Năng suất sản xuất sữa của đàn bò sữa 3/4 và 7/8 máu HF hạt nhân tại vùng Ba Vì Hà Nội

Đàn bò sữa F2 3/4HF và F3(7/8HF) khu vực Ba Vì ngày càng thích nghi và phát triển về cả số lượng và chất lượng và có xu hướng đàn 7/8HF tăng nhanh hơn đàn 1/2HF và 3/4HF. Hệ số phối giống cao 2,21 liều đối với đàn 3/4HF và 2,45 liều ở đàn 7/8HF chọn lọc. Năng suất sữa đàn 7/8HF cao hơn đàn 3/4HF trong đàn hạt nhân. Đàn bò hat nhân với năng suất sữa trên 4000 lít/chu kỳ có xu hướng tăng rõ rệt về các chỉ tiêu năng suất sữa, khoảng cách giữa 2 lứa đẻ và hệ số phối giống. Trên cơ sở đàn bò hạt nhân có năng suất sữa trên 4000 lít/chu kỳ cho phép chúng ta có thể nhân ra đàn giống tốt sau này

pdf7 trang | Chia sẻ: truongthinh92 | Lượt xem: 1633 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Năng suất sản xuất sữa của đàn bò sữa 3/4 và 7/8 máu HF hạt nhân tại vùng Ba Vì Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TĂNG XUÂN LUU – Năng suất sản xuất sữa của đàn bò sữa 3/4 và 7/8 HF ... 37 NĂNG SUẤT SẢN XUẤT SỮA CỦA ĐÀN BÒ SỮA 3/4 VÀ 7/8 MÁU HF HẠT NHÂN TẠI VÙNG BA VÌ HÀ NỘI Tăng Xuân Lưu1, Trần Thị Loan1, Ngô Đình Tân1, Nguyễn Quốc Toản1, Trần Trọng Thêm2 , Nguyễn Văn Đức2 Tạ Văn Tường3 , Nguyễn Ngọc Sơn3 và Trần Đức Tĩnh4 1Trung tâm NC Bò &Đ/Cỏ Ba Vì, 2 Viện chăn nuôi, 3 Trung tâm giống gia súc lớn Hà Nội, 4 Trạm KN huyện Ba Vì *Tác giả liên hệ : Tăng Xuân Lưu ; Trung tâm NC Bò và Đồng cỏ Ba Vì - Hà Nội Tel: 0912.124.291; Email: ttncbo@ yahoo.com ABSTRACT Milk yield of 3/4 and 7/8 HF lactating dairy cows from the nuclear dairy herd in Bavi, Hanoi The number of 3/4 and 7/8 HF cows of nuclear dairy herd in Ba vi has increased quickly in recent years from 40 heads in 2003 (16,79% of total herd in Bavi district) to 180 heads in 2006 and to 308 heads in 2008 (30,09 % of total herd in Bavi district) The milk yield of 7/8 HF nuclear dairy cows was higher than that of 3/4HF nuclear dairy cows (5020,5 vs. 4924,8 kg/lactation). On average, the milk yield of 7/8 HF and 3/4HF dairy cows, which were not from the nuclear dairy herd was only 3862,4 and 3717,5 kg/lactation, respectively. The average mature body weight of the 7/8 HF cows in nuclear dairy herd was higher than that of the ¾ HF cows in nuclear dairy herd. There was no significant difference between the milk quality from 7/8 HF cows and ¾ HF cows. The number of semen straw/pregnancy was 2,21 and 2,45 straws for 3/4 HF and 7/8 HF cow groups, respectively. The calving interval was 449,8 and 472 days for 3/4 HF and 7/8 HF cow groups, respectively. Key words: dairy cattle, milk