Nét đặc sắc trong chùm thơ văn cảnh của Tuy Lý Vương

Tuy Ly Vuong Nguyen Phuc Mien Trinh was one of the most outstanding royal-blooded poets in the 19th century. However, it seems that not many people feel familiar with his name and his works. Therefore, intepreting and doing researches on his works in recognition of his contributions to the national literature help to familirise readers with his name.“Van Canh” included in his collection named “Vi Da hop tap” is a series of poems written in Cantonese. In this series of poems, Mien Trinh, who was a royal man of the Nguyen dynasty, shows his in-depth love for the country.

pdf5 trang | Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 329 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nét đặc sắc trong chùm thơ văn cảnh của Tuy Lý Vương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 2(46) Tập 1/N¨m 2008 12 NÉT ĐẶC SẮC TRONG CHÙM THƠ VĂN CẢNH CỦA TUY LÝ VƯƠNG Ngô Thị Thu Trang (Trường ĐH Sư phạm - ĐH Thái Nguyên) 1. Tuy Lý Vương Nguyễn Phúc Miên Trinh (1820 – 1897) tự Khôn Chương và Quý Trọng, hiệu là Tĩnh Phố và Vi Dã. Ông là con thứ mười một của Hoàng đế Minh Mạng, mẹ là bà Tiệp dư Lê Thị Ái. Miên Trinh từ nhỏ đã tỏ ra thông minh sáng dạ, có năng khiếu văn chương. Trong con mắt người đương thời, Tuy Lý Vương là mẫu mực về đạo đức cao khiết. Ông là người toàn vẹn cả về đức và tài. Tài năng của ông nổi tiếng và được xếp vào hàng những người hay thơ nhất thời đó. Hơn nữa ông còn là một người hết lòng phò vua giúp nước, một người suốt đời chỉ chuyên tâm với sách vở mà không màng phú quý danh lợi. Chính vì lẽ đó mà cho đến nay, người ta vẫn nhắc đến tên tuổi ông với niềm yêu kính. Tuy Lý Vương được mệnh danh là “Ông hoàng thơ”. Tài thơ văn của ông đã được ca ngợi qua hai vế đối sau: Văn như Siêu Quát vô Tiền Hán, Thi đáo Tùng Tuy thất Thịnh Đường. (Văn chương như của Nguyễn Văn Siêu và Cao Bá Quát thì văn chương thời Tiền Hán cũng không còn ý nghĩa, Thơ đạt đến như của Tùng Thiện Vương, Tuy Lý Vương thì làm mất hẳn tiếng thơ hay thời Thịnh Đường) Mười hai tuổi bắt đầu làm thơ, mười ba tuổi đã có tiếng là thơ hay. Sách “Đại Nam liệt truyện” có lời nhận xét về ông: “Vương là người hiếu hữu thành thực, bình sinh không thích gì, chỉ lấy sách vở làm vui, học càng sâu rộng, có tiếng là văn thơ hay” 1. Ông đã để lại cho nền văn học nước nhà khối lượng tác phNm khá đồ sộ, gồm cả chữ Hán và chữ Nôm (nhưng chữ Hán là chủ yếu). Hầu hết các sáng tác của Tuy Lý Vương được tập hợp trong bộ “Vi Dã hợp tập”. Bộ sách này gồm cả thơ và văn, cả thảy mười hai quyển (tổng cộng có khoảng 142 bài văn, 695 bài thơ). Thơ văn của ông được làm theo nhiều thể loại khác nhau và ở thể loại nào cũng hết sức nhuần nhuyễn. Với tài năng và những đóng góp của mình, Tuy Lý Vương xứng đáng có được vị trí cao trên văn đàn, thi đàn thời Nguyễn. Cho đến nay, một số tác phNm của ông đã bước đầu được quan tâm dịch chú như Nam cầm khúc, Nữ Phạm diễn nghĩa từ, bài đề tựa Tĩnh Phố thi tập, bài bia Tiên mẫu Lê Tiệp dư thần đạo biểu Trong cuốn “Thơ Tuy Lý Vương Miên Trinh” (Trần Như Uyên, Sở VHTT Huế, 1992) và “Tổng tập văn học Việt Nam” - Tập 16 (PGS. Phan Văn Các chủ biên, Nxb KHXH, 2004), các tác giả đã chọn dịch được một số bài thơ trong “Vi Dã hợp tập”. Cũng có không ít bài viết đề cập đến thơ văn của ông như “Tuy Lý Vương và tác phNm Nam cầm khúc”(Bửu Cầm), “Nữ Phạm diễn nghĩa từ” (Bửu Cầm), “Tìm hiểu Vi Dã hợp tập” (Lê Nguyên Lưu), “Về bài tự tự trong Tĩnh Phố thi tập của Miên Trinh” (Nguyễn Đình Phức) Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Phức đã đưa ra nhận định: “Quan điểm của Miên Trinh về thơ ca là quan điểm tiến bộ, nó trả về cho thi ca giá trị nghệ thuật đích thực, có tác dụng rất lớn trong việc thúc đNy sáng tác, tạo đỉnh cao của thi ca chữ Hán trong giai đoạn này” 2. Như vậy giá trị các tác phNm của Tuy Lý Vương đã được khẳng định. Thế nhưng chúng tôi nhận thấy rằng còn rất nhiều thơ văn của ông chưa được chuyển dịch sang tiếng Việt hiện đại và giới thiệu rộng rãi, trong đó có chùm thơ “Văn cảnh”. Sở dĩ chúng tôi chú ý đến chùm thơ này là vì nó nằm trong số ít những bài thơ thể hiện thái độ và suy nghĩ của một ông hoàng triều Nguyễn đối với sự kiện trọng đại của đất nước: nước ta bị bọn thực dân xâm lược. Việc nghiên cứu chùm thơ này sẽ góp phần làm rõ thêm những nét đặc sắc trong thơ Miên Trinh đồng thời cũng cho chúng ta biết thêm, hiểu thêm về nhân cách và tài năng của một trong những nhà thơ hoàng tộc xuất sắc thế kỷ XIX – nhà thơ Tuy Lý Vương. 2. “Văn cảnh” là chùm thơ viết bằng chữ Hán gồm ba bài nằm trong bộ “Vi Dã hợp tập”. Qua chùm thơ này Vi Dã tiên sinh đã gửi gắm những tâm sự, những mong ước của mình trước tình cảnh đất T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 2(46) Tập 1/N¨m 2008 13 nước đang trong cơn nghiêng ngả, nguy nan. Như chúng ta đều biết, thế kỷ XIX là một giai đoạn nặng nề của lịch sử Việt Nam, một thế kỷ đầy những sự rối ren, phức tạp. Trong lúc chế độ phong kiến Việt Nam đi vào con đường bế tắc, khủng hoảng thì dân tộc ta lại phải đối mặt với những kẻ thù xâm lược đến từ phương Tây vừa gian ngoan xảo quyệt vừa hơn hẳn chúng ta về kỹ thuật quân sự. Trước những thử thách lớn lao, trong số các vị quan văn võ rất nhiều người sợ Tây, bợ Tây, giặc chưa đánh đã chạy. Các đại thần thân tín với Tự Đức như Trần Tiễn Thành, Trương Đăng Quế, Phan Thanh Giản thì khiếp sợ trước sức mạnh vật chất của phương Tây và khâm phục cái tài “bá ban xảo nghệ tề thiên địa” của chúng. Nguyễn Bá Nghi không giấu nổi sự hèn nhát của mình: “Không thể chống lại chúng được, nay chỉ còn một cách là hòa, là nhượng bộ”. Ngay cả vua Tự Đức cũng tỏ ra bất lực và cho rằng chống chọi với giặc “có khác gì bầy ruồi múa trên ngọn cỏ, châu chấu đá bánh xe”. Rõ ràng lúc này ở triều đình đang nổi lên xu hướng sùng bái kỹ nghệ của phương Tây. Vì quá đề cao sức mạnh của