Nâng cao hiệu quả hoạt động cố vấn học tập tại trường Đại học kinh tế và quản trị kinh doanh – đại học Thái Nguyên

Counselors have a special role, integral training of a credit (HCTC), an important change in the management training of the credit system to replace teachers dean of academic advising system. CVHT is a title coined to serve and train students to manage. However, this activity is quite new and difficult than the work before homeroom class for young generation mechanism. This article analyzes the centralized state academic advising activities, which proposed a number of measures in accordance with the practice, contribute to improving operational efficiency academic adviser at the University of Economics and Management Business-Thai Nguyen University

pdf5 trang | Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 497 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động cố vấn học tập tại trường Đại học kinh tế và quản trị kinh doanh – đại học Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Nam Hà và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 171 - 175 171 NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỐ VẤN HỌC TẬP TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH – ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN Nguyễn Nam Hà*, Nguyễn Thị Hà Trang Trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Cố vấn học tập có vai trò đặc biệt, không thể thiếu trong đào tạo theo học chế tín chỉ(HCTC), một trong những thay đổi quan trọng về quản lý đào tạo của học chế tín chỉ là sự thay thế đội ngũ giáo viên chủ nhiệm bằng hệ thống cố vấn học tập. CVHT là một chức danh được đặt ra để phục vụ công tác đào tạo và quản lý HSSV. Tuy nhiên, hoạt động này còn khá mới mẻ và gặp nhiều khó khăn so với công tác chủ nhiệm lớp trước đây đối với hệ niên chế. Bài viết này tập trung phân tích thực trạng hoạt động cố vấn học tập, từ đó đề xuất một số biện pháp phù hợp với thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động cố vấn học tập tại trường đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh- Đại học Thái Nguyên. Từ khóa: Hoạt động Cố vấn học tập. ĐẶT VẤN ĐỀ* Thực hiện chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường ĐH Kinh tế & QTKD đã chuyển đổi từ hình thức đào tạo từ niên chế sang đào tạo theo tín chỉ cho hệ đào tạo đại học chính quy từ năm học 2008-2009. Đào tạo theo tín chỉ được xây dựng nhằm tạo ra mối quan hệ mềm dẻo trong quá trình dạy và học; giữa giảng viên và sinh viên với những yêu cầu: giảng dạy cụ thể về nội dung chương trình đào tạo từ phía nhà trường, giảng viên kết hợp với tính chủ động trong việc tự xây dựng kế hoạch học tập của cá nhân sinh viên. Đến nay, sau 5 năm thực hiện, đào tạo theo học chế tín chỉ đang từng bước đi vào nề nếp, các quy trình quản lý và các quy định liên quan cũng đang được xây dựng hoàn thiện hơn. Và để giúp cho sinh viên có thể thực hiện quyền tự chủ của mình, một trong những thay đổi quan trọng về quản lý đào tạo của học chế tín chỉ là sự thay thế đội ngũ giáo viên chủ nhiệm bằng hệ thống cố vấn học tập. CVHT là một chức danh được đặt ra để phục vụ công tác đào tạo và quản lý HSSV[2]. Hệ thống này sẽ phụ trách tư vấn học tập cho sinh viên để giúp các em ra quyết định chọn ngành học, môn học phù hợp với nhu cầu, khả * Tel: năng, sở thích, kế hoạch cá nhân và xã hội ở hiện tại và tương lai. Chính vì vậy, công tác cố vấn học tập luôn được Nhà trường xác định là một nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với mục tiêu xây dựng môi trường giáo dục kỷ cương của trường. Việc đề xuất những biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cố vấn học tập sẽ góp phần đổi mới hoạt động quản lý, nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường theo học chế tín chỉ. