Nhằm hỗ trợ tiếp cận vốn cho doanh nghiệp, hộ gia
đình, trong chiến lược phát triển bền vững các ngành
sản xuất chè, cà phê, cao su nói riêng hay hoạt động sản
xuất nông nghiệp nói chung cần:
- Tạo sự bình đẳng trong tiếp cận vốn giữa doanh
nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước.
- Giải quyết vấn đề định giá tài sản thế chấp để tạo điều
kiện cho các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô có đủ
khả năng tiếp cận tới các chương trình tín dụng nhằm
hỗ trợ đẩy mạnh sản xuất.
- Cần có sự hỗ trợ nhiều hơn từ phía Nhà nước: thông
qua hệ thống chính sách, pháp luật, quy định tinh giản
và hiệu quả; các hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp.
Thúc đẩy Đổi mới công nghệ
- Nâng cao hiệu quả Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia.
- Hỗ trợ tư vấn công nghệ thong qua các dự án hoặc
các tổ chức hiệp hội.
- Lựa chọn tham gia các thị trường khó tính nhằm trực
tiếp tạo ra sức ép tích cực đối với việc thực hiện đổi
mới công nghệ.
100 trang |
Chia sẻ: HoaNT3298 | Lượt xem: 666 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Năng lực cạnh tranh của ba ngành Chè, Cà phê & Cao su, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
% % 84,62% % %
Cung cấp giống 0% 27,28% 72,73% 0% 0%
Nguồn: xử lý từ kết quả điều tra
Bảng 47. Tình hình lao động ngành chè
1. Anh/Chị đã tham gia vào khâu nào trong sản xuất
1.Trồng/chăm sóc/thu hoạch 56.67%
2.Chế biến 43.33%
3.Quản lý 0.00%
66 NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU
2. A/C có được đóng bảo hiểm và ký hợp đồng dài hạn không
1.Có 0.00%
2.Không 46.67%
3.Thỏa thuận lao động theo mùa vụ 53.33%
3. Thu nhập bình quân theo tháng
1.Dưới 3 triệu đồng 80%
2.Từ 3 đến 5 triệu 20%
3.Từ 5 đến 10 triệu 0%
4.Trên 10 triệu 0%
4.Trình độ được đào tạo
1.Tốt nghiệp cấp 2 46.00%
2.Tốt nghiệp cấp 3 36.92%
3.Trung cấp/CĐ/ĐH 13.08%
4.Trên đại học 0.00%
5. A/C đã từng tham gia các hóa tập huấn về kỹ thuật sản xuất chưa
1. Đã từng tham gia 50.00%
2. Đang tham gia 36.67%
3. Chưa từng tham gia 13.33%
6. Nếu đã tham gia thì được đào tạo bởi
1. Cơ sở đào tạo chính quy 0%
2.Doanh nghiệp 78.78%
3.Chương trình khuyến nông 0%
4.Tự học từ các hộ Gđ và cá nhân có kinh nghiệm 21.22%
10. Anh/chị có nguyện vọng gì
1.Được ký hợp đồng dài hạn 33,72%
2.Được tham gia tập huấn và nâng cao tay nghề 30,66%
3.Được cải thiện về thu nhập 73.33%
4.Có cơ hội chuyển nghề để nâng cao thu nhập và phù hợp năng
lực cá nhân
60.00%
Nguồn: xử lý từ kết quả điều tra
67NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU
Tình trạng thu nhập thấp cho người lao động ở ngành chè cũng không khả quan hơn
so với các ngành cao su và cà phê. Cũng được giải thích tương tự, thứ nhất, người lao
động thuộc ngành này thuộc nhóm lao động giản đơn, thời vụ. Các lao động chủ yếu
được hộ gia đình thuê mướn dưới hình thức hợp đồng thời vụ và không có hợp đồng
lao động. Mặc dù lao động thuộc ngành chè đã và đang được cải thiện tay nghề và
kỹ năng sản xuất nhưng tác động của việc được đào tạo tới cải thiện thu nhập vẫn
chưa cao, 73,33% người lao động mong muốn được tiếp tục cải thiện thu nhập và
đến 60% người lao động mong muốn chuyển nghề để có được mức thu cập cao hơn.
Điều này là một thách thức đối với hoạt động sản xuất của các cơ sở và doanh nghiệp
trồng và chế biến chè của Việt Nam. Với tính gắn kết ngành nghề không cao, làn sóng
nhảy việc ra khỏi ngành chè sẽ trở thành vấn đề nghiêm trọng nếu tại các địa phương
xuất hiện ngành nghề kinh doanh mới (ví dụ như: có sự xuất hiện của một doanh
nghiệp FDI thuộc nhóm thâm dụng lao động).
68 NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU
PHẦN 3.
PHÂN TÍCH SWOT CHO BA NGÀNH VÀ
NHỮNG KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH
69NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU
1. NGÀNH CÀ PHÊ
70 NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU
1.1. PHÂN TÍCH ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU, CƠ
HỘI VÀ THÁCH THỨC
Điểm mạnh:
- Nhận thức và năng lực của các doanh nghiệp, hộ
trồng cà phê trong chuỗi về sản xuất ngày càng được
nâng cao.
- Khả năng tiếp nhận kỹ thuật từ kinh nghiệm chăm sóc
cà phê của nông dân Việt Nam.
- Doanh nghiệp, hộ nông dân có nhiều năm kinh
nghiệm trong ngành cà phê.
- Các điều kiện cho thực hiện sản xuất và chế biến cà
phê tại Việt Nam được hội tụ khá đầy đủ.
Điểm yếu:
- Cam kết giữa doanh nghiệp và hộ nông dân trong
việc thực hiện hợp đồng tiêu thụ còn yếu.
- Tư duy đầu tư của hầu hết các doanh nghiệp ngành cà
phê còn ngắn hạn. Chưa có tầm nhìn chiến lược trong
xây dựng thương hiệu cà phê cho riêng mình.
- Một số doanh nghiệp năng lực sản xuất kém, làm ăn
chộp giật, sản xuất, thu mua cà phê không đảm bảo
về chất lượng gây ảnh hưởng tới thị trường cà phê
trong nước.
- Kết nối các hộ sản xuất theo nhóm với giá trị gia tăng
cao hơn (sản xuất xanh, bền vững) vẫn khó khăn do
ảnh hưởng của mô hình hợp tác xã trước đây và doanh
nghiệp cam kết thu mua không thực sự ổn định.
Cơ hội:
- Xu hướng tiêu dùng cà phê trên thế giới vẫn cao, đặc
biệt là cà phê được cấp chứng chỉ bền vững và đây là
lợi thế đối với cà phê Việt Nam.
- Sự ủng hộ của nhà nước và chính quyền địa phương
71NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU
trong việc nâng cao giá trị gia tăng, đặc biệt những ngành
có giá trị xuất khẩu cao.
- Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng, đặc biệt sắp
tới tham gia vào TPP sẽ có nhiều lợi thế trong việc
nâng cao năng lực cạnh tranh ngành cà phê.
Thách thức:
- Diện tích nhỏ và phân tán. Hầu hết diện tích trồng cà
phê đều thuộc tư nhân, hộ gia đình (chiếm tới 95%) và
các thửa ruộng khá nhỏ (có tới 85% các mảnh ruộng
trồng cà phê thuộc sở hữu tư nhân nhỏ hơn 1 ha). Hơn
nữa, diện tích trồng cà phê thường thiếu tập trung và
phân tán khắp nơi. Điều này rất khó khăn trong việc
nâng cao lợi thế sản xuất theo qui mô và tính chuyên
môn hóa ở trình độ cao.
- Thị trường tiêu thụ chủ yếu dựa vào cam kết mua
hàng của các nhà rang xay lớn.
- Thiếu liên kết theo chiều ngang. Vẫn có sự cạnh tranh
chưa lành mạnh giữa các doanh nghiệp nội địa.
- Các doanh nghiệp cà phê ít đầu tư vào đổi mới công
nghệ và khâu chế biến sâu do đòi hỏi vốn lớn và mất
nhiều thời gian xây dựng thương hiệu. Trong khi đó,
hầu hết doanh nghiệp đều khó tiếp cận vốn vay.
