SUMMARY
Biological production of sulfide using sulfate-reducing bacteria (SRB) and high affinity of sulfide to react
with divalent metallic cations have important potential in treatment of heavy metal contaminated wastewater.
The feed COD/SO42- ratio is an important parameter has been proposed to control the hydrogen sulfide
production by SRB. The effect of the feed COD/SO42- ratio on the sulfide production and removal of
dissolved lead of a consortium of sulfate-reducing bacteria (DM10) cultivated from Dong Mai, Hung Yen was
investigated in this study. The results showed that among 11 investigated consortiums, DM10 has highest
tolerant capacities for lead. A maximum sulfide concentration of 425-456 mg/l was observed at a feed
COD/SO42- ratio of 3, with sulfate conversions of 91-92% after 6 days. The DM10 was able to remove up to
98-100% of the initial dissolved lead (50 and 100 mg/l) with a feed COD/SO42- ratio of 2 and 3.
6 trang |
Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 494 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nâng cao hiệu quả loại bỏ chì trong nước thải ô nhiễm chì của hỗn hợp chủng vi khuẩn khử Sulfate nội tại thu được từ nước thải ô nhiễm - Kiều Thị Quỳnh Hoa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ SINH HỌC 2013, 35(3se): 73-78
73
NÂNG CAO HIỆU QUẢ LOẠI BỎ CHÌ TRONG NƯỚC THẢI Ô NHIỄM CHÌ
CỦA HỖN HỢP CHỦNG VI KHUẨN KHỬ SULFATE NỘI TẠI
THU ĐƯỢC TỪ NƯỚC THẢI Ô NHIỄM
Kiều Thị Quỳnh Hoa*, Nguyễn Thanh Bình, Đặng Thị Yến, Vương Thị Nga
Viện Công nghệ sinh học, Viện Hàn lâm KH & CN Việt Nam, *ktquynhhoa@ibt.ac.vn
TÓM TẮT: Xử lý nước thải nhiễm chì (Pb) thông qua phản ứng kết tủa giữa ion chì hòa tan độc hại và
ion sulfide tạo ra bởi vi khuẩn khử sulfate (KSF) đang thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học
trên thế giới bởi hiệu quả xử lý cao, kinh tế và an toàn với môi trường. Tuy nhiên, bên cạnh các yếu tố như
pH, nguồn carbon, tỷ lệ COD/SO42- là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới hiệu quả xử lý nước thải nhiễm
chì. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đánh giá ảnh hưởng của tỷ lệ COD/SO42- tới khả năng tạo sulfide và
loại chì của hỗn hợp chủng vi khuẩn KSF DM10 (consortium of SRB-DM10) thu được từ nước thải làng
nghề tái chế chì thôn Đông Mai, tỉnh Hưng Yên. Kết quả cho thấy, trong số các hỗn hợp chủng nghiên
cứu, hỗn hợp chủng DM10 có khả năng chống chịu chì cao (100 mg/l). Khả năng sinh trưởng của hỗn hợp
chủng DM10 tốt nhất khi tỷ lệ COD/SO42- là 3 với 92% lượng sulfate ban đầu được chuyển hóa tạo thành
456 mg sulfide/l sau 6 ngày thí nghiệm. Trong môi trường bổ sung 50-100 mg chì/l và tỷ lệ COD/SO42- là
2 và 3, hiệu quả loại bỏ chì của hỗn hợp chủng DM10 đạt tới 99-100%. Do đó, tỷ lệ COD/SO42- là 2 phù
hợp để nâng cao hiệu quả xử lý nước thải nhiễm chì.
Từ khóa: kết tủa chì, khử sulfate, nước thải ô nhiễm chì, tạo sulfide, vi khuẩn KSF.
MỞ ĐẦU
Ở Việt Nam hiện có hàng trăm làng nghề
sản xuất và tái chế kim loại như đúc đồng, tái
chế chì, mạ, gia công cán thép. Tuy nhiên, do
phần lớn các làng nghề đều sản xuất thủ công
chưa tập trung, chưa có hệ thống thoát nước và
xử lý nước thải nên đã dẫn đến tình trạng ô
nhiễm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức
khỏe của con người và môi trường. Làng nghề
tái chế chì thôn Đông Mai, huyện Văn Lâm,
tỉnh Hưng Yên là một trong những làng nghề ô
nhiễm kim loại nặng cần được đặc biệt quan
tâm. Nước thải ô nhiễm chì từ quá trình sản
xuất, tái chế pin, ắc quy xâm nhập vào cơ thể
người chủ yếu qua đường hô hấp, tiêu hóa, gây
ức chế một số enzyme quan trọng, làm rối loạn
quá trình tạo huyết ở tủy, phá vỡ quá trình tạo
hồng cầu, gây hại đến hệ thần kinh, nhất là hệ
thần kinh của trẻ sơ sinh [4].
Các phương pháp chủ yếu được ứng dụng
để xử lý nước thải nhiễm kim loại nặng nói
chung và chì nói riêng là phương pháp hóa-lý
(kết tủa hóa học, oxy hóa-khử, trao đổi ion, xử
lý điện hóa) và sinh học (hấp phụ và hấp thụ
bằng thực vật thủy sinh, vật liệu sinh học;
chuyển hóa sinh học bằng sản phẩm trao đổi
chất của vi sinh vật) [10, 12, 15]. Tuy nhiên,
trong những năm gần đây, phương pháp xử lý
nước thải nhiễm kim loại nặng (Cu, Ni, Fe, Zn,
Cd, Hg, Cr) bằng vi khuẩn KSF thu hút được sự
quan tâm của nhiều nhà khoa học trên thế giới
và đạt được những thành công nhất định [6, 9,
13, 16]. Phương pháp này dựa trên khả năng
khử ion sulfate (SO42-) đồng thời oxy hóa các
hợp chất hữu cơ (lactate, acetate, ethanol,
methanol) tạo ion sulfide (H2S, HS- và S2-) của
vi khuẩn KSF. Ion sulfide phản ứng với ion kim
loại hòa tan độc hại tạo kết tủa kim loại dưới
dạng sulfide bền vững [8, 11]. Phản ứng loại bỏ
chì của vi khuẩn KSF sử dụng lactate như sau:
2CH3CHOHCOOH + 3SO42- → 3H2S + 6HCO3-
Pb2+ + H2S → PbS↓ + 2H+
Ưu điểm của phương pháp này là giá thành
xử lý phù hợp, không tạo hóa chất tồn dư gây ô
nhiễm thứ cấp, lượng cặn tạo ra từ kết tủa
sulfide không đáng kể. Hơn nữa, kết tủa chì
dưới dạng sulfide bền vững không những an
toàn với môi trường mà còn có thể thu hồi và tái
chế [5]. Như trên đã đề cập, hàm lượng sulfide
có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả xử lý do
ion sulfide phản ứng với ion chì tạo kết tủa dưới
dạng sulfide bền vững. Vì vậy, để quá trình xử
lý nước thải nhiễm kim loại nặng nói chung và
chì nói riêng ổn định và đạt hiệu quả cao, việc
Kieu Thi Quynh Hoa, Nguyen Thanh Binh, Dang Thi Yen, Vuong Thi Nga
74
kiểm soát hàm lượng sulfide tạo ra thông qua
lựa chọn tỷ lệ COD/SO42- phù hợp là vô cùng
quan trọng, đặc biệt đối với những hệ thống xử
lý hoạt động trong thời gian dài. Nếu tỷ lệ
COD/SO42- quá thấp, dẫn đến hàm lượng sulfide
tạo ra không đủ để loại bỏ hết ion chì trong
nước thải, còn nếu hàm lượng sulfide dư thừa
(do tỷ lệ COD/SO42- cao) sẽ ức chế khả năng
sinh trưởng của vi khuẩn KSF làm giảm hiệu
quả xử lý. Trong nghiên cứu này, chúng tôi tiến
hành đánh giá ảnh hưởng của tỷ lệ COD/SO42-
lên khả năng tạo sulfide của hỗn hợp chủng vi
khuẩn KSF nghiên cứu để lựa chọn tỷ lệ
COD/SO42- phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả xử
lý nước thải nhiễm chì ở Đông Mai, Hưng Yên.
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Vật liệu
Hỗn hợp chủng vi khuẩn KSF từ các mẫu
bùn và nước nhiễm chì được làm giàu trên môi
trường Postgate B (PB) [14].