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỐ VẤN HỌC TẬP TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH- ĐHTN Đánh giá chung Tự khi chuyển đổi sang học chế tín chỉ, về cơ bản Nhà trường vẫn áp dụng mô hình quản lý sinh viên như trong đào tạo theo hình thức niên chế, công tác quản lý sinh viên được tổ chức theo từng đơn vị lớp, có tổ chức tương đối chặt chẽ, ổn định và xuyên suốt qua các năm học cho đến khi sinh viên ra trường, mỗi lớp có 01 giáo viên chủ nhiệm kiêm cố vấn học tập bao quát toàn bộ các lĩnh vực học tập, phong trào, các hoạt động đoàn thể, hoạt động xã hội. Nhưng trên thực tế, xuất hiện đồng thời hai hệ thống tổ chức (lớp sinh viên theo khoa và lớp theo mỗi học phần). Trong đó, lớp sinh viên biên chế theo khoa - nơi hình thành các tổ chức đoàn thể của sinh Nguyễn Nam Hà và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 171 - 175 172 viên, tổ chức đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên sẽ được giữ cố định trong cả khóa học, song chỉ là danh nghĩa và hình thức bởi phần lớn thời gian ở trường sinh viên lên lớp theo lớp học phần (lớp học tín chỉ ) theo từng học kỳ, các lớp này thường là tạm thời, chủ yếu tập trung vào việc cung cấp các thông tin về học tập và tổ chức các hoạt động học tập liên quan đến học phần đó[4]. Đến nay, toàn trường có 5117 sinh viên hệ chính quy dài hạn biên chế thành 95 lớp, tương ứng có 95 CVHT, phân bố tại các đơn vị như sau: TT Khoa Số lớp Số sinh viên 1 Quản trị Kinh doanh 25 1444 2 Kế toán 25 1656 3 Kinh tế 29 1590 4 Ngân hàng - Tài chính 14 326 5 Quản lý - Luật kinh tế 2 101 Tổng cộng 95 5117 (Nguồn: Phòng Công tác HSSV- trường đại học Kinh tế &Quản trị Kinh doanh) Điều này cho thấy, sự đa dạng trong công tác quản lý sinh viên khi chuyển từ hình thức đào tạo niên chế sang hình thức đào tạo theo tín chỉ. Quản lý sinh viên trong đào tạo theo tín chỉ có thể xem như là quản lý “động”. Việc quản lý theo kiểu “động“ là một khó khăn, thách thức và đòi hỏi phải thay đổi nhận thức và cách thức tổ chức đào tạo, cách thức quản lý sinh viên Tuy nhiên, được sự quan tâm và chỉ đạo của các cấp lãnh đạo trường đến CVHT trong quá trình quản lý sinh viên học tập theo học chế tín chỉ, hoạt động cố vấn học tập của Nhà trường trong những năm qua cũng đã đạt được những kết quả nhất định, đội ngũ cố vấn học tập đã được hình thành, bước đầu phát huy tác dụng trong vai trò hướng dẫn sinh viên về đăng ký môn học về các mặt sinh hoạt, học tập, và các lĩnh vực khác, nhất là đối với nhóm sinh viên mới vào trường. Kết quả thực hiện Đối với Nhà trường: Để phát huy vai trò, chức năng và nhiệm vụ của giảng viên cố vấn học tập, nhà trường đã ban hành Quy định Công tác Cố vấn học tập tại Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, trong đó nêu rõ: Nhiệm vụ, Quyền hạn, Trách nhiệm của cố vấn học tập; Thời gian và nội dung làm việc với lớp sinh viên; Tổ chức đội ngũ CVHT; Chế độ báo cáo; Quyền lợi; Khen thưởng và kỷ luật và Hướng dẫn tổ chức thực hiện [3], Nhà trường đã cung cấp các tài liệu, văn bản liên quan đến công tác CVHT như: Niên giám trường đại học, sổ tay sinh viên, sổ tay giáo viên chủ nhiệm, đây là các công cụ rất hữu ích để CVHT hoàn thành nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất phục vụ cho quá trình học tập của sinh viên cũng như giúp CVHT nắm bắp kịp thời những thay đổi trong HCTC từng bước được quan tâm và đáp ứng như: Trung tâm học liệu, website điện tử. Thời gian sinh hoạt lớp được xây dựng thực hiện trong cùng một khoảng thời gian, tránh