yield, nuclear herd, calving interval. ĐẶT VẤN ĐỀ Chăn nuôi bò sữa Việt nam đang được đặt lên thành chiến lược phát triển ngành sữa của những năm tiếp theo trong chương trình ưu tiên phát triển Nông nghiệp giai đoạn 2010- 2020. Kế hoạch 2010 đạt 200.000 con với sản lượng sữa hàng hóa 230.000- 320.000 tấn và tự túc được 40% nhu cầu tiêu dùng trong nước. Mục tiêu đến năm 2020 nâng tổng số đàn bò sữa lên 500.000 con. Tổng đàn bò sữa hiện nay ước tính 102.000 con, trong đó bò HF chiếm tỷ lệ 15%, bò lai HF 83%, sản lượng sữa sản xuất 220.000 tấn (năm 2002 có 54.345 con đạt sản lượng 95.000 tấn) (Cương và cs, 2003). Để đạt được mục tiêu trên thì đàn bò lai chiếm một vị trí vô cùng quan trọng: Năng suất sữa tuy thấp hơn bò HF nhưng chất lượng sữa ổn định và cao hơn, khả năng thích nghi với khí hậu nhiệt đới gió mùa tốt hơn, phù hợp với điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng hiện nay của người chăn nuôi. Để đàn bò sữa lai phát triển, ngày càng ổn định và năng suất sữa ngày một tăng, chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá khả năng sản xuất sữa của đàn bò sữa hạt nhân 3/4 và 7/8 HF tại vùng Ba Vì Hà Nội” VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu : Bò cái lai 3/4 và 7/8 HF nuôi trong điều kiện nông hộ Địa điểm nghiên cứu: Trung tâm nghiên cứu Bò và Đồng cỏ Ba Vì, bò sữa Huyện Ba Vì (xã Phú Đông, Cổ Đô, Vạn Thắng, Tản lĩnh, Vân Hòa, Yên Bài). Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 1/2006 đến tháng 12/2008 Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá thực trạng và tính năng sản xuất của đàn bò sữa tại vùng Ba Vì trong những năm gần đây. Đàn bò sữa chọn lọc (hạt nhân) đạt sản lượng sữa trên 4.000 kg/chu kỳ/ 305 ngày nhằm nhân nhanh đàn bò sữa đạt sản lượng cao VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 22-Tháng 2-2010 38 Nội dung nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi Điều tra đánh giá một số chỉ tiêu về tình hình chăn nuôi bò sữa tại vùng Ba Vì Đánh giá khả năng sinh sản, khả năng cho sữa, chất lượng sữa của đàn bò lai 3/4 và 7/8 HF và đàn bò hạt nhân đạt năng suất ≥ 4000 lít trên chu kỳ qua một số năm . Phương pháp nghiên cứu Tiến hành bình tuyển, giám định đàn gia súc để chọn đàn hạt nhân Xác định khối lượng: theo phương pháp đo khối lượng bằng thước xác định khối lượng bò sữa của Viện Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam. Đánh giá các chỉ tiêu chấm điểm ngoại hình, năng suất sữa, khối lượng cơ thể dựa vào tiêu chuẩn phân cấp chất lượng đàn bò sữa Việt Nam TCN 533-2002. Số liệu được nhập vào chương trình VDM