Môi trường Postgate C (PC) cải tiến [14]
được sử dụng để nghiên cứu ảnh hưởng của chì
và tỷ lệ COD/SO42- lên khả năng tạo sulfide và
loại bỏ chì của hỗn hợp chủng vi khuẩn KSF
nghiên cứu.
Phương pháp
Nghiên cứu khả năng chống chịu chì của
các hỗn hợp chủng vi khuẩn KSF trên môi
trường Pc cải tiến bổ sung hàm lượng chì khác
nhau (0, 25, 50, 100, 150, và 200 mg/l).
Nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ COD/SO42-
tới khả năng tạo sulfide của hỗn hợp chủng vi
khuẩn KSF lựa chọn trên môi trường Pc cải tiến
với hàm lượng lactate khác nhau và hàm lượng
sulfate không đổi (2000 mg/l) sao cho tỷ lệ
COD/SO42- lần lượt là 0,5; 1; 2; 3; 4; 5; và 6.
Nghiên cứu khả năng loại bỏ chì của hỗn
hợp chủng vi khuẩn KSF lựa chọn trên môi
trường Pc cải tiến bổ sung 50 và 100 mg/l chì
với tỷ lệ COD/SO42- là 0,5; 1; 2; và 3.
Phương pháp phân tích: mẫu được phân
tích dựa vào phương pháp tiêu chuẩn [1]. Hàm
lượng chì hòa tan được đo bằng máy quang phổ
hấp thụ nguyên tử (Perkin Elmer, Model 3300,
Mỹ). Hàm lượng sulfate được xác định bằng
phương pháp đo độ đục dựa vào kết tủa BaSO4
bằng máy quang phổ (SP-3000 Nano,
Nhật Bản). Hàm lượng sulfide được xác định
bằng phương pháp so màu dựa trên kết tủa
CuS bằng máy quang phổ (SP-3000 Nano,
Nhật Bản).
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Lựa chọn hỗn hợp chủng vi khuẩn KSF có
khả năng chống chịu chì cao
Đã nuôi cấy làm giàu được 11 hỗn hợp
chủng vi khuẩn KSF (ký hiệu từ DM1 đến
DM11) từ các mẫu nước và bùn nhiễm chì thu
được tại thôn Đông Mai, Hưng Yên.
Bảng 1. Khả năng chống chịu chì của 11 hỗn hợp chủng vi khuẩn KSF sau 7 ngày
Sự sinh trưởng của hỗn hợp chủng vi khuẩn KSF Pb
(mg/l) DM1 DM2 DM3 DM4 DM5 DM6 DM7 DM8 DM9 DM10 DM11
0 + + + + + + + + + + +
25 +/- + + + + + + -/+ + + +
50 - + +/- -/+ + + + - - + +
100 - - -/+ - + -/+ +/- - - + -/+
150 - - - - - - - - - - -
200 - - - - - - - - - - -
250 - - - - - - - - - - -
(+). sinh trưởng tốt; (-). không sinh trưởng; (+/-). sinh trưởng trung bình; (-/+). sinh trưởng kém.
Kết quả nghiên cứu khả năng chống chịu chì
của các hỗn hợp chủng (hình 2, 3 và bảng 1)
cho thấy, trong số 11 hỗn hợp chủng vi khuẩn
nghiên cứu, có 9 hỗn hợp chủng sinh trưởng tốt
trong môi trường bổ sung chì với hàm lượng 25
mg/l; 6 hỗn hợp chủng sinh trưởng tốt trong môi
trường bổ sung chì với hàm lượng là 50 mg/l.
Đặc biệt, khả năng chống chịu chì của hỗn hợp
TẠP CHÍ SINH HỌC 2013, 35(3se): 73-78
75
chủng DM5 và DM10 là cao nhất lên tới
100 mg/l. Hao và cs (1994) đã thông báo khả
năng chống chịu chì của hỗn hợp chủng vi
khuẩn KSF thu được trong nước thải nhiễm chì
là 70 mg/l [7] và bị ức chế khi hàm lượng chì
trên 70 mg/l.