hiện tượng khi sinh hoạt lớp các sinh viên bị vắng mặt do đang phải tham gia học văn hóa tại các lớp học phần khác nhau Đối với Cố vấn học tập Trong hình thức đào tạo theo niên chế, giáo viên chủ nhiệm chỉ đóng vai trò là cầu nối giữa nhà trường và sinh viên, thực hiện nhiệm vụ của nhà trường trong công tác quản lý sinh viên, còn trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ, cố vấn học tập vừa thực hiện nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm trước đây, vừa đồng thời đảm nhận vai trò là người tư vấn, trợ giúp sinh viên trong học tập và nghiên cứu khoa học, để giúp các em ra quyết định chọn chương trình, môn học phù hợp với nhu cầu, khả năng, sở thích, kế hoạch cá nhân và xã hội ở hiện tại và tương lai. Hệ thống này có ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công trong học tập và lựa chọn nghề nghiệp của người sinh viên, đồng hành cùng sinh viên trong suốt quá trình học tập. Cho đến thời điểm hiện tại, công tác cố vấn học tập đang bắt đầu đi vào nề nếp, đa phần giảng viên được phân công làm nhiệm vụ cố vấn học tập đã quen dần với việc thực hiện Nguyễn Nam Hà và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 171 - 175 173 những nhiệm vụ theo qui định và sinh viên cũng ý thức rõ hơn về vai trò của cố vấn học tập ngay từ khi vào trường cho đến lúc tốt nghiệp ra trường và những vướng mắc ban đầu trong việc xử lý những tình huống nảy sinh đã được giải quyết thông qua sự phối hợp giữa cố vấn học tập với các đơn vị phòng ban chức năng. Nhìn chung, những công tác sau đây đã được thực hiện[1]. - Tổ chức sinh hoạt lớp, nắm danh sách lớp, thông tin cá nhân sinh viên, cử hoặc tổ chức bầu Ban cán sự lớp để Khoa phê duyệt. Trả lời các câu hỏi của sinh viên liên có liên quan đến việc học tập của sinh viên trong phạm vi thẩm quyền của mình. - Tổ chức đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên vào cuối kỳ.Thực hiện việc đánh giá kết quả rèn luyện của sinh viên theo đúng qui trình và thời gian qui định. Tổ chức đánh giá xếp loại sinh viên. Thông tin cho sinh viên về các nguồn học bổng - Tổ chức thảo luận, triển khai cho sinh viên các quy định, quy chế về học chế tín chỉ, các văn bản pháp luật về quyền và nghĩa vụ của sinh viên; Theo dõi việc đăng ký học phần của sinh viên. - Kết hợp với khoa, trường trong việc xử lý những trường hợp cảnh báo học vụ và sinh viên có học lực kém. Nhắc nhở sinh viên khi kết quả học tập của họ bị giảm sút. - Cung cấp cho sinh viên số điện thoại, Email và các phương tiện liên lạc khác để hỗ trợ sinh viên trong trường hợp cần thiết. Tồn tại Bên cạnh những kết quả đã đạt đươc, công tác cố vấn học tập của trường còn những tồn tại chủ yếu sau : Đối với Nhà trường - Một số quy định về công tác cố vấn học tập chưa thực sự hợp lý, tạo sự quá tải trong khối lượng công việc mà cố vấn học tập phải thực hiện trong khi những nhiệm vụ đó lại trùng lắp với chức năng của một số đơn vị chức năng trong trường. Việc duyệt kế hoạch học tập của cố vấn học tập còn mang tính hình thức, khi mà sinh viên tự đăng ký trên mạng, đặc biệt là những lớp có sĩ số đông: có trường hợp khi đến đợt xét tốt nghiệp thì sinh viên mới biết mình chưa đăng ký một vài học phần, thậm chí có trường hợp quên đăng ký 6 tín chỉ thay thế khóa luận tốt nghiệp. - Nhà trường chưa xây dựng được tiêu chuẩn đánh giá, chưa tổ chức khen thưởng cho những CVHT hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Đối với Cố vấn học tập - Đội ngũ đảm nhiệm công tác CVHT hiện nay của Nhà trường đều là giảng viên kiêm nhiệm, thời gian làm việc chủ yếu là giảng dạy đa số đã vượt giờ chuẩn theo quy định chế độ làm việc đối với giảng viên, nhiều giảng viên