- Lao động trong ngành cà phê hầu hết tham gia vào
những khâu sơ chế giản đơn do khâu chế biến sâu
còn hạn chế.
1.2. CÁC HÀM Ý CHO NÂNG CAO NĂNG LỰC
CẠNH TRANH NGÀNH CÀ PHÊ
Đối với cấp trung ương:
Nhà nước cần có chính sách tiếp tục hỗ trợ về nguồn vốn để
các Viện nghiên cứu về cây cà phê tiếp tục lai tạo ra các giống
cà phê mới có khả năng cho năng suất cao, chịu được hạn
72 NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU
hán, chín tập trung, có hương thơm phù hợp hơn với khẩu vị
của người tiêu dùng nước ngoài; đồng thời có chính sách hỗ
trợ vốn với thời gian đủ dài để cho các hộ gia đình trồng cà
phê tái canh những vườn cà phê già cỗi cho năng suất thấp
sang trồng giống cà phê ghép vô tính cho năng suất cao.
Bộ Khoa học và Công nghệ: hỗ trợ vốn và thủ tục đơn giản
giúp các doanh nghiệp cà phê, đặc biệt là các doanh
nghiệp chế biến sau ngành cà phê đầu tư công nghệ sản
xuất chế biến hiện đại của thế giới nhằm tạo ra những
sản phẩm uy tín bởi hiện tại, công nghệ sản xuất của các
doanh nghiệp ngành cà phê hầu hết vẫn còn lạc hậu so với
thế giới. Mặt khác, công nghệ sản xuất hiện đại sẽ tạo điều
kiện để doanh nghiệp có điều kiện xây dựng thương hiệu
sản phẩm đáp ứng được trên thị trường thế giới.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cần rà soát lại
qui hoạch diện tích trồng cà phê và cần có những hành
động cụ thể. Cần xác định qui mô diện tích bao nhiêu là
phù hợp (không ảnh hướng tới lượng nước ngầm, không
ảnh hưởng tới phá rừng, sinh thái). Để quản lý tốt diện tích
qui hoạch hiện nay cần có nghiên cứu một cách khoa học
nhằm khoanh vùng đối với những vùng thuận lợi và phù
hợp để buộc các hộ gia đình phải tuân theo qui hoạch.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần có định hướng hình thành và
xây dựng hạ tầng khu công nghiệp tập trung riêng đối
với ngành cà phê theo mô hình khu công nghiệp sinh
thái (khép kín từ khâu sơ chế tới khâu xử lý và tái chế chất
thải cuối cùng là bã, chất thải cà phê) tại vùng Tây Nguyên
nhằm thu hút các doanh nghiệp liên quan tới ngành này
nhằm tạo sự liên kết và phối hợp tốt hơn trong việc tham
gia vào chuỗi cung ứng cà phê. Việc hình thành khu công
nghiệp tập trung chuyên ngành giúp tăng tính lợi thế theo
qui mô cũng như sự chuyên môn hóa trong sản xuất. Hơn
nữa, việc tạo ra khu cụm sản xuất chế biến cà phê sẽ giúp
các doanh nghiệp liên kết với nhau tốt hơn, giảm chi phí
vận chuyển và chi phí giao dịch từ đó nâng cao năng lực
cạnh tranh. Hiện tại, dù là vùng trồng cà phê của cả
73NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU
nước và có sản lượng hàng đầu thế giới nhưng cả vùng
Tây Nguyên lại chưa hình thành được một khu, cụm công
nghiệp riêng đối với ngành cà phê.
Hiệp hội cà phê: Tiếp tục hỗ trợ chương trình tái canh cây cà
phê già cỗi bằng các loại giống mới sử dụng ít nước tưới,
cần ít phân hóa học và có khả năng kháng bệnh cao. Tăng
cường nâng cao nhận thức về sản xuất cà phê xanh-sạch
cũng như phối hợp với sở Nông nghiệp các tỉnh tổ chức
tập huấn về kỹ thuật chăm sóc cà phê xanh. Hỗ trợ và phối
hợp với doanh nghiệp nhằm tìm những thị trường tiêu
thụ đối với các sản phẩm cà phê xanh-sạch nhằm khuyến
khích các doanh nghiệp tham gia.
Đối với các cấp chính quyền địa phương:
Cần chủ động định hướng cho các hộ gia đình nông dân
có vườn cà phê diện tích nhỏ dưới 02 ha nằm liền kề thành
lập tổ nhóm, câu lạc bộ, hợp tác xã sản xuất cà phê. Đặc
biệt khuyến khích các hộ nông dân tham gia các chứng chỉ
sản xuất cà phê bền vững nhằm nâng cao năng lực và kỹ
năng trồng cà phê, từ đó cải thiện chất lượng, năng suất và
giá bán cà phê.
Các tỉnh vùng Tây Nguyên cần có sự liên kết chặt chẽ nhằm
thống nhất về qui hoạch sản xuất cà phê, liên kết về cung
cấp và tiêu thụ sản phẩm nhằm tạo ra lợi thế trên thị trường
quốc tế bởi Việt Nam là một trong những nước hàng đầu
trong sản xuất và cung ứng cà phê. Bên cạnh đó, các tỉnh
thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, thảo luận trao đổi
giữa cơ quan quản lý với các doanh nghiệp, giữa các doanh
nghiệp trong tỉnh và ngoài tỉnh, giữa doanh nghiệp với hộ
gia đình trồng cà phê nhằm tạo ra mối liên kết bền vững về
nguồn cung cấp nguyên liệu cũng như tiêu thụ sản phẩm,
tránh tình trạng đầu cơ, ép giá trong quá trình tiêu thụ.
Trao đổi thảo luận thường xuyên cũng giúp cơ quan quản
lý nhà nước kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc
của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh như tiếp cận
vốn tín dụng, hạ tầng cơ sở, thủ tục hành chính,...
74 NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU
Đối với các công ty kinh doanh, chế biến xuất nhập khẩu
cà phê
Các doanh nghiệp cần chủ động tham gia và trở thành
thành viên của các chuỗi cung ứng cà phê của thế giới do
các tập đoàn nông sản hàng đầu thiết lập. Để thực hiện
mục tiêu này, các doanh nghiệp cần có chiến lược và chính
sách đầu tư dài hạn, có chiều sâu nhằm tham gia chế biến
sâu và xây dựng các thương hiệu cà phê Việt Nam và giới
thiệu, thâm nhập vào các thị trường quốc tế thay vì chỉ tập
trung vào mảng sơ chế cà phê nhân xuất khẩu. Chỉ có tham
gia chế biến sâu thì Việt Nam mới nâng cao được giá trị gia
tăng của ngành cà phê cũng như tránh được rủi ro về giá
do chủ yếu xuất khẩu sản phẩm thô.
Doanh nghiệp cần không ngừng nâng cao và đầu tư mới
công nghệ sản xuất nhằm phù hợp với những yêu cầu, đòi
hỏi của người tiêu dùng ngày càng khó tính như hiện nay,
đồng thời chủ động cử cán bộ tham gia các khóa tập huấn,
đào tạo về công nghệ và kỹ thuật sản xuất chế biến cà phê
tại các tập đoàn cà phê quốc tế lớn trên thế giới.