Tuy các hỗn hợp chủng DM5 và DM10 đều
có khả năng chống chịu chì cao, nhưng hỗn hợp
chủng DM10 được lựa chọn cho các nghiên cứu
tiếp theo do hàm lượng sulfide tạo ra sau 7 ngày
nuôi cấy trong môi trường bổ sung 100 mg chì/l
cao hơn hỗn hợp chủng DM5 (hình 3).
Hình 2. Hỗn hợp chủng DM10 trên môi trường
với hàm lượng chì khác nhau sau 7 ngày
Hình 3. Hàm lượng sulfide tạo ra từ 11 hỗn hợp
chủng vi khuẩn KSF sau 7 ngày
Ảnh hưởng của tỷ lệ COD/SO42- lên khả năng
tạo sulfide của hỗn hợp chủng vi khuẩn
DM10
Tỷ lệ COD/SO42- là yếu tố quan trọng ảnh
hưởng đến khả năng tạo sulfide của vi khuẩn
khử sulfate. Ảnh hưởng của tỷ lệ COD/SO42- lên
khả năng tạo sulfide của hỗn hợp chủng DM10
được thể hiện ở hình 4, 5 và 6. Kết quả cho
thấy, khi tỷ lệ COD/SO42- trong môi trường tăng
từ 0,5 đến 6, 46-92% lượng sulfate ban đầu
được chuyển hóa thành sulfide với hàm lượng
dao động từ 143 đến 456 mg/l sau 6 ngày nuôi
cấy. Trong đó, hàm lượng sulfide tạo ra (425-
456 mg/l) và sulfate được chuyển hóa (91-92%)
ở tỷ lệ COD/SO42- -3 và 4 là cao nhất. Kết quả
này gần giống với kết quả đạt được trong
nghiên cứu của Damianovic et al. (2007) [3].
Tác giả đã thông báo 91% lượng sulfate ban đầu
được khử ở tỷ lệ COD/SO42- trên 2,5 trong môi
trường có hàm lượng sulfide không đổi là 1960
mg/l. Tuy nhiên, hàm lượng sulfide tạo ra bởi
hỗn hợp chủng DM10 tăng dần khi tỷ lệ
COD/SO42- tăng từ 0,5 đến 4 và hàm lượng này
giảm dần khi tỷ lệ COD/SO42- là 5 và 6 (hình 5).
Ở tỷ lệ COD/SO42- là 6, hàm lượng sulfide là
210 mg/l, chỉ bằng một nửa khi tỷ lệ COD/SO42-
là 3 sau 6 ngày nuôi cấy. Hàm lượng sulfide
giảm dần có thể là do khi tỷ lệ COD/SO42- cao,
hợp chất hữu cơ trong môi trường dư thừa khiến
vi khuẩn KSF bị ức chế. Choi và Rim đã thông
báo rằng vi khuẩn KSF bị ức chế khi tỷ lệ
COD/SO42- trên 2,7 [2].
Hình 4. Hỗn hợp chủng DM10 trên môi trường với tỷ lệ COD/SO42- khác nhau sau 14 ngày
Kieu Thi Quynh Hoa, Nguyen Thanh Binh, Dang Thi Yen, Vuong Thi Nga
76
Hình 5. Ảnh hưởng của tỷ lệ COD/SO42- lên khả
năng tạo sulfide của hỗn hợp chủng DM10
Hình 6. Ảnh hưởng của tỷ lệ COD/SO42- lên khả
năng khử sulfate của hỗn hợp chủng DM10
Đánh giá khả năng loại bỏ chì của hỗn hợp
chủng vi khuẩn KSF lựa chọn
Việc xác định tỷ lệ COD/SO42- phù hợp cho
khả năng tạo sulfide và loại bỏ chì của hỗn hợp
chủng DM10 là vô cùng quan trọng. Biết được
tỷ lệ COD/SO42- thấp nhất mà ở đó hỗn hợp
chủng DM10 có khả năng tạo sulfide và loại bỏ
chì tốt sẽ giúp nâng cao hiệu quả xử lý nước
thải nhiễm chì. Kết quả đánh giá khả năng loại
bỏ chì của hỗn hợp chủng DM10 trong môi
trường bổ sung 50 và 100 mg chì/l cho thấy, với
hàm lượng chì 50 mg/l, hiệu quả loại bỏ chì của
hỗn hợp chủng DM10 ở các tỷ lệ COD/SO42- từ
1 đến 3 ở mức cao (98-100%). Tuy nhiên, khi
hàm lượng chì tăng lên 100 mg/l thì hiệu quả
loại bỏ chì của hỗn hợp chủng DM10 ở tỷ lệ
COD/SO42-1 giảm xuống còn 87%, trong khi ở
tỷ lệ COD/SO42--2 và 3 hầu như không giảm
(99%). Với tỷ lệ COD/SO42- là 0,5, hiệu quả loại
bỏ chì thấp nhất lần lượt là 65 và 36 % trong
môi trường bổ sung chì với hàm lượng 50 và
100 mg/l. Từ kết quả thu được, chúng tôi lựa
chọn tỷ lệ COD/SO42--2 đối với hỗn hợp chủng
DM10 cho những nghiên cứu xử lý nước thải
nhiễm chì tiếp theo.