xin không tham gia công tác này, đặc biệt là các giảng viên lớn tuổi, đã giữ các chức vụ quản lý khác, số giảng viên trẻ cần nhiều thời gian cho giảng dạy, nghiên cứu cũng như học tập nâng cao trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học nên phần lớn sẽ dành ít thời gian cho công việc CVHT. - Rất nhiều CVHT là những giảng viên trẻ mới được giữ lại trường chưa lâu, có nhiệt huyết, trách nhiệm nhưng chưa có kinh nghiệm, bản thân cũng chưa nắm hết được những quy định cơ bản của chương trình đào tạo theo tín chỉ, do đó còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình hướng dẫn và giải đáp những thắc mắc của sinh viên. Thậm chí còn có nhiều CVHT còn chưa nắm vững hết quy chế đào tạo, quy chế quản lý sinh viên cũng như các quy định khác để tư vấn cho sinh viên về: + Phương pháp học đại học, phương pháp tự học, kỹ năng nghiên cứu khoa học, kỹ năng thu thập, cập nhật, xử lý thông tin, tài liệu học tập; +Tính quan trọng của kế hoạch học tập toàn khóa và việc xây dựng kế hoạch học tập toàn khóa vì thế đa phần sinh viên chưa quan tâm, chú trọng xây dựng, lưu giữ kế hoạch học tập toàn khóa cũng như việc đăng ký học tập theo kế hoạch học tập của trường; +Những quy định, ràng buộc về điểm số cần đạt trong mỗi học kỳ của mỗi năm học cũng Nguyễn Nam Hà và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 171 - 175 174 như điều kiện để học theo hình thức tín chỉ chưa rõ ràng, cụ thể nên đã có những trường hợp đáng tiếc sinh viên đăng ký quá nhiều tín chỉ nhưng không đảm bảo yêu cầu của trường nên không đủ điều kiện để học tiếp. - Chưa có sự liên lạc chặt chẽ giữa CVHT và sinh viên. Số buổi trao đổi, tư vấn của CVHT còn ít so với nhu cầu của sinh viên, chưa có địa điểm làm việc cụ thể của CVHT, thường chỉ ở những buổi sinh hoạt do Nhà trường xếp lịch, CVHT lắm lúc chỉ làm việc với ban cán sự hoặc ban chấp hành chi đoàn. Khoảng thời gian hạn hẹp đó không thể giúp CVHT đáp ứng và giải đáp những thắc mắc của sinh viên một cách đầy đủ được. - Hiện tại, việc kiểm tra kết quả học tập, phân loại học lực của từng sinh viên của CVHT còn chậm, chưa theo dõi được thành tích học tập của sinh viên khi kết quả học tập của sinh viên bị giảm sút và trợ giúp sinh viên điều chỉnh kế hoạch học tập kịp thời, việc nắm bắt thông tin những sinh viên tự ý bỏ học là rất khó đặc biệt đối với những cố vấn học tập không giảng dạy cho lớp sinh viên mình làm cố vấn, điều này làm hạn chế việc tư vấn cho sinh viên học tập, đánh giá xếp loại và điều chỉnh kế hoạch học tập của sinh viên một cách kịp thời và hiệu quả. Tất cả những điều này khiến chất lượng công tác CVHT chưa thật sự đạt hiệu quả như mong muốn, dẫn đến hoạt động CVHT đôi khi bị hiểu như chỉ là hình thức. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỐ VẤN HỌC TẬP TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH Đối với Nhà trường - Hoàn thiện Quy định Công tác Cố vấn học tập; Xây dựng và ban hành các qui trình giải quyết công việc cụ thể để CVHT làm cơ sở tư vấn cho sinh viên trên tinh thần “Tôn trọng người học, xem người học là trung tâm của quá trình đào tạo”, công tác sinh viên được coi như mảng công tác đào tạo, tổ chức của nhà trường, một mảng hoạt động dịch vụ cộng đồng của nhà trường, mỗi thành viên trong Nhà trường từ lãnh đạo, giảng viên đến viên chức tùy theo chức năng nhiệm vụ của mình đều phải tham gia công tác “hỗ trợ sinh viên”, chứ không chỉ “quản sinh viên”. - Thường xuyên tổ chức tập huấn kỹ năng cho Cố vấn học tập, thực hiện tốt công tác kiểm tra, đánh giá, khen thưởng, chế độ đối với CVHT. Cung cấp đầy đủ, kịp thời các công cụ dành cho cố vấn học tập - Định kỳ tổ chức đối thoại với CVHT