Nêu giá trị lý luận và giá trị thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh
MỞ ĐẦU Chủ tịch Hồ Chí Minh – người anh hùng vĩ đại của dân tộc, nhà văn hóa vĩ đại của nhân loại, người đã để lại cho chúng ta một di sản tinh thần vô giá, một hệ thống tư tưởng về nhiều mặt. Tư tương Hồ Chí Minh là sản phẩm của sự tổng hòa và phát triển biện chứng tư tưởng văn hóa truyền thống của dân tộc, tinh hoa tư tưởng văn hóa của phương đông và phương tây với chủ nghĩa Mác – Lênin làm nền tảng, cùng với thực tiễn của dân tộc và thời đạ qua sự tiếp biến và phát triển của Hồ Chí Minh – một con người có tư duy sáng tạo, có phương pháp biện chứng, có nhân cách, phẩm chất cách mạng cao đẹp tạo nên. Tư tưởng của Người có thể được xem như là tư tưởng Việt Nam hiện đại với những giá trị lý luận và giá trị thực tiễn sâu sắc. Và để tìm hiểu rõ hơn về những giá trị ấy, trong bài viết này nhóm em chọn đề tài: Nêu giá trị lý luận và giá trị thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh.
6 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 22884 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nêu giá trị lý luận và giá trị thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
Chủ tịch Hồ Chí Minh – người anh hùng vĩ đại của dân tộc, nhà văn hóa vĩ đại của nhân loại, người đã để lại cho chúng ta một di sản tinh thần vô giá, một hệ thống tư tưởng về nhiều mặt. Tư tương Hồ Chí Minh là sản phẩm của sự tổng hòa và phát triển biện chứng tư tưởng văn hóa truyền thống của dân tộc, tinh hoa tư tưởng văn hóa của phương đông và phương tây với chủ nghĩa Mác – Lênin làm nền tảng, cùng với thực tiễn của dân tộc và thời đạ qua sự tiếp biến và phát triển của Hồ Chí Minh – một con người có tư duy sáng tạo, có phương pháp biện chứng, có nhân cách, phẩm chất cách mạng cao đẹp tạo nên.
Tư tưởng của Người có thể được xem như là tư tưởng Việt Nam hiện đại với những giá trị lý luận và giá trị thực tiễn sâu sắc. Và để tìm hiểu rõ hơn về những giá trị ấy, trong bài viết này nhóm em chọn đề tài: Nêu giá trị lý luận và giá trị thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh.
NỘI DUNG
Chương I: ĐỊNH NGHĨA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống quan điểm thực tiễn sâu sắc về vấn đề cách mạng Việt Nam và cách mạng thuộc địa dựa trên cơ sở kế thừa, vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin, tinh hoa văn hóa dân tộc, trí tuệ nhân loại, nhằm giải phóng dân tộc, giai cấp, con người và tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Chương II: GIÁ TRỊ CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
Nội dung cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Xuất phát từ thực tiễn lịch sử cho đến ngày hôm nay, những nội dung ấy của tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị lớn lao cả về lý luận lẫn thực tiễn.
2.1. Giá trị lý luận:
2.1.1 Tư tưởng Hồ Chí Minh soi sáng con đường giải phóng và phát triển dân tộc:
a) Tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần vô giá của dân tộc Việt Nam:
- Tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm tiếp thu sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin và vận dụng phù hợp và hoàn cảnh Việt Nam:
Trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh ta có thể thấy rõ sự tiếp thu, kế thừa tinh hoa văn hóa nhân loại và chủ nghĩa Mác – Lênin để vận dụng sáng tạo, phù hợp vào hoàn cảnh thực tế Việt Nam. Người đã căn dặn: “Lý luận không phải là một cái gì cứng nhắc, nó đầy tính sáng tạo, lý luận luôn cần được bổ sung bằng những kết luận mới rút ra từ trong thực tế sinh động”. Một trong những ví dụ tiêu biểu chính là sự sáng tạo trong tư tưởng của Người khi Người đã vạch ra đường lối cách mạng Việt Nam: Vào những năm 30 của thế kỷ XX, trong xã hội Việt Nam tồn tại hai mâu thuẫn đó là mâu thuẫn dân tộc giữa nhân dân Việt Nam với thực dân Pháp và mâu thuẫn giai cấp giữa nông dân và địa chủ. Nguyễn Ái Quốc – Lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam đã xác định: phải giải quyết mâu thuẫn dân tộc trước rồi mới giải quyết mâu thuẫn giai cấp. Trong khi chủ nghĩa Mác – Lênin chỉ tập trung mục tiêu giải quyết mâu thuẫn giai cấp thì Nguyễn Ái Quốc đã thấy rõ trong tình hình đất nước ta phải giải quyết xong mâu thuẫn dân tộc, sau đó mới giải quyết đến quyền lợi giai cấp, quyền lợi dân tộc phải được đặt lên hàng đầu.
