Nhìn chung sinh viên ĐH Kinh tế và Quản trị
Kinh doanh đã biết vận dụng một số kỹ năng
mềm của mình trong quá trình học tập, tham
gia hoạt động tập thể, hoạt động Đoàn, Hội do
nhà trường và các tổ chức xã hội phát động.
Trong bối cảnh hiện nay khi nhà trường đang
áp dụng hình thức học tập, đào tạo theo tín
chỉ đã tạo cho các e tính tự giác, chủ động
trong quá trình học. Tuy sinh viên ĐH Kinh tế
và Quản trị Kinh doanh đã có ý thức trong
việc rèn luyện kỹ năng mềm, xong số lượng
sinh viên có kỹ năng tốt vẫn còn ít, chủ yếu
chỉ tập trung vào một vài nhóm sinh viên
chăm chỉ, nhiệt tình và năng động trong lớp.
Chính vì vậy đề tài đề xuất giải pháp nâng cao
kỹ năng mềm cho sinh viên ĐH Kinh tế và
Quản trị kinh doanh như sau: nâng cao ý thức
rèn luyện kĩ năng mềm của sinh viên, tạo môi
trường cho sinh viên được rèn luyện kĩ năng
mềm, nâng cao sự liên kết giữa doanh nghiệp và
cơ sở đào tạo thích ứng với sự phát triển của
nền kinh tế và giải pháp về chính sách đào tạo
kỹ năng mềm cho sinh viên của nhà trường
7 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 22/03/2022 | Lượt xem: 425 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phạm Thị Hồng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 157 - 163
157
NÂNG CAO KỸ NĂNG MỀM CHO SINH VIÊN
ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Phạm Thị Hồng*, Nguyễn Bích Ngọc,Phạm Quang Tùng
Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh - ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Có thể nói rằng kỹ năng mềm ngày càng trở nên quan trọng trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Đối
với sinh viên, trình độ kiến thức là điều kiện cần nhưng chưa đủ. Ngoài kiến thức chuyên môn,
sinh viên cần phải nâng cao kỹ năng mềm cho bản thân mình. Tuy nhiên không phải tất cả các em
đều ý thức được tầm quan trọng của vấn đề này và chủ động rèn luyện để nâng cao kỹ năng mềm
cho mình. Để đánh giá được thực trạng kỹ năng mềm của sinh viên ĐH Kinh tế và Quản trị kinh
doanh, nhóm nghiên cứu đã tiến hành phỏng vấn, điều tra 260 sinh viên các khóa gồm k7, k8, k9,
k10 của trường trong năm 2013, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao kỹ năng mềm cho
sinh viên, giúp các em có thể sớm tiếp cận với môi trường làm việc mới một cách hiệu quả nhất.
Từ khóa: sinh viên, kỹ năng mềm, thực trạng, nguyên nhân tác động, giải pháp, ĐH Kinh tế và
Quản trị Kinh doanh
MỞ ĐẦU*
Theo V.A Kruchetxki thì “kỹ năng là thực
hiện một hành động hay một hoạt động nào
đó nhờ sử dụng những thủ thuật, những
phương thức đúng đắn” [1;88]. Ông cho
rằng: chỉ cần nắm vững phương thức hành
động là con người đã có kỹ năng, không cần
xem xét đến kết quả của hành động. Còn
trong Trong Từ điển Tâm lý học do Vũ Dũng
chủ biên định nghĩa: “Kỹ năng là năng lực
vận dụng có kết quả tri thức về phương thức
hành động đã được chủ thể lĩnh hội để thực
hiện những nhiệm vụ tương ứng” [2; 132]. Kỹ
năng được chia thành hai nhóm: kỹ năng cứng
và kỹ năng mềm.
Kỹ năng mềm là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ
năng quan trọng trong cuộc sống con người
như: kỹ năng sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm
việc theo nhóm, kỹ năng quản lý thời gian,
thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và
đổi mới là những vấn đề thường không
được học trong nhà trường, không liên quan
đến kiến thức chuyên môn, không thể sờ nắm,
không phải là kỹ năng cá tính đặc biệt mà phụ
thuộc chủ yếu vào cá tính của từng người [8].
Cuộc sống hiện đại với môi trường làm việc
* Tel: 0948 104288, Email: Phamhongtn@gmail.com
ngày càng năng động, nhiều sức ép và tính
cạnh tranh thì kỹ năng mềm là một yếu tố
không thể thiếu đặc biệt với các bạn trẻ.