của hồ sơ cá thể và tính các chỉ tiêu. Xây dựng đàn bò sữa hạt nhân với SLS ≥ 4.000 kg/CK sữa và quy chuẩn 305 ngày cho sữa. Tính năng sản xuất Xác định năng suất sữa: cân năng suất sữa hàng ngày, định kỳ hàng tháng và quy đổi ra năng suất chu kỳ 305 ngày. Khả năng sinh sản: Hệ số phối giống được ghi chép qua hệ thống sổ sách kỹ thuật truyền tinh nhân tạo bò của các dẫn tinh viên tại cơ sở. Chỉ tiêu về khoảng cách giữa 2 lứa đẻ: Căn cứ vào sổ sách ghi chép ngày đẻ lứa trước với lứa cận kề Chất lượng sữa: Sữa được lấy mẫu theo tháng và phân tích trên máy Ecomilk-Pro Ghi chép số liệu vào phiếu điều tra từng cá thể qua các năm Nhập số liệu vào chương trình VDM để lập hồ sơ cá thể và tính các chỉ tiêu về tính năng sản xuất của chúng (dựa vào tiêu chuẩn phân cấp chất lượng đàn bò sữa Việt Nam: 10 TCN 533 - 2002 để tiến hành bình tuyển, phân cấp và chọn để làm đàn hạt nhân. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Điều tra, bình tuyển và lập hồ sơ theo dõi đàn bò cái lai 3/4 và 7/8 HF Bảng 1. Kết quả điều tra và cơ cấu phẩm giống bò sữa năm 2006 Nhóm bò lai n (con) Tỉ lệ giữa các nhóm bò lai (%) Năng suất sữa Số ngày vắt sữa Khối lượng cơ thể Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ F1 215 23,1 3208,4 ± 26,25 296,4 ± 5,7 374,2 ± 15,2 412,8 ± 13,2 F2 488 52,4 3568,6 ± 89,72 310,1 ± 4,3 406,7 ± 21,4 430,4 ± 21,3 F3 228 24,5 3501,5 ± 75,18 316,6 ± 3,6 403,2 ± 18,5 441,9 ± 12,7 Kết quả điều tra và lập sổ theo dõi trên đàn bò 3/4 và 7/8 HF vùng Ba Vì năm 2006: Năng suất sữa đàn 3/4HF và đàn 7/8HF không có sự sai khác 3568,6 ± 89,72 kg và 3501,5 ± 75,18 kg với 310-316 ngày vắt sữa. Tổng đàn khai thác sữa 931 con, chọn ra 180 bò có sản lượng sữa ≥ 4000 lít /chu kỳ để đưa vào danh sách theo dõi khả năng sản xuất sữa, sinh sản và phối giống với bò đực cao sản, nhằm tạo ra đàn bò sữa hạt nhân tại vùng Ba Vì. TĂNG XUÂN LUU – Năng suất sản xuất sữa của đàn bò sữa 3/4 và 7/8 HF ... 39 Khối lượng cơ thể của 2 nhóm bò 3/4 và 7/8 HF cũng như khoảng cách giữa 2 lứa đẻ không có sự sai khác (p>0,05). So với 1/2 HF thì có sự sai khác ở cả 2 chỉ tiêu. Trong giai đoạn này phong trào chăn nuôi bò sữa trên phạm vi cả nước có xu thế chững lại do giá sữa quá rẻ, giá bò giống không bán được đã ảnh hưởng đến chế độ chăm sóc nuôi dưỡng đối với chúng nên các phẩm giống không phát huy được tiềm năng của chúng. Bảng 2. Kết quả giám định phân loại theo cấp tổng hợp của đàn bò sữa qua các năm của đàn bò chọn lọc ĐCKL (%) Đ C (%) Cấp I (%) Cấp II (%) Cấp/phẩm giống/năm ¾ 7/8 3/4 7/8 3/4 7/8 3/4 7/8 2006 27,53 25,5 29,17 29,4 23,7 24,5 