Doanh nghiệp cần chủ động liên kết giữa các doanh nghiệp
nhằm xây dựng thương hiệu cà phê quốc gia. Hiện tại, hầu
hết các doanh nghiệp cà phê chỉ tập trung cho lợi ích riêng
lẻ, mới chỉ quan tâm đến thương hiệu riêng, sản phẩm riêng
của mình chứ không thấy rõ được lợi ích to lớn của việc
xây dựng thương hiệu cho ngành hàng cà phê. Các doanh
nghiệp do hoạt động manh mún, thiếu liên kết và hợp
tác, thậm chí có lúc cạnh tranh không lành mạnh. Do đó,
các doanh nghiệp cà phê Việt Nam không thể cạnh tranh
với các tập đoàn, công ty cà phê nước ngoài ngay chính thị
trường trong nước chứ chưa nói đến thị trường thế giới. Cà
phê Việt Nam chưa có sản phẩm hoàn chỉnh mang thương
hiệu quốc gia, chất lượng quốc tế để có thể sánh vai với các
tên tuổi lớn thế giới như Starbucks, Nestle. Việt Nam có Cà
phê Trung Nguyên, Cà phê Buôn Ma Thuột, Vinacafe Biên
Hòa nhưng mới chủ yếu tiêu thụ ở thị trường trong nước
và chỉ đơn thuần là thương hiệu riêng, sản phẩm riêng của
75NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU
doanh nghiệp, không mang tính đại diện cả ngành hàng cà
phê. Vì vậy, các doanh nghiệp cần có sự đồng thuận liên kết
hợp tác với sự tổ chức của Hiệp hội cà phê nhằm tạo sự đồng
thuận xây dựng nên thương hiệu quốc gia về cà phê, đại
diện cho ngành cà phê Việt Nam cạnh tranh với thị trường
cà phê thế giới.
Tích cực mở rộng thị trường mới, đặc biệt là thị trường
ngách trên thế giới bởi cà phê Việt Nam vẫn chưa tạo được
chỗ đứng do chưa tạo ra được thương hiệu cà phê uy tín
trên thị trường. Do đó, các doanh nghiệp cà phê cần mạnh
dạn đầu tư nghiên cứu thị trường, tâm lý và sở thích của
người tiêu dùng ở những thị trường mới. Tích cực tham gia
các hội trợ, diễn đàn cà phê nhằm giới thiệu sản phẩm với
thị trường thế giới.
Đối với hộ gia đình nông dân trồng cà phê:
Cần liên kết với các hộ gia đình liền kề để sản xuất chung,
áp dụng chung một quy trình chăm sóc, thu hái và chế
biến cà phê, đầu tư chung các thiết bị cơ giới đắt tiền như
máy cày, máy xới, máy sấy, máy xay sát vỏ cà phê, máy
đánh bóng hạt cà phê.v.v. nhằm tăng hiệu quả sản xuất
theo qui mô từ đó giảm chi phí sản xuất, tạo ra cà phê chất
lượng cao, bán giá cao.
Cần có kế hoạch tái canh những vườn cà phê già cỗi bằng
các giống cà phê vô tính cho năng suất cao, chỉ tổ chức
thu hái cà phê khi quả chín trên cành đã đạt tỷ lệ quy định.
Ký hợp đồng dài hạn cung cấp cà phê nguyên liệu với các
doanh nghiệp chế biến cà phê với cam kết về giá bán và chất
lượng. Tham gia các chương trình sản xuất cà phê bền vững
nhằm nâng cao chất lượng cà phê cũng như giá bán cà phê.
Đối với người lao động trong ngành cà phê:
Tiếp tục nâng cao trình độ tay nghề của người lao động.
Tạo điều kiện thuận lợi đối với với người lao động như
tham gia các khóa tập huấn kỹ thuật chăm sóc, ký hợp
đồng lao động dài hạn giúp người lao động yên tâm làm
việc cũng như thu nhập ổn định.
76 NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU
2. NGÀNH CAO SU
77NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU
2.1. PHÂN TÍCH CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC
Ngành cao su nước ta sẽ đối mặt với 2 xu hướng trái ngược
nhau và xu hướng nào lấn át sẽ phụ thuộc vào quyết tâm
cũng như hành động của lãnh đạo các công ty cao su và
của các nhà hoạch định chính sách.
Thứ nhất, xu hướng nền kinh tế toàn cầu phục hồi tương
đối rõ ràng, làm tăng nhu cầu cao su nước ta.
Thứ hai, tiêu dùng xanh, tiêu dùng sản phẩm thân thiện
với môi trường đang là một xu hướng trên thế giới, vì vậy
đây sẽ là cơ hội tốt cho ngành cao su thiên nhiên nước ta.
Thứ ba, cạnh tranh giữa các nhà sản xuất cao su thiên nhiên
và giữa cao su thiên nhiên với các loại cao su sẽ ngày một
gay gắt hơn, vì vậy nếu không thay đổi tổ chức sản xuất –
kinh doanh, thay đổi công nghệ, thì ngành cao su trong
nước sẽ đứng trước những thách thức cạnh tranh rất lớn.
Thứ tư, xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta
đang diễn ra mạnh mẽ thông qua nhiều kênh, nhiều cách
thức khác nhau như hợp tác song phương, đa phương và
khu vực. Sắp tới một số FTA quan trọng có thể được hoàn
thành như FTA giữa Việt Nam và EU, TPP,
Cơ hội cho ngành cao su:
- Do sự phục hồi nền kinh tế toàn cầu và sự phục hồi
của các ngành công nghiệp tiêu thụ nhiều cao su như
ngành công nghiệp sản xuất ô tô, giao thông vận tải,
xây dựng, y tế và hàng tiêu dùng, vì vậy đây là cơ hội
tốt cho ngành cao su nước ta.
- Như trên đã nêu, tiêu dùng xanh, tiêu dùng sản phẩm
thân thiện với môi trường đang là một xu hướng trên
thế giới, mở ra cơ hội cho ngành sản xuất cao su thiên
nhiên nước ta, tăng xuất khẩu cao su, mở rộng hoạt
động sản xuất và tạo ra công ăn việc làm có thu nhập
cho người dân các vùng có trồng cây cao su và tại địa
phương có công ty cao su.
78 NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU
- Cây cao su được công nhận là cây đa mục tiêu vì thế
Nhà nước sẽ có những chính sách thuận tiện để phát
triển ngành cao su nhằm góp phần phát triển kinh tế,
xã hội và môi trường.
- Xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế sẽ đem lại cơ hội
đa dạng hóa thị trường và mở rộng xuất khẩu cho
ngành cao su nước ta. Bên cạnh đó, Việt Nam đã là
thành viên của Hiệp hội Cao su quốc tế (IRA), Hội
đồng Doanh nghiệp Cao su Đông Nam Á (ARBC), Hiệp
hội Các nước sản xuất Cao su thiên nhiên (ANRPC) và
tham gia nhiều hội nghị, hội thảo quan trọng của Tổ
chức nghiên cứu cao su quốc tế (IRSG), Hiệp hội Cao
su Trung Quốc. Điều này sẽ đem lại cho các công ty
cao su nước ta nhiều thông tin thị trường, nhiều xu
hướng tiêu thụ tiềm năng, tiếp xúc gần hơn và thấu
hiểu hơn nhu cầu của khách hàng, để từ đó có thể mở
rộng sản xuất và xuất khẩu.
Thách thức đối với ngành cao su:
- Do cung cao su thiên nhiên đang vượt quá cầu, cộng
với sự cạnh tranh gay gắt giữa các nước sản xuất và
xuất khẩu cao su thiên nhiên, làm cho giá cao su
không tăng và vẫn giữ nguyên mức giá thấp như hiện
nay. Bên cạnh đó, cao su thiên nhiên còn phải cạnh
tranh với các loại cao su khác như cao su nhân tạo
tổng hợp từ dầu thô và cao su từ các cây khác. Thách
thức này đồng thời cũng tạo ra cơ hội cho ngành cao
su nước ta, buộc ngành cao su nước ta phải tái cấu
trúc, nâng cao hiệu quả, tiết kiệm chi phí và cải tiến
công nghệ.
- Do xuất khẩu một phần lớn mủ cao su thô sang thị
trường Trung Quốc dễ tính nên các công ty cao su Việt
Nam chưa quan tâm nhiều đến chất lượng sản phẩm,
chưa tạo ra được thương hiệu mang tầm quốc gia và
quốc tế, vì vậy khó thâm nhập được vào các thị trường
79NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU
tiềm năng và đem lại giá trị gia tăng cao như Mỹ, EU, và
Nhật Bản.