Tuy nhiên nhiều sinh viên mới tốt nghiệp ra
trường còn thiếu kinh nghiệm thực tế, yếu về
các kỹ năng nghề nghiệp và các kỹ năng mềm
để thích nghi với môi trường làm việc mới.
Trong hội nghị "Lấy ý kiến doanh nghiệp về
dự thảo chiến lược phát triển dạy nghề giai
đoạn 2011-2020”- do tổng cục dạy nghề (Bộ
LĐ- TB& XH) tổ chức, phần lớn doanh
nghiệp cho rằng nhân lực trình độ cao ở nước
ta còn thiếu, trong đó kỹ năng mềm và ngoại
ngữ vẫn còn rất yếu. Do đó nhiều sinh viên ra
trường mất đi cơ hội việc làm tốt và doanh
nghiệp tuy tuyển được người, nhưng lại mất
khá nhiều thời gian để đào tạo lại.
Trong những năm gần đây, cụm từ "kỹ năng
mềm" đã được nhắc đến nhiều hơn trong môi
trường đại học, nhưng không phải trường đại
học nào cũng có những chính sách đào tạo
đặc biệt về kỹ năng mềm cho sinh viên.
Trường ĐH Kinh tế và Quản trị kinh doanh-
ĐH Thái Nguyên cũng là một trong những
trường giành sự quan tâm tới sự phát triển các
kỹ năng cho sinh viên thông qua việc chuyển
đổi hình thức học tập theo cơ chế tập trung
sang hình thức đào tạo theo tín chỉ. Tuy nhiên
Phạm Thị Hồng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 157 - 163
158
nhà trường chưa có một môn học chính thức
nào về kỹ năng mềm cho sinh viên. Chỉ có
một số em chủ động tìm hiểu thông qua các
phương tiện thông tin đại chúng, hoặc tự đăng
ký học các khóa học về kỹ năng mềm của một
số công ty đào tạo. Nhưng việc học này cũng
không có hệ thống và không có cơ hội được
ứng dụng nhiều.
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu
Kỹ năng mềm của sinh viên đại học Kinh tế
và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên
Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Trường ĐH Kinh tế và Quản
trị Kinh doanh Thái Nguyên
- Về thời gian: Năm 2013.
- Về nội dung: Kỹ năng mềm của sinh viên ĐH
Kinh tế và Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tiếp cận: Tiếp cận định tính và
định lượng ; tiếp cận cá biệt và so sánh; tiếp
cận nhóm
- Phương pháp nghiên cứu:
+Phương pháp thu thập thông tin: Thu thập
thông tin thứ cấp từ các xuất bản phẩm, báo
cáo tổng hợp của Phòng CTCT- HSSV,
nguồn số liệu thống kê về vấn đề dạy và học
kỹ năng mềm. Thu thập số liệu sơ cấp bằng
bảng hỏi bán cấu trúc, phỏng vấn sâu và quan
sát. Đề tài đã tiến hành phát phiếu điều tra
cho 260 sinh viên thuộc các khóa k7, k8, k9,
k10 trong năm 2013 và phỏng vấn cán bộ
quản lý, giảng viên trong trường. Cỡ mẫu
được lựa chọn theo công thức Slovin:
n = N/(1+N.e2)
Trong đó: n là cỡ mẫu, N là tổng số sinh viên
các khóa gồm 5783 em gồm (k7: 1333 em,
k8: 1748 em; k9: 1271 em; k10: 1431 em). e
là khả năng sai số. Mức sai số được chọn
trong khảo sát này là 6% .
+ Phương pháp xử lý số liệu: Tổng hợp và xử
lý số liệu: sử dụng máy tính và phần mềm
Excel. Phương pháp phân tích số liệu: phương
pháp thống kê mô tả, phương pháp so sánh,
tổng hợp.
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý,
giảng viên và sinh viên trường ĐH Kinh tế
và Quản trị kinh doanh về kỹ năng mềm
Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý,
giảng viên, sinh viên về tầm quan trọng của
kỹ năng mềm với sinh viên
Để đánh giá về nhận thức của cán bộ quản lý,
giảng viên và sinh viên về kỹ năng mềm,
nhóm nghiên cứu đã tiến hành phát phiếu điều
tra lấy ý kiến của cán bộ quản lý, giảng viên và
sinh viên trong trường về vấn đề này. Kết quả
điều tra được trích dẫn trong bảng 1.
