator.
- Chạm đất một điểm hoặc hai điểm mạch kích từ.
* Các tình trạng làm việc bất thường của máy phát điện:
- Dòng điện tăng cao do ngắn mạch ngoài hoặc quá tải.
- Điện áp đầu cực máy phát tăng cao do mất tải đột ngột hoặc khi cắït ngắn mạch ngoài.
Ngoài ra còn có các tình trạng làm việc bất thường khác như: Tải không đối xứng, mất kích từ, mất đồng bộ, tần số thấp, máy phát làm việc ở chế độ động cơ,
* Các bảo vệ thường dùng nhằm khắc phục các hư hỏng nói trên
Để bảo vệ cho máy phát điện chống lại các dạng sự cố nêu trên, người ta thường dùng các loại bảo vệ sau:
- Bảo vệ so lệch dọc để phát hiện và xử lý khi xảy ra sự cố.
- Bảo vệ so lệch ngang cho sự cố.
- Bảo vệ chống chạm đất một điểm cuộn dây stator cho sự cố.
- Bảo vệ chống chạm đất mạch kích từ cho sự cố.
- Bảo vệ chống ngắn mạch ngoài và quá tải cho sự cố.
- Bảo vệ chống điện áp đầu cực máy phát tăng cao cho sự cố.
Ngoài ra bạn cũng có thể dùng: Bảo vệ khoảng cách làm bảo vệ dự phòng cho bảo vệ so lệch, bảo vệ chống quá nhiệt rotor do dòng máy phát không cân bằng, bảo vệ chống mất đồng bộ,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- cau_hoi_14_7244.doc