Nói tóm lại, xu hướng thị trường, công nghệ và ngành cao
su nước ta trong thời gian sắp tới tạo nên cả những thách
thức và cơ hội. Nếu tái cơ cấu lại ngành cao su, nâng cao
hiệu quả sản xuất, cải thiện chất lượng sản phẩm thì ngành
cao su nước ta sẽ biến những thách thức thành những cơ
hội, nếu không, ngành cao su sẽ đứng trước những khó
khăn vô cùng to lớn dưới áp lực của cạnh tranh, của nhu
cầu tiêu dùng đòi hỏi phải nâng cao chất lượng sản phẩm,
giảm giá thành và cải tiến công nghệ.
2.2. Các hàm ý cho nâng cao năng lực cạnh
tranh ngành cao su
Cao su là mặt hàng chủ lực của Tây Nguyên và đồng thời
là một trong những sản phẩm cây công nghiệp xuất khẩu
quan trọng của nước ta.
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của
nước ta, đây là thị trường khá dễ tính và chủ yếu nhập khẩu
cao su thô, yêu cầu chất lượng không cao. Vì vậy, giá trị gia
tăng xuất khẩu cao su nước ta không thực sự lớn. Không
nhiều doanh nghiệp thực sự đổi mới công nghệ, nâng cao
chất lượng sản phẩm, tìm kiếm thị trường khó tính nhưng
đem lại giá trị gia tăng cao tại EU, Mỹ hay Nhật Bản.
Trong bối cảnh giá cao su đang giảm, xuất khẩu cao su
sang Trung Quốc đang gặp ít nhiều khó khăn thì việc đa
dạng hóa thị trường, chuyển đổi chất lượng sản phẩm và
nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như giá trị gia tăng
trong quá trình sản xuất và xuất khẩu cao su trong chuỗi
giá trị toàn cầu đóng vai trò rất quan trọng. Điều này không
chỉ đòi hỏi nỗ lực của từng công ty mà còn cả nỗ lực của
chính quyền trung ương và địa phương.
80 NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU
Chúng tôi đưa ra một số giải pháp sau nhằm nâng cao
năng lực cạnh tranh ngành cao su Việt Nam, bởi vì mẫu
khảo sát ở đây tập trung chủ yếu vào khu vực Tây Nguyên
nên chúng tôi nhấn mạnh vào các giải pháp liên quan
đến nâng cao năng lực cạnh tranh ngành cao su tại Tây
Nguyên. Tuy nhiên, khi xem xét bức tranh tổng thể ngành
cao su Việt Nam, có thể thấy các khuyến nghị chính sách có
thể áp dụng được cho các địa phương khác có mức độ tập
trung trồng và sản xuất cao su lớn của cả nước.
Kiến nghị đối với cấp Trung ương:
+ Lựa chọn cao su là sản phẩm chủ lực và có các chính sách
hỗ trợ phát triển ngành cao su. Do đất đai Tây Nguyên
nói chung và Gia Lai nói riêng phù hợp với trồng cây cao
su, nên cao su là một trong những sản phẩm lợi thế của
vùng đất Tây Nguyên. Do đó, trong tương lai nếu lựa chọn
những sản phẩm chủ lực để phát triển thì cao su sẽ nằm
trong nhóm lựa chọn số một.
Một khi đã lựa chọn cao su là sản phẩm mũi nhọn thì chính
quyền Trung ương và địa phương nên có các chính sách ưu
tiên phát triển đúng mức để tạo thuận lợi cho ngành nâng
cao năng lực cạnh tranh và nâng cao giá trị gia tăng trong
sản xuất và xuất khẩu sản phẩm.
+ Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành cao su:
các doanh nghiệp FDI có kinh nghiệm trong việc tiếp cận
các thị trường quốc tế, có vốn và có công nghệ, trong khi
đó nhiều doanh nghiệp cao su trong nước thiếu cả năng
lực tiếp cận thị trường quốc tế, nhất là các thị trường khó
tính như Nhật Bản, Mỹ, EU, thiếu vốn và thiếu công nghệ, vì
vậy Nhà nước cần có những chính sách ưu đãi hoặc gỡ bỏ
các rào cản để doanh nghiệp FDI có thể đầu tư vào ngành
cao su.
+ Nâng cao năng lực hội nhập cho ngành cao su. Trong thời
gian vừa qua và sắp tới, nước ta sẽ hội nhập sâu hơn và
81NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU
rộng hơn vào nền kinh tế toàn cầu thông qua các kênh hội
nhập khác nhau như song phương (FTA Việt Nam – Hàn
Quốc, FTA VN-EU), khu vực (ASEAN) và đa phương (TPP),
mở ra cơ hội xuất khẩu sang các thị trường đa dạng hơn
nhưng cũng cần sự hỗ trợ thông tin thị trường và khách
hàng từ phía các cơ quan như Bộ Ngoại giao, VCCI, các Hiệp
hội, . Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần có những hình
thức phổ biến thông tin khác nhau đến các doanh nghiệp
cao su để nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp về
thách thức cũng như cơ hội trong quá trình hội nhập.
+ Về công tác quy hoạch: Công tác quy hoạch cây cao su
trong thời gian qua còn một số bất cập. Rất nhiều hộ tiểu
điền chuyển sang trồng cây cao su trong thời gian giá cao
su cao nhưng lại có xu hướng chặt bỏ cây cao su trong thời
gian giá cao su giảm hoặc không quan tâm đến việc chăm
sóc cây cao su. Việc trồng, phá bỏ, và thiếu sự chăm sóc cây
cao su tự phát của hộ tiểu điền hầu như không được quản
lý bởi cơ quan chức năng tại địa phương. Ở đây, các sở cho
biết đã có quy hoạch nhưng khi người dân “chạy” theo tín
hiệu của thị trường thì các sở không có quy định và biện
pháp chế tài để đưa hoạt động tự phát của người dân vào
quy hoạch.
Bên cạnh việc quy hoạch cây cao su, Nhà nước cần có các
chính sách hỗ trợ hay thông tin để người dân yên tâm
trồng cây cao su, hướng người dân đến tầm nhìn dài hạn
chứ không chỉ ngắn hạn. Người dân trồng sau đó chặt cây
cao su mỗi khi giá biến động lên xuống sẽ làm tăng chi phí
trồng cây cao su, tăng chi phí sản xuất cao su và do đó làm
giảm năng lực cạnh tranh cao su Việt Nam trên thị trường
quốc tế.
+ Hỗ trợ tiếp cận vốn: Công nghệ sử dụng trong ngành sản
xuất cao su Việt Nam được coi ở mức trung bình so với thế
giới, rào cản lớn nhất liên quan đến việc thực hiện đổi mới
công nghệ là thiếu vốn. Vì thế, chính quyền Trung ương,
82 NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU
địa phương hoặc Tập đoàn Cao su Việt Nam cũng như các
hiệp hội liên quan có thể có cơ chế chính sách giúp doanh
nghiệp tiếp cận vốn dễ dàng hơn, rẻ hơn trong quá trình
nghiên cứu, đổi mới và cải tiến công nghệ.
Hỗ trợ tiếp cận vốn có thể thông qua nhiều cách thức đa
dạng khác nhau như cho vay tín dụng với lãi suất ưu đãi
hoặc vay vốn với các điều kiện ít khắt khe hơn; cho vay
thông qua quỹ khuyến công hoặc các hình thức hỗ trợ vốn
để nhập khẩu và cải tiến công nghệ khác.
Có lẽ, tiếp cận vốn là điều kiện tiên quyết để phát triển
ngành cao su bên cạnh tiếp cận thị trường. Các doanh
nghiệp được khảo sát kiến nghị cơ quan chính quyền
trung ương và địa phương tạo điều kiện để doanh nghiệp
tiếp cận tín dụng với lãi suất thấp, nhất là trong bối cảnh
hiện nay giá cao su ở mức thấp.
+ Chính sách thuế: để nâng cao sức cạnh tranh của cao su
nước ta trên thị trường quốc tế, Bộ Tài chính cần nghiên
cứu để giảm thuế xuất khẩu để góp phần giảm giá bản sản
phẩm, tăng khả năng cạnh tranh của cao su nước ta trước
các đối thủ nước ngoài.