kẻ thù nên nhiều người đã nản lòng và đầu hàng địch. Trong hoàn cảnh đó Miên Trinh vẫn tha thiết mong sao các quan ra sức giúp đỡ nhà vua để sớm lấy lại được bờ cõi. Ông kêu gọi mọi người, trước hết là các bậc đại thần nên có trách nhiệm mà cố gắng chèo lái đất nước trong lúc khốn khó, để lại tiếng thơm cho muôn đời: Miễn chiên phương thúc lão, Chung đỉnh vị thùy minh? (Các vị hiền thần gắng sức giương cờ, Chuông đỉnh vì ai mà ghi chép công lao?) (Văn cảnh I) Không thể trực tiếp tham gia vào các cuộc chiến đấu chống lại kẻ thù, Tuy Lý Vương chỉ còn biết gửi gắm niềm tin ở tài năng cùng sự nỗ lực của các vị quan tướng triều đình: Thát phạt phiền chư tướng, Tru cầu niệm quả thê. (Đánh dẹp nhờ các tướng, Trách phạt nghĩ đến người vợ góa. (Văn cảnh II) Qua đó chúng ta thấy rằng Miên Trinh không nằm trong số những kẻ hèn nhát, đầu hàng, quỳ gối để cầu vinh hoa phú quý. Trong một bài khác ông cũng đã bày tỏ lòng căm hận của mình: “Quân cọp beo sẽ bị giết (nếu không thì sẽ) hận không chịu được”. Tuy không thể tự đứng lên cầm vũ khí nhưng ông ủng hộ những người chống giặc mà trước hết là các vị quan tâm huyết trong triều. Trong cuộc đọ sức với chủ nghĩa thực dân phương Tây, vấn đề nhận diện kẻ thù cũng không đơn giản. Khi âm mưu thôn tính của chúng quá rõ ràng thì nhiều vị quan lớn vẫn ảo tưởng và tin vào những luận điệu bịp bợm. Nguyễn Trường Tộ cho rằng bọn giặc đó cũng biết “trọng nghĩa giữ lời, không như các nước khác chỉ chuyên thủ lợi”. Phan Thanh Giản thì mơ hồ: “Ngồi mà trấn tĩnh, không phải lo ngại, thực không có mưu kế gì khác, duy chỉ giữ sự tín thực cho họ mến, bỏ sự nghi ngờ, thì dù kẻ kia tráo trở đến đâu cũng tự yên”. Vua Tự Đức còn hy vọng vào “tình láng giềng” của chúng: “Nếu được nước làng giềng cảm lòng thành thực trả lại ngay cho trẫm được thấy trước khi nhắm mắt thì quả là nghĩa lớn”. Trước sự xảo trá của kẻ thù, Miên Trinh đã khẳng định không thể tin vào miệng lưỡi gian ngoan của chúng. Ông nhắc nhở mọi người: Quỷ đạo sư phi luật, Yêu ngôn thính mạc huỳnh. (Đạo quân quỷ không theo luật lệ, Lời nói quỷ quái nghe chớ bị làm mê hoặc.) (Văn cảnh I) T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 2(46) Tập 1/N¨m 2008 14 Qua đây chúng ta có thể thấy được sự suy xét tỉnh táo và tinh thần cảnh giác rất đáng quý của Miên Trinh. Ở chùm thơ “Văn cảnh” chúng ta còn thấy hiện lên khá cảm động tâm trạng của nhà thơ trước nỗi đau mất nước. Ông xót xa khi nhân dân ta đang sống trong cảnh thanh bình thì tai họa ập đến: Thúc nhĩ lang phong cảnh, Thương tai hạc lệ kinh. (Ôi bỗng nhiên ngọn lửa cảnh báo nổi lên, Thương thay tiếng hạc kêu sợ hãi.) (Văn cảnh III) Trước tình thế nguy nan của nước nhà và hoàn cảnh bi thương của dân tộc, Tuy Lý Vương không khỏi có những suy tư, dằn vặt trong tâm hồn. Chứng kiến cảnh đất nước bị quân thù giày xéo, tư tưởng “quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách” lại trỗi dậy trong ông. Trong thơ ông chúng