Nền đáy ao: đất, bùn và trầm tích
Đặc điểm:
a) Mẫu đất acid hóa trong điều kiện khô
b) Bùn mềm với hàm lượng hữu cơ cao
c) Màu đất xám đen đến đen
d) Có mùi trứng thối (H2S) dưới mặt đất (khi
đất được đào xới)
e) Có hiện diện sọc sulphur và jarosite (màu
vàng)
f) Cá chết sau cơn mưa (ao mới đào)
27 trang |
Chia sẻ: nhung.12 | Lượt xem: 1208 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nền đáy ao: đất, bùn và trầm tích, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NỀN ĐÁY AO: ĐẤT, BÙN
VÀ TRẦM TÍCH
Nguồn gốc của bùn/trầm tích
trong ao đất
a. Xói mòn và rửa trôi từ bờ ao
b. Sự lắng đọng của phiêu sinh vật
c. Thức ăn, chất bài tiết của cá
d. Vật chất lơ lửng từ nguồn nước cấp
e. Phân bón, đặc biệt là phân chuồng
f. Bụi từ không khí
g. Thực vật lớn.
Nhân tố ảnh hưởng đến
tốc độ lắng
a. Cỡ hạt
b. Tính chất hóa học của nước: độ cứng
và độ mặn
c. Chuyển động của nước
d. Khuấy động nền đáy (resuspension)
Vật chất hữu cơ trong bùn có nguồn gốc từ:
Thức ăn thừa
Phân bón (phân chuồng, phân xanh...)
Xác phiêu sinh vật
Chất bài tiết của cá
Thức ăn thừa, xác phiêu sinh vật và chất bài tiết của sinh vật
thường chứa nhiều N nên làm chất lượng nước suy thoái
nhanh
Phân hữu cơ hàm lượng N thấp nên làm chất lượng nước suy
thoái chậm
Ao nuôi thủy sản tích lũy vật chất hữu cơ (1-10%, trung bình
khoảng 2-5%) cao hơn đất nông nghiệp (<2%)
Vật chất hữu cơ trong bùn
Một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phân hủy hữu cơ gồm:
Nhiệt độ: nhiệt độ tối ưu cho vi sinh vật tùy từng loài.
Trong khoảng 2-35oC, nhiệt độ tăng 10oC thì tốc độ phân hủy
tăng 2 lần và tiêu thụ oxy gấp đôi.
pH: vi khuẩn thường hoạt động tốt ở môi trường trung tính
hay kiềm yếu (phân hủy nhanh).
Nấm hoạt động tốt trong môi trường acid (phân hủy chậm).
DO: Phân hủy hiếu khí xảy ra càng nhanh khi trong môi
trường hàm lượng DO đạt đến mức bão hòa
Tốc độ phân hủy yếm khí thường chậm và không hoàn toàn
(sản phẩm cuối cùng là Alcohol hay acid hữu cơ) so với phân
hủy hiếu khí (sản phẩm cuối cùng là CO2)
Sự phân hủy vật chất hữu cơ
Đất đáy ao
Kết cấu đất
Đất phèn (acid sulfat soil)
KẾT CẤU ĐẤT
Định nghĩa kết cấu đất
Kết cấu đất là tỉ lệ tương đối của các
hạt có kích cỡ khác nhau
Cỡ hạt:
– Cát 0.05 - 2 mm
– Bùn 0.002 – 0.05 mm
– Sét < 0.002 mm
Tách các cỡ hạt của đất
Đất phèn và sử dụng đất
Tầm quan trọng
Đất phèn và phèn tiềm tàng chiếm
hơn 15 triệu ha của vùng nhiệt đới:
bao gồm 5 triệu ha ở vùng Đông Nam
Á. Có ít hơn 2 triệu ha trong 15 triệu
ha được sử dụng trong canh tác. Bởi vì
chúng không thích hợp cho nông
nghiệp.