Kiến nghị đối với cấp địa phương, Hiệp hội:
+ Về thông tin thị trường và chuyển hướng thị trường:
trồng cây cao su, chế biến mủ cao su tại Tây Nguyên hiện
nay có 2 thị trường tiêu thụ chính là bán trong nước và
Trung Quốc. Cũng có các công ty xuất khẩu mủ cao su tại
các thị trường khó tính khác ở Mỹ, Châu Âu nhưng tỷ trọng
này vẫn còn rất nhỏ. Trong khi đó, xuất khẩu cao su sang
thị trường Trung Quốc, mặc dù đây là thị trường rất dễ tính,
nhưng xuất khẩu sang thị trường này cũng trở nên khó
khăn. Vì thế, việc đa dạng hóa thị trường xuất khẩu là rất
quan trọng, nhưng điều này không phải dễ dàng, nó đòi
hỏi nỗ lực từ chính bản thân từng công ty và đòi hỏi sự
83NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU
hỗ trợ của chính quyền Trung ương cũng như địa phương
trong việc tìm kiếm thị trường và kênh xuất khẩu cho các
doanh nghiệp trong nước.
+ Về chủng loại sản phẩm cao su: cơ cấu và chủng loại sản
phẩm cao su sơ chế của Việt Nam chưa phù hợp với nhu cầu
của thế giới và cung cấp cho ngành công nghiệp chế biến
cao su trong nước. Hiện nay, ngành lốp xe tiêu thụ đến 70%
sản lượng cao su thiên nhiên trên thế giới nhưng những
chủng loại phù hợp cho ngành lốp xe như SVR 10 có tỷ lệ
chưa cao và SVR 20, RSS 3 có tỷ lệ quá nhỏ trong cơ cấu sản
phẩm cao su thiên nhiên của Việt Nam. Để có những thay
đổi cơ cấu và chủng loại sản phẩm đòi hỏi có sự hỗ trợ rất
lớn từ phía chính quyền địa phương và các Hiệp hội trong
việc nâng cao công nghệ, tìm kiếm thị trường và khách
hàng tiềm năng, cùng với hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp
trong ngành cao su.
+ Các doanh nghiệp mong muốn được hỗ trợ để nâng cao
trình độ công nghệ, đơn giản hóa thủ tục hành chính và hỗ
trợ kinh phí đào tạo nhân lực.
Kiến nghị cho doanh nghiệp:
+ Hiện nay xuất khẩu cao su của nhiều công ty cao su chủ
yếu chất lượng ở mức vừa phải, dùng cao su để sản xuất
các sản phẩm như săm lốp, bàn đạp xe, nên rủi ro giá
cả cũng rất lớn. Trong khi đó, xuất khẩu cao su chất lượng
cao với giá rất cao cho các sản phẩm như làm găng tay y
tế, thì lại rất ổn định. Vì vậy, đi đôi với việc đa dạng hóa
thị trường xuất khẩu thì cũng cần đi đôi với việc nâng cấp
công nghệ, nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm.
+ Trong chuỗi sản xuất cao su, các hộ tiểu điền cũng tham
gia tương đối mạnh như trồng cây cao su, cạo mủ và bán
mủ tươi cho các công ty cao su. Việc bán sản phẩm cho
thị trường Trung Quốc không đòi hỏi chất lượng cao nên
các công ty cao su trong nước không chú trọng đến khâu
84 NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU
giám sát chất lượng sản phẩm từ khi trồng đến khi bán. Tuy
nhiên, dưới áp lực cạnh tranh mạnh mẽ và tìm kiếm các thị
trường khó tính hơn ngoài thị trường truyền thống Trung
Quốc, các doanh nghiệp sản xuất cao su cần có sự giám
sát chặt chẽ mọi quy trình sản xuất từ khâu giống, chăm
sóc cây, cho đến khâu có được sản phẩm hoàn chỉnh.
Quá trình giám sát chặt chẽ này sẽ góp phần nâng cao chất
lượng sản phẩm đồng đều, tạo sự tin cậy khi tìm kiếm các
thị trường phi truyền thống đòi hỏi chất lượng sản phẩm
khắt khe hơn nhưng đem lại giá trị gia tăng cao hơn cho
các doanh nghiệp sản xuất cao su trong nước.
85NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU
3. NGÀNH CHÈ
86 NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU
3.1. ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU, CƠ HỘI VÀ
THÁCH THỨC PHÁT TRIỂN NGÀNH CHÈ
Điểm mạnh:
Chiến lược tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng tăng
giá trị gia tăng, xuất phát từ nhận thức rõ cả về rủi ro, thách
thức lẫn các cơ hội và tiềm năng của ngành nông nghiệp,
trong đó có ngành chè.
Một số kết quả đạt được thông qua triển khai mô hình thí
điểm kiểm soát an toàn thực phẩm theo chuỗi đã bổ sung
cho các điểm mạnh trong việc sản xuất và phát triển ngành
chè, cụ thể là:
- Cơ bản hoàn thiện bộ tài liệu hướng dẫn kỹ thuật áp
dụng quy phạm thực hành sản xuất tốt trong sản xuất
chế biến và kinh doanh chè. Các cơ sở, hợp tác xã,
các bên tham gia mô hình thí điểm đã xây dựng hệ
thống quản lý chất lượng cơ sở với sự phân công trách
nhiệm rõ ràng tạo điều kiện thuận lợi trong triển khai
các hoạt động tập huấn, hướng dẫn áp dụng GPPs,
kiểm tra giám sát, lấy mẫu kiểm nghiệm.
- Hình thành cơ cấu tổ chức (Tổ công tác) có sự tham
gia của các bên từ tỉnh (Sở NN và PTNT), huyện (Trạm
Thú y, Phòng NN..) đến cơ sở tham gia mô hình đảm
bảo tính chất bền vững để triển khai thực hiện các
hoạt động của mô hình thí điểm.
- Kết quả phân tích mẫu một số chỉ tiêu về an toàn
thực phẩm đối với sản phẩm tại mô hình thí điểm
đạt yêu cầu theo quy định.
Điểm yếu:
Sản xuất, chế biến chủ yếu theo quy mô hộ gia đình, chưa
hình thành nhiều vùng chè tập trung theo hướng sản xuất
hàng hóa quy mô lớn nên việc tổ chức sản xuất và chứng
nhận còn nhiều bất cập. Quy mô sản xuất, chế biến chè của
87NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU
Việt Nam hiện nay phần lớn là hộ gia đình, chế biến theo
phương pháp thủ công truyền thống, khả năng đáp ứng
yêu cầu và kinh phí chứng nhận VietGAP còn hạn chế, khó
khăn. Do thị trường tiêu thụ sản phẩm chè chủ yếu là các
sản phẩm đại trà, với mức giá trung bình, thị trường tiêu
thụ các sản phẩm chè chất lượng cao chưa nhiều, vì vậy các
hộ gia đình, tổ chức, doanh nghiệp chưa chú trọng đầu tư
sản xuất theo quy trình được chứng nhận VietGAP.
Nguyên liệu chè cung cấp cho chế biến chủ yếu từ các
giống chè có chất lượng thấp, sản xuất nông hộ chiếm gần
65% về diện tích, quy mô sản xuất nhỏ bình quân khoảng
0,2 ha/hộ, sản xuất kém bền vững, thiếu các biện pháp bảo
vệ chống xói mòn trên các nương chè, việc áp dụng đồng
bộ kỹ thuật canh tác hạn chế đã trở thành những vấn đề
cấp bách hiện nay của ngành chè.
Người trồng chè vì lợi nhuận trước mắt đã lạm dụng phân
bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật để nâng cao năng suất
dẫn tới nguy cơ nhiễm chất độc hại và tồn dư thuốc bảo vệ
thực vật trong quá trình trồng trọt quá cao là vấn đề bức
xúc nhất hiện nay của ngành chè và là rào cản lớn nhất để
đưa sản phẩm chè vào thị trường thương mại quốc tế, nhất
là đi vào các thị trường có hệ thống rào cản kỹ thuật được
kiểm soát chặt chẽ và có tiềm năng giá trị gia tăng cao.