Qua kết quả thống kê ở bảng 1 cho thấy, hầu
hết các đối tượng được điều tra đều thấy vai
trò quan trọng của việc giáo dục kỹ năng
mềm cho sinh viên hiện nay, thể hiện qua
việc: 60 % tất cả đối tượng được điều tra lựa
chọn mức rất quan trọng, 40% cán bộ quản lý
và giảng viên lựa chọn mức quan trọng.
Không có đối tượng được điều tra nào cho
rằng kỹ năng mềm đối với sinh viên là không
quan trọng. Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận
sinh viên cho rằng kỹ năng mềm "ít quan
trọng" đối với họ (chiếm khoảng 3%) và
6.92% sinh viên được khảo sát cho rằng, vai
trò của kỹ năng mềm là "bình thường" với họ.
Kết quả này cho thấy vẫn còn có sinh viên
chưa thực sự quan tâm đến việc trang bị kỹ
năng mềm.
Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý,
giảng viên, sinh viên về vai trò của kỹ năng
mềm với sinh viên
Qua việc phát phiếu điều tra cho 260 sinh
viên và 30 cán bộ quản lý, giảng viên, dựa
trên phiếu điều tra thông tin, chúng tôi tổng
hợp lại kết quả như sau:
Phạm Thị Hồng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 157 - 163
159
Bảng 1: Nhận thức về tầm quan trọng của kỹ năng mềm đối với sinh viên
STT Các mức độ
CBQL, giảng viên Sinh viên
Số lượng
(người)
Cơ cấu
(%)
Số lượng
(người)
Cơ cấu
(%)
1 Không quan trọng 0 0 0 0
2 Ít quan trọng 0 0 8 3.08
3 Bình thường 0 0 18 6.92
4 Quan trọng 12 40 78 30
5 Rất quan trọng 18 60 156 60
Tổng số 30 100 260 100
(Nguồn: tổng hợp từ phiếu điều tra )
0
10
20
30
40
50
60
70
Không quan
trọng
Ít quan trọngBình thường Quan trọng Rất quan
trọng
Series1
Series2
Series1: cán bộ quản lý, giảng viên
Series2: sinh viên
Biểu đồ 1: Nhận thức về tầm quan trọng của kỹ năng mềm đối với sinh viên
Bảng 2: Vai trò của kỹ năng mềm đối với sinh viên
Stt
Vai trò của kĩ năng mềm
đối với sinh viên
Cán bộ quản lý,
giảng viên
Sinh viên
SL
(người)
Cơ cấu
(%)
SL
(người)
Cơ cấu
(%)
1
Nâng cao hiệu quả trong học tập của
sinh viên
27 89 220 84.6
2
Giúp sinh viên tự tin, năng động hơn
trong mọi hoàn cảnh (thuyết trình, giao
tiếp, xin việc...)
24 80 189 72.7
3
Giúp sinh viên đáp ứng yêu cầu của các
nhà tuyển dụng khi đi xin việc
18 62 179 68.8
4 Giúp dễ thăng tiến trong công việc sau này 12 42 155 59.6
5 Giúp tiết kiệm thời gian và sức lực 15 50 146 55.4
(Nguồn: tổng hợp từ phiếu điều tra )
Bảng 3: Mức độ nhu cầu được đào tạo, rèn luyện kỹ năng mềm của sinh viên
STT Các mức độ Số lượng
(người)
Cơ cấu
(%)
1 Không mong muốn 6 2.3
2 Ít mong muốn 10 3.8
3 Bình thường 15 5.7
4 Mong muốn 80 30.8
5 Rất mong muốn 149 57.4
Tổng số 260 100
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra )
Phạm Thị Hồng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 157 - 163
160
Biểu đồ 2: Nhu cầu được đào tạo, rèn luyện kỹ năng mềm của sinh viên
Kết quả ở bảng 2 cho thấy không có đối
tượng được điều tra nào không nhận ra được
vai trò của kỹ năng mềm đối với sinh viên.
Những ý nghĩa được sinh viên đánh giá với tỷ
lệ tương đối cao là: "Nâng cao hiệu quả trong
học tập" (84.6%), "giúp bản thân tự tin, năng
động hơn trong mọi hoàn cảnh" (72.7%), "đáp
ứng yêu cầu của nhà tuyển dụng" (68.8%).