Bảng 2. Ảnh hưởng của tỷ lệ COD/SO42- lên khả năng loại bỏ chì của hỗn hợp chủng DM10 sau 14
ngày
Hiệu quả loại bỏ chì (%)
COD/SO42-
Hàm lượng chì 0,5 1 2 3
50 mg/l 65% 98% 100% 100%
100 mg/l 36% 87% 99% 99%
KẾT LUẬN
Đã nghiên cứu lựa chọn được hỗn hợp
chủng vi khuẩn khử sulfate DM10 có khả năng
chống chịu chì cao. Hỗn hợp chủng DM10 có
thể sinh trưởng trên tất cả các tỷ lệ COD/SO42-
từ 0,5 đến 6, tốt nhất ở tỷ lệ COD/SO42- là 3.
Hiệu quả loại bỏ chì của hỗn hợp chủng DM10
tới 99-100% khi tỷ lệ COD/SO42- là 2 và 3. Tỷ
lệ COD/SO42--2 cho những nghiên cứu tiếp theo
để kiểm soát hàm lượng sulfide do hỗn hợp
chủng DM10 tạo ra nhằm nâng cao hiệu quả xử
lý nước thải nhiễm chì.
Lời cảm ơn: Công trình này được hỗ trợ về
kinh phí của Quỹ phát triển Khoa học và Công
nghệ Quốc gia (Nafosted), mã số 106.16-
2012.77.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. APHA., 1998. Standard Methods for
Examination of Water and Wastewater, 20th
ed. APHA, Washington, DC.
TẠP CHÍ SINH HỌC 2013, 35(3se): 73-78
77
2. Choi E., Rim J. M., 1991. Competition and
inhibition of sulfate reducers and methane
producers in anaerobic treatment. Water Sci.
Technol., 23: 1259-1264.
3. Damianovic M. H. R. Z., Foresti E., 2007.
Anaerobic degradation of synthetic
wastewaters at different levels of sulfate and
COD/sulfate ratio in Horizontal-flow
anaerobic reactors. Environ. Eng. Sci.,
24(3): 383-398.
4. Lê Đức, 2000. Ảnh hưởng của nghề nấu tái
chế chì (Pb) thủ công đến sức khoẻ cộng
đồng và môi trường tại thôn Đông Mai - xã
Chỉ Đạo - huyện Mỹ Văn - tỉnh Hưng Yên.
Tuyển tập các công trình nghiên cứu khoa
học, Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội: 89.
5. Gallegos-Garcia M., Celis L.B., Rangel-
Méndez R., Razo-Flores E., 2009.
Precipitation and recovery of metal sulfides
from metal containing acidic wastewater in
a sulfidogenic down-flow fluidized bed
reactor. Biotechnol. and Bioeng., 102: 91-
99.
6. Goncalves M. M. M., da Costa A. C. A.,
Leite S. G. F., Sant’Anna G. L., 2007.
Heavy metal removal from synthetic
wastewaters in an anaerobic bioreactor
using stillage from ethanol distilleries as a
carbon source. Chemosphere., 69: 1815-
1820.
7. Hao O. J., Huang L., Chen J. M., Bugass R.
L., 1994. Effects of metal additons on
sulfate reduction activity in wastewater.
Toxicol Environ Chem, 46: 197-211.