để nghe các thông tin phản hồi cũng như các khó khăn cần giải quyết. - Nhà trường cần xây dựng được bộ tiêu chuẩn đánh giá, tổ chức khen thưởng cho những CVHT hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Đối với Cố vấn học tập - Thực hiện tốt Quy định Công tác Cố vấn học tập của trường [3] - Cập nhật đầy đủ, kịp thời các văn bản liên quan đến công tác CVHT của Bộ, ĐHTN và của trường. - Nâng cao kỹ năng nghiệp vụ; Tổ chức và thực hiện tốt công tác quản lý, điều hành lớp theo đúng nội quy, quy chế của Bộ giáo dục và Đào tạo[4] - Thực hiện tốt sự phối hợp giữa BCS lớp - CVHT - Khoa - Nhà trường, thực hiện công tác kiểm tra giám sát tình hình học tập, rèn luyện của sinh viên, giữ mối quan hệ thường xuyên giữa với giáo viên tham gia giảng dạy cho lớp trong từng học kỳ; - Thực hiện tốt công tác tư vấn cho sinh viên, đặc biệt là học tập theo học chế tín chỉ giúp sinh viên lựa chọn, đăng ký môn học, nắm được mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo của ngành và chuyên ngành, phương pháp học tập, định hướng nghề cho sinh viên. KẾT LUẬN Việc nâng cao hoạt động Cố vấn học tập có vai trò đặc biệt quan trọng không thể thiếu trong đào tạo theo học chế tín chỉ. Tuy nhiên, Nguyễn Nam Hà và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 121(07): 171 - 175 175 công tác này còn khá mới mẻ so với công tác chủ nhiệm lớp trước đây đối với hệ niên chế nên việc áp dụng những biện pháp nêu trên sẽ thúc đẩy hoạt động cố vấn học tập tại trường Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh – Đại học Thái Nguyên ngày càng đổi mới và hiệu quả, góp phần hoàn thành nhiệm vụ giáo dục, đào tạo chung của Nhà trường. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo tổng kết công tác cố vấn học tập trường đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, ngày 2 tháng 4 năm 2012. 2. Quy chế Đào tạo Đại học, Cao Đẳng hệ Chính quy theo hệ thống tín chỉ (Ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐTngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) 3. Quyết định của Hiệu trưởng trường đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh ngày 27/3/2011 về việc ban hành Quy định Công tác Cố vấn học tập tại Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh. 4. Quy chế Học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy (Ban hành kèm theo Quyết định số 42/2007/QĐ- BGDĐT ngày 13 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) SUMMARY ENHANCING ACADEMIC ADVISORY AT THE UNIVERSITY OF ECONOMICS AND BUSINESS ADMINISTRATION - THAI NGUYEN UNIVERSITY Nguyen Nam Ha*, Nguyen Thi Ha Trang College of Economics and Business Administration - TNU Counselors have a special role, integral training of a credit (HCTC), an important change in the management training of the credit system to replace teachers dean of academic advising system. CVHT is a title coined to serve and train students to manage. However, this activity is quite new and difficult than the work before homeroom class for young generation mechanism. This article analyzes the centralized state academic advising activities, which proposed a number of measures in accordance with the practice, contribute to improving operational efficiency academic adviser at the University of Economics and Management Business-Thai Nguyen University. Keywords: Activity Learning Advisor. Ngày nhận bài:05/5/2014; Ngày phản biện:21/5/2014; Ngày duyệt đăng: 25/6/2014 Phản biện khoa học: TS. Nguyễn Thanh Minh – Trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh - ĐHTN * Tel:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbrief_48415_52330_9920151032827_8787_2046530.pdf
Tài liệu liên quan