ta luôn thấy một tinh thần thiết tha muốn báo đền nợ nước. Khi đất nước bị xâm lăng, ông đã nhiều lần trăn trở trước vận mệnh dân tộc: Văn đạo Hà Lan quốc, Dư đồ ngoại nhập minh. Phong đào an nhẫm tịch, Pháo hỏa hý lôi đình. (Nghe nói nước Hà Lan, Chúng mưu toan vào vùng biển nước ta. Sóng gió sao có thể ngủ yên, Đại bác nổi trận lôi đình) (Văn cảnh I) Ông lo lắng trước mỗi diễn biến của cuộc chiến: Hải quốc động chinh bề, Quân thư dạ lạt khuê. (Nước ngoài dấy lên chuyện binh đao, Thư quân ban đêm vào tận trong cung.) (Văn cảnh II) Và ở ông chúng ta cũng nhận thấy sự day dứt của một người có tâm huyết mà không làm được gì để cứu nước cứu dân. Trong bài “Văn cảnh II” ông viết : “Viễn mưu tu thực nhục” (Mưu kế sâu xa xấu hổ về chuyện ăn thịt). Câu này dẫn ở Tả truyện (Bài Tào Quệ luận chiến) “Thực nhục giả bỉ, phất năng viễn mưu”, ý nói cái bọn ăn thịt - chỉ những người làm quan- bỉ ổi lắm, không biết lo xa (để tính mưu kế giữ nước). Mượn điển tích này để tự trách mình, Tuy Lý Vương đã thể hiện ý thức trách nhiệm của một người trong dòng họ Nguyễn Phúc đối với sự hưng vong của đất nước. Có thể coi đây là một điểm tiến bộ rất hiếm gặp ở các vương tôn công tử nhà Nguyễn bấy giờ. Trong con mắt nhiều người lúc này, bọn Tây xâm lược đã hiện lên một cách đáng sợ với sức mạnh không thể chống lại. Nguyễn Trường Tộ nhận xét về chúng: “Tướng tá thì gan dạ, mưu trí, thạo binh pháp, thủy chiến lục chiến đều giỏi”. Đại thần Nguyễn Bá Nghi thì ca ngợi: “Người Tây dương tàu chạy như bay, súng bắn thủng được thành đá dày vài nhận, bắn xa hơn mười dặm”. Tôn Thọ Tường thì cho rằng chống lại bọn thực dân phương Tây cũng giống như việc bắc cầu qua biển rộng, lấy thước đo trời: T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 2(46) Tập 1/N¨m 2008 15 Bạc mênh mông biển, cầu lăm bắc, Xanh mịt mù trời, thước rắp đo. Vua Tự Đức cũng phải trầm trồ khen giặc “mạnh và tinh, thuyền nhanh như gió chớp, súng mạnh như sấm sét”. Như vậy là trong triều đình lúc này mọi người đều thấy rõ sức mạnh ghê gớm của giặc và không ít kẻ đã khiếp sợ, đầu hàng. Tuy Lý Vương tất nhiên cũng không thể không nhận thấy điều đó. Tuy nhiên ông vẫn hy vọng và mong chờ có những người tài giỏi ra giúp nước để đánh đuổi hết quân xâm lược: Yếu lệnh tri hán đại, Cập tảo lục kình nghê. (Mệnh lệnh quan trọng là muốn có người tài giỏi, Sớm kịp giết hết lũ kình nghê.) (Văn cảnh II) Và ông vẫn tin tưởng sẽ có một tương lai sáng sủa cho nước nhà: Hội kiến thanh liêu hái, Vô tu sự tạp canh.) (Rồi sẽ thấy biển xa trong xanh, Không cần làm những việc khó nhọc.) (Văn cảnh III) Có được niềm tin vào vận nước trong khi rất nhiều người bi quan, nhụt chí quả là điều rất đáng quý ở Tuy Lý Vương. Nguyễn Phúc Miên Trinh là một hoàng tử, một hoàng thân, một đứa con cưng của vương triều Nguyễn, sinh trưởng từ chốn cung đình tột bậc cao sang. Các ông hoàng thời này đều được ban cho phNm tước lớn, phủ đệ rộng, bổng lộc nhiều và thường