8. Hulshof A. H. M., Blowes D. M., Gould W.
D., 2006. Evaluation of in situ layers for
treatment of acid mine drainage: A field
comparison. Water Res., 40: 1816-1826.
9. Kieu T. Q. H., Peter S., Lai T. H., Le, T. L.,
Jörn K., 2003. The anaerobic lab-scale test
of heavy metal wastewater treatment in
Vanchang craft-settlement, Nam Dinh
province. International workshop:
Environmental and Sustainable
development of traditional craft-settlements.
pp, 87-93.
10. Kim Đặng Đình Kim, Trần Văn Tựa, Đặng
Hoàng Phước Hiền, Lê Thu Thủy, Hoàng
Thị Bảo, 1999. Sử dụng các chất hấp phụ
sinh học để xử lý ô nhiễm Cr, Ni và Pb
trong nước thải công nghiệp. Tuyển tập hội
nghị Công nghệ Sinh học toàn quốc, Hà
Nội: 552-557.
11. Neculita C. M., Zagury G. J., Bussiere B.,
2007. Passive treatment of acid mine
drainage in bioreactors using sulfate-
reducing bacteria: Critical review and
research needs. J. Environ. Qual., 36: 1-16.
12. Đặng Phương Nga, Kiều Thị Quỳnh Hoa,
Phạm Thị Hằng, Lại Thúy Hiền, 2007. Khả
năng khử kim loại nặng của một số chủng vi
khuẩn khử sunphat phân lập từ nước thải
làng nghề Vân Chàng, Nam Định. Những
vấn đề nghiên cứu cơ bản trong Khoa học
sự sống, Hà Nội: 891-894.
13. Peter S., Sucha V., 1999. Experiences with
an in-situ and passive treatment of heavy
metal polluted water-a posibility also for the
Namdinh region. International workshop:
Environmental protection, community
health for sustainable development of craft
manufacturing settlements in Namdinh, 59.
14. Postgate J. R., 1984. The sulfate-reducing
bacteria, 2nd ed. Cabridge: Cambridge
University Press, 27-28.
15. Trần Văn Tựa, Hồ Tú Cường, Đặng Đình
Kim, 2003. Một số dẫn liệu về độc tính và
sự hấp thu kim loại nặng của tế bào vi tảo.
Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong
Khoa học và sự sống, Hà Nội: 787-789
16. Zaluski M., Canty M., Trudnowski J., 2000.
Application of sulfate-reducing bacteria for
passive remediation of water contaminated
with metal. MSE Tech. Appl., Inc. 200
Technology Way, Butte, Montana 59701,
USA, 20-28.
Kieu Thi Quynh Hoa, Nguyen Thanh Binh, Dang Thi Yen, Vuong Thi Nga
78
LEAD REMOVAL ENHANCEMENT BY AN INDIGENOUS CONSORTIUM OF
SULFATE-REDUCING BACTERIA CULTIVATED FROM THE LEAD-
CONTAMINATED WASTEWATE
Kieu Thi Quynh Hoa, Nguyen Thanh Binh, Dang Thi Yen, Vuong Thi Nga
Institute of Biotechnology, VAST
SUMMARY
Biological production of sulfide using sulfate-reducing bacteria (SRB) and high affinity of sulfide to react
with divalent metallic cations have important potential in treatment of heavy metal contaminated wastewater.
The feed COD/SO42- ratio is an important parameter has been proposed to control the hydrogen sulfide
production by SRB. The effect of the feed COD/SO42- ratio on the sulfide production and removal of
dissolved lead of a consortium of sulfate-reducing bacteria (DM10) cultivated from Dong Mai, Hung Yen was
investigated in this study. The results showed that among 11 investigated consortiums, DM10 has highest
tolerant capacities for lead. A maximum sulfide concentration of 425-456 mg/l was observed at a feed
COD/SO42- ratio of 3, with sulfate conversions of 91-92% after 6 days. The DM10 was able to remove up to
98-100% of the initial dissolved lead (50 and 100 mg/l) with a feed COD/SO42- ratio of 2 and 3.
Keywords: Lead contaminated wastewater, lead precipitation, sulfate removal, sulfate-reducing bacteria,
sulfide production
Ngày nhận bài: 30-6-2013
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3842_13343_1_pb_7813_2016640.pdf