19,16 20,6 2007 31,2 30,1 38,5 37,8 19,5 20,6 10,8 11,5 2008 32,7 31.4 39,4 38,6 15,2 16,5 12,7 13,5 (n con: 3/4 theo thứ tự các năm: 125, 89, và 207; 7/8: 55, 65, và 101). Tổng cộng: 180, 154, 308 con Bảng 2 cho thấy, chất lượng đàn bò sữa của 2 nhóm bò lai được nâng lên rõ rệt qua các năm từ 2006 - 2008. Số bò đạt đặc cấp kỷ lục và đặc cấp của cả 2 nhóm 7/8 và 3/4 đều tăng biến động từ 54,9 - 56,7% năm 2006 lên 67,9 - 69,7% năm 2007 và 70,0 - 72,1% năm 2008, đặc biệt là cấp 2 ở cả 2 nhóm bò đều giảm rõ rệt chỉ biến động từ 19,16 - 20,6% còn 12,7 và 13,5% trong tổng đàn. Tỉ lệ bò đạt đặc cấp kỷ lục và đặc cấp ở nhóm bò 3/4 bao giờ cũng cao hơn nhóm bò 7/8HF. Điều này theo chúng tôi là trình độ kỹ thuật chăn nuôi, kỹ thuật chọn giống của người chăn nuôi được nâng lên. Quá trình theo dõi chúng tôi thấy, trong điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng giống nhau thì bò 3/4 phát huy được tính thích nghi hơn nên bò béo, khỏe và cho sữa đều hơn nhóm 7/8 HF đặc biệt trong mùa nóng thì nhóm bò 7/8HF chịu nhiệt kém hơn nhóm 3/4HF. Theo TCVN về xếp cấp ngoại hình bò sữa thì tất cả số bò sữa trên đều đạt từ cấp 1 trở lên nhưng kết hợp với đánh giá theo cách cho điểm thể trạng thì một số thấp hơn 2,7 điểm. Trên cơ sở đánh giá điểm tổng thể ngoại hình và thể trạng thì đàn bò sữa tại vùng Ba Vì đều đạt chất lượng tốt. Nếu theo phân loại xếp cấp về năng suất sữa (TCVN) thì tất cả bò lai HF có năng suất từ 4000 lít/ chu kỳ đều đạt kỷ lục về năng suất sữa. Hệ số phối giống trên đàn hạt nhân và đàn đại trà Quá trình theo dõi diễn biến của quá trình phối giống cho đàn bò sữa hạt nhân chúng tôi thu được kết quả như sau: Trên cơ sở ghi chép số liệu phối giống hàng ngày của các dẫn tinh viên và trên thực tế phối giống đối với những bò động dục phối 5 lần mà không có chửa thì được xếp vào loại chậm sinh cần được xử lý chậm sinh. Những con chọn phối trên 5 lần thì loại ra không đưa vào để xử lý số liệu. Hệ số phối giống của đàn 3/4 và 7/8 HF ở 2 nhóm bò lai đều khác nhau, nhóm 3/4HF bao giờ cũng thấp hơn nhóm bò 7/8HF. Sự sai khác ở đàn chọn lọc so với đàn đại trà thì đàn chọn lọc có hệ số phối giống cao hơn. Theo nghiên cứu của Vũ Chí Cương và cs (2003). Hệ số phối giống bò Ba Vì là: 2,19 và 1,94, Phù Đổng: 2,2 - 2,4. TP. Hồ Chí Minh: 1,93 - 2,07; ở đàn 3/4 và 7/8. Hệ số phối giống trong 2 năm trở lại đây có xu hướng cao hơn. So với các kết quả nghiên cứu khác: Đàn bò thuần (Vũ Chí Cương và cs., 2003) hệ số phối giống của P.Pong Pia chan tại Thai land là 2,6; 2,3 và 3,6 VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 22-Tháng 2-2010 40 Bảng 3. Hệ số phối giống/ lần có chửa Nhóm bò lai TT Chỉ tiêu ¾ 7/8 Đàn bò hạt nhân 1 n (con) 189 120 2 Mean ± SE (liều) 2,21±0,26 2,45± 0,21 3 SD 1,16 1,06 4 Min (liều) 1 1 5 Max (liều) 5 5 Đàn bò đại trà 1 n.