rất hiếm khi được tham gia chính sự. Chính vì thế, họ thường mặc sức ăn chơi, tiêu phí thời giờ vào những trò giải trí vô bổ. Khi tình cảnh đất nước đang “ngàn cân treo sợi tóc”, nhiều người trong hoàng tộc vẫn mê mải hưởng lạc với “tháng Thuấn ngày Nghiêu”, bàng quan trước thời cuộc. Nhiều đại thần, quan lại của triều đình mất hết sinh khí, không còn bản lĩnh chiến đấu như Nguyễn Bá Nghi, Nguyễn Công Nhàn: “Giặc đến bến Tranh run lập cập/ Tàu vô cửa Tiểu chạy bò càng”. Tuy Lý Vương tất nhiên cũng bị giai cấp xuất thân hạn chế rất nhiều nên không thể có những hành động chính trị - xã hội thiết thực nào song qua một số tác phNm, đặc biệt là chùm thơ “Văn cảnh”, chúng ta vẫn bắt gặp một tấm lòng nặng nỗi ưu tư trước vận mệnh nước nhà. Điều đáng quý ở Miên Trinh là tuy từ nhỏ ông đã quen sống trong nhung lụa, trong những điều kiện dư thừa về vật chất nhưng vốn là một ông hoàng giản dị nhân từ, ông đã gần gũi và tiếp thu được tư tưởng lành mạnh của quần chúng nhân dân, ông luôn hướng về những người dân đói khổ lầm than với tấm lòng đầy trắc Nn. Qua chùm thơ “Văn cảnh” chúng ta nhận thấy rõ rằng Tuy Lý Vương không thể tự đặt mình ngoài cuộc, không thể thờ ơ đứng nhìn đất nước rên xiết dưới gót giày ngoại xâm. Đây chính là một biểu hiện cao đẹp làm nên giá trị các tác phNm của “ông hoàng thơ” Tuy Lý Vương. 3. Ba bài trong chùm thơ “Văn cảnh” đều thuộc loại thơ cận thể - một thể thơ cách luật được hoàn thiện ở thời Đường và thường được sử dụng từ thời Đường về sau. Các bài thơ đều tuân thủ theo đúng những quy định về vần, bằng trắc, niêm luật, nhịp đối vốn rất chặt chẽ của thể thơ này. Mặc dù tác giả có đưa những điển tích điển cố vào thơ (ví dụ điển tích ăn thịt, điển tích nghe tiếng gà được lấy từ Tả truyện) nhưng không làm cho câu thơ trở thành khó hiểu mà ngược lại, với việc sử dụng hợp lý các điển tích đã giúp tác giả diễn tả sâu sắc hơn những suy T¹p chÝ Khoa häc & C«ng nghÖ - Sè 2(46) Tập 1/N¨m 2008 16 nghĩ và tâm sự của mình. Lời thơ tao nhã, mực thước, giàu hình ảnh thể hiện chân thực và tinh tế tâm tư nhà thơ, đúng như nhận xét của một độc giả khuyết danh được ghi lại trong phần “Phụ lục chư gia bình” (thuộc bộ Vĩ Dạ hợp tập): “Lời thanh, vận rõ, tiếng ngọc, lời vàng, mỗi câu mỗi chữ đều từ trong huyết mạch trào ra” 3. Có thể nói, về mặt thể tài và bút pháp chùm thơ này không có sáng tạo gì nổi bật, nhưng với việc sử dụng thành thạo các thể thơ, với nghệ thuật sử dụng từ ngữ điêu luyện Tuy Lý Vương đã chứng tỏ được khả năng thi ca bậc thầy của mình. Trong chùm thơ “Văn cảnh”, Tuy Lý Vương gọi bọn giặc là “đạo quân quỷ” (quỷ đạo sư phi luật), “lũ kình nghê” (cập tảo lục kình nghê). Có khi ông dùng những từ ngữ như “lũ mọi rợ” (viễn di), “bọn lang sói tham lam” (tham lang), “quân cọp beo” (át dũ) để chỉ bọn thực dân. Điều này cho thấy lòng căm thù sâu sắc của ông đối với chúng. Ông coi lũ giặc như những loài vật độc ác, xấu xa, bNn thỉu, tham lam. Giọng