Nông dân trồng chè không quan tâm đến kỹ thuật thu hái
và chất lượng nguyên liệu (hái chè dài, thu hái nguyên liệu
bằng liềm, bằng máy hái cải tiến tăng khẩu độ,...) làm ảnh
hưởng đến chất lượng sản phẩm, tăng chi phí đầu tư và
nhân công trong quá trình chế biến, đồng thời cây chè bị
khai thác kiệt quệ.
Tình trạng thu gom nguyên liệu qua nhiều cấp không
những làm tăng giá nguyên liệu đầu vào mà còn kéo dài
thời gian bảo quản, làm giảm chất lượng nguyên liệu, tăng
chi phí đầu tư, nhân công trong khâu chế biến, giảm chất
lượng chè thành phẩm thấp.
88 NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU
Khâu chế biến:
Trình độ công nghệ chế biến thấp và còn nhiều bất cập,
bên cạnh các nhà máy được đầu tư trang thiết bị máy móc
đồng bộ, hiện đại là hàng loạt các nhà máy đầu tư không
triệt để, thiết bị công nghệ chắp vá, lạc hậu. Cụ thể: Trong
các nhà máy chè, số nhà máy được trang bị đồng bộ, máy
móc thiết bị tốt, đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật ít, chủ
yếu hộ sản xuất, chế biến; chè thủ công nhỏ lẻ; Giá bán
thấp chỉ bằng 70-75% giá thế giới, nguyên nhân chủ yếu
do sản phẩm hàng hóa chủ yếu ở dạng nguyên liệu thô,
không có thương hiệu, sản phẩm còn nghèo nàn về chủng
loại, chất lượng và mẫu mã chưa hấp dẫn nên sức cạnh
tranh thấp.
Nguồn nhân lực trực tiếp tham gia sản xuất, chế biến chè
không được đào tạo bài bản, ít có thợ tay nghề cao.
Cơ hội:
Thị trường chè trong nước đã dần ổn định, thị hiếu người
tiêu dùng đã được xác định và do vậy không dự báo có sự
thay đổi đột biến giữa tỷ trọng tiêu thụ chè sản xuất trong
nước và chè ngoại nhập tại thị trường tiêu thụ trong nước.
Xu hướng uống chè xanh và sử dụng các chế phẩm từ chè
xanh cho mục đích dinh dưỡng, làm đẹp, chữa bệnh ngày
một tăng. Sản phẩm chè xanh là một trong những sản
phẩm truyền thống của sản xuất chè của Việt Nam do đó
sẽ có cơ hội lớn hơn tham gia vào thị trường quốc tế nếu
đáp ứng được các yêu cầu của bạn hàng. Cần phải lưu ý rõ
rằng, các sản phẩm thuộc phân khúc này là sản phẩm có
giá trị gia tăng cao nhưng đồng thời cũng có các yêu cầu
cao hơn sản phẩm chè nguyên liệu thông thường.
Thách thức:
Năng suất lao động thấp, diện tích sản xuất manh mún,
nhỏ lẻ khiến thu nhập của người dân trồng chè chưa
89NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU
được đảm bảo, khó có cơ hội tái đầu tư vào cây chè. Thêm
nữa, việc thiếu nguyên liệu, thiếu vốn để cải tiến máy
móc, công nghệ theo chuẩn quốc tế cũng như thiếu chế
tài quản lý về chất lượng càng khiến sản phẩm chè Việt
dễ bị tác động theo nhu cầu của thị trường thứ cấp tại
các cửa khẩu. Điều này làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến
năng lực sản xuất của các nhà máy chế biến cũng như
thương hiệu chè Việt.
Tầm nhìn phát triển ngành chè về trung và dài hạn chưa
rõ nét, định hướng của Chính phủ về phát triển ngành vẫn
còn một số hạn chế, chưa giúp giải quyết được các vấn đề
hiện còn đang tồn tại như:
- Chưa hình thành nhiều các liên kết ổn định giữa người
sản xuất và người tiêu thụ, liên kết tổ hợp tác xã;
- Chưa có sự tham gia giám sát của cộng đồng trong
toàn bộ chuỗi sản xuất;
- Chưa tuyên truyền và vận động mạnh mẽ về lợi ích
của việc kiểm soát an toàn thực phẩm theo chuỗi và
trách nhiệm của các bên có liên quan (chất lượng
cuộc sống, giải quyết công ăn việc làm, lợi nhuận
đem lại);
- Thiếu cơ chế chính sách tạo động lực cho phát triển
sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản an toàn, chất
lượng cao (tạo phân khúc thị trường, phá triển hệ
thống phân phối nông lâm thủy sản...).
- Các doanh nghiệp chưa mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực
sản xuất các sản phẩm nông nghiệp an toàn dẫn đến
đầu ra cho sản phẩm an toàn còn ít, từ đó tác động
đến tâm lý và các quyết định của người sản xuất dẫn
đến việc thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về
sản xuất sản phẩm an toàn còn nhiều hạn chế. Hiện
tại, việc quản lý trồng, chăm sóc và chất lượng của
các sản phẩm nông thủy sản an toàn còn bị buông
90 NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU
lỏng, không kiểm soát; chưa có một quy trình thống
nhất và cơ chế khuyến khích sản xuất và tiêu thụ sản
phẩm an toàn, nên đã không thu hút được các doanh
nghiệp và người nông dân cùng nhiệt tình tham gia
hưởng ứng sản xuất sản phẩm nông thủy sản an toàn.
- Đầu tư hỗ trợ cho sản xuất, kinh doanh các sản
phẩm nông thủy sản an toàn còn hạn chế; một số
tỉnh, thành phố có đề án, dự án nhưng đến nay chưa
được UBND phê duyệt.Một số tỉnh, thành phố chỉ
đạo triển khai chưa quyết liệt; mối quan hệ giữa các
ngành nông nghiệp - thương mại - y tế chưa chặt chẽ,
thường xuyên để hỗ trợ người làm tốt, phát hiện xử
lý tổ chức, cá nhân làm chưa tốt. Đối với việc kiểm
tra giám sát: chưa phân định rõ trách nhiệm kiểm tra
giám sát, thiếu cả nhân lực, vật lực và chưa được thực
hiện thường xuyên trong các khâu của quá trình sản
xuất kinh doanh sản phẩm nông thủy sản an toàn.
- Phân công kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm của
cơ quan nhà nước được phân công cho nhiều đơn
vị tham gia (cắt khúc). Bên cạnh đó, những hạn chế,
yếu kém trong công tác quản lý an toàn thực phẩm
thời gian qua làm giảm sút lòng tin người tiêu dùng.
Các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách
để khuyến khích phát triển chuỗi thực phẩm an toàn
còn thiếu và chưa đồng bộ; nhất là chưa có cơ quan
thống nhất trong cả nước về quản lý, kiểm soát an
toàn thực phẩm. Trước tình hình thực tế nêu trên,
thực trạng đáng báo động này đặt ra yêu cầu cấp
thiết cần xây dựng chuỗi thực phẩm an toàn nhằm
giám sát, quản lý chất lượng, có thể dễ dàng truy
xuất tận gốc sản phẩm, tạo niềm tin với người tiêu
dùng, góp phần xây dựng thương hiệu nông sản Việt
Nam. Tuy nhiên, việc triển khai cần được thử nghiệm,
sau đó tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm và nhân
rộng mô hình trên diện rộng.
91NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU
3.2. CÁC HÀM Ý CHO NÂNG CAO NĂNG LỰC
CẠNH TRANH NGÀNH CHÈ
Kiến nghị cho Nhà nước
Thứ nhất, tinh giản hóa hệ thống văn bản quy phạm pháp
luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được xây
dựng nhằm tạo hành lang pháp lý hiệu quả cho hoạt động
của từng ngành hàng. Hiện nay có tới 38 tiêu chuẩn quốc
gia liên quan đến sản xuất, chế biến chè đang có hiệu lực
và 5 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản xuất, chế biến chè
còn hiệu lực và bắt buộc áp dụng.