(con) 450 310 2 Mean ± SE (liều) 2,05±0,16 2,15± 0,20 3 SD 1,36 1,16 4 Min (liều) 1 1 5 Max (liều) 5 5 Như vậy, kết quả của chúng tôi cao hơn nghiên cứu năm 2003 và cao hơn vùng Phù Đổng, TP.Hồ Chí Minh năm 2004. Vì năng suất sữa của đàn chọn lọc 3/4 và 7/8 HF có năng suất sữa cao hơn và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng với khẩu phần thức ăn tinh cao sẽ dẫn đến rối loạn hocmon sinh dục. Khi năng suất sữa càng cao thì khả năng động dục lại sau khi đẻ càng kéo dài do ức chế của hocmon Prolactin đến khả năng phân tiết của hocmon FSH. Trong thực tế theo dõi cho thấy tỉ lệ bò động dục kéo dài, động dục không rụng trứng và động dục không rõ là khá phổ biến ở bò cao sản Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ của đàn hạt nhân và đàn đại trà Bảng 4. Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ Nhóm bò lai TT Chỉ tiêu 3/4 HF 7/8 HF Đàn hạt nhân 1 n (con) 70 56 2 Mean ± SE (ngày) 449,8±8,6 472,7±10,5 3 SD 116,98 67,86 4 Min (ngày) 396 407 5 Max (ngày) 786 822 Đàn đại trà 1 n (con) 688 420 2 Mean ± SE (ngày) 417,7± 9,6 447,8±10,8 3 SD 114,98 87,86 4 Min (ngày) 369 395 5 Max (ngày) 786 822 Kết quả cho thấy ở cả 2 đàn, đàn hạt nhân và đàn đại trà và giữa 2 nhóm bò 3/4 và 7/8 HF có sự sai khác nhau rõ rệt (P<0,05) ở khoảng cách giữa 2 lứa đẻ, bò 3/4 HF bao giờ cũng có TĂNG XUÂN LUU – Năng suất sản xuất sữa của đàn bò sữa 3/4 và 7/8 HF ... 41 khoảng cách giữa 2 lứa đẻ ngắn hơn bò 7/8 HF tương ứng: 449,8 ± 8,6; 472,7±10,5 ngày ở đàn hạt nhân và: 417,7± 9,6; 447,8±10,8 ngày ở đàn đại trà. Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ lý tưởng của bò là 12 tháng (một năm 1lứa) đây là một chỉ tiêu quan trọng trong chăn nuôi bò sữa, khoảng cách càng ngắn thì hiệu quả chăn nuôi càng cao. Theo Vũ Chí Cương và cs (2003) ở đàn 3/4 và 7/8HF tương ứng ở các nơi: Phù Đổng: 440,6 7,7 và 442,8 ±10,9 ngày, ở Ba Vì: 443,12 ± 10,12 và 461,58 ±19,24 ngày ở TP. Hồ Chí Minh: 457,4 ± 14,89 và 460,9 ± 16,4 ngày. Khoảng cách lứa đẻ của đàn 7/8 HF bao giờ cũng cao hơn đàn ¾ HF, nhận xét của chúng tôi cũng phù hợp với nhận xét của các tác giả khác. Theo Trần Trọng Thêm (1986) khi nghiên cứu tại đàn bò sữa Phù Đổng là 533-539 ngày. Còn Nguyễn Kim Ninh (1992) công bố khoảng cách giữa 2 lứa đẻ là 469-537 ngày tại Ba Vì. Như vậy, khoảng cách giữa 2 lứa đẻ của 2 phẩm giống đã được rút