Đất phèn và sử dụng đất
Điều kiện đất phèn cũng gây nên những tác
hại làm cá chậm sinh trưởng và gây chết cá
(tỉ lệ chết cao). Các tác hại được tóm lược
như sau:
1. Gây chết cá khi pH thấp (= độ phèn cao)
2. Thức ăn tự nhiên nghèo nàn - cá chậm lớn
3. Giảm tác dụng của phân bón
4. Ảnh hưởng độc của ion Sắt và Nhôm
5. Nhạy cảm với nước mưa (bị rửa trôi) - phèn
Ảnh hưởng của đất phèn
Các quá trình hóa học tạo ra đất phèn:
a) H2S + Fe FeS + 2H
+
b) FeS + S FeS2 (Pyrite)
Pyrite bị oxy hóa trong điều kiện tiếp xúc với không khí
trong điều kiện ẩm.
c) 2FeS2 + O2 + 2H2O FeSO4 + 2H2SO4
Phản ứng này giải phóng ra nhiều acid sulphuric gây
giảm pH của nước
Ở điều kiện pH rất thấp, Fe2+ bị oxy hóa thành Fe3+ bởi vi
khuẩn Thiobacillus ferroxidans. Fe3+ là chất oxy hóa hiệu
quả hơn so với oxy không khí.
d) 4FeSO4 + 2H2SO4 + O2 2Fe2(SO4)3 + H2O
e) FeS2 + 7Fe2(SO4)3 + 8H2O 15FeSO4 + 8H2SO4
Vi khuẩn Thiobacillus có thể oxy hóa lưu huỳnh thành
acid sulphuric, vi khuẩn này hoạt động ở pH=2,0-3,5
f) 2S + 3O2 + 2H2O 2H2SO4
Theo Van Breeman (1980) đất phèn hiện diện 5 triệu ha
ở vùng Đông Nam Á, 3,77 triệu ha ở châu Phi. Chúng
hình thành nhiều ở vùng rừng ngập mặn nhiệt đới.
Sulphur và sulphate có từ nước biển. Sulphate hầu như
trơ với chất khử vô cơ nhưng chúng dễ dàng bị khử bởi
vi khuẩn qua quá trình sinh học
Tính chất của đất phèn
Phèn hình thành từ nước biển và trầm
tích vùng cửa sông
Bởi vì hàm lượng oxy thấp, sulphate
được chuyển hóa thành H2S thông qua
hô hấp của vi khuẩn yếm khí trong trầm
tích.
Trầm tích cũng chứa nhiều sắt và nhôm
Sự phân hủy của vật chất hữu cơ trong đất (gốc
cây rừng ngập mặn...) làm giảm oxy trong đất, điều
này kích thích sự phát triển của vi khuẩn yếm khí
(vi khuẩn phân hủy hữu cơ đồng thời chuyển hóa
sulphate trong nước biển tạo ra sulphide). Sulphide
tồn tại trong đất hoặc kết hợp với sắt hình thành
sulphide sắt (FeS).
FeS được chuyển thành FeS2 (pyrite), là chất
khoáng giúp tạo nên phèn trong đất.
Khi ngập nước và yếm khí, đất này gần như trung
tính, nhưng nếu đất phèn bị khô cạn hay đào xới
quá trình oxy hóa dẫn đến giải phóng acid sulphuric
khi khi bị rửa trôi vào thủy vực
Điều kiện tạo thành đất phèn
Xác định đất phèn
Có vài chỉ số của đất phèn được đo ở hiện trường
để đánh giá mức độ phèn, nhưng rất khó biết được
độ phèn như thế nào nếu chúng bị rửa trôi vào ao
cá.
Đất phèn (ao cá):
a) pH thấp
b) Hiện diện những sọc vàng (jarosite) = KFe3(SO4)2(OH)6
c) Sắt kết tủa (vàng cam/nâu)
d) Thực vật không phát triển
e) Mùi khó chịu
Đất phèn tiềm tàng
Đặc điểm:
a) Mẫu đất acid hóa trong điều kiện khô
b) Bùn mềm với hàm lượng hữu cơ cao
c) Màu đất xám đen đến đen
d) Có mùi trứng thối (H2S) dưới mặt đất (khi
đất được đào xới)
e) Có hiện diện sọc sulphur và jarosite (màu
vàng)
f) Cá chết sau cơn mưa (ao mới đào)
pH thấp và bón vôi
pH thấp có thể được tạo thành do acid
carbonic, acid hữu cơ, and acid vô cơ.