-Tư tưởng Hồ Chí Minh đua ra nhiệm vụ giải phóng dân tộc và định hướng cho sự phát triển của dân tộc:
Đặt cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa trong quỹ đạo của cách mạng vô sản và là một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới, Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã tìm ra con đường đúng đắn cho cách mạng Việt Nam. Người khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. Cách mạng giải phóng dân tộc phải do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo. Cách mạng giải phóng dân tộc có nhiệm vụ giải quyết triệt để những mâu thuẫn cơ bản ở thuộc địa nói chung và ở Việt Nam nói riêng – đó là mâu thuẫn giữa dân tộc với thực dân, đế quốc xâm lược và mâu thuẫn giữa công, nông dân với tư sản, phong kiến. Nghĩa là làm cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng ruộng đất để đi tới xã hội cộng sản hay chủ nghĩa xã hội. Đường lới cách mạng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội đã tạo nên sức mạnh tổng hợp và phát huy tác dụng, đưa tới những thắng lợi rực rớ của cách mạng nước ta.
b) Tư tưởng Hồ Chí Minh đóng vai trò nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của cách mạng Việt Nam:
- Trong thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân:
Những tư tưởng sáng suốt của Người trong lĩnh vực quân sự, trong việc phát huy khối đại đoàn kết toàn dân, trong lĩnh vực xây dựng Đảng….Không chỉ giúp đưa cuộc kháng chiến toàn dân tộc đi đến thắng lợi mà còn trở thành nền tảng tư tưởng cho mọi hoạt động của Đảng.
-Trong thời kỳ đi lên xã hội chủ nghĩa, tư tưởng Hồ Chí Minh tiếp tục soi sáng cho sự nghiệp đổi mới đất nước của dân tộc:
Trong bối cảnh quốc tế có nhiều biến đổi to lớn và sâu sắc , với đặc điểm nổi bật là các nước với chế độ xã hội và trình độ phát triển khác nhau cùng tồn tại, vừa hợp tác, vừa đáu tranh, cạnh tranh gay gắt vì lợi ích quốc gia, dân tộc, cách mạng nước ta đứng trước nhiều thời cơ nhưng cũng không ít thách thức to lớn. Do đó, điều cần thiết là phải phát huy tiềm năng đất nước, kiên trì mục tiêu xã hội chủ nghĩa đã chọn, như Hồ Chí Minh đã nêu ra, phương châm xây dựng chủ nghĩa xã hội là “ thiết thực, phải tiến vững chắc. Phải nắm vững quy luật phát triển của cách mạng, phải tính toán cẩn thận những điều kiện cụ thể, những biện pháp cụ thể…”. Đây là một trong những cơ sở đảm bảo cho sự phát triển bền vững của đát nước, như Người đã nói: “ Chúng ta tiến lên xây dựng một nước xã hội chủ nghĩa tức là một nước có một cuộc đời ấm no, bình đẳng, tự do và độc lập, dân chủ và giàu mạnh”
Trong suốt chặng đường hơn một nửa thế kỷ, tư tưởng Hồ Chí Minh đã trở thành ngọn cờ dẫn dắt cách mạng nước ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng vững chắc để Đảng ta vạch ra đường lối cách mạng đúng đắn, là sợi chỉ đỏ dẫn đường cho toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đi tới thắng lợi trên con đường thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
2.1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh có giá trị rất lớn với sự phát triển của thế giới:
Tư tưởng Hồ Chí Minh phản ánh khát vọng thời đại, tìm ra con đường đấu tranh giải phóng dân tộc và cổ vũ các dân tộc bị áp búc đấu tranh:
Trong thế kỷ XX, vấn đề nóng bỏng mang tính toàn cầu đó là: độc lập dân tộc với tư tưởng giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng con người. Trong “Tuyên ngôn độc lập” bất hủ của mình, Hồ Chí Minh đã suy rộng ra quyền dân tộc từ chính quyền con người: dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền tự do, quyền mưu cầu hạnh phúc. Tư tưởng đó chính là ngọn đuốc soi sáng con đường đấu tranh của các dân tộc bị áp bức trên thế giới, đồng thời cổ vũ các dân tộc đấu tranh vì mục tiêu cao cả đó.
Bên cạnh đó, tư tưởng Hồ Chí Minh nêu rõ con đường đấu tranh giải phóng dân tộc, giành độc lập ở các nước thuộc địa là phải biết kết hợp đấu tranh cách mạng vô sản ở các nước chính quốc và mỗi quốc gia phải tự thân vận động trong cuộc đấu tranh giải phóng nhân dân đất nước mình, đồng thời giai cấp vô sản ở chính quốc và nhân dân lao động ở thuộc địa cần phải tích cực phối hợp hành động và cổ vũ lẫn nhau vì trong cuộc đấu tranh tự giải phóng, họ có chung một kẻ thù là chủ nghĩa tư bản thực dân, đế quốc.