thơ có lúc chùng xuống xót xa cho tình cảnh nước nhà (Thúc nhĩ lang phong cảnh/Thương tai hạc lệ kinh), có lúc bừng bừng phẫn nộ trước sự xâm lược trắng trợn của giặc (Phong đào an nhẫm tịch/ Pháo hỏa hý lôi đình), có lúc ân cần tha thiết (Thát phạt phiền chư tướng/ Tru cầu niệm quả thê), có lúc động viên khích lệ (Miễn chiên phương thúc lão/ Chung đỉnh vị thùy minh?), có lúc sôi nổi tin tưởng (Hội kiến thanh liêu hải/ Vô tu sự tạp canh) Tóm lại, hình ảnh lũ giặc hiện lên trong thơ Miên Trinh chỉ như một lũ quỷ ngông cuồng không biết phép tắc và ông khẳng định “Bọn lang sói tham lam ắt sẽ bị giết có khó gì!” (Tham lang tất lục nan hà hữu - Ngự đề vọng tiệp ứng chế). Ngôn ngữ, giọng điệu, hình ảnh trong bài thơ đã cho ta thấy thái độ của tác giả đối với bè lũ xâm lược. Tàu đồng súng lớn của giặc không hề làm ông run sợ mà nó chỉ khiến ông căm ghét và khinh bỉ. Về mặt nay, Tuy Lý Vương hơn hẳn nhiều vị trọng thần lúc đó. Có kẻ coi giặc như rồng, như cọp oai phong đầy sức mạnh: Miệng cọp hàm rồng chưa dễ chọc, Khuyên đàn con trẻ chớ thày lay. (Tự thuật – Tôn Thọ Tường) Cũng chính Tôn Thọ Tường với giọng điệu khúm núm bợ đỡ thực dân đã thổi phồng lên sức mạnh của địch nhằm đe dọa làm nhụt chí những người yêu nước: “Gió đưa hơi cọp khiếp oai chồn”. Người đứng đầu đất nước là Tự Đức cũng dùng những hình ảnh rất đẹp để nói về bọn giặc “ thuyền của họ thì nhanh như sấm gió, súng của họ thì mạnh như lửa hồng” và gọi chúng là “láng giềng”. Như vậy chỉ cần so sánh cách nhìn kẻ thù của Miên Trinh với một số người đương thời chúng ta cũng hiểu được phần nào tư tưởng tích cực của ông. 4. Qua việc nghiên cứu về chùm thơ “Văn cảnh” của Tuy Lý Vương có thể thấy rằng: Ông là một người có tấm lòng yêu nước sâu nặng và có một nhân cách cao quý. Ông có tư tưởng tiến bộ so với nhiều vị quan đại thần khác thời đó. Đồng thời chùm thơ này cũng góp phần khẳng định thêm sự tài hoa, uyên bác cũng như nghệ thuật thơ hết sức tinh tế, điêu luyện của ông  Summary Tuy Ly Vuong Nguyen Phuc Mien Trinh was one of the most outstanding royal-blooded poets in the 19th century. However, it seems that not many people feel familiar with his name and his works. Therefore, intepreting and doing researches on his works in recognition of his contributions to the national literature help to familirise readers with his name.“Van Canh” included in his collection named “Vi Da hop tap” is a series of poems written in Cantonese. In this series of poems, Mien Trinh, who was a royal man of the Nguyen dynasty, shows his in-depth love for the country. Tài liệu tham khảo [1]. Đại Nam thực lục chính biên (1989), Nxb KHXH, Hà Nội. [2]. Nguyễn Đình Phức (2006), “Về bài tự trong Tĩnh Phố thi tập của Miên Trinh”, Tạp chí Hán Nôm, Số 2 (2006). [3].Tuy Lý Vương Miên Trinh, Vi Dã hợp tập, ký hiệu tại thư viện Viện Hán Nôm A. 82/1-3

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbrief_858_9339_3_472_2053267.pdf