Bón vôi thường nhằm làm tăng pH
trong ao chứa acid trong bùn và độ
kiềm/độ cứng thấp.
Ảnh hưởng của bón vôi lên
hệ sinh thái
Các dạng ao cần bón vôi:
a) Ao mất cân bằng dinh dưỡng với
nhiều mùn đáy và vật chất hữu cơ.
b) Nước ao mềm với độ kiềm thấp.
c) Mất cân bằng dinh dưỡng với nguồn
nước chua (acid).
Tác dụng của vôi trong ao
1. Trung hòa acid và tăng pH của nước và bùn.
2. Tăng khả năng đệm.
3. Tăng CO2 cho quá trình quang hợp của tảo.
4. Kết tủa keo đất.
5. Tăng hàm lượng lân (phosphorus) trong bùn.
Ảnh hưởng chính là tăng năng suất của ao
nuôi.
Các loại vôi
1. Vôi nông nghiệp - CaCO3 or CaMg(CO3)2
2. Vôi tôi - Ca(OH)2
3. Vôi sống - CaO
Độ mịn của vôi:
Vôi tôi và vôi sống ở dạng bột, nhưng đá
vôi được sản xuất với nhiều cỡ hạt khác
nhau. Hiệu quả của vôi được cho là 100%
khi cỡ hạt nhỏ hơn 0,25mm và hiệu quả sẽ
giảm khi cỡ hạt tăng
Thời gian bón vôi
Do bón vôi gây giảm cấp thời CO2 và
loại P-PO4 trong cột nước, ao nuôi nên
được bón vôi vài ngày trước khi cấp
nước và trước khi bón phân.
Vôi sống nên tránh sử dụng khi ao
nuôi đã thả cá; sử dụng vôi nông
nghiệp dọc theo bờ ao.
Phân loại hiệu quả của vôi
Phân bố cỡ hạt Hiệu suất
Loại sàng (ASTM) (mm)
Giữ lại trên sàng 10 >1,7 0,036
Giữ lại trên sàng 20 1,69-0,85 0,126
Giữ lại trên sàng 60 0,84-0,25 0,522
Qua sàng 60 <0,24 1,000
54% qua sàng 60 54 x 1,000 = 54,0
24% qua sàng 20 nhưng không
qua sàng 60
24 x 0,522 = 12,5
14% qua sàng 10 nhưng không
qua sàng 20
14 x 0,126 = 1,8
8% giữ lại trên sàng 10 8 x 0,036 = 0,3
Hiệu suất chung 68,6%
Giá trị trung hòa của vôi
(V-T) (N) (5000)
Giá trị trung hòa (%) =
S
Trong đó: V: thể tích của acid HCl (mL)
T: thể tích của NaOH (mL)
N: nồng độ đương lượng gam (nồng độ của
HCl=NaOH)
S: khối lượng mẫu (mg)
Lượng vôi cần bón dạng CaCO3 (kg/ha)
Lượng vôi sử dụng (%) =
(NV% x ER%)
Trong đó: NV là giá trị trung hòa
ER là hiệu suất của vôi
Thí dụ: giả định rằng chúng ta cần bón vôi 2000 kg/ha
CaCO3 với vôi nông nghiệp có giá trị trung hòa là 86%
và hiệu suất là 72%:
2000
Lượng vôi sử dụng = = 3230 kg/ha
(86% x 72%)
Sản xuất vôi và các phản
ứng hóa học
Quá trình sản xuất vôi:
a. Nghiền
Đá vôi/san hô nghiền CaCO3
Dolomite nghiền CaMg (CO3)2
b. Nung
Đá vôi/san hô nung CaO + CO2
CaO + H2O Ca(OH)2
Phản ứng của vôi trong ao
CaCO3 + H
+ Ca2+ + H2O + CO2
CaCO3 + CO2 + H2O Ca
2+ + 2HCO3
-
CaO + 2H+ Ca2+ + H2O
CaO + 2CO2 + H2O Ca
2+ + 2HCO3
-
Ca(OH)2 + 2H
+ Ca2+ + 2H2O
Ca(OH)2 + 2CO2 Ca
2+ + 2HCO3
-
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ruong_dai_hoc_cuu_longbai_6a_dayao_9243.pdf