Thứ hai, các chính sách hỗ trợ và tạo động lực cho sản xuất
nông nghiệp bao gồm: (i) phát triển thị trường và xúc tiến
thương mại để thực hiện các mục tiêu quy hoạch; (ii) phát
triển hệ thống cơ sở hạ tầng như thuỷ lợi, giao thông nông
thôn, hệ thống logistics nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho
sản xuất, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm; (iii) giúp nông
dân thay đổi tập quán canh tác và nâng cao chất lượng
sản phẩm, giảm tổn thất sau thu hoạch, bảo quản và tiêu
thụ sản phẩm; (iv) hỗ trợ nông dân kết nối với các doanh
nghiệp chế biến, hệ thống tiêu thụ sản phẩm, từng bước
hình thành mạng lưới sản xuất và chuỗi cung ứng kết nối
sản xuất, chế biến, phân phối và bán sản phẩm; (v) kết
nối công nghiệp phục vụ nông nghiệp với sản xuất nông
nghiệp theo liên kết “bốn nhà”; và (vi) mở rộng phương
thức sản xuất theo “cánh đồng mẫu lớn” và đối tác công tư,
sản xuất tập trung theo hướng hàng hoá.
Thứ ba, thực hiện các chính sách khuyến khích đầu tư cải
tiến công nghệ, thiết bị hiện đại để nâng cao chất lượng
chè theo Quyết định số 176/QĐ-TTg ngày 29/01/2010 của
Thủ tướng Chính phủ về Đề án phát triển nông nghiệp
ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020. Đề án nhằm
nâng cao năng lực tổ chức khoa học công nghệ thuộc lĩnh
vực trồng trọt, đảm bảo nhiệm vụ nghiên cứu phát triển
giống cây trồng, kỹ thuật canh tác và sau thu hoạch. Đồng
thời khuyến khích đầu tư sản xuất nguyên liệu chè búp
tươi gắn với các chứng chỉ, chứng nhận về phát triển bền
92 NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU
vững và an toàn thực phẩm (VIETGAP, UTZ, RAINFOREST
ALLIANCE...) nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và sức
cạnh tranh của sản phẩm trồng trọt.
Đối với các xưởng chế biến quy mô nhỏ (hộ gia đình, trang
trại) đầu tư theo hướng kết hợp thiết bị hiện đại với thủ
công tinh xảo để tạo ra sản phẩm đặc sản truyền thống,
cần tăng cường kiểm tra các cơ sở chế biến theo từng quy
mô,hướng dẫn việc áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng,
đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Khuyến khích các cơ
sở sản xuất, chế biến tự công bố chất lượng sản phẩm, xử
lý nghiêm minh mọi trường hợp sản xuất, chế biến chè
không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Thứ tư, các chính sách phát triển nguồn nhân lực cho công
nghiệp chế biến bao gồm những cơ chế chính sách thu
hút, ưu đãi các lực lượng lao động làm việc trong lĩnh vực
nông, lâm, thủy sản như tổ chức đào tạo, liên kết giưã các
cơ sở đào tạo với các doanh nghiệp để đào tạo, đào tạo lại,
gắn đào tạo với sử dụng lao động tại chỗ. Trước mắt là thực
hiện tốt Chương trình đào tạo nghề theo Quyết định số
1956/2009/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt đề án Dạy nghệ cho lao động nông thôn
đến năm 2020.
Tăng cường công tác đào tạo, nâng cao trình độ nhân lực
ngành sản xuất chè, bao gồm cán bộ quản lý, cán bộ làm
công tác khuyến nông, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong
sản xuất, chế biến chè. Tăng cường hợp tác với các cơ quan
nghiên cứu để ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong các
khâu sản xuất nguyên liệu, chế biến, bảo quản sản phẩm
chè. Hỗ trợ kinh phí cho việc xây dựng mô hình, chuyển
giao tiến bộ kỹ thuật cho người sản xuất.
Thứ năm, cần thay đổi cách tiếp cận về quy hoạch phát
triển chỉ nhằm vào sản xuất, thay vào đó tập chung vào
quy hoạch tổng thể theo định hướng phát triển ngành
hàng. Phân bố lãnh thổ phát triển nông nghiệp chuyên
canh ngành chè phải gắn với cụm ngành chế biến (bao
gồm ngành chế biến và các ngành phụ trợ cho chế biến).
93NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU
Các chính sách đất đai đang được hoàn thiện chính sách
trên cơ sở Luật Đất đai mới được Quốc hội thông qua, tạo
điều kiện cho các tổ chức cá nhân dồn điền, tích tụ ruộng
đất để tổ chức sản xuất hàng hóa theo hướng sau:
• Công nhận thị trường giá trị quyền sử dụng đất, xây
dựng các thể chế để thị trường vận hành công khai,
minh bạch và có hiệu quả. Nới rộng hạn điền để khuyến
khích tích tụ ruộng đất phục vụ sản xuất hàng hoá.
• Đơn giản hoá, minh bạch các thủ tục cho thuê, chuyển
nhượng quyền sử dụng đất, chuyển đổi mục đích sử
dụng đất; thực hiện cơ chế đăng ký chuyển quyền sử
dụng đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất thay cho
cơ chế xin cho.
• Có chính sách hỗ trợ cho người có đất chuyển nghề
khác để khuyến khích phát triển trang trại, doanh
nghiệp ở nông thôn. Có quy định cụ thể cơ chế để
nông dân được góp vốn cổ phần vào doanh nghiệp
bằng giá trị quyền sử dụng đất.
Ngoài ra, các chính sách hỗ trợ về giao đất, thuê đất và giải
phóng mặt bằng, đầu tư kết cấu hạ tầng để thực hiện dự án
(miễn tiền sử dụng đất hoặc thuê đất, hỗ trợ giải phóng mặt
bằng và đầu tư kết cấu hạ tầng đối với những dự án đầu tư
chế biến, bảo quản, công trình dịch vụ của các vùng liên kết
sản xuất nhằm nâng cao giá trị gia tăng) cũng đang được
hoàn thiện.
Rà soát, đánh giá lại khả năng cung cấp nguyên liệu của
các vùng sản xuất cho cơ sở chế biến, định hướng thu hút
đầu tư, cải tạo các cơ sở chế biến chè hiện có để hình thành
các nhà máy hiện đại, có công nghệ tiên tiến nhằm tạo ra
sản phẩm chè chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn vệ sinh an
toàn thực phẩm.
Thứ sáu, các chính sách hỗ trợ về tài chính, tín dụng
được quy định theo Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày
12/4/2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ
phát triển nông nghiệp, nông thôn; Nghị định 61/2011/NĐ-
94 NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU
CP của Chính phủ về chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đầu
tư vào nông nghiệp, nông thôn; Quyết định số 01/2012/
QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ
áp dụng tiêu chuẩn GAP trong sản xuất nông, lâm, thuỷ
sản; Quyết định số 142/2009/QĐ-TTg ngày 31/12/2009 của
Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ nông dân phục hồi
sản xuất, trong trường hợp thiên tai, dịch bệnh; Thông tư
hướng dẫn triển khai thực hiện Quyết định số 62/2013/QĐ-
TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ Về chính
sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn
với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn; Quyết định
số 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính
phủ Về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông
nghiệp; và các chính sách hiện hành của nhà nước khác.
Ngoài ra, thâm canh và nâng cao năng suất chè phục vụ
xuất khẩu cũng thuộc diện ưu tiên trong thực hiện chính
sách huy động vốn từ các nguồn vốn hợp pháp cùng với
nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước cho việc thực hiện các dự
án đầu tư phát triển giai đoạn 2011-2015.
Thứ bảy, Giải pháp về thị trường, Nhà nước cần lựa chọn các
mặt hàng xuất khẩu để sản xuất và xuất khẩu sản phẩm có
tỷ lệ chế biến cao, chuyển đổi cơ cấu chủng loại sản phẩm
chè để đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và thế giới.
Đầu tư và phát triển các vùng nông sản xuất khẩu theo
hướng thành lập các khu chế biến xuất khẩu, xây dựng và
hoàn thiện hệ thống phân phối sản phẩm trên thị trường.
Bên cạnh đó, hỗ trợ nâng cao năng lực thị trường cho
người sản xuất thông qua công tác khuyến nông, khuyến
công, đặc biệt quan tâm đến việc cung cấp những thông
tin, kiến thức cơ bản về thị trường và nâng cao năng lực thị
trường cho nông dân.