Những vai trò còn lại của kỹ năng mềm đối
với sinh viên tuy không được đánh giá cao
bằng những ý kiến trên, nhưng kết quả sự lựa
chọn cũng không phải là thấp. Điều đó cho
thấy sinh viên ĐH Kinh tế và Quản trị kinh
doanh đang rất cần có kỹ năng mềm làm hành
trang cho cuộc sống của mình.
Nhu cầu được đào tạo, rèn luyện kỹ năng
mềm của sinh viên ĐH Kinh tế và QTKD
Qua việc phát phiếu điều tra cho 260 sinh
viên, dựa trên phiếu điều tra thông tin, chúng
tôi tổng hợp lại kết quả ở bảng 3.
Bảng số liệu 3 cho thấy sinh viên ĐH Kinh tế
và Quản trị kinh doanh có nhu cầu được học
tập, rèn luyện kỹ năng mềm rất cao (trên
30.8% sinh viên chọn phương án "mong
muốn" và 57.4 % chọn phương án "rất mong
muốn"). Kết quả này cho thấy, sinh viên rất
cần có kỹ năng mềm bởi họ đã nhận thức
được tầm quan trọng và sự cần thiết của nó.
Số sinh viên không có nhu cầu được đào tạo
kỹ năng mềm chiếm một tỉ lệ rất nhỏ. Đây là
một vấn đề mà Nhà trường, Đoàn thanh niên,
Hội sinh viên, các thầy cô giáo cần lưu tâm để
có chính sách khuyến khích sinh viên tìm hiểu
và tạo môi trường thuận lợi để sinh viên có
thể rèn luyện, ứng dụng kỹ năng mềm trong
học tập, cuộc sống.
Một số nhận xét về kỹ năng mềm của sinh
viên trường ĐH Kinh tế và QTKD
Có nhiều cách phân loại kỹ năng mềm, nhưng
trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này
chúng tôi đề cập tới 5 kỹ năng mềm cơ bản
đối với sinh viên là: kỹ năng học và tự học,
kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng thuyết
trình, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết
vấn đề. Qua tổng hợp phiếu điều tra về thực
trạng 5 kỹ năng trên của sinh viên, chúng tôi
rút ra nhận xét như sau:
Ưu điểm
Nhìn chung sinh viên ĐH Kinh tế và Quản trị
Kinh doanh đã biết vận dụng một số kỹ năng
mềm của mình trong quá trình học tập, tham
gia hoạt động tập thể. Việc áp dụng hình thức
học tập, đào tạo theo tín chỉ đã tạo cho các em
tính tự giác, chủ động trong quá trình học.
Các em sinh viên từ năm thứ 2 do đã quen với
môi trường học tập tại bậc đại học nên biết áp
dụng phương pháp học và tự học tốt hơn so
với các sinh viên mới bước vào trường. Trong
các buổi thảo luận, làm việc theo nhóm, sinh
viên biết cách tổ chức, lãnh đạo nhóm để
hoàn thành nhiệm vụ mà các thầy cô giao
phó. Kỹ năng thuyết trình của sinh viên năm
thứ ba và năm thứ tư có sự tiến bộ hơn so với
sinh viên năm thứ nhất.
Các em sinh viên là thành viên của các đơn
vị, tổ đội, câu lạc bộ tình nguyện đều thể hiện
sự năng động, sáng tạo và nhiệt huyết của
2% 4%
6%
31%
57%
Không mong muốn
Ít mong muốn
Bình thường
Mong muốn
Rất mong muốn
Phạm Thị Hồng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 157 - 163
161
mình thông qua việc tự đứng ra tổ chức, xin
tài trợ cho các chương trình rất ý nghĩa như :
đêm hội của những chiến sĩ Tueba, áo ấm
mùa đông, hiến máu nhân đạo... Bên cạnh đó
đánh giá của một số doanh nghiệp đã tuyển
dụng sinh viên của trường ĐH Kinh tế và
Quản trị Kinh doanh cho biết: đa số sinh viên
tốt nghiệp đều có sự tự tin, bộc lộ được bản
lĩnh nghề nghiệp, một số sinh viên khá nhanh
nhẹn, năng động và có tinh thần cầu tiến.