ngắn lại so với trước đây mặc dù năng suất sữa được nâng lên rất nhiều. Năng suất sữa và khối lượng cơ thể của đàn đại trà và đàn hạt nhân Bảng 5. Năng suất sữa và KL cơ thể đàn đại trà và hạt nhân (≥4000 kg/ck) qua các năm Chỉ số 2003* 2006 2007 2008 3/4HF 7/8HF 3/4HF 7/8HF 3/4HF 7/8HF 3/4HF 7/8HF Đàn bò hạt nhân n (con) 18 22 125 55 89 65 207 101 Mean ± mx (kg/ck) 4446,88 ±131.61 4154,81 ± 25,05 4461,4 ± 41,1 4496,8 ± 60,3 4484,43 ±53,2 4537 ±57,6 4924,8 ± 43,7 5020,5 ± 72,9 Min (kg) 4022,0 4001,0 4000,0 4000,0 4000,0 4000,0 4000,0 4000,0 Max (kg) 4880,0 5855,0 5.400,0 6200,0 5500,0 5200,0 5368,0 6618,0 Khối lượng (kg) - - 396,2 ±4,3 428,1 ± 6,4 427,4 ±3,3 457,6 ±3,9 435,8 ± 5,9 487,9 ± 7,7 Đàn bò đại trà n (con) 169 131 488 228 370 345 688 420 Mean± mx (kg/ck) 3071,47 ±53,94 3212,43 ±54,82 3568 ±89,72 3501,5 ±75,18 3585,6 ±56,7 3621,8 ± 68,7 3717,5 ±72,4 3862,4 ±68,8 Min (kg) 2000,0 2000,0 2000,0 2000,0 2000,0 2000,0 2359 2459,0 Max (kg) 4500,0 5855,0 5670,0 6618,0 5860,0 5600,0 6885 5368,0 Khối lượng (kg) - - 406,7 ±21,4 403,2 ± 18,5 415,5 ±5,6 427,5 ±4,4 414,0 ±5,7 425,8 ±5,9 Tỉ lệ% (hat nhân/đại trà) 10,65 16,79 24,95 17,74 24,05 18,84 30,09 20,05 (*. Nguồn Vũ Chí Cương và cs (2003) Bảng 5 cho thấy, số lượng đàn bò giống hạt nhân khu vực Ba Vì tăng lên theo các năm. Từ 40 con chọn lọc (3/4 và 7/8HF) năm 2004 tăng lên 180 con năm 2006, 154 con vào năm 2007 và lên 308 con năm 2008. Sự tăng đàn bò cao sản hạt nhân ở khu vực Ba Vì trong các năm có sự khác nhau nhất là trong năm 2008 là vì: Trên cơ sở kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng của 40 con chọn lọc nhân đàn năm 2004 đã phát huy được hiệu quả, trên cơ sở đó người chăn nuôi nắm khá vững vàng về kỹ thuật chăn nuôi cộng thêm đội ngũ kỹ thuật trẻ khu vực Ba Vì được nâng lên, giúp cho việc nâng cao hiệu quả trong can thiệp về thú y, cũng như giá sữa thu mua của các nhà máy khá hấp dẫn nên người chăn nuôi yên tâm hơn trong lĩnh vực đầu tư tăng đàn VIỆN CHĂN NUÔI - Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 22-Tháng 2-2010 42 nhanh do mua thêm bò tốt từ các vùng, miền, địa phương khác đem về nuôi. Kết quả điều tra đàn bò sữa khu vực Ba Vì với 2 nhóm bò lai 3/4HF và 7/8HF trong tổng đàn 300 con chọn ra được 40 bò đạt sản lượng trên 4000 lít/chu kỳ (Tăng Xuân Lưu và cs - 2003). Năng suất sữa đàn hạt nhân của các nhóm bò lai cũng được tăng: Đàn (3/4HF) từ 4446,88 ± 131.61kg lên 4924,8 ± 43,7 (P< 0,05). Năng suất sữa của đàn (7/8HF) từ 4154,8 ± 25,1 kg năm 2004 lên 5020,5 ± 72,9 kg năm 2008 (P<0,05). Tương ứng khối lượng cơ thể cũng được