Cuối cùng là nâng cao tính minh bạch, hiệu quả trong hoạt
động của các cơ quan quản lý nhà nước về thương mại
hàng nông sản; điều hành quản lý xuất, nhập khẩu linh
hoạt để vừa thực hiện đúng các cam kết với các tổ chức
quốc tế và các quốc gia mà Việt Nam đã ký, vừa bảo vệ được
sản xuất trong nước, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
95NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU
Kiến nghị dành cho Doanh nghiệp
- Tổ chức lại mạng lưới khuyến nông cho sản xuất chè của
từng tỉnh và liên kết, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm trên
diện rộng (mạng lưới cấp liên tỉnh và cấp toàn quốc)
- Đào tạo nhân lực sản xuất chè sạch theo đúng tiêu
chuẩn chất lượng (VietGap) của Việt Nam tiến tới hợp
chuẩn chất lượng (GolbalGap) quốc tế. Bao gồm đào
tạo mới, đào tạo chuyển giao công nghệ...
- Tăng cường nguồn nhân lực chất lượng cao trong các
doanh nghiệp sản xuất chè nguyên liệu, cũng như
doanh nghiệp chế biến chè.
- Hỗ trợ cho các doanh nghiệp chế biến chè, doanh
nghiệp kinh doanh sản phẩm chè xây dựng thương
hiệu, phát triển thương hiệu.
- Gắn kết các doanh nghiệp chế biến với vùng nguyên
liệu, thực hiện đồng bộ các giải pháp (giống, canh
tác, kiểm soát phân bón và dư lượng thuốc bảo vệ
thực vật, sản xuất có chứng nhận,...) để nâng cao chất
lượng sản phẩm cuối cùng.
- Nâng cao chất lượng trong thu hái và bảo quản
nguyên liệu chè búp tươi thông qua cải tiến đầu tư
công nghệ, tập huấn kỹ thuật.
- Thay đổi cơ cấu sản phẩm, nâng cao chất lượng chè
xanh truyền thống, đầu tư công nghệ chế biến chè
đen, các sản phẩm chè hương liệu có tỷ trọng tiêu thụ
cao trên thế giới.
- Đầu tư cải tiến công nghệ, thiết bị hiện đại để nâng
cao chất lượng chè. Tăng tỷ lệ chế biến quy mô công
nghiệp, giảm chế biến quy mô hộ để kiểm soát chất
lượng, an toàn thực phẩm.
- Nhập khẩu chè nguyên liệu bán thành phẩm chất
lượng cao để đấu trộn với chè sản xuất tạo sản phẩm
96 NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU
chế biến sâu phù hợp với thị hiếu của thị trường tiêu
thụ có tiềm năng nâng cao giá trị gia tăng.
- Ứng dụng khoa học công nghệ, tiến bộ kỹ thuật trong
các lĩnh vực sản xuất nguyên liệu như về giống, canh
tác, bảo vệ thực vật. Xây dựng các mô hình sản xuất với
quy mô từ 30- 50 ha, trong đó áp dụng đồng bộ các
giải pháp kỹ thuật, sử dụng công nghệ cao trong các
khâu tưới nước, bón phân và thu hái nhằm tạo ra sản
phẩm chè an toàn, chất lượng cao với số lượng đủ lớn.
- Áp dụng quy trình thực hành nông nghiệp tốt
(VietGAP) trong sản xuất chè. Đánh giá, lựa chọn vùng
sản xuất an toàn, xác định các mối nguy, đưa ra các
giải pháp loại trừ hoặc giảm thiểu các mối nguy trong
từng vùng sản xuất.
- Đổi mới thiết bị và công nghệ chế biến chè theo hướng
sử dụng công nghệ cao như các dây chuyền chế biến
chè xanh cao cấp, chè ô long, chè đen CTC, đa dạng
hoá các sản phẩm chè với mẫu mã, bao bì hiện đại, an
toàn, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
- Mở rộng diện tích chè được thu hái bằng máy, sử dụng
máy, công cụ cải tiến trong khâu làm cỏ, bón phân và
đốn chè nhằm giảm công lao động, nâng cao hiệu
quả sản xuất. Sử dụng công nghệ cao trong bảo quản,
đóng gói sản phẩm như máy hút chân không, máy ủ
hương, máy đóng gói nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các vùng sản xuất
chè tập trung như hệ thống giao thông, hệ thống tưới
nước, nhà sơ chế sản phẩm, từng bước đáp ứng yêu
cầu của sản xuất an toàn, hiệu quả.
- Tăng cường công tác đào tạo, nâng cao trình độ nhân
lực ngành sản xuất chè, bao gồm cán bộ quản lý, cán
bộ làm công tác khuyến nông, chuyển giao tiến bộ kỹ
thuật trong sản xuất, chế biến chè.
97NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU
4. CÁC HÀM Ý CHUNG
Nhằm hỗ trợ tiếp cận vốn cho doanh nghiệp, hộ gia
đình, trong chiến lược phát triển bền vững các ngành
sản xuất chè, cà phê, cao su nói riêng hay hoạt động sản
xuất nông nghiệp nói chung cần:
- Tạo sự bình đẳng trong tiếp cận vốn giữa doanh
nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước.
- Giải quyết vấn đề định giá tài sản thế chấp để tạo điều
kiện cho các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô có đủ
khả năng tiếp cận tới các chương trình tín dụng nhằm
hỗ trợ đẩy mạnh sản xuất.
- Cần có sự hỗ trợ nhiều hơn từ phía Nhà nước: thông
qua hệ thống chính sách, pháp luật, quy định tinh giản
và hiệu quả; các hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp.
Thúc đẩy Đổi mới công nghệ
- Nâng cao hiệu quả Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia.
- Hỗ trợ tư vấn công nghệ thong qua các dự án hoặc
các tổ chức hiệp hội.
- Lựa chọn tham gia các thị trường khó tính nhằm trực
tiếp tạo ra sức ép tích cực đối với việc thực hiện đổi
mới công nghệ.
Tăng cường hỗ trợ từ phía Nhà nước, Hiệp hội doanh
nghiệp: về giống cây trồng, thông tin thị trường (đầu
vào, đầu ra), hỗ trợ kỹ thuật.
Chính phủ cần có sự chỉ đạo quyết liệt nhằm thực thi Quyết
định 62 (2013) của Chính phủ về khuyến khích phát triển
hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ.
98 NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA BA NGÀNH: CHÈ, CÀ PHÊ VÀ CAO SU
1. Báo cáo số 784/CB-NS ngày 28/5/2014 của Cục Chế biến nông lâm thủy
sảnvà nghề muối
2. Dự thảo Đề án Nâng cao giá trị gia tăng hàng nông, lâm, thuỷ sản của Cục
Chế biến thương mại nông, lâm, thuỷ sản và nghề muối (Tháng2/2014).
3. Quyết định số 824/QĐ-BNN-TT ngày 16/4/2012 của Bộ Nông nghiệp và
phát triển nông thôn về việc phê duyệt đề án phát triển ngành trồng
trọt đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
4. Thu Hường (2014), Nghịch lý ngành chè: Lời kêu cứu từ Top 5, Thời báo
kinh doanh, truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2014,
<
top-5-2014082816451048314ca52.chn>
5. Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp (2011), Hồ sơ ngành hàng
chè, Viện Chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp Nông thôn.
6. VITAS (2012), Tài liệu đào tạo “Nâng cao năng lực cạnh tranh cho các
doanh nghiệp chè trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”, Chương trình
hỗ trợ kỹ thuật hậu gia nhập WTO.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Hội đồng Doanh nghiệp vì sự
Phát triển Bền vững Việt Nam
Website: www.vbcsd.vn
Địa chỉ: Tầng 4, Tòa nhà VCCI, số 9 Đào Duy Anh,
Hà Nội, Việt Nam
Điện thoại: +84 4 3577 2700
Fax: +84 4 3577 2699
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- y_nang_luc_canh_tranh_cua_ba_nganh_che_ca_phe_cao_su_35_2001330.pdf