Tồn tại, hạn chế
Tuy sinh viên ĐH Kinh tế và QTKD đã có ý
thức trong việc rèn luyện kỹ năng mềm, xong
số lượng sinh viên có kỹ năng tốt vẫn còn ít,
chủ yếu chỉ tập trung vào một vài nhóm sinh
viên chăm chỉ, nhiệt tình và năng động trong
lớp. Đa số sinh viên có kỹ năng học và tự học
chưa tốt, chưa chủ động tìm kiếm sách tham
khảo và tập trung đào sâu suy nghĩ về các vấn
đề mà thầy cô đưa ra thảo luận trên lớp.
Chính vì vậy, kết quả học tập của nhiều em
không cao. Và chính các em cũng thừa nhận
về vấn đề này khi kết quả điều tra cho thấy
trên 50% sinh viên được khảo sát có lập kế
hoạch cho công việc của mình nhưng lại trên
60% số sinh viên cho biết họ có rơi vào tình
trạng nhàn rỗi đến nhàm chán rồi lại bù đầu vì
công việc dồn dập, đặc biệt là trong vấn đề
học tập. Trong khi đó, kỹ năng thuyết trình của
sinh viên nhìn chung là yếu, chưa thể hiện sự
giao tiếp với người nghe, nếu có thì cũng chỉ tập
trung ở một số sinh viên nổi trội trong lớp.
Sinh viên ĐH Kinh tế và QTKD còn kém
năng động hơn rất nhiều so với sinh viên của
một số trường đại học lớn trong cả nước như
ít đặt câu hỏi lại cho giảng viên, ít chịu tư duy
về vấn đề đặt ra, hạn chế tra cứu tài liệu trên
thư viện để nâng cao kiến thức chuyên môn
cho mình.
Hoạt động phong trào của sinh viên trong các
tổ đội, câu lạc bộ chưa phong phú, sự sáng
tạo, táo bạo trong đột phá về ý tưởng còn hạn
chế do kỹ năng tư duy sáng tạo còn yếu.
Đối với sinh viên năm thứ ba và năm cuối, đa
số sinh viên chưa chủ động xác định định
hướng nghề nghiệp cho mình, cũng như chưa
chủ động tìm hiểu, luyện tập về những kỹ
năng phục vụ cho việc phỏng vấn nghề
nghiệp sau khi ra trường. Chính vì vậy tỷ lệ
sinh viên đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng
chưa cao, đa số các nhà tuyển dụng cho rằng
sinh viên còn thiếu kiến thức thực tế và yếu
về các kỹ năng mềm.
Nguyên nhân ảnh hưởng tới việc rèn luyện
kỹ năng mềm của sinh viên ĐH Kinh tế và
QTKD
- Nguyên nhân chủ quan
+ Còn một bộ phận sinh viên chưa nhận
thức được hết được tầm quan trọng của kỹ
năng mềm.
+ Ý thức rèn luyện kỹ năng mềm của đa số
sinh viên còn kém, không chủ động nắm bắt
cơ hội trong quá trình học tập và hoạt động
đoàn thể để nâng cao kỹ năng mềm cho bản
thân mình.
- Nguyên nhân khách quan
+ Môi trường rèn luyện kỹ năng mềm cho
sinh viên vẫn còn thiếu
+ Hoạt động đào tạo kỹ năng mềm của nhà
trường: Tuy trường ĐH Kinh tế và QTKD đã
chuyển hình thức đào tạo theo niên chế sang
đào tạo theo tín chỉ, nhưng nhà trường vẫn
chưa có một bộ phận chuyên trách nào phát
triển kỹ năng mềm cho sinh viên. Nhà trường
cũng không có một môn học riêng về kỹ năng
mềm trong chương trình đào tạo chính khóa.
+ Sự liên kết giữa nhà trường và doanh
nghiệp: So với một số trường đại học, cao
đẳng trong cả nước thì trường ĐH Kinh tế và
Quản trị kinh doanh vẫn chưa có sự liên kết
thật chặt chẽ với nhiều doanh nghiệp, đặc biệt
là các doanh nghiệp lớn ngoài tỉnh.