cải thiện đáng kể: Ở đàn (3/4HF): từ 396,2 ± 4,3kg năm 2006 lên 435,8 ± 5,9kg năm 2008. Ở đàn 7/8HF từ 428,1 ± 6,4kg năm 2006 lên 487,9 ± 7,7kg năm 2008 (P<0,05). Tương quan giữa khối lượng cơ thể của gia súc với sản lượng sữa là tương quan dương (r>0,8). Chỉ số tương quan này phản ánh rõ ở đàn bò 7/8HF, khi chăm sóc nuôi dưỡng tốt thì khối lượng cơ thể được nâng lên và sản lượng sữa cũng được cải thiện một cách rõ rệt (tương quan dương). Kết quả trên cho thấy, năng suất sữa của đàn (7/8HF) từ năm 2006, 2007, đặc biệt, năm 2008 vượt năng suất sữa hơn đàn (3/4HF). Đây là kết quả có khác so với các nhận xét trước đây của các tác giả: Vũ Chí Cương và cs (2003), Cù Xuân Dần và cs, (1996); Nguyễn Kim Ninh và cs(1992),Tăng Xuân Lưu và cs, (2003), Nguyễn Trọng Tiến và cs, (1991) là đàn (3/4HF) bao giờ cũng cao hơn đàn (7/8HF). Theo chúng tôi trong những năm gần đây trình độ kỹ thuật chăn nuôi được cải thiện rõ rệt cũng như trính độ kỹ thuật của các nhà kỹ thuật được nâng lên, bên cạnh đó kỹ thuật chọn lọc giống cũng được quan tâm. Đặc biệt, giá sữa thu mua của các nhà chế biến sữa tăng cao nên nhà chăn nuôi có lãi nên đã đầu tư thỏa đáng hơn cho con bò. Kết quả phân tích chất lượng sữa trên đàn đại trà và đàn chọn lọc Bảng 6. Chất lượng sữa của các nhóm bò Nhóm bò ¾HF Nhóm bò 7/8HF Chỉ tiêu Nhóm bò N (con) Tỉ lệ mỡ sữa (%) Tỉ lệ protein (%) VCK không mỡ (%) n. (con) Tỉ lệ mỡ sữa (%) Tỉ lệ protein (%) VCK không mỡ (%) Nhóm bò chọn lọc 98 3,78 ± 0,24 3,43 ± 0,23 9,17 ± 0,79 120 3,65 ± 0,14 3,43 ± 0,13 8,98 ±0,69 Nhóm bò đại trà 98 3,83 ± 0,20 3,44 ± 0,11 9,19 ± 0,67 120 3,69 ± 0,12 3,43 ±0,16 8,97 ± 0,67 Kết quả phân tích sữa của hai nhóm bò hạt nhân và đại trà cho thấy, chất lượng sữa của cả 2 nhóm bò lai không có sự sai khác nhau và giữa 2 nhóm bò lai 3/4HF và 7/8HF không có sự sai khác (p>0,05). Kết quả của chúng tôi phù hợp với của Vũ Chí Cương và cs (2003), khi phân tích chất lượng sữa của đàn bò 3/4HF và 7/8HF ở Ba Vì và Phù Đổng: Tỉ lệ mỡ sữa đàn 3/4 và 7/8HF nhóm bò đại trà và chọn lọc tương ứng 3,88± 0,06, 3,64 ± 0,1; 3,86 ± 0,16 và 3,66 ± 0.16; Tỉ lệ Protein và VCK không mỡ tương ứng là: 3,44 ± 0,02, 3,52 ± 0,07 và 3,4 ± 0,05, 3,49 ± 0,04 ; 9,15 ± 0,05, 9,19 ± 0,07 và 9,03 ± 0,14, 9,03 ± 0,10. Như vậy, chất lượng sữa của các nhóm bò lai là khá ổn định trong cùng điều kiện vùng và tập quán chăm sóc nuôi dưỡng giữa các hộ chăn nuôi. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ TĂNG XUÂN LUU – Năng suất sản xuất sữa của đàn bò sữa 3/4 và 7/8 HF ... 