2.2 Giá trị thực tiễn
Nói đến giá trị thực tiễn của Tư tưởng Hồ Chí Minh là nói đến việc chuyển những giá trị lý luận trong tư tưởng của Người thành những phong trào thực hiện của quần chúng trong đời sống xã hội. Những phong trào này tạo ra môi trường lành mạnh, không chỉ giúp cho các thành viên trong xã hội gần gũi, trao đổi kinh nghiệm và sáng kiến lao động, gắn bó với nhau mà còn là để mọi người cạnh tranh thi đua với nhau trong lao động sản xuất để có nhiều hơn của cải vật chất cho gia đình và xã hội.
Một trong những bài học lịch sử mà Hồ Chí Minh để lại cho chúng ta là vận động, quy tụ, tập hợp quần chúng trong nhân dân tham gia các phong trào thực tiễn, như: Phong trào thi đua yêu nước (1948), phong trào bình dân học vụ (1954), phong trào thực hành tiết kiệm…Thông qua các phong trào này, chúng ta đã đạt được những thành tựu quan trọng như: huy động nguồn lực cách mạng thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, giải quyết những nhiệm vụ trước mắt của đất nước; thực hiện cuộc đấu tranh chống các hiện tượng tiêu cực trong xã hội như tham ô, tham nhũng, lãng phí, quan liêu; chống tư tưởng tự kiêu, tự mãn; xa rời quần chúng của một bộ phận cán bộ, đảng viên có chức có quyền; chống thói ba hoa và xóa bỏ mọi mặc cảm kì thị trong nhân dân. Đặc biệt là củng cố và phát huy khối đại đoàn kết dân tộc. Người xác định “Đoàn kết là lẽ sinh tồn dân tộc ta, lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập tự do, trái lại thì nước ta bị xâm lẫn”, và Người cũng khẳng định thêm “Đoàn kết của ta không những rộng rãi mà còn đoàn kết lâu dài. Đoàn kết là một chính sách dân tộc, không phải là một thủ đoạn chính trị. Ta đoàn kết đấu tranh cho thống nhất và độc lập của tổ quốc; ta còn phải đoàn kết để xây dựng nước nhà”.
Chương III: THỰC TRẠNG VIỆC VẬN DỤNG HIỆN NAY VÀ HƯỚNG NÂNG CAO GIÁ TRỊ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
3.1 Thực trạng việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh hiện nay
Qua những phân tích trên, ý nghĩa và giá trị to lớn của tư tưởng Hồ Chí Minh cả về lý luận và thực tiễn đối với cách mạng Việt Nam trước đây và trong thời đại ngày nay được thể hiện một cách sâu sắc, rõ ràng. Tuy nhiên trong suốt quá trình hình thành và phát triển, tư tưởng Hồ Chí Minh không tránh khỏi sự chống phá và suyên tạc, đả kích, của các thế lực thù địch trong và ngoài nước. Chúng tập trung phản kích, phủ định nhằm xóa bỏ chủ nghĩa Mác – lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Hiện nay các thế lực thù địch, phản động tập trung mọi cố gắng để chứng minh sự lỗi thời của chủ nghĩa Mác – Lênin, phủ nhận bản chất cách mạng và khoa học của chảu chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng tuyên truyền, xuyên tạc tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác – Lênin , cố tình cho rằng con đường Bác Hồ đã chon là con đường dân tộc, không phải chủ nghĩa xã hội, và không có ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin . Bên cạnh sự chống phá của các thế lực thù địch, ta nhận thấy còn ít các công trình nghiên cứu khoa học, các tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí ngang tầm với tư tưởng và sự nghiệp của Người và đòi hởi của thực tiễn hiện nay. Tư tưởng Hồ Chí Minh chưa được vận dụng một cách toàn diện và gắn chặt với các ngành, lĩnh vực cụ thể của từng cấp, tổ chức, đơn vị. Việc tuyên truyền , giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh được tổ chức trên diện rộng nhưng chưa sâu sắc…
3.2 Phương hướng nâng cao giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh:
-Nghị quyết TW 9, khoa X, ngày 2/2/2009 “về một số nhiệm vụ, giải pháp lớn nhằm tiếp tục thực hiện thắng lợi nghị quyết đại hội trên toàn quốc lần thứ X của Đảng”. Nghị quyết nêu rõ: Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức, biện pháp giáo dục chủ nghĩa Mác – Lênin , tư tưởng Hồ Chí Minh, tuyên truyền đường của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, bồi dưỡng lòng yêu nước, lí tưởng đối với dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
- Đẩy mạnh, nâng cao chất lượng các cuộc vận động học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
- Chủ động phòng chống tự diễn biến, tự chuyển hóa, và đấu tranh chống các quan điểm sai trái. Bác bỏ các tuyên truyền phản động.
- Phản bác lại các âm mưu, hoạt động xuyên tạc, bôi nhọ, bằng cách chỉ rõ, chứng minh bằng luận cứ đúng đắn, xác đáng.
KẾT LUẬN
Tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể ở Việt Nam. Có nắm được giá trị lý luận và giá trị thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh mới hiểu thấu được đường lối cách mạng Việt Nam. Chúng ta cần phát huy và học tập tư tưởng của Người.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nêu giá trị lý luận và giá trị thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh.doc