Một số giải pháp nâng cao kỹ năng mềm
cho sinh viên trường ĐH Kinh tế và QTKD
Giải pháp nhằm nâng cao ý thức rèn luyện
kĩ năng mềm của sinh viên
Giáo viên trực tiếp giảng dạy cần nhấn mạnh
về tầm quan trọng của kỹ năng mềm và việc
Phạm Thị Hồng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 157 - 163
162
rèn luyện kỹ năng mềm cho sinh viên thông
qua phương pháp học tập, đồng thời hướng
dẫn sinh viên kỹ lưỡng về cách thức làm việc
nhóm, phương pháp thuyết trình, phương
pháp thảo luận trên lớp và phương pháp tự
học, tự nghiên cứu cho sinh viên.
Đoàn Thanh niên, Hội sinh viên, Trung tâm
tư vấn và hỗ trợ sinh viên cần tăng cường tổ
chức những buổi hội thảo về kỹ năng mềm do
chính sinh viên trong trường tự tổ chức.
Tổ chức các buổi hội thảo, giao lưu với đại
diện các doanh nghiệp để sinh viên thấy rõ
được tầm quan trọng của kỹ năng mềm trong
môi trường làm việc sau này. Tổ chức các
buổi giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm giữa sinh
viên trong trường với sinh viên các trường khác
ở trong và ngoài tỉnh về cách thức và phương
pháp học tập, rèn luyện kỹ năng mềm.
Giải pháp nhằm tạo môi trường cho sinh
viên được rèn luyện kĩ năng mềm
Đoàn thanh niên và Hội sinh viên của trường
có thể định hướng cho sinh viên thành lập
thêm một số mô hình câu lạc bộ tình nguyện
của sinh viên: như CLB tình nguyện về bảo
vệ môi trường, CLB tình nguyện phòng
chống tệ nạn xã hội, CLB Kỹ năng mềm,
CLB tổ chức sự kiện...với những hoạt động
phong phú và sôi nổi hơn. Tổ chức chương
trình tập huấn kỹ năng giành cho các bạn sinh
viên, giúp các em áp dụng lý thuyết vào thực
hành. Bên cạnh đó nhà trường tạo điều kiện,
khuyến khích các tổ đội, câu lạc bộ tình
nguyện trong trường tự đứng ra tổ chức các
chương trình của sinh viên. Đoàn Thanh niên
và Hội sinh viên cần tăng cường trao quyền tự
chủ, tự chịu trách nhiệm cho sinh viên về các
chương trình của mình.
Giải pháp nhằm nâng cao sự liên kết giữa
doanh nghiệp và cơ sở đào tạo thích ứng với
sự phát triển của nền kinh tế
Trường ĐH Kinh tế và Quản trị Kinh doanh
cần chủ động tăng cường sự liên kết với các
doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh đồng thời
phối hợp với các doanh nghiệp trong việc tư
vấn kỹ năng mềm cho sinh viên. Tổ chức các
chương trình "Ngày hội việc làm", "Tư vấn
kỹ năng phỏng vấn", kỹ năng nghề nghiệp
cho sinh viên đặc biệt là sinh viên năm cuối
trong đó có sự tham gia của các chuyên gia về
nhân sự, các công ty cung cấp nhân sự chất
lượng cao, đại diện doanh nghiệp trong và
ngoài tỉnh. Bên cạnh đó vấn đề đào tạo theo
yêu cầu của doanh nghiệp cũng đang là vấn
đề được nhiều trường đại học quan tâm, nhằm
đáp ứng nhu cầu tuyển dụng và thực tế làm
việc hiện nay.
Giải pháp về hoạt động đào tạo kỹ năng
mềm cho sinh viên của nhà trường
Trong thời gian tới việc nhà trường ngày càng
hoàn thiện và nâng cao hình thức đào tạo theo
tín chỉ, hình thức đào tạo này sẽ góp phần cải
thiện kỹ năng mềm cho sinh viên. Với những
bài học kinh nghiệm của một số trường đại
học trong và ngoài nước, trường ĐH Kinh tế
và Quản trị kinh doanh có thể xem xét để xây
dựng một đề án giảng dạy kỹ năng mềm cho
sinh viên hoặc nghiên cứu để xây dựng một
chương trình mới, đưa kỹ năng mềm vào
nhóm các môn học tự chọn. Để nâng cao chất
lượng nguồn nhân lực mà trường ĐH Kinh tế
và Quản trị kinh doanh cung cấp, nhà trường
có thể đưa ra tiêu chí chuẩn đầu ra mới trong
đó có yêu cầu sinh viên cần đạt được những
kỹ năng mềm cơ bản cần thiết nhất.