43 Kết luận Từ kết quả nghiên cứu trên chúng tôi đưa ra các kết luận như sau: Đàn bò sữa F2 3/4HF và F3(7/8HF) khu vực Ba Vì ngày càng thích nghi và phát triển về cả số lượng và chất lượng và có xu hướng đàn 7/8HF tăng nhanh hơn đàn 1/2HF và 3/4HF. Hệ số phối giống cao 2,21 liều đối với đàn 3/4HF và 2,45 liều ở đàn 7/8HF chọn lọc. Năng suất sữa đàn 7/8HF cao hơn đàn 3/4HF trong đàn hạt nhân. Đàn bò hat nhân với năng suất sữa trên 4000 lít/chu kỳ có xu hướng tăng rõ rệt về các chỉ tiêu năng suất sữa, khoảng cách giữa 2 lứa đẻ và hệ số phối giống. Trên cơ sở đàn bò hạt nhân có năng suất sữa trên 4000 lít/chu kỳ cho phép chúng ta có thể nhân ra đàn giống tốt sau này Đề nghị Để có đàn bò 3/4HF và 7/8HF tốt tạo ra đàn giống thì cần có chính sách tăng đàn 1/2HF nếu không đàn bò sữa Việt Nam nói chung và Ba Vì nói riêng sẽ có nguy cơ tăng máu HF cấp tiến cao. Đàn hạt nhân cần có sự theo dõi giống chặt chẽ và có chính sách khuyến khích để đưa tinh chất lượng cao vào phối giống nhằm mục đích tăng nhanh số lượng đàn bò sữa cao sản Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO Cù Xuân Dần, Nguyễn Xuân Tịnh, Tiết Hồng Ngân, Nguyễn Bá Mùi và Lê Mộng Loan (1996). Sinh lý học gia súc. NXB. ĐHNN I Hà Nội. Nguyễn Kim Ninh, Nguyễn Văn Thưởng, Lê trọng Lạp, Nguyễn Hữu Lương, Lê Văn Ngọc (1992). Kết quả Nghiên cứu bò lai hướng sữa và xây dựng mô hình bò sữa trong dân. Tuyển tập công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật chăn nuôi (1969-1995) tr. 238-245 Nguyễn Trọng Tiến, Mai Thị Thơm, Nguyễn Xuân Trạch và Lê Văn Ban (1991). Giáo trình chăn nuôi trâu bò- ĐHNN Hà Nội. Tăng Xuân Lưu, Lê trọng Lạp, Ngô Đình Tân, Vương Tuấn Thực, Nguyễn Quốc Toản, Vũ Chí Cương và Nguyễn Văn Niêm (2003). Nghiên cứu chọn tạo đàn bò cái ¾ và 7/8 HF hạt nhân để tạo đàn bò đạt sản lượng sữa trên 4000 lít/ chu kỳ tại Trung tâm Nghiên cứu Bò và Đồng cỏ ba Vì. Trang 102 Báo cáo kết quả khoa học Viện Chăn nuôi tháng 12 năm 2003 Trần Trọng Thêm (1986). Nhận xét về năng suất sữa của các nhón bò lai sind có pha máu bò Hà Lan. Khoa học và kỹ thuật Nông nghiệp (5/1986 tr.144-147) Vũ Chí Cương, Vũ Văn Nôi, Nguyễn Văn Niêm, Võ Văn Sự, Lê Trọng Lạp, Tăng Xuân Lưu, Nguyễn Quốc Đạt, Đào Trọng Tuấn, Lưu Công Khánh, Phạm Thế Huệ, Đặng Thị Dung và Nguyễn Xuân Trạch (2003). Kết quả bước đầu nghiên cứu chọn lọc bò cái ¾ và 7/8 HF hạt nhân lai với bò đực cao sản để tạo đàn bò lai hướng sữa đạt trên 4000 lít /chu kỳ Tr.227 báo cáo khoa học Viện chăn nuôi. Tháng 12 - 2003 *Người phản biện: TS. Nguyễn Quốc Đạt; TS. Vũ Văn Nội

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfb5_ns_sua_cua_bo_4481.pdf
Tài liệu liên quan