Trung tâm tư vấn, hỗ trợ sinh viên cần liên
kết chặt chẽ hơn nữa với nhiều doanh nghiệp
để tạo môi trường cho sinh viên được ứng
dụng kỹ năng mềm vào công việc thực tế.
Đồng thời thành lập một bộ phận chuyên
trách về đào tạo kỹ năng mềm thuộc trung
tâm để hỗ trợ các chương trình đào tạo kỹ
năng mềm cho sinh viên.
KẾT LUẬN
Nhìn chung sinh viên ĐH Kinh tế và Quản trị
Kinh doanh đã biết vận dụng một số kỹ năng
mềm của mình trong quá trình học tập, tham
gia hoạt động tập thể, hoạt động Đoàn, Hội do
nhà trường và các tổ chức xã hội phát động.
Trong bối cảnh hiện nay khi nhà trường đang
Phạm Thị Hồng và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 157 - 163
163
áp dụng hình thức học tập, đào tạo theo tín
chỉ đã tạo cho các e tính tự giác, chủ động
trong quá trình học. Tuy sinh viên ĐH Kinh tế
và Quản trị Kinh doanh đã có ý thức trong
việc rèn luyện kỹ năng mềm, xong số lượng
sinh viên có kỹ năng tốt vẫn còn ít, chủ yếu
chỉ tập trung vào một vài nhóm sinh viên
chăm chỉ, nhiệt tình và năng động trong lớp.
Chính vì vậy đề tài đề xuất giải pháp nâng cao
kỹ năng mềm cho sinh viên ĐH Kinh tế và
Quản trị kinh doanh như sau: nâng cao ý thức
rèn luyện kĩ năng mềm của sinh viên, tạo môi
trường cho sinh viên được rèn luyện kĩ năng
mềm, nâng cao sự liên kết giữa doanh nghiệp và
cơ sở đào tạo thích ứng với sự phát triển của
nền kinh tế và giải pháp về chính sách đào tạo
kỹ năng mềm cho sinh viên của nhà trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Kruchexki.V.A , 1982, Những cơ sở tâm lý học
sư phạm, Nxb Giáo dục.
2. Vũ Dũng (chủ biên) (2000), Từ điển Tâm lý
học, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
3. Nguyễn Thanh Bình, 2008, Giáo dục Việt Nam
trong thời kỳ đổi mới, Nxb ĐH Sư Phạm
4. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh
doanh 25 (2009), Mô hình đào tạo gắn với nhu
cầu của doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay, Phùng
Xuân Nhạ, Trường ĐH Kinh tế, ĐH Quốc gia Hà
Nội.
5. Adam Khoo, 2007, Tôi tài giỏi, bạn cũng thế,
Nxb Phụ nữ
6.
7.
8.
9.
10. www.saga.vn
SUMMARY
IMPROVING SOFT SKILLS FOR THAI NGUYEN UNIVERSITY
OF ECONOMICS AND BUSINESS ADMINISTRATION' STUDENTS
Pham Thi Hong*, Nguyen Bich Ngoc, Pham Quang Tung
College of Economics and Business Administration - TNU
It can be say that soft skill becomes more and more important in our life. Knowledge is necessary
condition but it is not sufficient condition for student. In addition, students need to enhance the
soft skills for their self. However, not all of students have awareness of the importance of this
issue, and practice to develop their skills. To evaluate the circumstances of student's soft skills
at Thainguyen university of Economics and Business Administration, a survey that was conducted
by my research group included participation from 260 students of Thainguyen university
(including courses K7, K8, 98, K10, from the freshmen to the final students). During the time of
doing this survey, observation and summarization, my group hopes that the solutions are proposed
hereinafter will help student gain and improve their soft skills and take better approach of
workplace success.
Key words: student, soft skill, the fact, cause and effect, solution, Thainguyen university of
Economics and Business Administration
Ngày nhận bài:03/3/2014; Ngày phản biện:14/3/2014; Ngày duyệt đăng: 25/6/2014
Phản biện khoa học: TS. Nguyễn Thị Yến – Trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh - ĐHTN
* Tel: 0948 104288, Email: Phamhongtn@gmail.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nang_cao_ky_nang_mem_cho_sinh_vien_dai_hoc_kinh_te_va_quan_t.pdf